Nguyễn Thị Mắt Nâu: Nha Trang và Bác sĩ Yersin (Song ngữ Việt - Anh)

15 Tháng Năm 20236:44 SA(Xem: 2107)

VĂN HÓA ONLINE –XÃ HỘI NHÂN VĂN – THỨ HAI 15 MAY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Nha Trang và Bác sĩ Yersin (Song ngữ Việt - Anh)

image015

Nguyễn thị Mắt Nâu


Nha Trang, hòn ngọc của Biển Đông

Lửng lơ cát trắng bên dòng nuớc xanh

Hiền hòa cảnh đẹp như tranh

Ngẩn ngơ du khách bộ hành nhàn du.


Nha Trang, thành phố ven biển, ở phía Đông đồng bằng Diên Khánh. Một đồng bằng đuợc bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang, có địa hình đồng bằng bị phân hóa, bởi phía tây dọc sông Chò, từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn.


Và phía đông là địa hình tích tụ ở độ sâu duới 10m bị phân cắt bởi các dòng chảy.


Nha Trang, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học Kỹ thuật và Du lịch của tỉnh Khánh Hòa Việt Nam. Truớc khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của nguời Chàm, ngày nay vẫn còn thấy khá nhiều tại Nha Trang.


Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km vuông. Dân số năm 2009 khoảng 392.279. Phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa. Phía Nam giáp huyện Cam Lâm. Phía tây giáp huyện Diên Khánh. Phía đông giáp biển Đông.


Thành phố biển vùng nam trung nuớc Việt

Biển xanh dài tha thiết đáng yêu

Mênh mông cát trắng yêu kiều

Vầng duơng sáng tỏa xiêu xiêu núi mờ

Hiền hòa bãi cát hoang sơ/

Hoàng hôn ấm áp nên thơ dịu dàng


Nha Trang đuợc mệnh danh là Hòn Ngọc Của Biển Đông. Viên ngọc xanh óng ánh vì giá trị thiên nhiên, vì khung cảnh đẹp và cả vì khí hậu.


NhaTrang, một trong các đô thị cấp tỉnh thành của nứơc Việt.


Địa hình Nha Trang khá phức tạp với độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt nuớc biển. Địa thế được chia thành ba vùng:


-1/ Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái, chiếm 32% diện tích toàn thành phố.


-2/ Vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3 độ đến 15 độ, nằm phía Tây và đông nam và trên các đảo nhỏ chiếm 36% diện tích.


-3/ vùng núi có độ dốc 15 độ nằm ở 2 đầu Bắc, Nam thành phố, bao gồm đảo Hòn Tre và 1 số đảo đá, chiếm 32% diện tích thoàn thành phố.


Nói đến Nha Trang, nguời yêu nhạc liên tuởng dòng nhạc thuớt tha của "Nha Trang Chiều Mưa" sáng tác của nhạc sỹ Minh Kỳ: "NhaTrang là miền quê huơng cát trắng/ Huơng quê dâng lên ngào ngạt/ Hoà cùng sức sống yên vui/ Ai ơi nguời về cho ta nhắn với/ NhaTrang quê huơngdịu hiền/ Ngàn đời lòng tôi mến thuơng/...NhaTrang cảnh đẹp nên thơ suối mát/ Ai qua NhaTrang một lần/ Ngàn đời nhớ đến NhaTrang..."


Và vời vợi nhớ thuơng với ca khúc "Nha Trang Ngày về" của nhạc sỹ Phạm Duy: "NhaTrang ngày về/ Mình tôi trên bãi khuya/ Tôi đi vào thuơng nhớ/ Tôi đi vào cơn gió/ Tôi xây lại mộng mơ năm nào/ ...Đêm xưa biển này, nguời yêu trong cánh tay/ Đêm nay còn cát trắng /Đêm nay còn tiếng sóng/ Đêm nay còn trăng soi... Nhưng rồi/ Chỉ còn tôi trên bãi đêm khóc nguời tình/...Nha Trang ngày về Ngồi đây tôi lắng nghe/ Đê mê hồn tôi khóc/ Như oan hồn trách móc/ Ôi trăng vàng le lói/ Ôi đời/ Trời biển ơi không cố nuôi tình tôi//....


image018Nha Trang nhìn từ phi cơ xuống. Ảnh tài liệu của VHO


Đến Nha Trang một lần không chỉ nhớ mãi vì cảnh sắc. Mà nguời Việt Nam còn chùng lòng nhớ đến vị bác sỹ có tên Yersin: Vị bác sỹ khả kính, một bồ tát, một nhà bác học, một nhà vi khuẩn học, một nhà thám hiểm nguời Pháp gốc Thụy Sỹ... từ bỏ vinh hoa phú quý, hy sinh, cống hiến một đời cho khoa học và cho đất nuớc Việt Nam - Một nguời dứt khoát chọn Nha Trang làm nơi yên giấc ngàn thu vĩnh cửu.


Từ bỏ vinh hoa đến với dân

Chọn đất Nha Trang để hiến thân

Yersin bác học nguời Thụy Sỹ

Kiến thức y khoa đẹp vô ngần

Lòng nhân ái ấy còn ghi mãi

Ơn này là ý nguyện của người dân

Nha Trang xao xác vì ông đấy

Cứu nhân độ thế thật ân cần.


image020Bác sĩ Alexandre Emile Jean Yersin, sinh 22/9/1863 tại Aubonne, Vaud, Thụy Sỹ. Mất 1/3/1943 tại Nha Trang Việt Nam thọ 80 tuổi.


- Ông khám phá cao nguyên Lâm Viên, và vạch ra con đuờng bộ, từ Trung phần sang Cao Miên. Cũng là nguời thành lập và là hiệu truởng đầu tiên của truờng Y Khoa Đông Duơng (tức tiền thân của đại học Hà Nội.


- Bác sỹ Yersin tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, mà về sau vi khuẩn này đặt theo tên ông: Yersinia Pestic.


- Cuộc đời bác sỹ Yersin đưa vào cuốn tiểu thuyết Dịch Hạch và Thổ Tả (Dernier Vol). Tác giả thể hiện tâm trạng luyến tiếc và sự dứt khoát của chàng thanh niên Yersin rằng: "Đó là chuyến bay cuối cùng của Yersin. Anh ấy không bao giờ trở lại Paris. Không bao giờ trở lại căn phòng của anh, trên tầng lầu 6 ở Lutetia nữa".


Một buớc chân đi không trở lại

Vì lòng nhân ái yêu loài nguời

Yêu nguời yêu thú vật đầy vơi

Yersin như áng mây trôi bềnh bồng.


Từ khi sống xa nhà, Yersin thuờng xuyên viết thư cho mẹ và cho chị, khoảng 1000 bức thư, với những chi tiết về cuộc đời cống hiến của ông. Trong đó, một bức thư thật dễ thuơng cho thấy tính hóm hỉnh của nhà khoa học đã viết từ Hong Kong về cho mẹ đại khái thế này: "Con còn nhiều điều nữa để thưa với mẹ, nhưng có 2 xác chết đang chờ con. Họ muốn ra nghĩa địa cho sớm. Tạm biệt mẹ thân yêu. Mẹ nhớ rửa tay sau khi đọc thư này, kẻo bị lây dịch hạch, mẹ nhé!"


Nguời bác sỹ dễ thương

Tình ông như đóa hoa huờng ban mai

Nguời mẹ nào (mà)có cậu con trai

Hóm hỉnh như thế thì còn hoài vọng chi

Cưu mang duỡng dục sá gì

Tâm tư buông bỏ sầu bi cuộc đời.


- Nguời dân NhaTrang gọi bác sỹ Yersin bằng cái tên bình dân và thân thiết "Ông Năm". Ông Năm không chỉ yêu nguời, mà còn thể hiện tình yêu với loài vật, với chim muông.


- Ông thuờng thêm hai chữ "nguời ta" khi gọi con vật. Thí dụ "nguời ta Chó" "nguời ta Mèo" "nguời ta Két"... - Ông Năm nói tiếng Việt rất chuẩn. -Tiếng Việt của ông là thứ tiếng Việt thực dụng, dễ hiểu và có hiệu quả, nhưng không mấy tinh tế. Ông thuờng xử dụng chữ "người ta" cho 3 ngôi số ít, 3 ngôi số nhiều, cho cả nguời lẫn vật.


Là nguời là vật cũng "nguời ta"

Chúng sinh bình đẳng hằng hà chúng sinh

Sinh linh cây cỏ hữu tình

Tâm không phân biệt lung linh sáng ngời


-Yersin yêu trẻ, ông thuờng chiếu phim cho trẻ con Xóm Cồn xem. Một hôm, chúng vô ý đánh vỡ chậu hoa. Ông bảo nguời giúp việc: "Đừng rầy đánh hay la, nguời ta sợ".


- Tháng 11/1920, khi đáp tàu "Paul Le Cat" đi Marseille. Yersin bị nhân viên ngăn lại, không cho vào phòng ăn trên tàu, với lý do không đeo cà vạt. Ông quay về phòng, rồi trở lại hỏi nguời phục vụ: "Chiếc cà vạt này có đuợc cậu chấp nhận không?", vừa nói vừa chỉ tay vào cổ áo, nơi ông đeo tấm huân chuơng Bắc Đẩu Bội Tinh.


Từ những năm của thế kỷ 20, Yersin là nguời lái những ô tô đầu tiên ra HàNội:


-1/ Chiếc thứ nhất hiệu Chevrollet 5 mã lực, chuyển từ Nha Trang ra.


-2/ Chiếc thứ hai, Chevrollet đời mới nhất 6 mã lực, có thể chạy 100 cây số/giờ, đặt mua từ Paris.


Suốt nửa thế kỷ sống ở Việt Nam, ông không ngừng nhập vào những máy móc tối tân nhất. Và còn có ý định xây một sân bay ở NhaTrang.


Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang. Yersin yêu mến ngay vùng đất này và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho bác sỹ Émile Roux: "Hãy đến đây với tôi. anh sẽ biết ở đây thú vị như thế nào. Thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm. Một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm"


Con nguời hiếu động lạc quan

Lại không phân biệt giang san núi đồi

Một đời khoa học mà thôi

Nhất tâm cống hiến cho đời ngàn sau.


Bác sỹ Yersin, gần gũi với cư dân trong vùng, và tận tụy giúp nguời nghèo trong xóm chài nhỏ bé. Ông sống trong căn nhà cổ ba tầng. Trên tầng thuợng, đặt một ống kính thiên văn để quan sát theo dõi báo tin Bão cho làng chài. Khi có bão, ông gọi dân chài tới trú ngụ ở nhà ông và cung cấp thực phẩm cho họ.


Yersin khám bệnh miễn phí cho nguời nghèo. Ông viết cho mẹ thế này: "Mẹ thuờng hỏi con có thích ngành y không? - Thưa mẹ, có và không. Con rất vui khi chữa trị cho những nguời đến nhờ con khám. Nhưng con không muốn biến y học thành cái nghề. Nghĩa là con không bao giờ có thể đòi nguời bệnh trả tiền chỉ vì chữa bệnh cho họ. Con coi y học là thiên chức, là mục đích phục vụ. Đòi tiền khi chữa trị cho nguời bệnh, chẳng khác nào nói với nguời đó rằng Hãy đổi chác giữa đồng tiền hay mạng sống"


Ở đời mấy kẻ như ông

Lấy bằng bác sỹ là mong nhiều tiền

Có tiền, chiều khách như tiên

Không tiền, thì mặc kệ ra hàng hiên mà nằm.


Bác sỹ Yersin trân trọng những đóng góp của các phụ tá địa phương. Ông yêu quí và quan tâm đời sống của họ.


Ngoài vi khuẩn Yersinia Pestis đuợc đặt tên để vinh danh ông. Nhiều địa danh trên nuớc Việt Nam, cũng đặt tên ông, như truờng Yersin ở Dalat. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà lạt, Thủ Dầu Một, Saigon... đều có những con đuờng đặt tên Yersin để nhớ ơn ông.


Ông xứng đáng đi vào lịch sử

Với tấm lòng cao quý trời cho

Sang sông vẫn nhớ con đò

Một tâm hồn đẹp trời cho sáng ngời

Yersin ơi, Yersin ơi

Việt Nam mãi mãi đời đời nhớ ông

Ông là mềm mại dòng sông

Là ông cao quý như dòng nuớc trôi

Trí tuệ cống hiến một đời

Sống nơi đất khách, chết trời Việt Nam.


image022Nhà Bảo tàng Alexandre Yersin Nha Trang: Di tích kỷ vật về một vĩ nhân. Nguồn Net


Trong khuôn viên viện Pateur NhaTrang, là bảo tàng viện Yersin, nơi lưu trữ nhiều kỷ vật của bác sỹ. Rồi công viên Yersin nằm dọc theo bờ biển NhaTrang, với tuợng Yersin cao 4m, đuợc xem là thắng cảnh của thành phố - Phần mộ của Yersin tại Suối Dầu, cách NhaTrang 20km. Bài vị của ông đuợc đặt ở chùa Linh Sơn, chùa Long Tuyền (ở Cam Lâm).


image024Chùa Linh Sơn Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO.


-Hàng năm có nhiều nguời đến viếng. Đến ngày giỗ ông, nguời dân đến cúng và dâng hoa phần mộ của ông thành kính, theo tập quán dành cho nguời có công và đuợc nhiều nguời yêu quý. Nguời dân ở đây xây miếu thờ ông. Làng Tân Xuơng Suối Dầu thờ ông như 1 vị Thành Hoàng (thần Đất). -


Ngoại trừ mấy năm (1902-1904), Yersin ra Hà Nội mở truờng cao đẳng Y Khoa và về Pháp mấy lần thăm bác sỹ Émile Roux. Thời gian còn lại cho đến cuối đời, Yersin chỉ sống và làm việc tại viện Pasteur Nha Trang. Ở đây ông cùng các cộng sự viên quan sát súc vật và tìm ra thuốc phòng chống chữa bệnh trâu bò


Từ năm 1905-1918: ông làm giám đốc ở hai viện Pasteur Sàigon và Pasteur NhaTrang.


-1925: ông là tổng thanh tra các viện Pasteur Đồng Tháp.


- 1933: sau khi các bác sỹ Roux và Calmette từ trần, ông đuợc mời về Pháp để nối tiếp chức vịện truởng Pasteur Paris lừng danh thế giới, nhưng ông từ chối vì đã quyết định chọn ở lại Việt Nam đến mãn đời.


Sinh ở trời tây, chết trời đông

Lung linh trong cõi trời hồngVìệt Nam

Phiêu diêu gió cuốn mây ngàn

Giữa thành phố biển Nha Trang hữu tình.


Dù vậy, bác sỹ Yersin vẫn có trong danh sách Bác Sỹ Học Viện, Y Học Hàn Lâm Viện. Và đuợc huởng đệ nhị đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cùng nhiều huy chương quốc tế.


** Sau đây là lịch sử hình thành thành phố NhaTrang của nuớc Việt, là mảnh đất mà bác sỹ Yersin đã chọn để sống và để yên giấc ngàn thu:


image026Bình minh bãi biển Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO.


--- Nói đến BS Yersin là nhắc đến Nha Trang. Nhắc đến Nha Trang là nghe đâu đây văng vẳng lời hát của bản tình ca Nha Trang Chiều Mưa của nhạc sỹ Minh Kỳ: "NhaTrang là miền quê huơng cát trắng/ Huơng quê dâng lên ngào ngạt/ Ngàn đời lòng tôi vẫn thuơng".


...Nha Trang vùng đất khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh huởng khí hậu đại duơng. Nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 26 độ C. Mùa đông ít lạnh, và thuờng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 duơng lịch. Mùa khô kéo dài, so với các tỉnh duyên hải nam trung bộ, NhaTrang thời tiết ôn hoà, phân mùa khá rõ rệt và ít bị ảnh huởng của bão.


---Lịch sử hình thành NhaTrang: Theo điều tra dân số 2009, dân số thành thị chiếm khoảng 75%, dân số nông thôn 25%. Tỷ lệ giới tính: nam 48,5%, nữ 51,5% bao gồm học sinh, sinh viên các truờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và lao động thuờng trú + tạm trú vãng lai, không tính khách du lịch.


-Từ 1653 đến giữa thế kỷ 19. NhaTrang vẫn là vùng đất hoang vu, có nhiều thú dữ, trực thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xuơng, phủ Diên Khánh. Qua tới đầu thế kỷ 20, bộ mặt Nha Trang thay đổi nhanh chóng.


-Thời Pháp thuộc, Nha Trang đuợc gọi là tỉnh lị (chef lieu) của tỉnh Khánh Hoà. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền như: tòa công sứ, giám binh, bưu điện, nha thuơng chánh... đều đặt tại Nha Trang. tuy nhiên các cơ quan nam triều như dinh quan tuần vũ, án sát, lãnh binh (hành chánh, tư pháp, trật tự trị an) thì đóng ở Diên Khánh. cách Nha Trang 10 cây số về phía tây nam. Đến tháng 5/1937 Nha Trang đuợc nâng lên thành thị xã, với 5 phuờng:


1/ PhuơngHuân. 2/ Phuơng Câu. 3/ VạnThanh.


