Marine One Trump sẽ đi thăm "Biển Đông", Xe lửa Un sẽ đi thăm "Nguyên Tử" VN?

21 Tháng Hai 20197:51 CH(Xem: 10044)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 22 FEB 2019


Marine One Trump sẽ đi thăm "Biển Đông", Xe lửa Un sẽ đi thăm "Nguyên Tử" VN?


VĂN HÓA


22/2/2019


Tới cuối ngày 22/2/2019 (VN) tổng cộng đã có 6 "ngựa thồ" tức siêu vận tải cớ C-17 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài mang theo hàng trăm thiết bị tiền trạm và hậu cần phục vụ cho TT Trump trong kỳ họp với Chủ tịch Un Bắc Hàn tại Hà Nội.


Theo tin riêng chưa kiểm chứng của Văn Hóa,TT Trump sẽ di chuyển nhiều nơi bằng chiếc Marine One đã đậu sẵn tại Nội Bài, ngược lại, ông Un cũng không bỏ lỡ bày tỏ "tình đồng chí anh em" đi thăm nhiều nơi hữu ích để có dịp quan sát về cơ chế nhà nước - chính sách quản trị hành chánh của Việt Nam thời hậu chiến.


Giới quan sát cho rằng họ Kim sẽ học hỏi được nhiều tiến bộ ở Việt Nam, đặc biệt về vấn đề nhân quyền và đối lập, nhưng Việt Nam có học được điều gì ở "lãnh tụ cộng sản" 34 tuổi nổi tiếng về tên lửa hạt nhân tầm xa này không?


Một trong các tọa độ ông Trump có thể đến quan sát là Đà Nẵng, địa đầu hướng về quần đảo Hoàng Sa cách Hà Nội 1giờ20 phút bay.


image002

Khoảng cách Hà Hội - Đà Nẵng - Hải Nam và Hoàng Sa. Google map

image003

Chấm xanh: vành đai quân sự Mỹ bao vây Biển Đông; Chấm đỏ: 7 đảo nhân tạo - căn cứ quân sự Trung Quốc ở giữa biển Trường Sa. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online.


 image004

Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson tại vịnh Đà Nẵng 05 Mar 2018.


Một trong các tọa độ Chủ tịch Un - ông trùm nguyên tử tên lửa hạt nhân tầm xa đến thăm và "lên lớp" cho các chuyên gia nguyên tử Việt Nam:


Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt


Đến cuối năm 2013, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã có 37.800 giờ hoạt động an toàn và khai thác hiệu quả phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học – công nghệ hạt nhân…


Sáng 20/3, tại Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức kỷ niệm 30 năm khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.


image005

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt


Lò phản ứng hạt nhân TRIGA- Mark 2 được xây dựng năm 1960 công suất 250 kWt, vận hành được 5 năm (từ năm 1963 – 1968). Năm 1982, với sự giúp đỡ của Liên Xô, lò phản ứng được khởi công khôi phục, mở rộng và đến năm 1984 khánh thành, tái hoạt động với tên mới là IVV-9 (gọi theo địa danh là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt), công suất nâng lên 500 kWt.


Đến cuối năm 2013, lò đã có 37.800 giờ hoạt động an toàn và khai thác hiệu quả phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học – công nghệ hạt nhân vào phát triển kinh tế xã hội và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hạt nhân.


image006

Chưng cất I-ốt phục vụ điều trị bệnh tuyến giáp tại Viện Nghiên cứu hạt nhân


image007

Các kỹ sư vận hành lò phản ứng


Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến đánh giá cao sự giúp đỡ của chính phủ và các chuyên gia Liên bang Xô Viết trước đây đã tận tình giúp đỡ để Việt Nam khôi phục, mở rộng và tái khởi động lò phản ứng nghiên cứu tại Đà Lạt và trang bị thêm các thiết bị hiện đại.


Thứ trưởng Lê Đình Tiến tin tưởng rằng, trên cơ sở các kết quả, thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua, Viện Nghiên cứu hạt nhân nói riêng và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nói chung, sẽ tiếp tục đảm bảo vận hành an toàn và khai thác có hiệu quả hơn nữa lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, cũng như xúc tiến Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân mới, với lò phản ứng nghiên cứu công suất cao, đa mục tiêu với vốn đầu tư 500 triệu đô la Mỹ do Liên bang Nga hỗ trợ tín dụng.


