Đối thoại lần thứ hai giữa Học giả Nguyễn Duy Chính và Gs Trần Anh Tuấn

06 Tháng Hai 20206:46 SA(Xem: 7598)

VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN - THỨ  HAI 10 FEB 2020

Ý kiến đóng góp, bài vở xin vui lòng gởi về Email: vaamacali@gmail.com


Tòa soạn Văn Hóa Online có sự nhầm lẫn trong tựa đề "Thư thứ hai" đăng ngày 06/2/2020 của Gs Trần Anh Tuấn.


Dưới đây là bài viết tựa đề "Nói Lại Cho Rõ" của Gs Trần Anh Tuấn gởi cho tòa soạn ngày 07/2/2020, là bài trả lời trực tiếp thư thứ hai của Học giả Nguyễn Duy Chính.


Xin trân trọng cáo lỗi Gs Trần Anh Tuấn. Tòa soạn Văn Hóa Online đăng lại nguyên văn hai thư trả lời của Học giả Chính và Gs Tuấn. (VH)


image016

Nguyễn Duy Chính


Thưa ông Trần Anh Tuấn,


Người thứ hai là Nguyễn Duy Chính, tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh năm 1970 và học Tin học tại Hoa Kỳ, nhưng ham thích lịch sử và giỏi chữ Hán. Tôi đề nghị tác giả này chuyên về đề tài Tây Sơn. Nguyễn Duy Chính đã sản xuất mạnh và liên tục, có bài "Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn" (DVS số 3, tháng 4-6, 2007, tr. 21), bài "Từ Khâm Định An Nam Kỷ Lược nhìn lại sử Việt Nam" (DSV 4, thang 7-8, 2007, tr. 24-41), và bài "Tương quan Xiêm-Việt cuối thế kỷ XVIII" (DSV số 5, tháng 10-12, 2007, tr. 7-19).


Chưa nói những chi tiết khác, riêng câu này ông đã viết hoàn toàn sai vì ông có vẻ như tự nhận mình là người đã dẫn dắt tôi đi vào con đường nghiên cứu thời đại Tây Sơn. Có lẽ ông không biết rằng những bài mà ông trích ra tôi đã viết từ trước năm 2007 là thời điểm tôi quen biết ông. Những bài viết này đã đăng tải trên những trang báo giấy/mạng từ năm 2001 và chuyên ngành ở trong nước từ năm 2004 rồi ông ạ. Tôi nhắc ông điểm này để xác định việc nghiên cứu của tôi là do chính tôi tự thực hiện, không do ảnh hưởng của ai hết, nhất là không phải vì cộng tác với DSV mà tôi nghiên cứu về thời kỳ Tây Sơn.


Nhận xét của ông về sự sai lầm về ngữ nghĩa chữ Hán của cụ Hoàng Xuân Hãn là điều ông đã chia sẻ với tôi qua điện thoại. Ngay khi ông chia sẻ sự việc này, tôi đã đề nghị với ông là lục hết những chỗ sai lầm của cụ Hãn rồi phổ biến để giúp giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá Việt Nam đương thời. Sau đó, vì chưa thấy ông có bài về sai lầm của cụ Hãn, tôi còn nhắc ông ít nhất thêm một lần nữa. Qua bài Đọc Xưa&Nay năm 2019, tôi lại nhắc ông. Vậy là ít nhất ba (3) lần nhắc. Nay tôi rất ngạc nhiên là ông "không nhớ đã phát biểu như trên trong trường hợp nào."


Tôi thực sự không nhớ những điều ông viết. Không lẽ trí nhớ tôi kém cỏi tới vậy sao?


Khi đọc cụ Hãn, tôi chỉ tập trung vào những luận đề sử học cụ nêu ra và đưa lối biện giải của mình về những điều cụ khẳng định nếu không đồng ý, chẳng hạn phi bác việc cụ cho rằng bản thư Nôm là thủ bút của vua Quang Trung hay việc nhà Thanh tiếp tục yểm trợ cho nhóm Lê Chiêu Thống khi qua Tàu.


Về thủ bút vua Quang Trung, tôi thấy tin tưởng đó không hợp lý khi không có con dấu của triều đình và sự tin tưởng rằng đây là thư riêng không cần dấu đóng của cụ HXH không hợp lý.


Về việc yểm trợ nhóm Lê Chiêu Thống thì cụ HXH đã không có được một số văn thư mật của nhà Thanh nêu rõ về lý do tại sao họ điều tra, không phải để yểm trợ mà để xác nhận lý lịch của một số người mới chạy qua. Chính những việc đó nếu muốn - thì là những cơ sở về tổ chức, điển lệ và cách thức sinh hoạt cung đỉnh mà tôi không dồng ý với lối giải thích của cụ HXH. Những luận đề này tôi đã viết thành bài nêu ra rồi.