4/ Phuơng Sài. 5/ PhuớcHải.


-27/1/1958: chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành nghị định bãi bỏ qui chế thị xã, chia Nhatrang thành 2 xã: Nha trang đông và Nha trang tây, thuộc quận Vĩnh Xuơng.


-22/10/1970, sắc lệnh số 132 SL/NV của chính quyền VNCH, lấy hai xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây, và các xã Vỉnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Truờng, Vĩnh Nguyên và một số ấp như ấp Vĩnh Hải, Vĩnh Điềm hạ, Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cẩm, cùng các hòn đảo: Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm, tái lập thị xã Nha Trang Khánh Hòa và chia làm hai quận gồm các xã vừa kể + các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm.


--Tháng 6/1971, nghị định số 357, chia thĩ xã NhaTrang thành 11 khu phố.


-1972, đổi khu phố thành phuờng. Sau đó sát nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phừơng Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phừơng Vĩnh Nguyên (quận 2) của thị xã NhaTrang.


-Tháng 9/1975, quận 1 và quận 2 hợp nhất thành thị xã NhaTrang.


Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên Nha Trang đuợc hình thành do cách đọc của nguời Việt, phỏng theo âm 1 địa danh của nguời Chiêm thành vốn có sẵn, là Yja Tran hay Ea Trang (có nghĩa là Sông Lau), đó là tiếng nguời Chàm gọi con sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay. Con sông này chảy ra biển đúng chỗ có nhiều cây Lau. Từ tên chỉ của con sông, về sau tỏa rộng thành tên vùng đất kể từ năm 1653.


Thoát thai tiếng gọi dân Chàm

Từ con sông Cái mà lan thành vùng


image028Thiếu nữ Chàm trong một vũ điệu múa nước. Ảnh tài liệu của VHO.


Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, Nha Trang trải qua nhiều tên gọi như: Đầm Nha Trang, Dinh Nha Trang, Nguồn Nha Trang, Đèo Nha Trang...vv. Tổng cộng thị xã Nha Trang có 27 đơn vị hành chánh.


** Trong bộ môn khoa học và giáo dục cho biết: những hoạt động về nghiên cứu khoa học ở Nhatrang đã được đặt nền móng từ thời Pháp thuộc. Với hình thành 2 cơ sở khoa học thực nghiệm là viện Pasteur Nha Trang năm 1891, và Viện Nghiên Cứu Vệ Sinh Dịch Tễ và Ngư nghiệp Đông Duơng (tiền thân của viện Hải Duơng Học Nha Trang vào năm 1922. Nơi chuyên nghiên cứu về biển và động vật biển. Giáo dục đại học tại NhaTrang bắt đầu phát triển từ 1971 với cơ sở đào tạo bậc đại học. Đầu tiên là đại học cộng đồng duyên hải.


Duới bãi đá ngổn ngang. Một cụm đá lớn vuông vức đuợc gọi là Hòn Chồng.


image030Hòn chồng Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO


Gồm một khối đá vuông nhỏ hơn nằm chồng trên một tảng đá khác bằng phẳng và rộng hơn. Phía mặt đá quay ra biển, có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Cụm thứ hai nhỏ hơn, có hình dáng nguời phụ nữ ngồi trông ra biển, đuợc gọi là hòn Vợ. Cụm đá này ít đuợc du khách để ý hơn tảng đá lớn kia.


- Đảo Yến: không phải tên riêng của đảo. Mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi là đảo Yến. Trong 19 đảo ở vịnh Nhatrang, thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều chim Yến nhất. -Yến là loài sinh vật đuợc gọi là "Sống trung thành, chết thủy chung". Có nghĩa là khi yến đã sống cùng nhau là trọn đời. Và đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi đâu nữa.


Nhưng chính cái tập tính này đã hại đời Yến. Nguời ta nguỡng mộ tính chất của yến và thầm hỏi nhau rằng: "Trong hàng ngàn con chim bay rợp biển kia, vì sao các cặp đôi chẳng bao giờ nhầm lẫn, hay vào nhầm tổ chồng chung vợ chạ? - Và đấy chính là điều kỳ diệu của tạo hóa. Hàng ngàn hàng vạn tổ yến ken sát đặc nghẹt trên vách đá, nhưng Yến luôn luôn về đúng tổ của mình, không bao giờ chiếm tổ hay vào lầm tổ khác. Và con nguời đã lợi dụng đặc tính này để dụ yến, nuôi yến, lấy tổ yến và nhẫn tâm nhìn xác yến chết vì lênh đênh không tổ.


Đa số chim yến trống, sau khi chim mái quyên sinh, thuờng bay luợn điên cuồng, kêu gào thảm thiết, sau cùng lao thẳng vào chỗ chim mái chết mà chết theo. Vì thế các vệt máu khô in trên vách đá lạnh lẽo thuờng là vệt máu đôi, nằm bên nhau, thậm chí chồng lên nhau. Những con không chết theo chim mái, sẽ sống cô độc suốt quãng đời còn lại.


Chim Yến là loại chim hiền lành chung thủy. Đuợc miêu tả có đôi chân cực ngắn và cực mềm yếu. Yếu đến nỗi duờng như không thể đậu trên mặt đất. Yến treo thân trên vách đá cheo leo lúc đêm về. Thời gian còn lại gần như bay liên tục suốt từ 12 đến 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nó săn mồi và ăn trong lúc bay. Ngủ trong lúc bay, thậm chí làm chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng trên không trung. Nhưng bù lại, mẹ thiên nhiên dạy yến cách sinh tồn, mách bảo yến cách sống trên cao, làm tổ nơi vách núi dựng đứng hẻo lánh và trơn trợt, để tránh đuợc các loài ác hiểm như rắn hay cú vọ. Thế mà vẫn không tránh đuợc sự tàn sát của loài nguời.


