Nguồn gốc Dân tộc trong sách sử cổ

08 Tháng Tư 20216:41 SA(Xem: 5502)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN - THỨ NĂM 08 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nguồn gốc Dân tộc trong sách sử cổ

image013

Phạm Trần Anh


(bài và ảnh của tác giả gởi cho Văn Hóa Online từ Quận Cam-California)

image016

Từ trước tới nay, các sử gia Việt Nam thường dựa trên cái gọi là chính sử của Trung Quốc để viết sử Việt Nam nên sự thật lịch sử bị bóp méo, bị xuyên tạc gây ra nhiều ngộ nhận tai hại. Tất cả đã tạo ra những “Sai lạc Lịch sử” về tiến trình lập quốc của Việt Nam từ bao lâu nay bởi sức mạnh của kẻ xâm lược chiến thắng qua hàng nghìn năm lịch sử.


    Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên của Bố Lạc Mẹ Âu với thiên tình sử đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt. Truyện họ Hồng Bàng về khởi nguyên dân tộc, lần đầu tiên được Hồ Tông Thốc chép trong tác phẩm “Việt Nam Thế Chí” vào thế kỷ thứ 14 đời Trần nhưng sách đã bị quân Minh tịch thu tiêu hủy nên không còn nữa.

image018

    Đầu thế kỷ 14, Trần Thế Pháp và Lý Tế Xuyên đời Trần đã chép lại những truyền thuyết dân gian vào bộ sách “Lĩnh Nam Trích Quái” và “Việt Điện U Linh” để truyền lưu nguồn gốc giống ḍòng Việt cho đời sau. Đại Việt Sử Lược của một tác giả “Khuyết danh” được xem là bộ sử đầy đủ còn lại của nước ta nhưng đã bị quân Minh tiêu hủy cùng với các bộ sách sử cổ của Việt Nam. Bản duy nhất còn lưu giữ trong Tứ Khố Toàn Thư Trung Quốc sau khi sử quan triều Thanh là Tiền Hy Tộ đã sửa đổi bóp méo nhiều sự kiện lịch sử, thậm chí đổi cả tên sách từ Đại Việt Sử Lược thành Việt Sử Lược.


    Việt Sử Lược chép: “Xưa Hoàng đế dựng muôn nước thấy Giao chỉ ở xa ngoài cõi Bách việt, không thể thống thuộc được bèn chia giới hạn ở góc Tây Nam. Đời Thành vương nhà Chu (1024-1005 tr. C.N) Việt Thường Thị mới đem dâng bạch trĩ, sách Xuân Thu, gọi là khuyết địa. Đái Ký (Lễ Ký Đại Đái, Tiểu Đái Chú) gọi là Điêu Đề. Đến đời Trang vương nhà Chu (696-682 tr. CN.) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn (505-465 tr. CN.) đã sai sứ tới dụ, Hùng vương chống cự lại…


     Cui đời Chu, Hùng vương b con vua Thc là Phán đánh đưổi mà lên thay. Phán đắp thành Vit thường, xưng hiu là An Dương Vương, không thông hiếu vi nhà Chu. Cui đời Tn, Triệu Đà chiếm cứ Uất lâm Nam Hải, Tượng Quận, xưng vương đóng đô ở Phiên ngung, quốc hiệu là Việt, tự xưng là Vũ Vương”.[1] Mãi đến đời Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên mới chính thức đưa thời đại Hùng Vương vào bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết “Nước Đại Việt ta ở về phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã chia bờ cõi Nam Bắc hẳn hòi. Thủy tổ của ta là con cháu Thần Nông. Trời đã sinh ra vị chân chúa vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chúa Tể một phương…”.


    Học giả Lê Quý Đôn trong “Kiến Văn Tiểu Lục” viết năm 1777 đã nhận định: “Hồi đầu niên hiệu Khai Hựu (1329-1341) nhà Trần, Lý Tế Xuyên phụng mệnh chép Việt Điện U Linh tập, ghi đền miếu thờ các vị thần, có trình bày hạo khí linh tích 8 vị Đế Vương Lịch Đại và 12 vị Nhân Thần. Sách này lời văn trang nghiêm, sự việc xác thực, cũng tỏ ra tài nhà sử học lành nghề. Trong sách có dẫn Giao Châu Ký của Tăng Cổn, Sử Ký của Đỗ Thiện và truyện Báo Cực. Những sách này đều không còn thấy lưu truyền!”.


    Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, soạn vào khoảng năm 1428-1430, viết về quốc hiệu nước ta vào đời Hồng Bàng như sau: "Trong sách chương của Thiên Vương có gọi Việt Nam, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình, ngày nay cũng xưng là Việt Nam" và "Vua Đế Minh trao cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam Vương".[2]


    Sử triều Thương là triều đại lập quốc của Hán tộc đã chép lại việc giặc Ân xâm lược Văn Lang: “Đời Cao Tông triều Ân, vượt Hoàng Hà đánh nước Quỷ Phương đóng quân ở đất Kinh”. Kinh Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên và bộ Trúc Thư Kỷ Niên chép Đời Vũ Định là vị vua thứ 22, lấy hiệu là Cao Tông năm thứ 32, đem quân đánh nước Qủy Phương và đóng quân tại Kinh là đất Kinh Việt thuộc châu Kinh. Lãnh thổ triều Thương lúc đó chỉ vỏn vẹn có hơn 2 tỉnh ở hạ lưu sông Hoàng Hà. Chung quanh là cộng đồng Bách Việt trải rộng khắp Trung nguyên tức lãnh thổ Trung Quốc bây giờ.


    Thực tế lịch sử này được Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên khắp thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan hội thảo tại đại học Berkeley Hoa Kỳ năm 1978 đã được tổng kết trong tác phẩm “The Origins of Chinese civilization”. Trong đó, thừa nhận là Di Việt làm chủ Trung nguyên trước Hán tộc và văn hóa miền Nam có trước văn hóa miền Bắc nên các triều đại Thương, Chu tiếp thu văn hóa của Di Việt ở phương Nam. Sự thật lịch sử này cũng được National Geographic Company ấn hành bản đồ năm 1991 ghi rõ từ hạ lưu sông Hoàng Hà trở xuống là Di Việt với nền văn minh lúa nước đầu tiên trên thế giới.


    Sách “Hậu Hán Thư” và sách “Địa Lý Chí” chép rõ ràng hơn về cộng đồng Bách Việt như sau: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt ở xen nhau, đều có chủng tính”. Tên của các nhóm trong Bách Việt được sách “Lộ Sử” tức sử của người Lạc Việt của La Tất đời Tống liệt kê như sau: “Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thả Âu, Cung Nhân, Hải Dương, Mục Thâm, Phù Xác, Cầm Nhân, Thương Ngô, Man Dương, Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Lý, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cầu, Bắc Đái, Khu Ngô… gọi là Bách Việt”.


    Trong những nhóm Bách Việt ấy thì Dương Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, nhóm Thương Ngô ở miền Nam tỉnh Quảng Tây. Nhóm Sản Lý tức Xa Lý ở miền Tây Nam tỉnh Vân Nam. Như vậy, theo sử sách Trung Quốc xưa gọi là Bách Việt là những nhóm người Việt ở rải rác khắp miền Hoa Nam phía Tây gồm cả đất Vân Nam, phía Nam gồm cả miền Bắc và Bắc Trung Việt. Sử sách thường gọi chung là miền Giang Nam và miền Lĩnh Nam.


    Trong bộ Sử Ký, Tư Mã Thiên sử gia chính thống của Trung Quốc viết: “Đông Việt hay Đông Âu trong thời Tần Hán đóng đô ở Vĩnh Ninh tức Vĩnh Gia là miền Triết Giang, Mân Việt thì ở đất Mân Trung tức miền Phúc Kiến, Nam Việt đô ở Quảng Châu miền Quảng Tây, Tây Âu ở phía Nam sông Ly miền Quảng Tây…”.


    Sử Ký của Tư Mã Thiên và các sách sử cổ Trung Quốc chép rằng năm 1766 TDL, vua Thương là Thành Thang đánh chiếm nhà Hạ. Sách Hoài Nam Tử, Thái Tộc Huấn chép về cương vực triều Thương như sau: “Tả Đông Hải, hữu Lưu Sa, tiền Giao Chỉ, hậu Hàm Đô” nghĩa là Giao Chỉ giáp phương Nam nước Thương. Như vậy, sau khi tộc Thương đánh chiếm nhà Hạ, người Việt cổ đã phải vượt sông Hoàng Hà xuống phương Nam nên sách Hoài Nam Tử của Lưu An mới viết Giao Chỉ giáp với phiá Nam của triều Thương. Sách “Dư Đia Chí Trung Quốc” của Cổ Dã Vương chép “Giao Chỉ đời Chu là Lạc Việt”.


