Chính trị và Ái tình

05 Tháng Tám 20236:55 CH(Xem: 2376)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – CHỦ NHẬT 06 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” Kỳ 2


Chính trị và Ái tình


image001Ảnh từ trên xuống: Những tuyệt sắc giai nhân: Nam Phương Hoàng Hậu (1913-1963 (*), Bùi Mộng Điệp (1924-2011), Lý Lệ Hà (1920-1998), Lê Thị Phi Ánh (1925-1986), Monique Marie Eugene Baudot (1946-2021) khiến quả tim nhà vua nhiều lần “chết đứng”.

image004

Lý Kiến Trúc

05/8/2023 - Kỳ 2


Kỳ 1: Nguồn gốc Nguyễn Phước Vĩnh Thụy?


Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” Kỳ 2


Chính trị và Ái tình


Vua Khải Định mất vào ngày 6 tháng 11 năm 1925, hưởng dương 41 tuổi.(*)


Đông cung Thái tử Nguyễn Phước Vĩnh Thụy 12 tuổi từ Paris về nước thọ tang cha.


Ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy 13 tuổi lên ngôi Hoàng Đế nước Việt Nam lấy niên hiệu là Bảo Đại.


Bảo Đại mới lên ngôi được ba tháng, cha nuôi Jean Charles lại đem Bảo Đại qua Pháp, một hình thức “cách ly” khỏi vương triều nhà Nguyễn và nhất là đối với bà Từ Cung, người Mẹ mà nhà vua hết lòng hiếu thảo.


Sáu năm sau, tháng 9 năm 1932, Jean Charles đưa Vua Bảo Đại 19 tuổi về Huế chấp chính, trực tiếp Nhiếp chính triều đình. Ngày19 tháng 9 cùng năm, nhà vua trẻ Bảo Đại ra Đạo dụ số Một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam Hoàng Triều.


Ngày 8 tháng 4 năm năm 1933, Vua Bảo Đại 20 tuổi làm một công việc rúng động: “lật đổ” Cơ Mật Việt và toàn bộ bộ máy quan liêu triều đình đứng đầu là Phêrô-Giuse Nguyễn Hữu Bài, một Tể tướng theo đạo Thiên Chúa.


Không thể biết rõ những ai đứng sau “chống lưng” cho nhà vua trẻ làm cuộc “cách mạng” nội bộ.


Tể tướng Giuse Nguyễn Hữu Bài, hậu duệ cụ Nguyễn Trãi, đại công thần nhà Lê nổi tiếng là vị đại quan cấp tiến, đầy lòng nhiệt huyết trong việc bảo vệ triều đình nhà Nguyễn. Hàng thứ dân kinh đô Huế từng truyền miệng câu vè: "Phế vua không Khả, đào mả không Bài".


Không biết Jean Charles và Nguyễn Hữu Hào có dắt ái nữ Nguyễn HữuThị Lan vào chầu Vua, “ra mắt” giai nhân ở điện Thái Hòa lần nào không. Nếu có, dung nhan truyệt trần của người con gái miền Nam đã lọt vào cặp mắt nhà vua trẻ tuổi.


Người ta ngờ rằng giới sĩ phu, học sĩ và quan viên triều đình Huế đã nổi lên làn sóng ngầm chống lại âm mưu “tình ái” của Khâm sứ Jean Charles và Pièrre Nguyễn Hữu Hào, một đại điền chủ ở Gò Công theo đạo Thiên Chúa.


Người ta ngờ rằng, Bảo Đại đã “cải tổ” bộ máy triều đình, giải nhiệm chức Tể tướng và thay thế vào đó các quan chức trẻ thân Pháp là hậu quả từ cuộc phản đối của triều đình với cánh Jean Charles và Hữu Hào.


Từ thời gian này trở đi, Bảo Đại toàn quyền điều hành bộ máy triều đình.


Cũng trong năm 1933, Nhà Vua đi thăm các nơi, Thanh Hóa và Hà Nội. Đặc biệt ở Thanh Hóa, một buổi đại lễ được tổ chức trọng thể cho nhà vua hậu duệ đời thứ 13 dòng họ Nguyễn Phước kính cáo các đức Tiên Tổ khai sáng triều đại Việt Nam, quốc hiệu lập ra từ thời Vua Gia Long. 


image006Đại lễ kinh cáo Tổ Tiên dòng họ Nguyễn Phước tại Thanh Hóa do vua Bảo Đại chủ lễ.


Một cuộc giao duyên cho “duyên tình kỳ ngộ” diễn ra ở cao nguyên Đà Lạt.


Tại sao lại ở cao nguyên Đà Lạt mà không ở Huế sông Hương núi Ngự? Huế cách Đà Lạt gần 800 cây số. Đường xa ngàn dặm đối với thời bấy giờ, nhưng đối với Jean Charles, đó là một thắng cảnh nguyên sơ hữu tình, một công lao do Bác sĩ người Pháp, Alexandre Yersin khám phá vào năm 1893.  


Jean Charles và viên Quản đạo (Tỉnh trưởng) Đà Lạt lập tức cho trang điểm toàn bộ thành phố trở nên một địa điểm đẹp nhất ở Việt Nam. Những tên gọi mới phát sinh như Thành phố mộng mơ, Thành phố ngàn hoa, Thành phố ngàn thương, Thành phố ngàn thông, Tiểu Paris phương Đông, Xứ sở Hoa Anh Đào với các địa danh hấp dẫn như thơ, chẳng hạn như suối Vàng, suối Cam Ly, hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, thác Prenn, rừng Ái ân, thung lũng tình yêu, vườn hồng, vườn rau, … chỉnh trang lại đại khách sạn La Palace trên đồi cao xây từ năm 1922, …. sân tenis, thuyền buồm, xe sport, xe song mã, đội ngự lậm quân hoàng gia. v.v…


Nói tóm lại, Đà Lạt sẽ là cái nôi trẻ trung nảy nở tình yêu hơn là Huế, cổ kính thâm u buổn tẻ xênh xang áo mão.


Tất cả mọi thứ sẵn sàng chào đón “ông tây” phong nhã và “cô đầm” tuyệt sắc.


Và, không ai ngờ rằng, Đà Lạt cũng là nơi gieo vào tâm tưởng nhà vua trẻ những xúc động giao hòa với miền đất của đại ngàn rừng sâu núi thẳm, của cồng chiêng u mặc, của ngọn Lang Biang huyền thoại, của sương mù bí ẩn mặc lớp áo thiên nhiên che chở cho thổ dân bản địa buôn sóc hiền lành.


image008Một trong các xe thể thao của nhà vua Bảo Đại trẻ và giai nhân ở Đà Lạt.


Chưa đến 1 năm sau ngày “lật đổ” triều đình, ngày 21 tháng Giêng năm 1934, Vua Bảo Đại ra đạo Dụ số 4 quyết định cưới vợ – cưới Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan. (1)


Cưới vợ song song với việc xây dựng các dinh thự để làm nơi trú ngụ và làm việc ở Đà Lạt là hai công việc lớn của Nhà Vua khi ông quyết định chọn Đà Lạt làm thủ đô thứ hai sau kinh đô Huế.


Ý định này có thể xuất phát từ ý muốn của Hoàng Hậu Nam Phương. Bà là người theo đạo Chúa, hấp thụ văn hóa phương Tây, vẻ như không thích hợp lắm với người Huế, triều đình Huế và màu sắc Nho-Phật-Lão diễn ra trong các nghi lễ truyền thống phụng thờ Tổ Tiên.


(Thêm: Ở trong nước hiện nay, các dinh thự do Vua Bảo Đại cho xây dựng ở Đà Lạt, chính phủ cộng sản phân chia theo dạng Dinh I, Dinh II, Dinh III phục vụ cho du lịch. Nhưng theo tôi, tôi lấy mốc thời gian xây dựng để phân chia danh xưng là Dinh Vua Bảo Đại số 1, số 2 và số 3, để từ đó có thể suy ra ý nghĩa thầm kín của vua Bảo Đại trong việc xây dựng các dinh thự. (Không kể các dinh thự xây ở nơi khác) (2)


Mối tình và những Cuộc tình đi vào tình sử


Mối tình của giai nhân Nguyễn Hữu Thị Lan


 image010eanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, người con gái xứ Gò Công, 21 tuổi, “chim sa cá lặn” phương Nam dịu dàng đốn ngã con Rồng An Nam, gốc Huế, 21 tuổi;


Bí quyết nào giúp Thị Lan hớp hồn con Rồng An Nam?


Trước hết, nhan sắc. – Thị Lan đẹp, – rất đẹp – đẹp mặn mà, thùy mị, tinh khiết. Cái đẹp của đất trời phương Đông kết tụ vào người con gái vóc dáng mảnh mai miền Nam có khuôn mặt phúc hậu.


Thứ hai, Thị Lan là ái nữ được gia đình đưa qua Paris ăn học. Với vẻ đẹp dịu dàng của người thiếu nữ phương Đông, thùy mị và quyến rũ, cộng với sự hấp thụ nền giáo dục quí phái Pháp, tất cả đã tạo cho Nguyễn Hữu Thị Lan một mẫu người xứng đáng sáng danh giòng giống Việt.