Trong thiên nhiên hoang dã, có lẽ Yến là loài duy nhất đuợc mệnh danh "Rút ruột cho con", nhờ đặc tính làm tổ bằng nuớc rãi (nuớc miếng). Cả chim mẹ chim cha cùng nhau xây tổ. Nuớc rãi kết dính cây cỏ, và những chiếc lông rứt ra đau đớn, để mà hoàn thành cái tổ kỳ diệu.


... Trở về đất Nha trang có chợ Đầm, Chùa Long Sơn. Nhà thờ Núi. Khu phố tây. Trung tâm thuơng mại, dịch vụ du lịch. Và nhất là Hải Học Viện Nha trang nổi tiếng truớc 1975.... Nha trang, trung tâm kinh tế tỉnh Khánh Hòa. - Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đã lấy Nha Trang làm chủ đề vì tính thơ mộng lãng mạn và xinh đẹp của địa phuơng này: "Nha Trang Ngày Về" của Phạm Duy. Nhớ Nha Trang của Minh Kỳ. "Nha Trang Chiều Thu". "Nha Trang Chiều mưa." vv..."Anh về Bình Định thăm cha/ Phú Yên thăm mẹ/ Khánh Hòa thăm em/ Khánh Hòa là xứ trầm huơng /Non cao biển rộng, nguời thuơng đi về"


Nhưng điểu đáng nhớ nhất về Nha Trang, đó là vùng đất bác sỹ Yersin đã chọn để sống và cống hiến một đời cho cư dân và các công trình vĩ đại của ông.


image032Mão vàng của vua Klong Garai. Ảnh tài liệu của VHO.


image034Tháp Chàm Nha Trang.


image036Cổng lên Tháp Chàm.


image038image040image042Tháp Chàm Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO.

Nha Trang and Doctor Yersin


By Nguyễn thị Mắt Nâu


Translated into English by Hương Cau Cao Tân on May 14th, 2023 in Canada

image001

Nha Trang, the pearl of the Eastern Sea

Where the white sand are floating beside the bluish stream leisurely

Where there are picturesque sceneries as beautiful as what it is in a picture

That would daze strolling travellers; make pedestrians to pace in pleasure.


Nha Trang, a coastal city, is situated on the eastern side of Diên Khánh Plain. The plain, being raised by the silt of the River Cái of Nha Trang, has the shape of a deteriorating delta because its western bank along the River Chò from Khánh Bình to Diên Đồng has been eroded by water.


And on the eastern side, there are accumulated soils deeper than 10 meters being divided by flowing streams.


Nha Trang is the political, economic, cultural, scientific, technological and travel centre of the Khánh Hòa Province of Vietnam. Before its becoming a Vietnamese possession, Nha Trang had belonged to Champa nation. One can see many vestiges of the Champa people in Nha Trang nowadays.


The city of Nha Trang has a natural area of 251 square kilometers. Its population in 2009 was about 392,279 people. It is contiguous to Ninh Hòa Municipality on the north and to Cam Lâm Prefecture on the south. On the west, it is adjacent to Diên Khánh Prefecture and to the Eastern Sea on the eastern direction.


A coastal city in Vietnam’s centrally southern region

Where one can love the distant loving coasts of the ocean

Where there are immense white sandy beaches are lying

And on blurring mountains sunrays are inclining brightly shining

The untamed sandy beaches are so natural and decent

Warming dusks, making them poetic and tender in appearance


Nha Trang has been named The Pearl of The Eastern Sea. It is a glittering bluish pearl because of its natural worthiness, of its beautiful sceneries and also of its climate.


Nha Trang is one of the cities at cosmopolitan level of Vietnam.


Nha Trang’s geographical feature is quite complex as it spreads from the heights of 0 meters to 900 meters above sea level. Its terrain can be divided into three regions:


1. The coastal plains and embankments of River Cái, that counts for 32% of total area of the city.


2. The transitional areas and low hills areas with slopes ranging from 3 degrees to 15 degrees that are located in the west and southeast directions and are on small islands, which counts for 36% of the total area.


3. The mountain areas with slopes about 15 degrees, located on the northern and southern tips of the city, including Hòn Tre island and a number of rocky islands, which counts for 32% of the city’s total area.


When Nha Trang is mentioned, music lovers would think about the melodious song of “Nha Trang Chiều Mưa” [Nha Trang In A Rainy Afternoon], a composition of musician Minh Kỳ: “Nha Trang is the white sandy beaches’ home country/ Where the country’s fragrance is pervading strongly/ Mixing with the living power so peacefully/
To whoever is returning to it, please let me send along to there/ That Nha Trang is the loving homeland with tender loving care/ That that is the place where I would forever love , no matter where/ … Nha Trang is with picturesque sceneries and cool brooks so lovely/ That whoever has passed by once only/ Would forever miss it for thousands of lives so terribly … “


And one would be overwhelmed with missing listening to the song “Nha Trang Ngày Về” [Nha Trang On Homecoming Day], composed by musician Phạm Duy: “On the day of homecoming to Nha Trang city/ Only myself on the night beach so lonely/I enter into the realm of missing/ I enter into the sphere of wind/ I rebuild those dreams of those years again/ … On the seashore of those nights, In my arms was my lover/Tonight there are white sand forever/ Tonight there are sounds of waves coming over/ Tonight there are moonlight shining further … But then oh no… Only I remain on the night beach crying for my lover … On the day of homecoming to Nha Trang city/ I am sitting listening quietly/ To the crying of my soul so dazedly/ As an unliberated soul that is complaining bitterly/ Oh the golden moonlight that is glimmering/ Oh life so suffering/ Why is it that the sky and the ocean would not nurture my love in trying …

image003

Once one has come to Nha Trang would miss the place constantly not only because of its sceneries. Vietnamese also remember with heavy heart about a doctor by the name of Yersin: A respectable doctor, a bodhisattva, a scholar, a virologist, and a French explorer of Swiss origin … who has given up the fortune and wealth to devote his life for science and for the nation of Vietnam - one who has determinedly chosen Nha Trang to be the location for his everlasting resting place.


He who has given up fortune to come to the citizens

Has also chosen Nha Trang as a sacrificial place for his person

He is Yersin, a Swiss origin scholar

Whose medical knowledge is so beautiful ever

His compassionate heart will be remembered

His meritorious work comes from the wishes of the people forever

Because of you, Nha Trang is in a tumult so hearty

Your attitude of saving people and the world is so caringly.


image005Alexandre Emile Jean Yersin was born on September 22nd, 1863 in Aubonne, Vaud, in Switzerland. He passed away on March 1st, 1943 in Nha Trang, Vietnam, at the age of 80.


He discovered the highland of Lâm Viên and drew a walking trail from Central Vietnam to Cambodia. He was also a founder and first rector of the Indochina School of Medicine (the forerunner of Hà Nội University).


Doctor Yersin discovered tetanus bacillus, which later was named after him: Yersinia Pestic bacillus.


The life of Doctor Yersin is described in the novel Tetanus and Diarrhea (final version). The author expresses the regrettable mind and the determination of the young Yersin who says: “That is the last flight of Yersin. He would never return to Paris. Never again would he come back to his room on the 6th floor of Lutetia”.


Once departed, never to return

Because of his heart of humane compassion

Loving people, loving animals so fully

Yersin is like a cluster of cloud floating so leisurely.


Since the time of his living away from home, Yersin had frequently written to his mother and his sisters, which the number of letters amounted to about a thousand letters, describing the details of his devoted life. Among them, there is a cute letter showing the lovable scholar’s sense of humour, which was sent from Hong Kong to his mother, written somewhat as follows: “I still have many things to tell you, but there are two corpses waiting for me. They want to go to the graveyard soon. So good-bye to my loving mother. Please wash your hands after reading this letter, lest you catch tetanus, Mom!”


The cute doctor whose characters are so loving

Whose love is like a rose blooming in the morning

The mother, who has such a son behaving so well

Whose sense of humour is so nice, long not for anything else

He considers his bearing and raising of him a light burden

His sacrificial self would make life’s sufferings lightened.


Nha Trang’s people prefer calling Doctor Yersin by a friendlier and more common name “Mr. Fifth”. Not only Mr. Fifth loves people, but he also shows his love towards animals and birds.


He frequently adds the term “person” when he addresses animals. For example, he would say “person Dog”, “person Cat”, or “person Parrot” … Mr. Fifth speaks standardized Vietnamese language. His Vietnamese is a practical, understandable and effective one, yet it is not very subtle. He often uses the term “person” for all the three personal pronouns, for both the singular and plural for either people or animals.


Being persons or being animals is also a “person” only

We, like the multitude, all are born equally

To all the living and the trees and plants who have emotion

He discriminates none by his mind in bright illumination


Doctor Yersin loves children and he often shows the movies for the children of Cồn Village to watch. One day, they absentmindedly break a flower pot. He tells his servant: “Do neither scold nor beat them, lest they are frightened of you”.


In the month of November of 1920, when he boarded the ship “Paul Le Cat” for Marseille, Doctor Yersin was denied entry to the dining hall on the ship because he did not wear a tie. He went back to his cabin, and then returned to the hall, asking the serving staff: “Is this tie accepted by you?” while pointing to the neck part of his coat, where he had pinned the Legion of Honour Medal.


During the years of the 20th century, Doctor Yersin was the one to drive the first automobiles to Hà Nội:


1. The first one was a Chevrolet of 5 horsepower which had been transferred from Nha Trang.


2. The second one was the newest Chevrolet of that time of 6 horse powers which could run at 100 kilometers per hour and was ordered from Paris.


In half a century living in Vietnam, he continuously imported the most modern machines into it. And he even had the idea of building an airplane’s landing strip in Nha Trang.


In the year 1891, when he set his foot in Nha Trang, Yersin immediately fell in love with the place and decided that he would settle there. He then wrote to Doctor Émile Roux: “Come to this place with me, and then you would know how interesting it is living in here. The weather is not so hot, neither is it so cold. It is an absolutely peaceful environment and there are so many works to do.”


He is of the type of active and optimistic person

Who does not mind the frontiers and the mountains

He who just lives his life devoted to science totally

And wholeheartedly dedicates his works for lasting posterity


Doctor Yersin is very close to the region’s residents, and is very dedicated in helping the poor in his tiny fishing village. He lives in an old three storey building. On the top floor, he installs a telescope to observe the weather so he can warn the fishermen about coming storms. When storms come, he calls the fishermen to come to stay at his home and provides them with foods.


Yersin serves his poor patients free of charge. He writes to his mother thus: “Mom, you usually ask me if I like the medical profession - the answer, Mom, is yes and no. I am very happy to treat the people who come to be examined by me. But I do not want to transform medicine into a profession. That means I will never be able to demand the patients to pay me money just because I have treated them. I consider medicine a heavenly entrusted mission, a purposely service. When asking money for treatment of the patients, it is like telling them to exchange money for life.”


In life, there is rarely someone like you, such a person

Because one earns a doctorate only for monetary attainment

With money, the patients receive angelic treatment

Without it, they are sent to the veranda as lying patients.


Doctor Yersin respects the contributions of his local assistants. He loves and cares for their living.