    Bách Việt Tiên Hiền Chí của Trinh Bá Âu Đại Nhậm viết: “Theo sách Thượng Thư, thiên Vũ Cống, ngoại cảnh châu Dương, từ Ngũ Lĩnh đến biển, đều là biên giới phương Nam nước Việt. Vua Vũ đi khắp thiên hạ, nhận định địa lý hình thể, địa lý nhân văn rồi trở về nước Việt, bàn định kế hoạch hưng quốc an dân. Thiếu Khang (vua thứ 6 đời nhà Hạ) phong cho con thứ là Vô Dư giữ đất Cối Kê, lo việc phụng thờ tế tự vua Vũ. Vô Dư ở Cối Kê, giữ tục truyền thống, xâm mình cắt tóc ngắn, phát cỏ khẩn hoang, định cư lập ấp, sống theo phong hóa nông nghiệp…


    Vn xưa Ci Kê là đất ca Vit, miêu du ca vua H Vũ cai tr đất này. T sau biến cố lìa tan, đến định cư trên miền duyên hải Giang Nam, kẻ làm Vương người làm Quân Trưởng, dòng dõi Bách Việt sinh sôi đông đảo, sống đời hạnh phúc, danh thơm vang lừng khắp nơi. Đất nước của các Quân Trưởng, xa đến tận Nam Hải, Quế Lâm”. [3]


    Học giả Lê Quý Đôn trong tác phẩm “Vân Đài Loại Ngữ” đã viết: “Tên Giao Chỉ đã có từ lâu. Kinh Thư gọi là Minh Đô, thực đáng là cái vực sâu, cái chằm rậm chứa đựng văn minh của nhân loại”.[4] Thư tịch cổ Trung Quốc đã thừa nhận một thực tế lịch sử đó là sự thành lập của các quốc gia thời Xuân Thu Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt (còn gọi là Vu Việt) của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô là Cối Kê. Trong bộ sách Sử Ký Tư Mã Thiên đã viết rõ “Tổ Câu Tiễn là dòng vua Vũ của nhà Hạ. Câu Tiễn Văn thân Đoạn phát (nghĩa là cắt tóc xâm mình) ...” nên Lý Tế Xuyên mới viết “Việt Điện U Linh” về nước Việt cổ xưa.


     Bách Việt bao gồm La Việt ở Tân Trịnh Hà Nam, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Quỳ Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc Việt Nam. Việt tộc không chỉ cư trú ở vùng lưu vực giữa Hoàng Hà Dương Tử mà Lạc bộ Chuy còn định cư ở ngã ba sông Vị, sông Lạc, sông Hoàng Hà và ở mạn Bắc hạ lưu sông Hoàng Hà mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Bộc. Bách Bộc không phải tên chủng tộc mà chỉ là tên gọi những tộc người Việt cổ ở vùng sông Bộc. Sông Bộc bắt nguồn từ cao nguyên chảy qua Hà Bắc vùng giữa Hà Nam và Sơn Đông rồi chảy vào Hoàng Hà.


    Theo “Lệ Sử Dân” thì Bộc tức Bách Bộc chi tộc ở vùng sông Bộc. Mặt khác, sách “Nhĩ Nhã” của môn đệ Khổng Tử ghi: “Rợ Đông Di (Lạc bộ Trĩ) định cư từ lưu vực sông Bộc ra tới biển Đông và lên tới cực Bắc Trung Hoa cũng có tục nhuộm răng xâm mình.”. Sách Nhĩ Nhã viết chữ Lạc của Lạc bộ Trĩ giống hệt chữ Lạc trong họ của Lạc Long Quân. Đặc biệt, Sử Ký Tư Mã Thiên và Xuân Thu Tả Truyện viết rõ là vị vua có hiệu là Nhược Ngao là vị vua Hùng thứ 14 tên thật là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao cai trị vào năm 789 trước Dương Lịch. Điều này chứng tỏ thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử.


    Sử gia Trung Quốc Chu Cốc Thành trong tác phẩm “Trung Quốc Thông Sử” thì Viêm tộc đã có mặt khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi Hán tộc tràn vào. Viêm tộc là tộc người do Viêm đế Thần Nông còn gọi là Đế Thần làm chủ toàn cõi Trung nguyên đầu tiên. Lúc đó, Hán tộc du mục còn săn bắt, chăn nuôi ở vùng Tân Cương, Thanh Hải. Sau này, họ tiến xuống dọc theo sông Hoàng Hà đánh chiếm đất đai của Viêm tộc.