Nhưng chắc chắn; Thị Lan không phải là mẫu giai nhân trong tranh trường phái phục hưng lộ liễu với những “cung đường” venus nảy lửa.


Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (Kiều) – Thị Lan, mềm mại thanh tú với cặp lông mày “yên my” kỳ ảo; nàng không có đôi mắt “nhãn trung hữu thủy” mà trong sáng hồn nhiên nhưng rất nghiêm trang; đôi mắt là cửa sổ tâm hồn Thị Lan ươm đậm bản sắc văn hóa miền nam, toát lên một phong cách rất mực quý phái đông tây khiến người nhìn vào không khỏi vị nể cảm mến. (3)


image012Vóc dáng tinh khiết của thiếu nữ Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan đã đốn ngã Bảo Đại. Ảnh chụp không ghi rõ năm nào, ở đâu. Theo người viết, Thị Lan khoảng 16 - 18 tuổi.


Ông vua playboy 21 tuổi – liểng xiểng vì tiếng sét ái tình Đà Lạt – choáng váng trước nhan sắc, trước cô gái nói giọng miền Nam dịu dàng và cái nết hồn nhiên – cưới ngay, áp trại về cung tôn lên ngôi Hoàng Hậu.


Ông vua phong cách rất Tây lái xe sport như gió, lái máy bay như bay, chơi tenis điệu nghệ, tay thiện xạ và nhảy đầm tuyệt hảo bước nhẩy bay bướm Paris.


Ông vua hai mươi mốt tuổi (1934), khó có thể nghĩ tới đằng sau người thiếu nữ tinh khiết ấy – dù có lắng nghe những trần tình tranh luận hơn thiệt của triều đình qua các buổi chầu đại triều – cũng khó lòng thoát được bẫy tình của hai con cáo già chính trị đầy tham vọng: Khâm sứ Jean Charles, Pièrre Nguyễn Hữu Hào, (4) giăng lưới hoa lệ trên mảnh đất cao nguyên.


Jean Charles và Hữu Hào đã nhìn thấy đôi mắt si tình của Bảo Đại.


Một màn sương “tình ái” trong khung cảnh nên thơ sẽ được dựng lên cho những lần Bảo Đại và Thị Lan gặp gỡ, tiếng sét ái tình sẽ nổ ra trên bầu trời cao nguyên, mây mù Đà Lạt sẽ che khuất tầm mắt xoi mói của triều đình Huế và cuối cùng sinh mệnh nhà Nguyễn từ từ sẽ nằm trong bàn tay Đại Pháp.


Jean Charles và Pièrre Nguyễn Hữu Hào xoa tay khoan khoái. Đám cưới cung đình ở bậc tột đỉnh sẽ “lột xác” một Vương Quốc vốn ăn sâu gốc rễ Nho-Phật-Lão hàng ngàn năm. Một khi Hoàng đế và Hoàng hậu là con cái của thành Rome, Đại Nam Hoàng Triều sẽ được “cải đạo” để trở thành một tiểu Pháp trong đại Pháp.


Tiếng sét ái tình thủa ban đầu nổ trên không gian xứ sở hoa anh đào như một ánh chớp cực tím, tím cả chiều hoang biền biệt (Hữu Loan), báo hiệu cuộc đời tình ái và cá tính ông trời của một nhà vua trẻ tuổi.


Không chỉ là tình yêu đơn phương. Đôi mắt trong veo của Thị Lan đã ngả màu mơ mộng về chàng thanh niên điển trai hào hoa phong nhã, đồng điệu văn hóa Pháp Quốc. Tình yêu đã đến với Thị Lan thắm thiết – Khi đã yêu thì mơ mộng nhiều, Mơ ngày mai pháo nhuộm đường vui … Chớ nói tình yêu, bằng chót lưỡi đầu môi… (Phượng Linh).


Người thiếu nữ ngây thơ ấy khi yêu không bao giờ nghĩ tới ngai vương tột đỉnh hoàng hậu. Nàng không xuất thân từ vương giả ôm mộng vương phi. Nàng hiền như Ma soeur (Nguyễn Tất Nhiên), lành như đất phương Nam, mát như con nước Đồng Nai chuyên chở phù sa uốn quanh lồng lộng. Nàng chưa bao giờ bước chân vào thế giới cung đình. Huế, một triều đình u uẩn thâm sâu. Đối với nàng, Huế, đáng sợ hơn đáng yêu. Chỉ có Bảo Đại – một chuyện tình Đà Lạt nở rộ trong tâm hồn nàng như đóa hướng dương miền “cương thổ” rực rỡ nắng vàng nguyên sơ rừng núi.


image014Ảnh trái: Dáng vẻ người con gái phương Nam hiền hòa bên cạnh ông vua trẻ hào hoa dưới gốc thông già; ảnh phải: Ông vua trẻ nét mặt hưng phấn hân hoan cùng với phái đoàn cha nuôi Jean Charles đón dâu về cung. Chú ý: Năm cưới, cả hai mới có 21 tuổi. Getty Images


Mối tình vương giả đi vào tình sử với những tình tiết éo le. Dù đẹp cách mấy, sang trọng cách mấy, hào hoa cách mấy, tiếng đồn thị phi cũng không thể tránh được miệng đời. (Nhất hạng là bọn ăn theo nói leo bọn lăng nhăng lếu láo).


Bàng dân Đà Lạt thị phi; Ủa, con cái nhà ai mà lấy được Vua vậy?


Bàng dân kinh đô Huế xoi mói; này, cô “đầm” lai tây!


Triều đình Nguyễn Phước tộc ngỡ ngàng; hoàng hậu theo đạo Chúa!


Bao nhiêu là “tội”. Cái “tội” ghê gớm đối với người Mẹ theo đạo Phật có người con trai duy nhất là Vua lấy vợ con cái của nhà Chúa. Đức Từ Cung khổ tâm. Hoàng triều sắng đắng.


image016Cô “đầm” Nguyễn Hữu Thị Lan. Getty Images


image018Một mệ Huế hay một bà Bắc Kỳ đang đăm đăm nhìn xoi mói, quan sát dung nhan, nhân cách của cô dâu miền Nam Nguyễn Hữu Thị Lan theo đạo Chúa. Ảnh tài liệu. Getty Images.


Bảo Đại ương ngạnh với triều đình, cãi lời Mẹ, đức Từ Cung Hoàng Thị Cúc, nghe lời Cha nuôi, Khâm sứ Jean Charles. Đến nỗi Nhà Vua trẻ bực tức thốt lên: Cưới vợ cho Trẫm, hay cho triều đình? Nhà vua chấp nhận mọi điều điện trước khi diễn ra đại lễ hôn phối.


Chuyện tình Đà Lạt diễn ra với những điều kiện: – Xin phép Giáo Hoàng tòa thánh Vatican cho phép hai người lấy nhau, Thị Lan giữ nguyên đạo Chúa lòng lành; – Bảo Đại giữ nguyên đạo Phật từ bi; – Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu ngay sau ngày cưới; – Các con khi sinh ra được rửa tội theo giáo luật Công giáo;


Chuyện tình Đà Lạt nổ như quả bom nguyên tử rúng động kinh thành nhà Nguyễn, gây khó xử cho người Mẹ một thời đi tu, một Phật tử thuần thành, một thời “oan ức”, trước khi sinh ra Nguyễn Phước Vĩnh Thụy;


Đứng giữa bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?


Chữ tình là chữ chi chi, Dẫu chi chi cũng chi chi với tình. (Nguyễn Công Trứ)


Bảo Đại, chàng công tử gốc Huế dệt lên câu chuyện tình Đà Lạt, trân quí người con gái gốc miền Nam, ăn học bên Tây, Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, dù biết rằng đó ái nữ thứ hai của ông bà Pièrre Nguyễn Hữu Hào, một đại điền thuần đạo Thiên Chúa.


Không thể chối được. Bảo Đại đã yêu Thị Lan. Thị Lan đã yêu Bảo Đại. Mối tình đầu vượt qua mọi ranh giới, mọi lý lẽ.


Chứng minh cho ngọn lửa tình yêu, ngày 21 tháng Giêng năm 1934, Nhà Vua vượt qua hàng rào đạo lý Tam giáo đồng nguyên và tổ tiên Triều Nguyễn, nhất là người Mẹ, người mà Nhà Vua hết lòng hiếu thảo. (1)


Những ly rượu sâm banh ngọt ngào trong phòng đại sảnh khách sạn sang trọng bậc nhất Đà Lạt nổ đôm đốp; âm nhạc dịu dàng luân vũ Âu châu đưa những bước nhảy chính cống Paris quấn quít; những buổi sáng tenis hào sảng, những gót chân mềm dẫm lên bãi cỏ non đẫm sương mai, vi vu nghe tiếng gió reo dưới gốc thông già, cánh buồm trắng lả lơi trên hồ Xuân Hương quyện với thở hơi thở mùa xuân từ ngọn Lang Biang huyền thoại thổi về và mùa đông bên bó củi hồng bếp lửa …;


"Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, Ngàn năm chưa dễ đã ai quên" (Thế Lữ).