Besides the bacillus that has been honourably named after him, Yersinia Pestic, there are many places bearing his name, such as Yersin School in Dalat. And in Hà Nội, in Đà Nẵng, in Nha Trang, in Thủ Dầu Một, and in Sài Gòn … they all have streets bearing his name in remembrance of his meritorious works


You are worthy to go down in history

You who have a precious heart, something so heavenly

Who remember the boat after using it crossing the river

As heaven allows your heart to shine brightly forever

Oh my Yersin, my dear Yersin, who

Are remembered by Vietnam forever, yes, it is you

You are as tender as a winding river

As noble as a stream of flowing water

Who employs his mind totally in all his life of dedication, ever

Who is willing to die under Vietnamese sky, a land of strangers


image007The Museum of Alexandre Yersin of Nha Trang: A vestige of memoirs of a great man


Within the enclosure of Pasteur Institute of Nha Trang, there is the Yersin Museum, where many of his memoirs are stored. Then there is Yersin Park which lies along Nha Trang’s coast, where there is a 4 meter high statue of Yersin, which is considered a city’s beauty spot. And there is Yersin Grave at Suối Dầu, 20 kilometers away from Nha Trang.


His tablet is kept at Linh Sơn Pagoda and at Long Tuyền Pagoda (in Cam Lâm).


image009Linh Sơn Pagoda of Nha Trang. Documentary photo of VHO.


Many people come to visit the place yearly. On his day of remembrance, people come to burn incense and offer flowers to his grave in the custom reserved for people with meritorious works, and for persons who are loved by many people. Local people build a shrine to worship him. And the village of Tân Xương worships him as the village’s tutelary god.


With the exemption of the years of 1902 to 1904, Doctor Yersin continued travelling to Hà Nội to open the College of Medicine and coming back to France to visit Doctor Émile Roux. For the remaining of his time until his death, Yersin just lived and worked at the Pasteur Institute in Nha Trang. It is where he and his collaborators observed cattle and invented the vaccines for cattle diseases.


From 1905 to 1918 he served as Director for both the Sài Gòn and Nha Trang Institutes.


In 1925 he was Inspector General for the additional Đồng Tháp Pasteur Institutes.


In 1933, after the deaths of Doctors Roux and Calmette, Yersin was invited to come back to France to succeed the role of Director of the internationally renowned Paris Pasteur Institute, but he refused due to his decision to stay in Vietnam until death.


He who was born in the West, died in the Eastern direction

Whose soul is sparkling in pinkish sky of Vietnam’s nation

In the rolling winds and cloudy layers and layers

In the midst of romantic Nha Trang, city by the water


Regardless of all that, Doctor Yersin’s name is still included in the Institute’s Doctors’ List and in the Academics Medical. And he is awarded the French Second Legion of Honour Medal along with many other international medals.


** The following is the history of the formation of the Nha Trang City of Vietnam, the place where Doctor Yersin has chosen as his final resting place to live and to die in:


image011Dawn on the beach of Nha Trang. Documentary photo of VHO


To mention about Doctor Yersin means to mention about Nha Trang. And to mention Nha Trang means to hear somewhere the echoing lyrics of the love song “Nha Trang Chiều Mưa” [Nha Trang In A Rainy Afternoon], a composition of musician Minh Kỳ: “Nha Trang is the white sandy beaches’ home country/ Where the country’s fragrance is pervading strongly/ That Nha Trang is the loving homeland with tender loving care/ That that is the place where I would forever love, no matter where/


Nha Trang is a place with tropical climate where it is affected by oceanic climate. The average temperature is ranging from 25 to 26 Celsius degrees. Its winter is rarely cold, and it starts from September until December by solar year. The sunny season is longer compared to other coastal provinces of southern central of Vietnam. Nha Trang has mild weather, with distinct seasons and is rarely affected by seasonal storms.


HISTORY OF THE ESTABLISHMENT OF NHA TRANG:


According to population examinations in 2009, the population of city dwellers is 75%, and the country’s population is 25%. Gender ratios are: male is at 48.5%, female is at 51.5%, consisting of students of high schools and universities, of colleges, of vocational high schools, and of permanent labourers plus temporary labourers, not counting travelling visitors.


From 1653 to the middle of 19th century, Nha Trang remained a wild place, with many fierce wild beasts, and administratively belonged to Hà Bạc, of Prefecture Vĩnh Xương, of Diên Khánh Canton. As 20th century came, the face of Nha Trang changed rapidly.


Under French domination, Nha Trang was considered a township of the Khánh Hòa province. All the principal departments of the government such as the Resident’s Mansion, the Commanding Officer’s garrison, the Post Office, Customs Office were positioned in Nha Trang. Nevertheless, the Annamite court’s offices such as Provincial Governor’s Mansion, the Office of the Provincial Mandarin of Justice, and the Office of the Provincial Troop Commander (Administrative, Executive, and Justice) were positioned in Diên Khánh which is 10 kilometers away from Nha Trang in the southwestern direction. In May of 1937, Nha Trang was upgraded to Municipality level, consisting of 5 wards:


1. Phương Huân.

2. Phương Câu

3. Vạn Thanh

4. Phương Sài

5. Phước Hải


On January 27th, 1958, the Ngô Đình Diệm government dissolved the Municipality Regulations of Nha Trang and divided it into 2 communes: Nha Trang East and Nha Trang West, of Vĩnh Xương District.


On October 22nd, 1970, pursuant to Decree number 132 SL/NV by the government of Republic of Vietnam, it was decided that they would combine the two communes of Nha Trang East, Nha Trang West, together with the communes of Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, and additional hamlets of Vĩnh Hải Hamlet, Lower Vĩnh Điềm Hamlet, Ngọc Thảo Hamlet, Ngọc Hội Hamlet, Lư Cẩm Hamlet, plus the islands of Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, and Hòn Tằm to re-establish the Municipality of Nha Trang Khánh Hòa and to divide it into two districts, consisting of the abovementioned communes plus the islands of Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, and Hòn Tằm.


