Australia kêu gọi TQ chớ lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

12 Tháng Năm 201511:11 CH(Xem: 14902)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 13 MAY 2015
Australia kêu gọi TQ chớ lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
blank
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia yêu cầu Trung Quốc chớ nên thiết lập một khu nhận dạng phòng không ở Biển Đông, trong bối cảnh giảm thiểu căng thẳng trong vùng biển này đang là ưu tiên hàng đầu

Theo tin của hãng Bloomberg, Ngoại trưởng Úc phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Canberra hôm nay, thứ Hai, nói rằng các nước Châu Á đã thảo luận về vấn đề này và theo bà, đã khẳng định lập trường của họ, “bày tỏ quan ngại sâu sắc trong trường hợp có bất cứ động thái nào nhằm áp đặt một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.”   

Trong khi đó Trung Quốc lặp lại rằng Bắc Kinh có quyền thiết lập khu nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Đông.

Hồi cuối năm 2013, khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập khu phòng không ở Biển Hoa Đông- nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, tuyên bố đó đã tức thời gặp phản ứng mạnh của Nhật Bản, Mỹ và Australia.

Philippines mới đây báo cáo rằng các máy bay tuần tiễu của họ đã bị Trung Quốc khuyến cáo nên ngừng bay trên không phận quần đảo Trường Sa. Bà Julie Bishop cho biết bà đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, và kêu gọi họ hãy tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Ngoại Trưởng Úc nói: “Các tuyến đường thương mại quan trọng của chúng tôi đi ngang qua Ấn độ dương, suốt tới các vùng biển phía Bắc, cho nên chúng tôi rất kiên định với lập trường là các nước phải giải quyết những tranh chấp một cách hoà bình, không nên có hành động đơn phương. Bà cho biết Australia đã trình bày các quan điểm của mình “một cách công khai cũng như trong vòng riêng tư, với các quốc gia có liên quan.”

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây đã ồ ạt đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp đất, xây đảo nhân tạo trong Biển Đông. Trang mạng chuyên về vấn đề quốc phòng IHS Jane nói rằng các hoạt động đó bao gồm việc xây dựng một đường băng trên đảo Đá Chữ Thập, đủ lớn để các máy bay quân sự của Trung Quốc sử dụng.

Là một đồng minh của Mỹ, Australia ủng hộ chính sách xoay trục sang khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của chính phủ Hoa Kỳ. Úc cho phép 2.500 binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ đóng quân tại thành phố Darwin ở vùng lãnh thổ phía Bắc nước Úc. Trung Quốc là một đối tác thương mại hàng đầu của nước Úc, mặc dù vậy từ tháng 11 năm 2013, sau khi Bắc Kinh tuyên bố khu nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bà Bishop đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao và Thương Mại Úc triệu Đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ những quan tâm của bà về khu nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.

Trong phúc trình thường niên về chiến lược quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng các cơ sở do Trung Quốc xây cất trong Biển Đông bao gồm nhiều bến cảng, các hệ thống giám sát tình báo và ít nhất là một phi đạo.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua phản bác phúc trình mới của Mỹ. Lên tiếng trên một trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên của Bộ này, bà Hoa Xuân Oánh, nói rằng phúc trình do Mỹ đưa ra dựa trên những đồn đoán sai sự thực về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, chứ không dựa trên cơ sở thực tế.

VOA 11.05.2015  Nguồn: Bloomberg, Reuters.
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 1006)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1545)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1657)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA