Chính phủ Thái nói gì về siêu kinh đào Kra?

02 Tháng Tư 202412:21 SA(Xem: 402)

VĂN HÓA ONLINE – CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT - THỨ HAI 01 APRIL 2024


Chính phủ Thái nói gì về siêu kinh đào Kra?


BÌNH AN


12/02/2018 20:28 GMT+7


https://tuoitre.vn/chinh-phu-thai-noi-gi-ve-sieu-kenh-dao-kra-20180212202021519.htm


  TTO - Chính phủ Thái Lan cho biết dự án kênh đào Kra hiện không phải là một ưu tiên và người dân nước này cần cẩn trọng, tránh bị "dắt mũi" bởi các thông tin sai lệch.


image051Sơ đồ thông tin liên quan siêu dự án kênh đào Kra của Thái Lan - Đồ họa: Tuổi Trẻ


Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 10/2/2018, người phát ngôn chính phủ Thái Lan, Trung tướng Sansern Kaewkamnerd nói rõ dự án kênh đào Kra hiện không phải là một ưu tiên của nước này và Bangkok cho đến nay cũng không có chính sách cụ thể nào dành cho dự án trên.


"Hiện vẫn còn nhiều vấn đề khác trong khu vực, do đó những vấn đề này cần được dành ưu tiên" – ông Sansern cho biết.


Tuy nhiên, sau phát ngôn của ông Sansern về vụ việc đang bắt đầu được bàn thảo qua các hội thảo và truyền thông gần đây, báo Bangkok Post của Thái Lan ngày 11/2/2018 viết rằng chính phủ Thái Lan đã cho thấy chính thức bắt đầu xem xét tính khả thi của dự án này.


Theo trang tin Mothership.sg của Singapore, đây cũng là lần đầu tiên trong một thời gian dài, chính phủ Thái Lan có các phát ngôn công khai chính thức về dự án kênh đào Kra.


Ông Sansern nói rằng chính phủ Thái Lan vẫn đang cân nhắc các mặt lợi và hại của dự án trên. Người phát ngôn chính phủ Thái Lan cho biết trong số nhiều vấn đề đang được chính phủ xem xét liên quan tới dự án kênh đào Kra, có vấn đề an ninh và vấn đề chi phí rót vào dự án.


Tướng Sansern cũng kêu gọi người dân ở miền Nam Thái Lan cẩn trọng khi đón nhận các thông tin kêu gọi ủng hộ dự án kênh đào Kra vì những thông tin này có thể sai lệch và tạo ra những hiểu lầm trong lòng công chúng.


"Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã nhấn mạnh rằng cuộc vận động ủng hộ dự án kênh đào Kra vẫn không được chính phủ tán thành và dự án này vẫn đang được nghiên cứu" - Tướng Sansern khẳng định.


Tuyên bố trên của ông Sansern được cho nhằm phản ứng với cuộc vận động của Hiệp hội nghiên cứu và phát triển kênh đào Thái (TCA). Tổ chức gồm toàn cựu chiến binh cao cấp thuộc quân đội Thái này thời gian qua liên tục kêu gọi sự ủng hộ dành cho dự án hàng tỉ USD xuyên qua miền Nam Thái Lan.


Hôm 1-2 vừa qua, một hội thảo lớn về kênh đào Kra còn được tổ chức tại tỉnh Phuket với sự tham dự của Chủ tịch TCA, Tướng Pongthep Thesprateep.


TCA kêu gọi người dân Thái Lan lan truyền sự ủng hộ đối với dự án Kra trên mạng Internet cũng như đăng tải những bài hát được sáng tác đặc biệt dành cho mục đích kêu gọi xây dựng kênh đào.


Theo đề xuất, siêu kênh đào dài hơn 100 km này sẽ cắt ngang vùng Kra Isthmus ở miền Nam Thái Lan, kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.


Kênh đào Kra sẽ ngốn khoảng từ 20-30 tỉ USD tùy theo tuyến xây dựng và có thể mất 10 năm (???) để hoàn thành.


Trái lại, siêu kênh đào này sẽ giúp tiết kiệm được 1.200 km quãng đường di chuyển so với các lộ trình hàng hải hiện nay thông qua eo biển Malacca.


Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại vị trí nhạy cảm của khu vực này. Trước hết, kênh đào sẽ xuyên qua miền Nam Thái Lan, nơi xảy ra các cuộc đối đầu liên miên giữa lực lượng chính phủ Thái Lan và các nhóm ly khai người Hồi giáo trong hai thập niên qua, do đó có thể kích động thêm các cuộc nổi loạn.


Thứ hai, siêu dự án rõ ràng sẽ chia cắt vương quốc nụ cười ra làm đôi theo đúng nghĩa đen, khiến một phần miền Nam Thái Lan bị cô lập.


Đó là chưa kể những hậu quả được cảnh báo kéo theo khi Trung Quốc thời gian qua được cho tích cực vận động để xúc tiến đề xuất xây kênh đào Kra như một phần của "Vành đai, con đường" – sáng kiến kết nối hạ tầng và thương mại qua một loạt quốc gia Á - Phi - Âu.


+++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc ra sức vận động đào siêu kênh Kra xuyên Thái Lan


PHÚC LONG

03/02/2018 09:47 GMT+7

https://tuoitre.vn/trung-quoc-ra-suc-van-dong-dao-sieu-kenh-kra-xuyen-thai-lan-20180203082425104.htm


TTO - Công trình thai nghén hơn 3 thế kỷ của Thái Lan đang nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ các cường quốc, đặc biệt bài toán tài chính có thể được giải quyết bởi “túi tiền không đáy” từ sáng kiến Vành đai - con đường của Trung Quốc.

image053

Thái Lan và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về kênh đào Kra, nhưng chính quyền hai bên đều không xác nhận việc này - Ảnh: Maritime News


Chúng ta ngày nay chưa tiến gần hơn (đến việc xây dựng kênh đào) so với cách đây 340 năm. Nhưng vì người dân và đất nước, đây là lúc thích hợp để bắt đầu.


Tướng Pongthep Thesprateep (chủ tịch Hiệp hội Kênh đào Thái Lan)


Ngày 01/2/2018, một hội thảo lớn về kênh đào Kra (kênh đào Thái Lan) đã được tổ chức tại tỉnh Phuket với sự tham dự của tướng Pongthep Thesprateep - chủ tịch Hiệp hội Kênh đào Thái Lan (TCA). 


Sự kiện được đồng tài trợ bởi Phòng Thương mại Anh tại Thái Lan, Phòng Thương mại Pháp - Thái (FTCC), Phòng Thương mại Úc - Thái (AustCham), Phòng Thương mại Đức - Thái (GTCC), Phòng Thương mại Mỹ (AmCham)... và Hiệp hội Doanh nghiệp và thương mại châu Âu tại Thái Lan (EABC).


Được so sánh với kênh đào Suez (Ai Cập) và kênh đào Panama (Trung Mỹ), công trình kênh đào Kra trị giá hàng chục tỉ USD đang được nhiều quốc gia, tổ chức vận động hành lang ráo riết ở Thái Lan. 


Phe ủng hộ khẳng định siêu kênh đào cắt ngang vùng Kra Isthmus ở miền nam Thái kết nối Ấn Độ và Thái Bình Dương sẽ giúp nền kinh tế bật lên, thay đổi diện mạo Đông Nam Á và giải quyết tình trạng ùn tắc ở eo biển Malacca - tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới với Singapore là trung tâm trung chuyển.


Thời cơ đã đến?


Dự án kênh đào Kra hiện đang nhận được sự ủng hộ lớn từ TCA - tổ chức gồm toàn cựu chiến binh cao cấp thuộc quân đội Thái. 


Trả lời phỏng vấn báo Asia Times, tướng Saiyud Kerdphol - cựu tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Thái Lan - tin rằng đã đến lúc cần phải xây công trình thế kỷ này. Tuy nhiên, quyết định tối quan trọng này không thể do chính phủ đưa ra, mà phải là nhà vua Thái.


Cùng với sự chuyển giao quyền lực gần đây từ cố quốc vương Bhumibol Adulyadej sang vua Maha Vajiralongkorn (Rama X), các nhóm vận động kênh đào Kra hi vọng vị tân vương có gốc gác quân đội sẽ đồng ý cân nhắc dự án trên danh nghĩa "hòa bình quốc gia và phát triển".


Một lý do khiến kênh đào Kra gây tranh cãi trong hơn 3 thế kỷ ở Thái Lan vì sẽ chia cắt vương quốc nụ cười ra làm đôi theo đúng nghĩa đen. 


Giới bảo hoàng kỳ cựu lưu ý con kênh này, nếu được đào, sẽ rộng hơn cả Chao Phraya - con sông chảy ngang qua thủ đô Bangkok được nhiều người Thái xem là trái tim tâm linh của đất nước.


Trong một nỗ lực "lobby", TCA gần đây đổi tên dự án kênh đào từ "Kra" thành "Thái" - mang ý nghĩa đây là công trình dành cho tất cả người Thái, theo đúng di huấn của cố quốc vương Bhumibol rằng việc xây kênh đào phải do người dân quyết định. 


Dẫn một khảo sát của Đại học Hoàng tử Songkhla, TCA dẫn chứng 74% cư dân thuộc 14 tỉnh miền nam Thái Lan đã đồng ý xây kênh đào.


Hiện dự án của Thái Lan thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia không chỉ do quy mô, ý nghĩa chiến lược, mà còn vì khối lượng hạ tầng khổng lồ đi kèm (sân bay, đường giao thông...). 


Một hội thảo do TCA tổ chức tháng 9 năm ngoái được EABC hậu thuẫn và Công ty xây dựng Grand Dragon của Hong Kong tài trợ và mới đây nhất là sự kiện ở Phuket.


ADVERTISEMENT


Tuy nhiên, đến nay chính quyền quân sự Thái Lan vẫn tỏ ra thận trọng với dự án kênh đào, một phần do các vấn đề chính trị và cuộc bầu cử dân sự sắp diễn ra. 


Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Somkid Jatusripitak dự định phát biểu mở màn hội thảo của TCA, nhưng đã hủy vào phút chót sau quyết định của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.

image055

Bản đồ vị trí dự án kênh đào Kra - Đồ họa: TẤN ĐẠT


Yếu tố Trung Quốc


Dù không rõ Hoàng gia Thái Lan đã nhận được đề xuất chính thức nào liên quan đến kênh đào Kra chưa, nhưng công trình này đã có sự hậu thuẫn từ quốc gia giàu có và quyền lực: Trung Quốc.


Theo các nguồn tin Chính phủ Thái, tân đại sứ Trung Quốc tại Bangkok Lyu Jian gần đây liên tục nhắc lại trong các cuộc gặp cấp cao rằng "Trung Quốc hình dung kênh đào Thái Lan là một phần của sáng kiến hạ tầng toàn cầu Vành đai - con đường trị giá 1.000 tỉ USD".


Theo giới quan sát, đây dường như là lần đầu tiên Bắc Kinh tích cực vận động công trình kênh đào Kra như một phần của "Vành đai - con đường", dù hiện tại Trung Quốc đã liên kết sáng kiến hạ tầng này với hành lang kinh tế phía đông của Thái Lan, bao gồm một đường sắt cao tốc nối hai nước chạy xuyên qua Lào vừa động thổ vào tháng 12-2017.


Nếu Trung Quốc nhúng tay vào, các thử thách về tài chính và kỹ thuật của công trình kênh đào sẽ không còn là rào cản nữa, theo ông Pakdee Tanapura - giám đốc quốc tế của TCA. Ông Pakdee cũng tiết lộ Bắc Kinh đã cử đại diện là các doanh nghiệp Hong Kong và Macau với nhiều kinh nghiệm toàn cầu tiếp xúc với các nhân vật thuộc Hoàng gia Thái.


Chuyên gia hàng hải Jinsong Zhao, thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, nhận định kênh đào Kra sẽ đặt Thái Lan ở vị trí trung tâm trong "cuộc cách mạng lần 3" của vận tải thương mại toàn cầu, khi thương mại điện tử đòi hỏi sự nhanh chóng trong khâu vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng. 


Tuyến đường biển qua eo Malacca hiện nay mất quá nhiều thời gian.


"Gửi đến các bạn Thái của tôi: Đừng lãng phí thời gian, đừng hoãn dự án này. Chúng tôi có công nghệ, chúng tôi có năng lực, chúng tôi có tiền, chúng tôi rất vui lòng được giúp đỡ. Nó tốt cho Thái Lan, châu Á và cả thế giới" - ông Jinsong kêu gọi tại hội nghị tổ chức ở Bangkok vào tháng 9-2017.


Vị chuyên gia cũng "nhắc khéo" nếu đợi thêm 20 năm thì việc tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc là không dễ.


Nhưng bên cạnh Trung Quốc, các nhà vận động kênh đào của Thái nghiêng về phương án xây dựng một liên minh các nhà đầu tư - tài trợ quốc tế, hiển nhiên nhằm tránh tình trạng quốc gia duy nhất (Trung Quốc) hưởng lợi từ kênh đào và các hạ tầng cảng liên quan.


"Đó phải là một công ty Thái dẫn dắt và không được quá giống Trung Quốc" - cựu tư lệnh Saiyud thẳng thắn nêu quan điểm.


Kinh phí không quá lớn


Kênh đào Thái Lan sẽ tiêu tốn 20-30 tỉ USD tùy theo tuyến xây dựng và có thể mất 10 năm để hoàn thành. Tuy nhiên, nó sẽ giúp tiết kiệm được 1.200km quãng đường di chuyển so với các lộ trình hàng hải hiện nay qua eo biển Malacca - nơi 84.000 tàu thuyền và 30% giao thương toàn cầu đi qua mỗi năm.


Nếu kênh đào được xây, Malaysia và Singapore sẽ thiệt hại một phần, nhưng eo Malacca vẫn là tuyến giao thương quan trọng giữa vịnh Ba Tư và Indonesia hoặc Úc.


Trong khi đó, Myanmar, Campuchia và Việt Nam sẽ có lợi nhiều nhờ quãng đường sang Ấn Độ Dương được rút ngắn.


PHÚC LONG


Trung Quốc ngầm chống lưng doanh nghiệp đào kênh


MỸ LOAN

https://tuoitre.vn/trung-quoc-ngam-chong-lung-doanh-nghiep-tien-ra-nuoc-ngoai-748875.htm


TT - Chính quyền Bắc Kinh đã ngầm chống lưng cho các tổ chức và doanh nghiệp đầu quân ra nước ngoài tham gia nghiên cứu, đầu tư các dự án kênh đào xuyên quốc gia.

image057

Người dân Nicaragua biểu tình chặn đường cao tốc Panamerican để phản đối dự án kênh đào ở Managua với Trung Quốc - Ảnh: Reuters


Chính phủ Trung Quốc lẫn các nước đã và đang có các dự án kênh đào lớn đều tuyên bố nhằm mục tiêu phát triển kinh tế.


Nhưng giới chuyên gia lại cho rằng những dự án có Trung Quốc tham gia cho thấy Bắc Kinh đang muốn gây ảnh hưởng về địa - chính trị ở một số khu vực trên thế giới.