In June, 1971, pursuant to Decision number 357, the Municipality of Nha Trang was divided into 11 Areas.


In 1972, those Areas were changed into wards. Later, they annexed the islands of Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, and Hòn Đỏ to Ward Vĩnh Hải (District 1), and annexed the island of Hòn Ngọc to Ward Vĩnh Nguyên (District 2) of Municipality of Nha Trang.


In September of 1975, District 1 and District 2 were united to form the Municipality of Nha Trang.


According to many researchers, the name Nha Trang is formed by the way Vietnamese pronounce the sounds of the name of the place previously called by the Champa people, Yja Tran or Ea Trang (i. e. Sông Lau [Reed River], which in fact is the name the Champa people called the Cái [Female] River flowing past the nowadays Nha Trang. This river flows towards the ocean at the very place where there are many reeds. From the name of a river only, it has developed into the name of the region since 1653.


Originally derived from a name called by the Champa nation

It has developed from Female River into the name of a region


image013A Champa young girl in a water music dance. Documentary photo of VHO


In the Prefecture Diaries of Miscellaneous Writings of Lê Quý Đôn, the name Nha Trang has gone through many changes such as: Nha Trang Pond, Nha Trang Mansion, Nha Trang Source, and Nha Trang Pass etc... Altogether the Municipality of Nha Trang has 27 administrative units.


From the scientific and educational courses it is let known that the scientific research activities in Nha Trang have had the fabrics since the French domination. There were the formation of the two institutions for experimental sciences, the Nha Trang Pasteur Institute in 1891 and the Research Institute of Hygiene and Epidemiology and Indochina Fisheries in 1922 (the forerunner of the Institute of Oceanic of Nha Trang). These were the places where oceans and oceanic creatures were solely studied and researched. Education at university level in Nha Trang started its development in 1971 with training institutions at university level. It started with University of Coastal Community.


Down below is a bay of scattering rocks. There is a cluster of large square shaped boulders called Hòn Chồng [Husband Boulder].

image015

It consists of a smaller square rock that heaps on top of a larger and flatter rock. On the side where the rock is facing the ocean, there is a sunken mark of a very big hand. The second cluster is smaller in size, consists of a woman-shaped rock that is sitting facing the ocean, and is called the Hòn Vợ [Wife Boulder]. This cluster is less noticed by travellers than the other larger boulder.


Salanganes Island: This is not a proper name of the island. Any island where salanganes are nesting is named a Salanganes island. Among the 19 islands in the Nha Trang Bay, the Hòn Nội and Hòn Ngoại are where salanganes are present the most. Salanganes are called “Loyalty in living, loyalty in dying”. That means that once a pair of salanganes decides to live together, it would be for a lifetime. And once the nest is built, they would never move it to another place anymore, ever.


But this very habit would hurt the salanganes. People admire their character and they wonder among themselves that: “Among thousands of salanganes that are flying all over covering the ocean’s surface, why is it that none of the salanganes pair will make a mistake about who its right partner is, or about which one is their own nest?


And that is the marvelous thing of the Creator. Although there are thousands, or tens of thousands of nests densely covering the rock cliffs, yet a salanganes would always come back to his or her own nest, and would never invade or mistaken other salanganes nest. And man has used this knowledge of salanganes character to lure them, to raise them, to take their nests and then indifferently watch their dead corpses because the salanganes have lost their nests.


Most male salanganes would, after the self-imposed death of the female, fly around crazily, crying loudly and sorrowfully and finally, would crash directly onto the place where his female salanganes has died and would kill himself also. That is why traces of dried blood on the cold rock cliffs are often in pairs, and they are either parallel to or even on top of each other. The male ones who do not die after his partner would live his remaining life in solitude.


Salanganes are decent and loyal birds. They are described as having extremely short and weak legs. Their legs are so weak that they seem unable to stand on land. Salanganes hang themselves on the high and dangerous sheer cliffs when night comes. They continuously fly during the rest of time for about 12 to 15 hours every day. They hunt and eat while flying. They sleep during flights and even copulate while they are in the air. In compensation, Mother Nature teaches them how to live on high places, how to build their nests on remote and slippery sheer rock cliffs to avoid wicked predators like snakes or owls. Even so, they cannot escape man’s annihilations.


In the setting of bare wilderness, perhaps salanganes are the only creature that are named “one who gives its own intestines to its children”, due to the fact that they build their nests with their own saliva. Both the father and mother birds contribute to nest building. Their saliva sticks the grass and twigs together, along with their feathers that are painfully plucked out of their bodies, in order to finish the marvelous nest.


Let’s go back to the land of Nha Trang where there are the Đầm Market, the Long Sơn Pagoda, the Mountain Church, the West Area, the Commercial Centre, and the Travel Services. And especially, there is the famous Nha Trang Institute of Oceanology of the pre-1975 period. Nha Trang is the economic centre of Khánh Hòa Province. Many artistically literal works have employed the name Nha Trang as their theme because of the poetic romance of its localities, such as the song “Nha Trang on Homecoming Day”. And there is the missing of Nha Trang from composer Minh Kỳ in “Nha Trang in an Autumn Evening”, or “Nha Trang in a Rainy Afternoon” etc.


“I am coming back to Bình Định my home to visit my father

To Phú Yên, my mother, and to Khánh Hòa, you, my lover

Khánh Hòa is the crib for Acadia wood fragrance

Where loved ones come back despite high mountains or deep oceans


But the most memorable thing of Nha Trang is that it is the place Doctor Yersin has chosen to live and to dedicate his life to its residents and to all of his magnificent works.


image017The gold crown of King Klong Garai. Documentary photo of VHO


image019The Champa Tower in Nha Trang


image021Gate leading to Champa Tower


image023image025image027he Champa Tower in Nha Trang. Documentary photo of VHO.
20 Tháng Tư 2023(Xem: 2140)