Chúa và Phật có hòa hợp được không trong lúc sử ta chưa ráo mực chống Pháp, vẫn còn lưu huyết vì đám đại thần tay sai thực dân đề nghị với Pháp lưu đày hai Vua Thành Thái và Duy Tân. (5)


Chúa và Phật có hòa giải nổi không trong lúc bên thắng cuộc hôn nhân đầy mưu ma chước quỷ, bạo lực thực dân và sắt máu.


image020Ngày 8 tháng 1, năm 1926, Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (13 tuổi) lên ngôi Hoàng đế An Nam ở Điện Thái Hòa kinh đô Huế lấy niên hiệu là Bảo Đại; Tháng 9 năm 1932, Jean Charles đưa Bảo Đại 19 tuổi về Huế trực tiếp Nhiếp chính triều đình, ngày 19 tháng 9 cùng năm, vua Bảo Đại ra Đạo dụ số Một tuyên cáo chấp chính và thiết lập chế độ quân chủ Đại Nam Hoàng Triều; Ngày 21 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 9 (1934), Bảo Đại xuống Dụ làm lễ Đại hôn lập ngôi Hoàng hậu.


image022Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị LanNam Phương Hoàng Hậu Vương Quốc Việt Nam/Triều Nguyễn Phước tộc 1913-1963). Các giám mục và quan viên Pháp sau lưng Hoàng Hậu.


Chuyện tình Đà Lạt mọc lên những dinh thự tráng lệ kiểu cách phương Tây ở miền cao nguyên đất đỏ, miền đất của các loài hoa, của những quả đồi thông vi vút bốc lên mùi nhựa, của những mái nhà đơn sơ quyện khói lam chiều bên con dốc nhỏ, văng vẳng tiếng cồng man dại âm âm cổ tích trường ca Gơ Plom Kòn Yồi và tiếng hờn ai oán sử thi K’Ho những khi trở trời tàn phá nương rẫy đồi non buôn sóc;


Chuyện tình Đà Lạt nức tiếng đồn xa khiến từng đoàn, từng đoàn người Kinh đổ về xâm thực núi rừng người Thượng. Người Kinh với dòng máu hung hãn, đi đến đâu làm nhà dựng cửa, chiếm lĩnh đất đai, khoanh vùng lãnh địa, chủ nhân ông những mảnh đất màu mỡ mênh mông, những mảnh đất hùng tráng xa xưa một thời người Thượng đứng lên chống giặc ngoại xâm đến nỗi Yàng phải lùi vào non sâu rừng thẳm mà tồn tại.


Dường như khi mùa đông se lạnh kéo về, mây mù phủ kín lũng đồi, sương khói la đà pha màu tuyết trắng, thì đâu đây Chuyện tình Đà Lạt với những chiếc áo len mềm mại khoe màu trang điểm cho phố phường quanh co con dốc lỏng tay buông khấu, Bảo Đại-Thị Lan trở thành biểu tượng thơ mộng của con người và mối tình Đà Lạt hợp rồi tan, tan rồi hợp.


Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly khóc tình đầu dang dở (Minh Kỳ-Dạ Cầm/Thanh Tuyền trước 1975)


Trong cơn bão tình của người nghệ sĩ playboy, Bảo Đại có thấy được tình yêu vô bờ bến của người con gái phương Nam giầu lòng hy sinh (mà trời đã dành cho người một bước lên ngôi), hay Bảo Đại mải đắm mình đùa với ái tình, với những cành hoa mới lạ. Chỉ có ngài mới biết được ngài.


Hoàng Hậu Nam Phương


Chỉ có ngài mới biết được lời thì thầm của núi rừng cao nguyên, mới nghe được kho tàng chuyện cổ của già làng, tiếng âm u của núi rừng, tiếng cồng chiêng thôi thúc của những người dân man khai dội vào không gian thăm thẳm, tiếng nổ lách tách bập bùng đống lửa hừng hực những đôi chân người Thượng dậm đạp xuống đất đòi lại của cải của quỷ thần …; chỉ có Bảo Đại mới thấu cảm được núi rừng – một ngày kia – núi rừng phải thuộc về đế vương.


Chuyện tình Đà Lạt đã trở thành “thủ đô” của lãnh thổ Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ.”


Chuyện tình Đà Lạt với những di sản phong vị rất riêng phong cách Bảo Đại.


image024Ông vua nghệ sĩ playboy ghiền thuốc lá trong dáng dấp rất tây. Getty Images


Mối tình vương giả đầy thơ mộng của vua Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương kéo dài được 9 năm (1934-1945), trong vòng 7 năm, từ 1936 đến 1943, Nam Phương Hoàng Hậu đã sinh cho vua Bảo Đại 5 người con. Con trai trưởng là Hoàng tử Nguyễn Phước Bảo Long.


(thêm: Không thấy tài liệu nào viết vua Bảo Đại tấn phong cho Bảo Long là Đông Cung Thái Tử.)


Ngày 30/8/1945. Vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị ngai vàng. Chấm dứt triều Nguyễn Phước tộc trị vì Vương Quốc Việt Nam 143 năm.


Sau khi vua Bảo Đại thoái vị, tất cả thế lực, quyền hành của nhà vua trôi theo sông Hương chảy ra biển Đông. Quần thần, nội các Trần Trọng Kim tan rã trốn biệt. Phạm Khắc Hòe, viên Ngự tiền văn phòng của nhà vua, viên giặc nội tuyến hàng đầu manh tâm phản chúa, Hòe là người đóng vai trò quan trọng trong việc “ép” vua thoái vị cùng với âm mưu xóa sổ nền quân chủ đại nghị.   


Qua lời “mời” của ông Hồ Chí Minh, Tôn Quang Phiệt, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (1945) chuyển đến cho vua Bảo Đại một bức điện khẩn:


"Chính phủ lâm thời mời công dân Vĩnh Thuỵ ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho chính phủ. Nếu nhận lời, sẽ có những chỉ dẫn cần thiết để ông cố vấn có thể ra Hà Nội sớm nhất.


Ký tên: Hồ Chí Minh".


Bức điện ký tên Hồ Chí Minh viết rõ là chính phủ mời công dân Vĩnh Thụy chứ không mời cựu Hoàng Đế An Nam, ý tứ bức điện 46 chữ lộ rõ sự “đe dọa” ngầm đối với cá nhân nhà vua, nhưng nhà vua vẫn lên đường.


Bảo Đại đơn thân độc mã đi Hà Nội. Một “hàng thần” chui vào hang hùm vô sản. Bảo Đại biết rằng sinh mạng của ông không dễ thủ tiêu. Ít ra ông vẫn là quân cờ Xe, Pháo, Mã trên bàn cờ quốc tế Đông Dương.


Không thấy một dấu hiệu thất chí nào trong đầu vị hoàng đế thất cơ lỡ vận không tướng không quân.


Song, điều mà người ta quên rằng, Bảo Đại – một con người bề ngoài trông có vẻ phiến diện và dễ làm bù nhìn. Thật ra, trong sâu thẳm tư tưởng của một ông vua, người ta nhìn thấy có những đức tính nhân bản chân thiện mỹ; ngoài ra ông còn là một nghệ sĩ playboy, một bộ óc chính trị lãng mạn và một trái tim dân vi quý.


image026Hoàng đế Bảo Đại thường xuyên đọc sách và kinh sử.


Ở vào thế cùng tận, khi mọi quyền lực tiêu tan, quần thần rã đám và ngai vàng trở nên vô nghĩa trong cơn bão tố, nhà vua nói: “Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, vì nền độc lập của Việt Nam, để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.” (trích hồi ký Con Rồng An Nam)


Đất Thăng Long ngàn năm văn vật lọt vào tay đoàn quân vô sản. Hằng đêm trong ngôi biệt thụ nhỏ nhoi cô tịch, nhà vua vắt tay lên trán nghĩ suy về thời cuộc, ông buồn bã bỏ lại Nam Phương Hoàng Hậu và đức Từ Cung ở cung An Định Huế.


Rồi. “những người bạn tình báo ở sân tenis” đã đến với ông. Họ chỉ đường vẽ lối cho cựu Hoàng giải sầu – Một Mộng Điệp Kinh Bắc mặn mà – Một Lý Lệ Hà nghiêng nước khuynh thành ở các Dancing sang trọng bậc nhất thủ đô đưa tình vào đôi mắt đa tình.


Bến đỗ tình yêu của Bảo Đại mất tiệt ở sông Hương mà lai láng ở Hồng Hà.


Đã thế, cựu Hoàng, người nghệ sĩ playboy Chơi cho liễu chán hoa chê, cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời” (Kiều);


Đã thế, “Thân tôi mẩn canh tàn, chiêm bao như thấy có nàng ngồi bên.” (nhại Ca dao)


Thay vì như những người hùng đi chinh phục đỉnh Everest, chinh phục đáy đại dương, cựu Hoàng đi chinh phục tình yêu.


