Biên Hòa, cảng Sàigon: Trạm trung chuyển Ấn Độ-Thái Bình Dương?

23 Tháng Mười 20187:34 CH(Xem: 11448)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 24 OCT 2018


Biên Hòa, cảng Sàigon: Trạm trung chuyển Ấn Độ-Thái Bình Dương?


16/10/18: Tướng James Mattis đến căn cứ không quân Biên Hòa làm sạch sẽ dioxin.


Vài nét về cảng Sàigon.


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

24/10/2018


Nhân việc ông TBT Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội phê chuẩn đắc cử chức Chủ tịch nước, Đại sữ Mỹ tại Hà Nội Daniel J. Kritenbrink đã gởi điện thư chúc mừng ngay trong ngày ông Trọng "thêm ngôi".


Thông cáo được Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phát đi vào chiều ngày 23/10/18, bức điện thư có đoạn : "Thay mặt Phái đoàn Ngoại giao Mỹ, tôi xin chúc mừng Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dịp Ngài đảm nhận vị trí Chủ tịch nước".


Đại sứ Kritenbrink nói thêm, Mỹ mong muốn tiếp tục làm việc chặt chẽ với Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam.


image003

Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink là quan chức nước ngoài đầu tiên ở Hà Nội thay mặt phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ gởi điện thư chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước. Ảnh trên: Đại sứ Daniel J. Kritenbrink bắt tay TBT Nguyễn Phú Trọng tại VP Trung ương Đảng ở HN hôm 25/01/2018. Nguồn BBC/Ảnh Hoàng Đình Nam.


image004

Hoa Kỳ là nước đầu tiên sau ngày 30/4/1975 gởi chiến hạm USS Vandegrift đến cảng nhà Rồng Sàigon ngày 19 tháng 11, 2003 mở màn "giao lưu ngoại giao chiến hạm". Ảnh tư liệu.


Ông Nguyễn Phú Trọng nói trước cử tri Hà Nội hôm 8/10/2018 rằng việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước không phải vì nhất thể hóa mà là "tình huống".


Giới quan sát cho rằng tình huống hiện nay của Việt Nam sau hơn 20 năm tái lập bang giao với Hoa Kỳ, không còn con đường nào khác là gia tăng thực hiện hơn nữa lộ trình quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ, nhằm cân bằng áp lực của Trung Quốc ở trong nước và ngoài biển Đông - South China Sea. Dư luận hy vọng ông Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ thực hiện đúng tình huống như mọi người mong muốn.


Không loại trừ khả năng Tổng thống Trump sẽ mời Chủ tịch Trọng đến thăm tòa Bạch Ốc sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Chuyến thăm cao cấp nhất của giới chức Việt Nam là việc ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm tòa Bạch Ốc theo lời mời của TT Barrack Obama với tư cách tổng bí thư đảng CSVN hôm 07/7/2016.


Hôm 08/10/18, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã sang Tokyo bắt tay cùng với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đồng minh số một của Mỹ ở Châu á "quyết tâm thực hiện một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương rộng mở và tự do bao trùm cả biển Đông-South China Sea”.


Hôm 17/10/18, Tướng James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đến làm việc ở căn cứ không quân Biên Hòa. Biên Hòa cách cảng nhà Rồng Sàigon 30 km. Căn cứ Biên Hòa trước đây là tổng hành dinh của không quân Sàigon-VNCH nay là của bộ tư lệnh không quân phía Nam của Hà Nội.


Trong cuộc tranh chấp đa phe hiện nay ở biển Đông - South China Sea, về phương diện quân sự, dù hải quân là lực lượng xung kích chủ lực, nhưng không thể bỏ qua hoặc thiếu các phi vụ tác chiến, yểm trợ của không quân.


Nhìn lại trận Hoàng Sa tháng 1/1974 giữa hải quân VNCH và Trung cộng, nếu không quân VNCH ở Đà Nẵng phối hợp tác chiến với hải quân vùng I chiến thuật, tình hình Hoàng Sa chắc đã khác. 


image005

Cú bắt tay giữa TT Phúc và TT Abe quyết tâm thực hiện đường dây thế kỷ Ấn Độ - Biển Đông - Thái Bình Dương hôm 08/10/2018 tại Tokyo.


image006

Cú bắt tay giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng VN Ngô Xuân Lịch tại phòng khách quốc tế Tân Sơn Nhất sáng ngày 17/10/2018. Ảnh Reuters.


image001

Khu vực biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines và biển South China Sea. Chấm xanh: mạng lưới  quân sự hải quân Mỹ bao vây các căn cứ quân sự của Trung Quốc (chấm đỏ) thiết  lập ở  cực nam đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Biên Hòa là trạm trung chuyển đi Singapore,Utapao gần nhất nếu đi từ Guam, đường bay này có thể quan sát toàn bộ khu vực biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa. Tướng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từ Guam đã ghé trạm trung chuyển Biên Hòa hôm 16/10/2018, rồi mới đi Singapore họp với ASEAN ngày 19/10/2018. Mũi tên tím: Hải lộ kênh đào Kra tương lai do Trung Quốc thầu khai thác sẽ làm thay đổi lớn diện mạo khu vực.  Hải đố minh họa của Văn Hóa.


image007

Vị trí căn cứ không quân Biên Hòa và Singapore và Trường Sa. Văn Hóa Map.


image008

Từ Biên Hòa đến cảng Sàigon 30km; từ cảng Sàigon ra ngoài biển Đông khoảng hơn 100km. Ảnh trên. Nguồn Fulbright / Bảo Ngọc - theo InfoNet


Trưa 16/10/2018 - Bộ trưởng Quốc phòng tướng James Mattis đến Việt Nam lần 2, chuyên cơ chở ông đáp tại Tân Sơn Nhất-Sàigon, qua sáng 17/10, sau khi gặp tướng Ngô Xuân Lịch, ông đi thăm ngay căn cứ không quân Biên Hòa.


Lần thứ nhất ông đến Hà Nội vào ngày 25/1/2018 theo lời mời của ông Ngô Xuân Lịch, cùng ngày ông gặp Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tin tức bên trong về những cuộc gặp gỡ giữa tướng Mattis và các nhà lãnh đạo VN ít được phổ biến nội dung. Dư luận cũng chỉ bàn luận chuyện trình diễn bên lề.


Tuy nhiên, nhận xét qua các bức ảnh, ông Mattis cử chỉ tỏ ra rất thân mật khi gặp tướng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, không chỉ ở Hà Nội mà ở Tân Sơn Nhất-Saigon còn niềm nở hơn nữa.


image009

Ông Ngô Xuân Lịch giới thiệu phái đoàn Bộ Quốc phòng với Bộ trưởng James Mattis tại phòng khách sân bay Tân Sơn Nhất. Trong hình không thấy tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Thụy Miên


Qua chuyến thăm thứ hai, người ta thấy, truyền thông chú mục đưa tin vào việc Bộ trưởng James Mattis đến Biên Hòa để quan sát các khu vực đất ô nhiễm chất độc Dioxin quanh sân bay, Tướng Mattis cũng lên tiếng về vấn đề này trước giới truyền thông.


Thế nhưng, liệu một ông Bộ trưởng Quốc phòng, tư lệnh Ngũ giác đài đến thăm một căn cứ không quân có đơn thuần là vần đề dioxin hay vì một mục đích quân sự nào khác? Tướng Lịch là nhân vật quốc phòng cao cấp nhất từ Hà Nội bay vào Sàigon tiếp ông Mattis. Không một cơ quan truyền thông nào đưa tin về cuộc trao đổi giữa hai bộ trưởng quốc phòng.


Giới quan sát tiên liệu, sau khi làm sạch sẽ dioxin, các cố vấn hàng không dân sự hoặc các phi đội không quân Mỹ có thể sẽ hiện diện ở căn cứ không quân Biên Hòa trong khuôn khổ hợp tác đối tác toàn diện. Nếu chương trình an ninh quốc tế này tiến triển, liệu Việt Nam - vấn đề Biển Đông có mở ra một chương mới thay vì uyển chuyển như thời  TT Obama, hay có những  quyết định cứng rắn hơn nữa trong vấn đề biển Đông - South China Sea thời TT Trump.


Trước năm 1975, Biên Hòa chỉ đứng sau Tân Sơn Nhất (nơi đặt bộ tư lệnh không quân VNCH, bộ tư lệnh MACV - The US Military Assistance Command, Vietnam và USAID - United States Agency for International Development), Biên Hòa là bộ óc không lưu chiến thuật điều động các phi đội, phi đoàn không quân VNCH thực hiện các phi vụ tác chiến lớn nhỏ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. (Căn cứ Biên Hòa dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng Từ Văn Bê là nơi xuất phát chiếc C-130 chở trái bom CBU thả ở mặt trận Long Khánh tháng 4/1975).


Trên phương diện chiến lược địa quân sự hiện nay, vị trí căn cứ không quân Biên Hòa trở thành tâm điểm cho không quân xuất phát những phi vụ đặc biệt bao phủ toàn vùng bán đảo Đông Dương và Biển Đông, nói theo lời Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink là "đóng góp cho an ninh quốc tế". (Xem hải đồ minh họa phía dưới của Văn Hóa).


So với các căn cứ không quân của Việt Nam chịu trách nhiệm các vùng chiến thuật, Biên Hòa - từ vĩ tuyến 110  xuống vùng biển phía nam, cực nam Trường Sa, không quân là lực lượng rất quan trọng bảo vệ vùng trời hàng hải quốc tế và tuyến lưu thông hàng hải. Bán kính Biên Hòa hướng Đông bảo vệ an ninh cho các mỏ dầu khí trong thềm lục địa phía Nam. Bảo vệ vùng hải không quân chiến thuật phía Nam, cực Nam, quan trọng không kém gì vùng hải không quân đóng chốt tại Cam Ranh từ vĩ tuyến 120 tới 160  Đà Nẵng - bảo vệ miền trung Việt Nam.


Một yếu tố "nhạy cảm chính trị và quân sự"  khiến Mỹ không muốn trở lại Cam Ranh vì "gần như" Nga hiện vẫn làm chủ. Xưa nay Nga luôn là đồng minh chiến lược của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam, hơn nữa việc bảo trì và tập huấn cho Lữ đoàn tầu ngầm Kilo-636 Việt Nam mua của Nga, ngoài Nga ra không có ai bảo trì.


Hôm 06/9/2018, trong cuộc hội đàm với TT Nga Putin ở dịp đi thăm Moscow, ông Trọng lại mua hơn 1 tỷ đôla các bộ phận bảo trì vũ khí hay vũ khí mới Nga.


image010

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội đàm cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin trong dinh Bocharov Ruchei tại thành phố Sochi ven Biển Đen, Nga, ngày 6 tháng 9, 2018.


image011

Lữ đoàn tàu ngầm Kilo-636 của Việt Nam mua của Nga đóng căn cứ tại Cam Ranh.


TT Trump khuyến khích Việt Nam nên mua vũ khí của Mỹ. Bao giờ thì VN mua chiến đấu cơ của Mỹ? Và sẽ đóng ở Biên Hòa.


Nếu dự phóng căn cứ không quân Biên Hòa mở rộng, khả năng chính sách đối ngoại an ninh của Việt Nam có dấu hiệu "nghiêng" về Mỹ và đồng minh phương Tây. Diễn biến cường độ hải không quân của Mỹ và đồng minh ở biển Đông và biển South Chiana Sea báo hiệu một thời điểm thuận lợi, cộng với sự cứng rắn của Hoa Thịnh Đốn đối với Bắc Kinh, Việt Nam không thể chần chừ mà phải dựa vào (không cần gia nhập) "liên minh các lực lượng hải không quân quốc tế" đối trọng lại ảnh hưởng của Bắc Kinh ở biển Đông - hướng Đông và Campuchia - hướng Tây.


Cú bắt tay của Thủ tướng Phúc và Thủ tướng Nhật Abe hôm 08/10/2018 tại Tokyo được cho là thể hiện lập trường của Việt Nam như lời tuyên bố của ông Abe: “Cùng chung bước với Thủ tướng Phúc, tôi quyết tâm thực hiện một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương rộng mở và tự do bao trùm cả biển South China Sea”.


Có chăng, thuyết lập trường ba không trước đây mà tướng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh thường nhắc tới đứng trước xu thế "Mặt trận liên minh an ninh quốc tế"  không còn đứng vững. Nó manh nha phá sản từ ngày ông Vịnh đến thăm USS Carl Vinson ở San Diego, và sau một ngày ở Hawaii khi Mỹ quyết định không cho Trung Quốc tham dự RIMPAC 2018.  


Tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Không dựa vào nước này để chống nước kia".


Tướng Nguyễn Chí Vịnh và Dioxin ở Đà Nẵng.


Bộ Quốc Phòng Mỹ : TQ do thám tập trận RIMPAC.


Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson hiện diện ở VN mỹ mãn.


Đường đi, nước bước của USS Carl Vinson: "Tôi là COC".


TASS: VN đặt mua vũ khí Nga trị giá hơn 1 tỉ đôla.


image012

Bộ trưởng James Mattis nở nụ cười thân mật bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tại Trụ sở Bộ Quốc phòng Hà Nội chiều 25/1/2018. Ảnh: VIỆT DŨNG


image013

Chiếc Boeing E-4B chở Bộ trưởng James Mattis đến Việt Nam lần 2 chuẩn bị đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 12 giờ 30 hôm 16.10.2018. Ảnh. Đậu Tiến Đạt


image014

Bộ trưởng James Mattis đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Saigon ngày 16/10/2018, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink và các sĩ quan VN ra đón. REUTERS/Phil Stewart


image015

Tướng Jim Mattis (phải) bắt tay một sĩ quan Việt Nam ở Tân Sơn Nhất ngày 16/10/2018.