    Sử gia Trung Quốc Mộng văn Thông trong tác phẩm “Cổ Sử Nhân Vi” cho rằng “Viêm Tộc theo triền sông Dương Tử tràn xuống 7 tỉnh lưu vực Dương Tử Giang là Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Triết Giang. Sau đó, họ tiến lên bình nguyên Hoa Bắc, cư trú ở ở lưu vực sông Hoàng Hà gồm 6 tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc. Theo thời gian, họ vượt qua 5 dãy núi của rặng Ngũ Lĩnh tiến về 5 tỉnh vùng lưu vực sông Việt Giang là Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến”. Sách “Hán Quan Nghi” của Ưng Thiệu đời Hán cũng phải thừa nhận một thực tế là: “Khi cổ nhân mới mở nước ở phương Bắc đã giao tiếp ngay với phương Nam để xây dựng nền tảng cho đời sau”.


image020Đại tộc Việt.


    Nhà Trung Hoa học Legge trong tác phẩm Xuân Thu “The Ch' un sew” có in tấm bản đồ “Việt Đông Tỉnh Thành” trong đó ghi rõ: “Việt Đông (Đông Việt) bao trùm các chi tộc Việt ở rải rác từ miền núi Thái Sơn ở Sơn Đông trở xuống xuyên qua các tỉnh miền Sông Hoài, Giang Tô, Giang Nam…”. Vùng đất này là quê hương của các nhân vật huyền sử như Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông mà J. Needham gọi là liên đoàn các dân tộc Việt hay cộng đồng huynh đệ Bách Việt. Thật vậy, Việt tộc không chỉ cư trú ở vùng lưu vực Hoàng Hà Dương Tử mà còn định cư ở mạn Bắc Hoàng Hà mà cổ sử Trung Hoa gọi là Bách Bộc. Đặc biệt, gần đây nhóm Tân học gọi là “Nghi Cổ Phái” do Quách Mạt Nhược thành lập năm 1920 chủ xướng đã bác bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Hán tộc.


    Sử Ký của Tư Mã Thiên chép rằng Hoàng Đế là người khai mở lịch sử Trung Quốc nhưng sự thật đã xác nhận rằng lịch sử Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ triều Thương (1766-1154 TDL) và các triều Thương, Chu của Hán tộc lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Di Việt. Sử gia hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là Trương Quang Trực (Chang Kwang Chih), đã phải thừa nhận một sự thực lịch sử là tuy Trung Quốc là một quốc gia lớn với một nền văn hoá lớn nhưng nó đã phải thâu nhập tinh hoa của nhiều nền văn hoá hoá hợp lại: “Những nền văn hoá địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất đã trở thành một bộ phận của văn hoá Trung Quốc. Nguồn gốc thực sự của Hoa Hán chỉ là phần nhỏ nhưng sau khi triều Tần thống nhất thì dân tộc cả nước thống nhất ấy là dân tộc Trung Hoa”.


    Sử gia Trung Quốc Hoàng văn Nội đã thừa nhận là quá nửa dân số Trung Quốc ngày nay là người gốc Viêm tộc (Viêm Việt) bị Hán tộc thống trị đồng hoá thành người Hán. Sự thật lịch sử này được chính nhà khảo cổ Trung Quốc Yong Qang Yao và các đồng nghiệp tại Hàn Lâm viện Trung Quốc Côn Minh ở Vân Nam thừa nhận qua các công trình nghiên cứu khảo cổ như sau: “Sự thành lập dân Hán là một tiến trình liên tục bành trướng bằng cách sát nhập nhiều bộ lạc và chủng tộc vào dân Hán”.[5]  


    Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ đã cho chúng ta những kết quả hết sức thuyết phục để lần tìm về cội nguồn dân tộc. Kết quả của các khoa Khảo Cổ Học, Khảo Tiền sử, Huyết Học, Đại Dương Học và đặc biệt là khoa Di Truyền Học với những khám phá mới nhất, thuyết phục nhất đã cho chúng ta biết rõ về nguồn cội dân tộc Việt Nam. Như chúng ta đã biết, vùng lưu vực sông Hồng, sông Việt  (Tây Giang) đến Vân Nam Tứ Xuyên (Đông Nam Á) có thể là cái nôi nguyên thủy của loài người, hoặc theo thuyết một trung tâm thì nơi sinh tụ đầu tiên của người tiền sử châu Phi đến định cư là ở Hòa Bình Việt Nam. Những người tiền sử này sau một thời gian dài tiến hóa đã hình thành nền văn mình Hòa Bình cho tới nay, được xem là nền văn minh cổ nhất của nhân loại.


image022Chữ viết cổ khắc trên đá của cư dân nền văn hóa Hòa Bình


    Cư dân Hòa Bình mà chúng tôi gọi là những người Tiền Việt (Proto-Viets) vì theo các nhà cổ nhân học thì đến giữa thời đại đá mới cách đây chừng 7-8 ngàn năm, chủ nhân của nền văn hoá Hoà Bình Bắc Sơn có những nét ở sọ và ở mặt rất giống người Việt cổ ở Thiệu Dương (Thanh Hoá), La Đôi không có gì khác biệt với người Mường gốc ở Hoà Bình. Từ nơi sinh tụ tiên khởi này, người Tiền Việt đã phải di chuyển lên vùng cao Tây Bắc mỗi lần biển tiến. Sau khi nước biển rút thì Protoviets lại trở xuống đồng bằng châu thổ các con sông lớn như Dương Tử, Hoàng Hà, sông Hồng và sông Cửu Long. Lịch sử cứ tái diễn như vậy cho tới 3 lần biển tiến sau cùng cách đây 14.000 năm, 11.500 năm và 8.000 năm.


    Dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học, chúng ta ghi nhận tiến trình lịch sử Việt gồm 3 thời kỳ lịch sử:


- Thời kỳ Người Tiền Việt (Hoabinhian=>Proto-Viets) với nền Văn Hóa Hòa Bình của cư dân Hòa Bình ở Bắc Việt Nam. Khi biển tiến, Protoviets phải thiên cư lên cao nguyên Malaya.


- Thời kỳ Lập Quốc: Cách đây khoảng 5.500 năm, nước biển rút dần nên Protoviets tiến xuống vùng "Giao Chỉ " còn gọi là "Cửa Việt". Vua Hùng mở nước Văn Lang ở Châu Phong Ba Thục, sách cổ Thượng Thư gọi là Xích Quy Phương nay là tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc.


- Thời Kỳ Văn Hóa Phùng Nguyên: Khi mực nước biển rút dần, vua Hùng thứ 18 mới dời đô về Đất Tổ Phong Châu ở Việt Trì, Phú Thọ Việt Nam.

image023

BẢN ĐỒ LỊCH SỬ TRUNG QUỐC (History of China)

Cuộc Xâm lược bành trướng của đế quốc Tần 206 BC.

- Phần nhỏ tô đậm là lãnh thổ của vương triều Chu (Zhou Royal Domain 350 BC.

- Phần tô lạt hơn là lãnh thổ nguyên thủy của vương triều Tần.

- là lãnh th do đế quc Tn xâm chiếm các nước Ba, Thc và S ca Bách Vit ngoi tr Vit (Yue) và Dian.

- Bản đồ nhỏ dưới góc là nền văn hóa Long Sơn (Longshan) và nền văn hóa Duyên hải phía Đông TQ.

 Lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời Thương chỉ vỏn vẹn hơn 2 tỉnh đến thời Đường đã xâm chiếm các nước, lãnh thổ bành trướng rộng như ngày nay.


KHẢO CỔ HỌC VỀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC


    Trước đây, nhân loại chỉ biết tới các nền văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, văn minh Ai Cập, văn minh Âu Châu. Năm 1923, Madeleine Colani (1866-1943) một nhà khảo cổ nổi danh Pháp khai quật một số hang động tại một vùng Bắc Việt Nam tìm thấy những di chỉ hoàn toàn khác với các nền văn minh trên thế giới nên bà gọi là “Nền Văn Hóa Hòa Bình”.