Có đúng không khi nói ông Hoàng là người hùng lý tưởng trong tình yêu. Không. Đơn thuần ông là một kẻ đa tình có số đào hoa oan nghiệt. Thường. Cái số đào hoa oan nghiệt vận vào người anh hùng đôi khi nó “triệt” đường công danh sự nghiệp. Bảo Đại đã yêu mối tình đầu Đà Lạt bằng tất cả con tim thơ mộng, nhưng ông cũng đam mê thân xác với cuộc tình hương phấn, môi son Hà Nội đầy quyến rũ; nhưng – ông vẫn không quên ông là vị Hoàng Đế phải làm chủ được bản thân.


Cuộc tình của giai nhân Mộng Điệp, Lý Lệ Hà và Monique


Hai vì sao lạ ở Thăng Long thành đã chiếu rực rỡ vào cung tử vi Bảo Đại – không chỉ là ái tình mà còn là ẩn số.


Tháng 9 năm 1945, Mộng Điệp, một giai nhân Kinh Bắc bỏ hết quá khứ đi theo ông vua thất thế. Mộng Điệp, nàng là ai? Khá ít tài liệu nói về cuộc tình của giai nhân Kinh Bắc với cựu Hoàng kéo dài từ năm 1945-2011.


Nàng là bông hoa ở đất Hoàng thành đi về đất Hoàng Triều Cương Thổ Đà Lạt-Ban Mê Thuột hoang dã thắm đượm cuộc tình hoang dại. Nàng là người tình giỏi giang cỡi voi theo vua những ngày đêm lặn lội săn thú trong rừng sâu núi thẳm. Nàng vui cùng niềm vui của vua, nàng buồn cùng nỗi buồn của vua. Nàng khăn gói “nuôi” vua ở đất Trùng Khánh Hồng Kông xa lạ, nàng là người mà sau này Quốc Trưởng tin cẩn giao trọng trách giữ gìn Ấn vàng Gươm báu và làm công việc Thượng Ngàn giữ gìn miền đất cao nguyên. (6)


Mộng Điệp rất xứng đáng là cánh tay đắc lực của Bảo Đại. Khác với Nam Phương Hoàng Hậu đạo Chúa, Mộng Điệp đạo Phật, bà được lòng đức Từ Cung yêu mến trao cho áo mão triều phục vương phi để lo lễ lạc trong triều.


Dù không còn là hoàng đế nhưng Bảo Đại cũng phong cho bà ngôi vị “Thứ phi phương Bắc.”


image028Mộng Điệp, giai nhân Kinh Bắc.


image030Mộng Điệp “Thứ phi phương Bắc” trong triều phục vương phi nhà Nguyễn (1924 - 2021)


Thứ phi Mộng Điệp đã làm tròn được ba trọng trách lớn do vua Bảo Đại giao phó. Một mình bà lên sống ở Biệt Điện Ban Mê Thuột trông nom mảnh đất “Hoàng Triều Cương Thổ” của nhà vua. Một tay bà khai khẩn đồi non nuôi mấy chục con voi chiến, trong đó có con voi trắng rất tinh khôn.


Không tài liệu nào nói lý do vua Bảo Đại nuôi cả bầy thớt voi với mục đích gì; thứ hai, Thứ phi Mộng Điệp đã tích giữ được Ấn vàng Gươm báu của nhà vua sau khi người Pháp tìm thấy, họ đã trao trả cho Thứ phi Mộng Điệp trong một buổi lễ long trọng ở Đà Lạt; thứ ba, năm 1953, bà Mộng Điệp được Quốc trưởng Bảo Đại giao phó mang ấn kiếm sang Pháp giao cho Nam Phương Hoàng Hậu. Bà đã làm tròn trách nhiệm.


image032Thứ phi Mộng Điệp sinh sống một mình ở Biệt Điện Ban Mê Thuột trông nom đất “Hoàng Triều Cương Thổ và đàn voi của vua Bảo Đại. Ảnh tài liệu Getty Images.


Tuy nhiên, rừng núi hoang vu, cao nguyên một phen hoảng loạn. Bảo Đại và Mộng Điệp ví như những người lính rừng say sưa ra tay “diệt chủng hơi thở và những tiếng gầm tuyệt vọng.”


Với những khẩu súng-vũ khí tối tân nhập cảng, Bảo Đại-Mộng Điệp đã phạm vào tội “diệt chủng.” Diệt chủng dưới nhiều hình thức, dù là diệt chủng thú vật.


Có một bài viết kể chuyện hồi ức của một gia nhân đi theo Vua Bảo Đại đi săn nói rằng nhà vua đã bắn hạ hàng mấy trăm con cọp??? Hổ là loài thú hiếm quý ở đâu mà lắm thế.


Sự xuất hiện thường xuyên của "phương Bắc” trong những buổi “liên hoan” ngợi ca chiến thắng của khói súng và bạo lực, – đã hạ gục con mồi, con mồi ở thế bị động.


Nhưng ở đây ta cũng không thể trách cứ vì sao có sự chán ngán của người con gái miền Nam ngây thơ chính trị, mà chính là dấu hiệu của sự chia lìa vĩnh viễn những ngày xưa thân ái trong dàn nhạc giao hưởng hòa lên đại tấu khúc tự do độc lập và dân chủ cho một quê hương – nhường chỗ cho “bầy hoang dã lên cơn thèm khát.”


image034Mộng Điệp cùng cựu Hoàng đi săn thú trong những khu rừng hoang dã từ năm 1949. Getty Images


image036Mộng Điệp tươi cười ngồi bên Chúa tể rừng xanh (Bạch hổ) bị Bảo Đại bắn hạ. Chú ý: dòng máu trên đầu Bạch hổ chảy loang lổ nhưng đôi mắt vẫn trừng trừng. Getty Images


image038Bảo Đại đang cầm khẩu súng săn tối tân ngồi trên con Min (trâu rừng bốn chân trắng – loài thú hiếm quý ở cao nguyên Trung phần Việt Nam). Getty Images


image040Một bức ảnh chụp trong Biệt điện Bảo Đại ở Ban Mê Thuột, ngờ rằng vua Bảo Đại đang cưỡi trên lưng con voi trắng lúc đi săn.


image041Ấn vàng và Gươm báu triều Nguyễn do Pháp tìm thấy trao trả cho Thứ phi Mộng Điệp, đại diện cho vua Bảo Đại nhận lãnh trong một buổi lễ ở Đà Lạt. Ảnh tài liệu.


image043Mộng Điệp trong bộ áo tắm ở một bãi biển. Ảnh gốc không ghi rõ ở đâu năm nào. Getty Images


Năm 1946, Thứ phi Mộng Điệp sinh cho cựu Hoàng một đưa con. Rất tiếc, đứa con đầu với cựu Hoàng không phải là hoàng tử mà là công nương.


Sau đó khi tháp tùng cựu Hoàng sang Pháp, “Thứ phi Mộng Điệp” mua một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia và ở luôn tại Pháp cho đến lúc viên mãn lúc 12 giờ trưa ngày 26 tháng 6, 2011, hưởng thọ 87 tuổi.


(Thêm: Năm 1947, ngày 12 tháng 8, tại Huế, hai năm sau ngày Việt Minh “cướp” được chính quyền trong một diễn biến “cách mạng” không đổ máu; Nam Phương Hoàng Hậu rời khỏi Việt Nam, bà và các con đáp máy bay Anh để tới Hồng Kông thăm vua Bảo Đại, sau đó Hoàng Hậu và các con rời Hồng Kông sang Pháp; Năm 1949, cựu Hoàng sau mấy năm bôn ba nơi đất Trùng Khánh, Hồng Kông, về nước đón nàng Tiểu Lan, Mộng Điệp lên Đà Lạt vui với núi rừng, lặn lội theo cựu hoàng đi săn ở những khu rừng rập rình ác thú. Bảo Đại không mang theo Lý Lệ Hà. Một dấu hỏi.)


image045Nam Phương Hoàng Hậu và 5 người con: Hoàng thái tử Bảo Long, hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử út Bảo Thắng đứng dưới bức chân dung Hoàng Đế Bảo Đại. Ảnh không ghi rõ chụp ở đâu năm nào, nhưng nhìn qua hình ảnh Bảo Long thấy đã lớn.


Cùng năm 1945, “những người bạn tình báo ở sàn nhảy phố Khâm Thiên” giới thiệu cho cựu Hoàng đang vất vưởng ở Hà Nội một giai nhân nghiêng nước khuynh thành có đôi chân đẹp nhất thủ đô: Lý Lệ Hà.


Một ít tài liệu sơ sài nói rằng Lý Lệ Hà xuất thân là một vũ nữ. Tài liệu khác nói Lý Lệ Hà là điệp viên hai ba bốn mang: Việt Minh, Pháp, Anh, Mỹ?


(thêm: xin nhắc lại vào thời điểm lúc bấy giờ, tình báo Việt Minh, Anh, Pháp, Mỹ và các đảng phái quốc gia dày đặc ở Hà Nội, đặc biệt là Việt Minh và các đảng phái quốc gia giết nhau như ngóe; đến năm 1946, thì Việt Minh ám sát, thủ tiêu gần hết lãnh tụ và đảng viên quốc gia.)


Lý Lệ Hà – Nàng là một ẩn số “Mata Hari” Việt Nam bí mật khoác áo vũ nữ? Nàng là một vì sao khi mờ khi sáng, khi ẩn khi hiện. Vì yêu hay vì đặc vụ gián điệp mà nàng theo sát cựu Hoàng ở đất Trung Hoa?


Mỹ nhân vũ nữ không cần biết điệp viên kép hay đa mang – nàng mang mang quấn quít với cựu Hoàng trong những bước “It Take Two to Tango” khắng khít ở phố cô đầu Khâm Thiên, nàng ôm ấp mối tình với Hoàng Thượng “cô thân độc mã” ở hang hùm vô sản Hà Nội, nàng rũ áo phồn hoa đi “nuôi” cựu Hoàng “bụi đời” nơi đất khách. Với trí thông minh của nàng, nàng biết rất rõ cựu Hoàng vì sao “Từ độ mang gươm đi mở cõi” (Huỳnh Văn Nghệ). Lý Lệ Hà, người vũ nữ, xứng đáng, rất xứng đáng là “Thứ phi phương Bắc” thứ hai.


(Thêm: Vào thời điểm lúc ấy, cựu Hoàng đang đứng giữa dòng xoáy Việt Minh, Trung Hoa Tưởng Giới Thạch, Pháp, Anh, Mỹ; ông dồn hết tâm sức vào các hoạt động ngoại giao và chính trị. Ông buộc phải chọn nước nào có lợi cho “Giải pháp Bảo Đại”. Cuối cùng ông chọn Pháp, và riêng cuộc tình Lý Lệ Hà, có lẽ là một nghi án chính trị và ái tình còn nằm trong ngăn kéo tình báo chưa khui.)


Có một điểm khá lưu ý là Lý Lệ Hà tránh gặp mặt Nam Phương Hoàng Hậu ở Hồng Kông; ngược lại Hoàng hậu lại rất lưu tâm đến người “vũ nữ” bí mật hết lòng chăm sóc Bảo Đại và “lịch sử mai đây không buông rơi cựu Hoàng, còn gặp lại nhau …”


Nam Phương Hoàng Hậu đã viết một lá thư sang cả của người học thức đứng ở nghi vệ oai nghiêm của một hoàng hậu có tầm nhìn chính trị dù thất bại hay thành công, gởi cho Lý Lệ Hà mà giới văn nghệ sĩ trong nước câu khách bình dân viết bằng dòng chữ nhem nhuốc tầm thường: "Bức thư đánh ghen" 66 chữ đầy kiêu hãnh.


Thư rằng:

image047

https://vietnamnet.vn/la-thu-danh-ghen-66-chu-nam-phuong-hoang-hau-gui-tinh-nhan-cua-chong-641101.html


Tôi thực sự không rõ và rất dè dặt nguồn gốc khi đăng poster trên, trong đó có bức ảnh Nam Phương Hoàng Hậu và lá thư ký tên: Chị Nam Phương.


Đột nhiên, Lý Lệ Hà mất dấu, biệt tích trong khoảng 3 năm (1947-1949). Nhiều người cho rằng Bảo Đại đã “bỏ rơi” Lý Lệ Hà ở Hồng Kông theo cái nghĩa ái tình vụn vặt lăng nhăng.


Bà Lý Lệ Hà biệt tích ra sao? Sống chết ở đâu?


Trang wikipedia viết: “Đến tháng 3/1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh. Nhưng khi kết thúc, ông không trở về nước theo đoàn. Ông phải vay nợ để sống những ngày khó khăn ở đây. Lý Lệ Hà đã lặn lội sang Trùng Khánh để theo ông.


Sau khi xin tị nạn ở Hong Kong, giai đoạn đầu Bảo Đại phải sống nhờ vào tiền tiết kiệm của Lý Lệ Hà. Daniel Granclément – tác giả cuốn sách “Bảo Đại, hay là những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam” viết: “Tiền ông quăng trên các bàn bạc hoặc thanh toán tiền phòng là của cô nhân tình Lý Lệ Hà chi trả. Cô này đã phải mở két, biếu ông tất cả tiền tiết kiệm của một cô gái nhảy nửa thượng lưu, số tiền lên tới vài trăm bạc nhờ tài kiên trì tích cóp.”


Lúc này, Hoàng hậu Nam Phương đã viết cho tình địch một bức thư mà Lý Lệ Hà vẫn giữ suốt nửa thế kỷ sau: “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương.”


Có một tài liệu dưới đây viết:


“Lý Lệ Hà (1920-1998) từng là người tình của Cựu hoàng Bảo Đại và cũng là cô gái đoạt danh hiệu hoa khôi đầu tiên của Việt Nam. Vốn dĩ, khó có ai biết chính xác quê quán cũng như lai lịch của bà. Theo báo cáo mật của Sở Mật thám Pháp: “Lý Lệ Hà quê ở Hải Phòng, đường Lạch Tray được mọi người quen gọi là Thông.


Thời này cô ta sống bằng việc buôn hương bán phấn nổi tiếng về sắc đẹp quyến rũ. Khoảng năm 1934 hay 1935, ả trú tại một nhà hát cô đầu ở “Quán Bà Mau”, Hải Phòng. Năm sau ả lên Hà Nội và tiếp tục làm gái nhảy cho một vũ trường ở phố Khâm Thiên của một mụ chủ nổi tiếng là Đốc Sao, có nhiều người theo đuổi, nhưng cô ta cũng biết phát ân huệ để đổi lấy quà biếu hay tiền mặt trong khi vẫn đi tìm đối tượng ý hợp tâm đầu…”.


Năm 1938, cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Đông. Những cô gái tham dự không phân biệt tuổi tác nhưng phải mặc áo lụa Hà Đông. Và Lý Lệ Hà đoạt giải hoa khôi.


Cựu hoàng Bảo Đại gặp Lý Lệ Hà trong hoàn cảnh nào cũng không rõ. Chỉ biết thời điểm ông ra Bắc làm Cố vấn Tối cao cho Chính phủ lâm thời đã si mê cô vũ nữ sở hữu thân hình quyến rũ và nụ cười mê đắm lòng người. Bất chấp khi đó, Bảo Đại mới vừa lập “phòng nhì” với “Thứ phi” Mộng Điệp.


Trong suốt thời gian làm cố vấn, Bảo Đại công khai qua lại với Lý Lệ Hà, đi tiệc tùng hàng đêm bất chấp dị nghị của nhân dân kham khổ. Thậm chí mối tình của Bảo Đại và Lý Lệ Hà cũng đã khiến cho Nam Phương Hoàng hậu cũng như “Thứ phi” Mộng Điệp vô cùng phiền lòng;


Theo Daniel Grandclément, mỗi khi Lý Lệ Hà được ký giả quốc tế hỏi về cựu hoàng Bảo Đại, bà vẫn gọi “người xưa” bằng danh xưng tôn kính: Ngài Ngự. Bà qua đời ở tuổi ngoài 80. (7)


Các đoạn văn trên cho thấy người viết cố tình “bêu xấu”, “hạ nhục” và rất “sến” đối với vị Hoàng đế Việt Nam khi vận nước đổi thay phải lưu vong nơi xứ lạ quê người.


Thật là tội nghiệp cho cây bút tồi tàn.


image049Bức ảnh chân dung duy nhất của bà Lý Lệ Hà.


image051Bức ảnh lạ: từ phải: Vua Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu ngó qua chỗ khác khuôn mặt nghiêm nghị và một phụ nữ rất đẹp phong cách tây phương ngồi bên cạnh là ai? Ảnh tài liệu lịch sử VN. (8)


(Thêm: Từ cổ chí kim lịch sử nhân loại, từ vua đến dân – ai mà không đắm say nhan sắc. Sử gia Đông-Tây chẳng ghi lại biết bao nhiêu chuyện ông vua mê gái làm tan nát cả một triều đại huy hoàng; ngược lại, ngoại sử chính sử chẳng ngại tốn giấy mực viết về những mối tình oái oăm nhưng mang lại cơ đồ ngàn năm;


Ở Việt Nam ta đã có bao nhiêu trước tác ái tình – kể lại chuyện tình của những mỹ nhân lồng lộng đi vào lịch sử; nào là Dương Vân Nga với Đại tướng quân Lê Đại Hành, Huyền Trân Công Chúa với Quốc vương Chiêm Thành, An Tư Công Chúa với Trấn Nam vương Thoát Hoan, Ngọc Hân Công Chúa với Đại nguyên soái Nguyễn Huệ, Ngọc Vạn Công Chúa gả cho Quốc vương Chân Lạp, Ngọc Khoa Công Chúa gả cho Quốc vương Chiêm Thành.” (xem phần XEM THÊM)


Giai nhân Lê Thị Phi Ánh xuất hiện


Năm 1946, một cuộc hẹn bí mật được bố trí ở Hà Nội giữa Bảo Đại và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, thủ lãnh Việt Nam Quốc dân Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo.