Bản thông cáo báo chí từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm 17/10/2018 trích lời Đại sứ Daniel Kritenbrink, người cùng đi với Bộ trưởng Mattis trong suốt chuyến thăm.


"Chuyến thăm của Bộ trưởng Mattis cho thấy sự tiếp tục ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một nước Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, có đóng góp cho an ninh quốc tế. Chuyến đi cũng cho thấy cam kết của chúng tôi trong việc xử lý các vấn đề chiến tranh để lại, vốn là nền tảng cho quan hệ đối tác quốc phòng song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.


Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng khi chúng ta tiếp tục giải quyết những vấn đề chiến tranh để lại, chúng ta có thể mở rộng hợp tác vì lợi ích chung của nhân dân hai nước và cả thế giới." (theo BBC)

image016

Thiếu tướng Bùi Anh Chung, phó tư lệnh Phòng không không quân Việt Nam, đón tiếp Bộ trưởng Mattis tại sân bay Biên Hòa - Ảnh: REUTERS


image017

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và phái đoàn đi thị sát sân bay Biên Hòa. Thụy Miên


“Tôi muốn chứng kiến tận mắt (dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa - PV) và khi quay về Mỹ sẽ tường trình với Quốc hội Mỹ những ấn tượng của tôi tại nơi này”, theo ông Mattis.


Hồi tháng 5, tại thủ đô Hà Nội, USAID và Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại bản hạn chế cho dự án xử lý dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, theo TTXVN. (theo Thụy Miên/TN)

image018

 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đang lắng nghe một sĩ quân Việt Nam chỉ các khu vực nhiễm độc Dioxin quanh sân bay Biên Hòa.Ảnh nguồn BBC


Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Singapore cho hay sau Việt Nam, ông James Mattis cũng sẽ tới Singapore để tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á dự kiến diễn ra từ 18-20/10. (theo BBC)


 image001

Khu vực biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines và biển South China Sea. Chấm xanh: mạng lưới  quân sự hải quân Mỹ bao vây các căn cứ quân sự của Trung Quốc (chấm đỏ) thiết  lập ở  cực nam đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Biên Hòa là trạm trung chuyển đi Singapore,Utapao gần nhất nếu đi từ Guam, đường bay này có thể quan sát toàn bộ khu vực biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa. Tướng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từ Guam đã ghé trạm trung chuyển Biên Hòa hôm 16/10/2018, rồi mới đi Singapore họp với ASEAN ngày 19/10/2018. Mũi tên tím: Hải lộ kênh đào Kra tương lai do Trung Quốc thầu khai thác sẽ làm thay đổi lớn diện mạo khu vực.  Hải đố minh họa của Văn Hóa.


 image019

Khoảng cách từ căn cứ không quân Biên Hòa đi Pnom Pênh, Sigapore, Hà Nội và quần đảo Trường Sa. Hải đồ Văn Hóa.

 

Malaysia âm thầm cho Mỹ sử dụng căn cứ sát Biển Đông.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


19/10/2018 - Bộ trưởng James Mattis đến Singapore họp với ASEAN

image020

Hội Nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN tại Singapore ngày 19/10/2018.REUTERS/Edgar Su.


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN thông báo sẽ tổ chức thao dượt chung trên biển với Mỹ vào năm 2019. Thông báo này được đưa ra vào lúc các quốc gia ASEAN đang chuẩn bị tham gia thao dượt quân sự chung lần đầu tiên với Trung Quốc vào tháng 10/2018. (theo RFI)


image021

Ông James Mattis và các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Hội nghị Không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Mỹ tại Singapore ngày 19/10/2018. Ảnh: AFP.

image022

Oanh tạc cơ B-52 của Hoa Kỳ.

image023

Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc.


Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí về những quy định đối với hoạt động của máy bay chiến đấu trên vùng trời biển South China Sea và sẽ mời cả Trung Quốc lẫn Mỹ cùng ký kết.


“Những quy định này giống như đai an toàn trên xe. Chúng không bảo vệ bạn hoàn toàn nhưng ít nhất vẫn có sự bảo vệ phần nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu ngày 19/10/18 tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN năm 2018 (ADMM 12).


Ông cho biết các quy định mới về máy bay chiến đấu hoạt động trên vùng trời Biển Đông nhằm mục đích giảm rủi ro xảy ra tai nạn.(theo Thanh Niên 19/10/2018)
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2025)
Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” – Kỳ 2
01 Tháng Tám 2023(Xem: 1922)
04 Tháng Bảy 2023(Xem: 2210)