Dịp này, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. KP 20/3/2014


Nga ký bản ghi nhớ với Việt Nam về trung tâm nghiên cứu hạt nhân


RFA2017-07-05


image008

Một triển lãm thiết bị hạt nhân quốc tế tại Hà Nội, 2012. AFP


Mạng World Nuclear News loan tin vào ngày 4 tháng 7 cho biết vào cuối tháng Sáu vừa qua, tại Moscow, văn bản vừa nêu được ký kết giữa tập đoàn nhà nước Rosatom của chính phủ Nga với Bộ Khoa Học Công Nghệ Việt Nam, liên quan đến việc xây dựng một trung tâm khoa học- công nghệ nguyên tử tại Việt Nam.


Đại diện phía Nga là ông Alexey Likhachov, tổng giám đốc Rosatom và đại diện phía Việt Nam là thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ, ông Trần Đại Thanh, có sự chứng kiến của tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch nước Việt Nam ông Trần Đại Quang.


Tháng Mười Một  năm 2011, Nga và Việt Nam  ký thỏa thuận xây dựng một trung tâm khoa học- công nghệ nguyên tử cho  Đại Học Bách Khoa ở Hà Nội, qua đó Moscow thuận đầu tư một số vốn cho vay 500 triệu đô la.


Vào tháng 10 năm 2010, Nga đã ký một văn bản thỏa thuận liên chính phủ với Việt Nam về việc xây dựng một nhà máy điện nguyên tử  đầu tiên cho Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận.


Tuy nhiên vào tháng 11 năm ngoái, Quốc Hội Việt Nam chuẩn thuận quyết định của chính phủ trong việc bỏ kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân mà hướng đến nguồn năng lượng tái tạo cũng như nhập điện từ nước ngoài./


Dừng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận


Công KhanhThắng Quang


22/11/2016


Đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết dừng xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


Chiều 22/11, với trên 92% đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


Ngay sau đó, Chính phủ đã tổ chức họp báo chuyên đề về nội dung này.


Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, việc dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (dự án) được xem xét kỹ lưỡng, căn cứ trên cơ sở pháp luật. 


Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định công nghệ hạt nhân của Liên bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho dự án đều là công nghệ tiên tiến nhất và có mức độ an toàn rất cao.


"Việc dừng thực hiện dự án không phải với lý do công nghệ mà là do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay", Người phát ngôn Chính phủ nói. 


Cụ thể, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư (năm 2009), dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới. 


"Mặt khác, nước ta đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nguồn vốn để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay. 


Tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn năng lượng thay thế


Ông Mai Tiến Dũng thông tin việc dừng thực hiện dự án không làm ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện do có thể bổ sung các loại hình nguồn điện khác trong hệ thống như các nguồn điện than, nguồn điện năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).


Bên cạnh đó, Chỉnh phủ cũng xem xét biện pháp tăng cường mua điện từ các nước láng giềng, nhất là từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 


image009

Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: Năng lượng mới.


Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Chính phủ xem xét đầu tư thay thế nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bằng các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và các nhà máy tua bin khí sử dụng LNG nhập khẩu với tổng công suất khoảng 6.000 MW. 


"Các dự án này đảm bảo thay thế sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định. 


Cũng theo Người phát ngôn Chính phủ, giai đoạn sau 2030, Việt Nam tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn điện than và LNG nhập khẩu, xem xét đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. 


Đối với các cơ sở hạ tầng đã đầu tư, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm sử dụng tối đa, có hiệu quả đối với các cơ sở hạ tầng đã đầu tư thuộc phạm vi dự án để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay dù đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc song về mặt cơ bản họ đều bày tỏ sự cảm thông và tôn trọng quyết định của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao và cảm ơn sâu sắc thiện chí, sự hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản.


Ông Mai Tiến Dũng khẳng định Chính phủ tiếp tục quan tâm đến việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, có giải pháp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư tại tỉnh này khi dừng dự án. 


Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư năm 2009, dự kiến gồm 2 nhà máy. Mỗi nhà máy có 2 tổ máy, công suất 2.000 MW.


Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.


Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian lập dự án đầu tư kéo dài thêm khoảng hai năm và tiến độ tổng thể cũng phải điều chỉnh so với dự kiến ban đầu.


Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng việc dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là bất khả kháng, do bối cảnh khó khăn kinh tế chung của quốc tế và trong nước./

05 Tháng Tám 2023(Xem: 2025)
Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” – Kỳ 2
01 Tháng Tám 2023(Xem: 1920)
04 Tháng Bảy 2023(Xem: 2210)