Ngày 7 tháng 3 năm 1946, Việt Minh ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.


Ngày 8 tháng 3 năm 1946, Hội đồng chính phủ họp quyết định cử một phái bộ thân thiện đi Trùng Khánh đồng thời cũng cử một phái đoàn thân thiện đi Pháp.


Ngày 11 tháng 3, hội đồng chính phủ quyết định cố vấn Vĩnh Thuỵ dẫn đầu phái đoàn đi Trùng Khánh.


Ngày 16 tháng 3 năm 1946, đích thân Hồ Chí Minh đến gặp Bảo Đại và nói ngày mai Bảo Đại sẽ bay sang Trùng Khánh bằng chiếc phi cơ của quân đội Mỹ.


Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông từ ngày 16 tháng 3 năm 1946.


Tháng 12 năm 1946, Việt Minh phát động cuộc chiến tranh tiêu thổ kháng chiến, bộ đội cộng sản rút vào các chiến khu bí mật Việt Bắc.


Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên chiến hạm Pháp ở vịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán ký kết Hiệp ước Sơ bộ Vịnh Hạ Long.


Ngày 24/4/1949, cựu Hoàng về nước. Năm đó ông 36 tuổi,


Cuối tháng 6 năm 1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lý của Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam. Cựu Hoàng Bảo Đại là Quốc Trưởng Việt Nam


(Thêm: Phần này sẽ nói rõ thêm ở Kỳ 3)


Giai thoại về bà Phi Ánh quả là ít oi.


Cựu Hoàng gặp bà Phi Ánh ở đâu, trong hoàn cảnh nào? Chỉ biết rằng khi Quốc Trưởng Bảo Đại lấy bà Phi Ánh, bà sinh ra con trai đầu lòng là Nguyễn Phúc Bảo Ân ngày 3 tháng 11 năm 1951 tại Đà Lạt. (9)


Trong thời gian ở Đà Lạt, cựu hoàng vẫn sống với Thứ phi Mộng Điệp. Đến lúc này thì không thể nói gì hơn ông Vua 37 tuổi vì sao bị mọi người chê bai dè bỉu là mê gái, trong lúc tình thế nước nhà ở trong tình thế hỗn mang.


Đến nỗi, Nam tước Didelot, anh rể của Nam Phương Hoàng Hậu đã ở lại Đà Lạt, trong một bức thư viết cho con gái - lá thư bị Sở kiểm duyệt giữ lại - ông nói về Bảo Đại:


"Cha tin vào ông chú của con (chỉ Bảo Đại), ông ta không phải là một vĩ nhân cũng không phải là một thằng ngốc nhưng nếu được biết rõ tình hình, ông ta sẽ có thể nhận định đúng đắn. Ông ta hay bị một số người có đầu óc vụ lợi phỉnh phờ và chịu ảnh hưởng của họ. Trước đây một số người ủng hộ ông thoái vị và hợp tác với Hồ Chí Minh cũng là để cứu vãn vị thế của họ. Bây giờ ở Hà Nội (... Việt Minh đã rút đi, Pháp đã trở lại) có những biểu ngữ, truyền đơn dán trên tường yêu cầu Bảo Đại trở về nước nắm quyền bính...".


Trong cuốn "Bảo Đại - hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam", Daniel Grandclément  nhận xét:


Có lẽ ông [Bảo Đại] cũng biết ông chẳng có hậu thuẫn gì đáng kể ở trong nước, càng không đủ sức chống lại kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng đã ngập sâu trong cuộc sống phù phiếm hưởng lạc, ông không thể lùi lại được nữa. Phải ký kết. Tháng 1-1948, ông đi gặp Cao ủy Pháp ở Genève…


Người ta tự hỏi ông là nhà chính trị hay là nhà ái tình.


Ngày 4 tháng 10 năm 1955, Sài Gòn lập ra một Ủy ban trưng cầu dân ý truất phế Quốc trưởng Bảo Đại trong lúc ông đang sống ở Paris. Ủy ban truất phế đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm, một người Công giáo lên làm Tổng thống năm 1956.


Ngô Đình Diệm, người mà Hoàng đế Bảo Đại hết sức tin tưởng sẽ thay ông trong vị trí một thủ tướng dưới thể chế Quân chủ Đại nghị đã phản bội ông.


Thời thế đã thay đổi, thế giới đã bước sang nền Cộng Hòa. Nền Quân chủ Đại nghị, giấc mơ của cựu Hoàng tan theo mây khói.


Giai nhân cuối cùng: “Tây phương Hoàng Hậu” Monique Baudot


image053Cựu Hoàng Bảo Đại và giai nhân Monique Baudot ở Pháp. Ảnh tài liệu


Năm 1972, khi tiêu pha hết tài sản, Bảo Đại sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946), đến năm 1982 thì chính thức kết hôn với cựu Hoàng. Bà được cựu hoàng phong là “Tây phương Hoàng Hậu”.


Năm 1982, nhân khai trương Hội ái hữu Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại và bà Monique Baudot lần đầu tiên sang thăm Hoa Kỳ cư ngụ ở nhà một Đại tá VNCH ở Little Sàigòn.


Tác giả bài viết này đã đến thăm ông bà Đại tá vài lần và được ông cung cấp tài liệu về vua Bảo Đại. (Xin tri ân ông bà).


Ông bà được đông đảo cư dân Việt-Mỹ đón chào trong buổi tiếp xúc với đồng hương trong một trường học ở thành phố Westminster.


Tại thủ phủ Sacramento bắc California, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster nam California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố.


image055Ảnh cựu Hoàng Bảo Đại chụp tại một trường học tại Quận Cam Little Saigon nam California tháng 8 năm 1997. Chụp lại từ báo Văn Hóa Magazine số tháng 3 năm 1997. Trang 2.

Tài liệu của Văn Hóa Online.


Năm 1988, sau một thời gian đàm đạo với cha sở nhà thờ Saint-Pierre-de-Chaillot, cựu Hoàng Bảo Đại nhập đạo Công Giáo, tên thánh là Jean-Robert.


Cuộc đời chính trị và ái tình của vị Hoàng đế, cựu Hoàng, Quốc Trưởng chấm dứt vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, tại Quân y viện Val-de-Grâce Pháp quốc, hưởng thọ 83 tuổi.


Trong tang lễ cựu Hoàng Bảo Đại, quan tài của ông để ở bậc thang nhà thờ ở Paris cho mọi người kính viếng, không phủ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mà ông là tác giả mà được phủ lên tấm vải nhung đỏ thẫm lớn.


image057Chụp lại từ báo Văn Hóa Magazine số tháng 3 năm 1997. Trang 3.


image059Chụp lại từ báo Văn Hóa Magazine số tháng 3 năm 1997. Trang 3.


image061Chụp lại từ báo Văn Hóa Magazine số tháng 3 năm 1997. Trang 4.


image063Chụp lại từ báo Văn Hóa Magazine số tháng 3 năm 1997. Trang 4 &5.


image065Chụp lại từ báo Văn Hóa Magazine số tháng 3 năm 1997. Trang 6.


image067Chân dung cựu Hoàng Bảo Đại trên bìa báo Văn Hóa Magazine số tháng 8 năm 1997. Tài liệu của Văn Hóa Online


image069Mộ Hoàng đế Bảo Đại do “Tây phương Hoàng Hậu” Monique Baudot xây dựng. Ảnh trích từ video của Vanessa Hồng Vân và ký giả Kỳ Phát thực hiện tại Paris.


Hoàng đế Bảo Đại, dù đã thoái vị ngai vàng, dù đã lưu vong, nhưng ông đã để lại câu nói lịch sử: “Trẫm thà làm Dân một nước độc lập còn hơn làm Vua một nước nô lệ.”


Ngài trong tâm tưởng người Việt, vẫn là một Hoàng Đế – tâm hồn nhân văn yêu đời yêu người – thơ mộng trong tình yêu – đam mê trong ân ái và – một ông vua nghệ sĩ nghiệt ngã trong chính trị. (**)


Lý Kiến Trúc

06/8/2023

(Xem tiếp Kỳ 3)


CHÚ THÍCH & PHỤ LỤC


(*) ảnh trích từ sách Nguyễn Vĩnh Nguyên.


(*) Ở Kỳ I, chúng tôi đưa ra nghi án “Nguồn gốc Vĩnh Thụy” và câu hỏi Vua Khải Định có con hay không? Sau bài viết này, chúng tôi tham khảo một số bác sĩ và dược sĩ trẻ tốt nghiệp ở Hoa Kỳ; các vị này cho rằng, bệnh “gay” tức là ái nam ái nữ không phải là bệnh, đó là bản tính trời sinh. Đối với người có bản tính trên nếu sức khỏe tốt, nói chung lả khỏe mạnh, khi giao hoan với phụ nữ vẫn có con như thường, chỉ có điều là họ không thích phụ nữ mà thôi.