Về ngữ nghĩa (tức nghĩa lý của chữ Hán) tôi là một người đi sau, học trò cụ cũng chưa đáng, không có tư cách gì để phê phán cụ HXH cả. Tôi không biết ông có hiểu sai ý của tôi không?


Nguyễn Duy Chính


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nói lại cho rõ


image017

TRẦN ANH TUẤN


Trong lá thư tôi trả lời ông Nguyễn Duy Chính phổ biến trên nhatbaovanhoa.com ngày 5.2.2020, tôi có viết một hai chi tiết gây hiểu lầm. Nay xin nói lại cho rõ.


Thứ nhất, đoạn giới thiệu những người mới trong chuyên san Dòng Sử Việt (DSV), tôi viết về tác giả Nguyễn Kỳ Phong, nguyên văn: "Tôi đề nghị tác giả này chuyên khai thác tài liệu của quân đội Mỹ để nghiên cứu đề tài Chiến Tranh Việt Nam." Ý của tôi là trong vai trò Chủ Nhiệm và Chủ Bút của DSV, tôi đề nghị tác giả khai thác tài liệu của Mỹ -vì Nguyễn Kỳ Phong là nhân viên của Phòng Quân Sử thuộc Lục Quân Hoa Kỳ- để viết những bài mới cho DSV.


Chứ tôi đã biết và đã giới thiệu Nguyễn Kỳ Phong khi đăng bài đầu tiên của ông trên Dòng Sử Việt số 4, là trước DSV, Nguyễn Kỳ Phong đã dịch Hành Quân Lam Sơn năm 1992, dịch Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà năm 2003, và là tác giả của Vũng lầy của Bạch Ốc: Người Mỹ và chiến tranh Việt Nam 1945-1975 năm 2006...


Cũng trong lá thư, tôi giới thiệu Nguyễn Duy Chính, nguyên văn: "Tôi đề nghị tác giả này chuyên về đề tài Tây Sơn." Năm 2007 khi mời Nguyễn Duy Chính cộng tác, tôi đã biết vốn liếng của người này thế nào, là dịch truyện chưởng Kim Dung, ẩm thực, đông y, lịch sử... Điểm nổi bật là giỏi chữ Hán nên tôi đề nghị ông sử dụng vốn chữ Hán để nghiên cứu và cộng tác với DSV qua những bài viết mới chuyên về đề tài Tây Sơn mà thôi.


Dòng Sử Việt, một chuyên san Sử học, không có đất để sao chép những gì mà các tác giả đương thời đã phổ biến đâu đó trên báo in hay trong liên mạng điện tử, hay đăng lại những bài về kiếm hiệp, hay về thú uống trà... là những bài về ăn uống giải trí thường nhật có tính cách vô thưởng vô phạt.


Đó là nguyên nghĩa của đoạn văn tôi viết về trường hợp hai cộng tác viên của Dòng Sử Việt.


Lý do một trong hai người cựu cộng tác viên đó đã phản ứng về bài viết mà nội dung tôi chê cười tư cách của cụ Hoàng Xuân Hãn -một học giả phù thịnh sau khi chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa được thiết lập nên được chế độ sủng ái- để tận tình bênh vực cụ, phải chăng vì họ đã về Việt Nam và cũng như cụ, họ đã được đãi ngộ quá đặc biệt không những trong các buổi hội họp mà còn cả trên báo in và báo mạng trong nước?!


Thời đại chúng ta đang sống là buổi giao thời giữa hải ngoại và trong nước. Người nghiên cứu gốc Việt tại hải ngoại đứng trước những lựa chọn và cám dỗ giữa hơn và thiệt, giữa lợi và hại, giữa trong nước đón chào và hải ngoại thờ ơ nên không phải ai cũng giữ được tư cách chính trực, mà không ý thức được rằng người chính trực lại giỏi chuyên môn thì ở đâu cũng được tôn trọng, dù ở hải ngoại hay ở trong nước.


Trong Sử Học, nhận định "Nước ta chỉ có hai cuộc giải phóng mà thôi: thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các Anh..." của cụ Hoàng Xuân Hãn năm 1997 không những là vết nhơ trong tiểu sử của một học giả lão thành, mà còn nêu gương xấu trong một ngành khoa học xã hội, là Lịch sử dân tộc!


TRẦN ANH TUẤN

7.2.2020
15 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6065)