    Học giả Madeleine Colani tìm thấy hai chiếc điã gốm nhỏ ở chân núi Lam Gan có khắc hai chữ “Sĩ” và chữ “Thượng” có niên đại khảo cổ là 8.000 TDL đã mở đầu cho một cuộc cách mạng trong lãnh vực khảo cổ, làm đảo lộn tri thức của cả nhân loại. Như vậy, hai chữ Sĩ và Thượng là của cư dân nền văn hóa Hòa Bình đã xuất hiện trước chữ viết Hán 6.700 năm.[6]


image025Hình chụp 2 chữ Sĩ và Thượng trên mặt đĩa gốm Lam Gan có niên đại 8.000 TDL đào được năm 1923


    Năm 1932 khảo cổ học thế giới đã công nhận nền văn hóa Hòa Bình là trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá sớm nhất thế giới. Niên đại của nền văn hóa Hòa Bình không phải là từ 10-12.000 năm mà lên đến 18.000 năm và theo học giả thì tuổi của nền văn hóa Hòa Bình có thể lên tới 50 ngàn năm.


    Đặc biệt gần đây các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng tìm thấy 20 ký tự của cư dân nền văn hóa Long Sơn (LungShan) mà họ nói là của Trung Quốc. Thế nhưng, trong 20 ký tự cổ đó lại có chữ “Việt” nên đó chính là chữ viết cổ của người Việt cổ.  Theo học giả Trung Quốc Trương Quang Trực (Chang K. C) trong tác phẩm “The Archaeology of Ancient China” của thì mẫu chữ Giáp Cốt khắc trên xương thuộc văn hóa Lung Shan (Long Sơn) được tìm thấy ở bờ biển phía Đông có niên đại khảo cổ cách ngày nay từ 25-35 ngàn năm.[7]

image027

    Mặt khác, nhà bác học người Trung Quốc, Dr Y.J. Chu với công trình phân tích cấu trúc di truyền DNA đã xác nhận người hiện đại là người Hòa Bình từ Đông Nam Á đi lên, họ nói tiếng Nam Đảo Austronesian sinh sống bằng chăn nuôi, trồng tỉa nhất là lúa nước. Điều này chứng minh rằng chữ viết mà từ trước đến nay người ta gọi là chữ Hán không phải của người Hán (Trung Quốc) mà là chữ vuông của người Hòa Bình tức người Tiền Việt Protoviets sáng tạo ra. Đến đời Chu, Chu Tuyên Vương sai Thái Sử Trứu lấy lối chữ Điểu Triện từ thời Đế Hoàng, sửa đổi thêm bớt rồi đem ra sử dụng gọi là Trứu Thư tức Hán văn sau này. Kết quả của những công trình khảo cổ này cùng với thành quả của khoa Di Truyền đã làm đảo lộn những nhận định sai lầm trước đây khiến các học giả trên toàn thế giới phải đặt lại toàn bộ vấn đề: “Phục hồi sự thật của lịch sử”.



[1]. Đại Việt Sử Lược tác gỉa khuyết danh, Bản dịch của Trần Quốc Vương, NXB Thuận Hoá 2001, tr 17. Đại Việt Sử Lược đã bị Tiền Hi Tộ đổi tên lại là Việt Sử Lược. Lối chữ thắt nút gọi là Kết Thằng từ thời Đế Viêm Thần Nông, lối chữ này thổ dân Châu Mỹ Ameriviets nguyên là Protoviets mang theo được sách sử phương Tây gọi là Kippus.

[2]. Nguyễn Trãi: Dư Địa Chí, Ức Trai Tướng Công di tập - dịch và chú giải của Á Nam Trần Tuấn Khải. Văn Hóa số 65-1961, tr. 1249- 1256.

[3]. Bách Việt Tiên Hiền Chí của Âu Đại Nhậm, dịch giả Trần Lam Giang tr 29, NXB TT Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam, Thư viện/ Bảo Tàng viện Việt Nam.

[4]. Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, bản dịch của Phạm Vũ và Lê Hiền.

[5]. Dr Nguyễn Đệ & Dr Trần thị Nhung : Mitochondrial DNA và Nguồn gốc Việt Nam, trung Hoa và Maya.(Giai phẩm Xuân Kỷ Sửu, Hội Y Nha Dược sĩ Florida 2009 tr 93.

[6]. Madeleine Colani: L’Âge de la pièrre dans la province de Hoa Binh, MSGI/XIII-I. Recherches sur la pre’historiques Indochinoise, BEFEO, 30:299-422,1927.

[7]. Cung Đình Thanh: Tìm về nguồn gốc Văn minh Việt Nam, NXB Tư Tưởng Australia 2003, tr 194. K.C.Chang: The Archaeology of China, Newhaven, Conn 1968.


(bài và ảnh của tác giả gởi cho Văn Hóa Online từ Quận Cam-California)
15 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6065)