(**) “Tôi là con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hát chơi, khi gió sớm vào reo um khóm lá, khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời...”


(1) Bảo Đại xuống ngay Dụ làm lễ Đại hôn và lập Hoàng hậu như sau:


Dụ số 4 ngày 21 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 9 (1934)


Trẫm theo Ý chỉ của ba Tôn cung, Trẫm định lập nội cung để có người nội trợ.


Nhưng muốn lập một người cho có học thức hoàn toàn, sách lập liền làm Hoàng hậu, để chánh vị trong cung, thời ba Tôn cung đã chuẩn doãn rồi.


Đối với văn minh bây giờ, thì phong tục đã mở mang, thế mà còn nạp vào nội cung cho nhiều người, chia giai cấp cho nhiều bậc, tất không thích hợp với trình độ tiến hóa ngày nay. Ấy cho nên Trẫm định bỏ tục xưa ấy đi.


Vả chăng Trẫm chọn người làm cổ quăng, đã không câu nệ người Nam với Bắc, thời nay lựa người nội trợ, chỉ cần lấy hiền đức, chớ cũng không nệ là người ở xứ nào.


Vậy nên Trẫm lựa một người thiếu nữ quán ở Nam Kỳ, tên là Nguyễn Hữu Thị Lan tức là Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Hào, con một nhà có danh giá trong lục tỉnh.


Nguyên xứ Nam Kỳ trước đây đã có một vị quốc mẫu đáng tôn kính, làm tiêu biểu ở chốn cung vi, đến bây giờ nhắc đến đức Từ Dụ là đức Nghi thiên Chương Hoàng hậu, người trong Hoàng tộc hãy còn ghi nhớ luôn.


Đến Trẫm bây giờ mà nối được lề xưa, để tỏ lòng hoài niệm với nhân dân trong Lục tỉnh thời Trẫm lấy làm vui mừng.


Người mà Trẫm sách lập làm Hoàng hậu đây, đã từng du học bên quí Pháp quốc lâu năm cũng như Trẫm vậy, cho nên đã dung hòa được văn hóa tốt đẹp của Tây Âu và tinh thần vẻ vang của Đông Á, mà trở nên một người nhân cách hoàn toàn.


Trẫm đã từng biết rồi, đức hạnh người ấy đáng làm hiền phối cho Trẫm, và cũng đáng làm khuôn mẫu ở ngôi chánh vị trong cung. Hễ người ấy vào cung, thời Trẫm cho lập liền làm Hoàng hậu.


Bà Hoàng hậu là người giáo đức cho vua và việc lập hậu là việc quan hệ, vậy Trẫm cho sở quan sắp đặt sự nghi thế nào cho xứng đáng và trọng sự thể.”


Khâm thử.


Trong cuộc tình duyên với Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam:


"Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam".


Sau vài dịp gặp gỡ: "Một tình cảm êm dịu đã nảy sinh giữa chúng tôi. Chúng tôi đã quyết định gặp lại nhau". "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê".


Bảo Đại kể về lễ tấn phong hoàng hậu trong hồi ký như sau:


"Vâng, tôi đã quyết định đặt vợ tôi lên làm Hoàng Hậu trong cuộc hôn nhân này, cái chức mà chỉ dành cho mẫu hậu khi mà nhà vua đã qua đời. Mặc phẩm phục triều đình với chiếc áo choàng rộng, đi giầy hài mũi cong nhọn, chít khăn có đính những viên đá quý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Annam mà một người đàn bà đã tiến lên một mình giữa sự chào đón của triều đình... Cũng vẫn chỉ một mình, cô đã vào trong đại sảnh đã có tôi đợi ở đó, và ngồi ở một cái đôn để ở thấp hơn.”


image071Nam Phương hoàng hậu trong triều phục, 1934.


image072Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục áo dài khăn vấn.


image074Ảnh Hoàng hậu trên một con tem Quốc gia Việt Nam.


(2) Dinh Vua Bảo Đại số 1 (trong nước gọi là Dinh II):


image075Dinh Bảo Đại số 1 được xây dựng vào năm 1933 - nằm trong khu rừng thông25 phòng, trên đường Triệu Việt Vương cách trung tâm Đà Lạt chừng 2 km. Dinh này có lẽ là ngôi biệt điện đầu tiên của Bảo Đại và Hoàng hậu nghỉ ngơi.


Dinh Vua Bảo Đại số 2 (trong nước gọi là Dinh III):


image077Dinh Bảo Đại số 2 được xây dựng xong vào năm 1938 - tọa lạc trên một quả đồi 1540 mét so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố khoảng 4km. Dinh này là dinh lớn nhất trong 3 dinh ở Đà Lạt, là nơi làm việc của Vua, Quốc trưởng Bảo Đại.


Dinh Vua Bảo Đại số 3 (trong nước gọi là Dinh I):


image079Dinh Bảo Đại số 3 được xây dựng vào năm 1940 - nằm trên đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt. Ảnh: Quỳnh Trần. (Trong nước gọi là Dinh I)


(3) Theo ý của nhà văn Nguyễn Thành Phong: Người có đôi mắt như chim phượng nửa thức nửa ngủ, mơ màng đắm say và cặp lông mày “yên my” như mây khói kỳ ảo. Người có đôi mắt “nhãn trung hữu thủy” đàn ông nhìn là như bị hút vào hồ nước trong xanh mà tự khuất phục


(4) Khâm sứ Trung Kỳ (tiếng Pháp: Résident supérieur de l'Annam) là viên chức người Pháp đại diện cho chính quyền bảo hộTrung Kỳ dưới thời Pháp thuộc. Trên danh nghĩa viên chức này không nắm quyền nội trị nhưng thực chất là khâm sứ Trung Kỳ điều hành việc cai trị.


Năm 1886, một năm trước khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, hai chức vụ công sứ riêng ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ được lập ra, còn chức vụ Tổng Công sứ Lưỡng Kỳ dần được bãi bỏ sau đó. Ở Bắc Kỳ lập ra chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin). Còn ở Trung Kỳ có chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l'Annam).


Khâm sứ Trung Kỳ còn điều hành các công sứ Pháp ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.


Đối với Liên bang Đông Dương, Khâm sứ Trung Kỳ là một thành viên của Hội đồng Tối cao (Conseil supérieur) trợ lực cho Toàn quyền Đông Dương.


Trong số những viên khâm sứ nhiều quyền thế là Jean E Charles, người được vua Khải Định giao việc giám hộ Thái tử Vĩnh Thụy khi sang Pháp du học.


image081Không rõ chú thích trên có đúng không? Ngày 24/6/1922, vua khải Định công du Pháp, trong các nơi vua đến thăm có điện Elysée. Ảnh trên: Bộ trưởng thuộc địa Paul Bert (đeo mắt kính) hướng dân vua khải Định; đứng kế bên trái Paul Bert nghi là Khâm sứ Trung Kỷ Jean Charles.


Ngô Đình Diệmthượng thư bộ Lại đòi bãi bỏ hai chức thống sứ Bắc Kỳ và khâm sứ Trung Kỳ mà chỉ đặt một đại diện người Pháp mà thôi hầu thu hồi quyền lực của triều đình đúng với tinh thần Hòa ước Giáp Thân 1884. Việc này người Pháp không tán đồng và Ngô Đình Diệm từ chức.[3]


Chức vị khâm sứ Trung Kỳ tồn tại đến Chiến tranh thế giới thứ hai thì Quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, loại bỏ người Pháp.


Toà Khâm sứ Trung Kỳ (còn được gọi là Tòa Khâm) được khởi công xây dựng vào mùa hạ, tháng 4 năm 1876 (Tự Đức 28), và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Sau khi xây dựng và đặt xong bộ máy cai trị, Toà Khâm sứ Trung kỳ trở thành thủ phủ của chế độ thực dân Pháp ở Trung kỳ.


Hành dinh của tòa Khâm sứ Trung Kỳ đặt ở phường Phú Hội, tả ngạn sông Hương sát cầu Trường Tiền nay là Trường Đại học Sư phạm Huế.


image083Địa điểm Tòa Khâm sứ Trung Kỳ bên bờ sông Hương, nay là Trường Đại học Sư phạm Huế


Ông bà Nguyễn Hữu Hào có 2 người con gái: trưởng nữ là Agnès Nguyễn Hữu Hào, được gả cho một quý tộc người Pháp là Nam tước Pierre Didelol lúc đó đang giữ chức Khâm mạng Hoàng triều cương thổ (Hoàng triều Cương thổ là vùng đất biên cương do hoàng gia cai quản, gồm KonTum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Quảng Đức và Lâm Đồng bao gồm thị xã Bảo Lộc và Đà Lạt. Ái nữ thứ hai là Mariette Jeannette Nguyễn Hữu Thị Lan.

image085

Ông Hào vốn là một đại điền chủ giàu có, quê quán tại Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, con gái ông Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt), một trong những người giàu có nhất Việt Nam thời bấy giờ.


Ông bà Nguyễn Hữu Hào có 2 người con gái: trưởng nữ là Agnès Nguyễn Hữu Hào, được gả cho một quý tộc người Pháp là Nam tước Pierre Didelol lúc đó đang giữ chức Khâm mạng Hoàng triều cương thổ (Hoàng triều Cương thổ là vùng đất biên cương do hoàng gia cai quản, gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng ngày nay).


Cô em là Mariette Jeannette Nguyễn Hữu Thị Lan. Đẹp, con nhà trí thức, giàu có nên cô Nguyễn Hữu Thị Lan được các viên chức người Pháp chọn để tiếp cận Hoàng đế Bảo Đại. Vậy là họ sắp xếp để hai người gặp nhau trong một bữa tiệc do viên Đốc lý Đà Lạt tổ chức. Ngày 6 tháng 2 năm 1934, lễ cưới của Nguyễn Hữu Thị Lan và Hoàng đế Bảo Đại diễn ra tại Điện Kiến Trung (Hoàng thành Huế)[2] và tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu.


Những ngày cuối đời, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào chỉ sống ở Đà Lạt mà rất ít khi trở về quê hương Tiền Giang. Khi bắt đầu lâm bệnh nặng và biết sẽ khó qua khỏi, ông có nguyện vọng sau khi qua đời sẽ được chôn cất tại Đà Lạt.


Mùa thu năm Kỷ Mão (13 tháng 9 năm 1939), Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào từ trần và được an táng theo nghi thức tước Quận công.


Nam Phương hoàng hậu cho xây dựng lăng mộ cho ông vào cuối năm 1939. Sau 4 năm xây dựng, lễ quy lăng diễn ra ngày 10 tháng 9 năm 1941. (theo wikipedia)


image087Lăng Nguyễn Hữu Hào là nơi chôn cất và thờ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu - tọa lạc tại ngọn đồi ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt - lăng nằm trên đường Vạn Thành - Tà Nùng từ ngã ba Hoàng Văn Thụ cách thác Cam Ly 150m. Đây là một di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nằm trong số 15 di tích.


(5)

image089

Phủ phụ chánh triều vua Duy Tân. Từ trái sang phải: Tôn Thất Hân (thượng thư bộ hình), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư bộ lại), Huỳnh Côn (thượng thư bộ lễ), Hoàng thân Nguyễn Phúc Miên Lịch, Lê Trinh (thượng thư bộ công), Cao Xuân Dục (thượng thư bộ học). Chính Tôn Thất Hân là người đề nghị với Pháp đưa hai vua Thành Thái Duy Tân đi đày biệt xứ.


(6) Năm 1948, Bảo Đại trở lại cộng tác với Pháp, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia.


Năm 1949, Bảo Đại đón bà (Mộng Điệp) lên Đà Lạt. Tại Đà Lạt, Bảo Đại tậu cho bà một toà nhà riêng gần biệt điện của ông.


Năm 1950, Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam.


Ông cử bà lên Buôn Mê Thuột để giúp giữ đất Hoàng triều Cương thổ.[2] Thời gian ở Buôn Ma Thuột, thứ phi Mộng Điệp đã đứng ra tổ chức, sắp xếp cuộc sống cho cựu hoàng. (wikipedia)


(7) https://danviet.vn/ly-le-ha-gai-nhay-la-nhan-tinh-cua-bao-dai-va-cai-ket-bi-dat-20220222164522635.htm


(8) Bảo Đại kể về lễ tấn phong hoàng hậu trong hồi ký Con Rồng An Nam như sau:


"Vâng, tôi đã quyết định đặt vợ tôi lên làm Hoàng Hậu trong cuộc hôn nhân này, cái chức mà chỉ dành cho mẫu hậu khi mà nhà vua đã qua đời. Mặc phẩm phục triều đình với chiếc áo choàng rộng, đi giầy hài mũi cong nhọn, chít khăn có đính những viên đá quý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Annam mà một người đàn bà đã tiến lên một mình giữa sự chào đón của triều đình... Cũng vẫn chỉ một mình, cô đã vào trong đại sảnh đã có tôi đợi ở đó, và ngồi ở một cái đôn để ở thấp hơn…”


Ngày 1 tháng 1 năm 1947, Nam Phương Hoàng Hậu cùng các con rời Việt Nam sang Pháp.


Nam Phương Hoàng Hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:


“Sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại cung An Định bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:


"Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi;


“Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi." (theo wikipedia)


Ai dám phê phán Hoàng Hậu Nam Phương là gái miền Nam không biết suy nghĩ về chính trị? Sau hai năm sống dưới Chính phủ Lâm thời của ông Hồ Chí Minh và nhìn thấy âm mưu xâm lược trở lại nước ta của thực dân đế quốc, Nam Phương Hoàng Hậu đã phải kêu lên tiếng kêu thống thiết của người phụ nữ Việt Nam: “


(9) Theo trang wikipedia: “Lê Thị Phi Ánh (24 tháng 06 năm 192515 tháng 12 năm 1986) hay gọi tắt là Phi Ánh, là một người vợ không chính thức của Cựu hoàng Bảo Đại[1][2].


Bà Phi Ánh sinh ra trong gia đình giàu có, thuộc dòng họ danh giá. Bà là em vợ của Phan Văn Giáo sau làm Thủ hiến Trung Phần[3]. Bà là một tuyệt sắc giai nhân nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng[2]. Bà có hai con với vua Bảo Đại, một gái Hoàng nữ Phương Minh, một trai là Hoàng tử Bảo Ân[4].


Sau khi vua Bảo Đại bị phế truất và sang Pháp, bà Phi Ánh bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu nhà cửa, không nơi nương tựa, bà phải lấy chồng sau, bà với ông này không có hạnh phúc, chỉ vì lo cho hai đứa con bà, sau này ông Bảo Ân cũng không ưa gì ông này và không muốn nhắc đến.


Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, bà Phi Ánh ở lại Việt Nam và phải đi kinh tế mới một vài năm ở Tây Nguyên. Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành công, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấy vì con bà là Bảo Ân đã có gia đình, không đủ điều kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và chết trong cô đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1986 hưởng thọ 61 tuổi[3].


Phần XEM THÊM:


(Biệt lệ; Từ cổ chí kim lịch sử nhân loại, từ vua đến dân – ai mà không đắm say nhan sắc. Sử gia Đông-Tây chẳng ghi lại biết bao nhiêu chuyện ông vua mê gái làm tan nát cả một triều đại huy hoàng; ngược lại, ngoại sử chính sử chẳng ngại tốn giấy mực viết về những mối tình oái oăm nhưng mang lại cơ đồ ngàn năm;


Ngọc Vạn là con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (ở ngôi: 1613-1635), Ngọc Khoa là em Ngọc Vạn, con gái thứ ba của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên)


Ai có dịp du lịch đến thành phố Tân An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, ngắm thiên cổ mỹ nhân Dương Quý Phi bằng đá bạch ngọc mà không ngơ ngẩn vì sao nhà Đường sụp đổ;


image090Tượng Dương Quý Phi.


Ai có dịp du lịch đến Paris, quãng trường cách mạng Concorde, Quận 8, mà không tơ tưởng đến sắc đẹp mê hồn của Marie Antoinette khiến đế chế Louis XVI sụp đổ phải lên đoạn đầu đài vì tội phản quốc và giáo mác bạo lực cách mạng.


Ai có dịp đến Ai Cập nhọn hoắt kim thự tháp mà không chần chừ trước bức tranh bất hủ vẽ bộ ngực và cái mũi huyền thoại của Cléopatra; đến nỗi một nhà hiền triết phải thốt lên “giá cái mũi của nàng dài thêm chút nữa thì thế giới sẽ không biết ra sao.”


Không chỉ ở bộ ngực phi phàm hay cái mũi huyền thoại. Nàng còn cái gì khác nữa khiến hai người hùng Julius Caesar và Marcus Antonius khụm gối quỳ dưới chân?


Shakespeare chẳng phải đã dựng lên vở kịch Antony và Cléopatra đó ư!


image092Cái mũi huyền thoại. Tranh vẽ Cléopatra của Họa sĩ Frederick Arthur Bridgman năm 1896. Getty Images.


image094Bộ ngực phi phàm. Tranh vẽ cái chết của Cléopatra. Họa sĩ Guido Cagnacci 1658. Getty Images.


image096Vở kịch Antony và Cléopatra của văn hào Shakespeare; vai diễn là nữ diễn viên Lillie Langtry.


Ở phương Tây có biết bao nhiêu cây bút vượt thời gian kể lại những áng văn thơ kiệt tác, những cây cọ thiên tài vẽ lông mày cho dung nhan kỳ nữ, pha màu điểm sắc những đường cong parabol uyển chuyển nối đuôi nhau chạy dài rồi mất hút dưới cái rãnh Mariana.


image098Venus. Joachim Wtewael, “Persus and Andromeda,” 1611.


Phần XEM THÊM:


Hoàng Hậu Nam Phương ở mục XÃ HỘI NHÂN VĂN
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2109)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”
01 Tháng Tám 2023(Xem: 2244)