Thuyết phục Thái Lan đào kênh Kra


Từ đầu năm 2015, các doanh nghiệp cũng như tổ chức được chính quyền Bắc Kinh chống lưng tìm cách mở lại dự án kênh đào Kra nối liền Ấn Độ Dương với biển Đông.


Con kênh, nếu được đào, sẽ đi xuyên bán đảo phía nam của Thái Lan. Nó sẽ giúp tàu thương mại từ Ấn Độ Dương muốn lên vùng Đông Bắc Á không phải đi vòng qua eo biển Malacca ngoài khơi bờ biển phía nam của Malaysia.


Nhật Báo Phương Đông của Hong Kong ngày 18-5 quả quyết Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết bản ghi nhớ về thỏa thuận sơ bộ liên quan đến dự án kênh đào Kra.


Giới chuyên gia Trung Quốc cho biết dự án này sẽ sớm được xây dựng, hoàn thành trong 10 năm với chi phí đầu tư khoảng 28 tỉ USD.


Ông Lương Vân Tường, giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế của ĐH Bắc Kinh, tiết lộ: bản ghi nhớ nhất trí Trung Quốc sẽ là nhà đầu tư chính trong dự án, vốn mang tính chiến lược và chính trị rất quan trọng đối với Trung Quốc.


Bắc Kinh muốn nhanh chân nhảy vào dự án này do quan ngại khả năng Mỹ có thể kiểm soát eo biển Malacca, con đường vận chuyển dầu khí chính của Trung Quốc hiện nay. Thêm vào đó, Bắc Kinh cũng lo nếu như nước khác nhảy vào dự án trên thì xem như Trung Quốc trắng tay trong bối cảnh Mỹ và Thái Lan vẫn còn quan hệ mặn nồng.


Còn ông Lý Chấn Phúc, giáo sư ĐH Hải dương Đại Liên, tự tin cho rằng các công ty Trung Quốc sẽ tham gia dự án. Khi đó Bắc Kinh sẽ được hưởng đặc quyền đặc lợi từ con kênh này.


“Thậm chí Trung Quốc có thể đàm phán với Thái Lan từ chối cho một số tàu chiến từ một số nước đi qua kênh đào này, tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á” - giáo sư Lý nhận định.


Truyền thông Thái Lan cũng đưa tin Trung Quốc quan tâm hỗ trợ Thái Lan làm kênh đào Kra vì Bắc Kinh cho rằng qua cách này có thể cải thiện các mối liên quan giữa Thái Lan đến một phần miền nam Trung Quốc.


Giới chức Trung Quốc muốn hàng hóa thương mại từ thành phố Côn Minh có thể đi qua cảng Laem Chabang để đến Ấn Độ Dương qua ngả kênh đào Kra.


Tuy nhiên, dự án này khó thực hiện vì người Thái chưa sẵn sàng với ý tưởng “đục khoét đất nước” và Chính phủ Thái Lan cũng đang quan ngại dự án này sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.


Cách đây 10 năm, các công ty Trung Quốc từng nghiên cứu kỹ vấn đề này nhưng không đưa ra được một kết quả cụ thể nào.


Dân Nicaragua không muốn Trung Quốc đào kênh


Trong những ngày tháng 5-2015, truyền thông đưa tin người dân Nicaragua tiếp tục phản đối dự án kênh đào Nicaragua do Công ty TNHH Đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua (HKND) của Hong Kong (Trung Quốc) khởi công từ tháng 12-2014.


Báo Costa Rica News dẫn lời người dân địa phương chỉ trích dự án này đang phá hủy môi trường sống của họ và gây đảo lộn sinh hoạt thường nhật vì mất nhà cửa, đất đai và thất nghiệp.


Nhiều người còn giận dữ kêu gọi tổng thống từ chức vì đã để hàng ngàn người Nicaragua thất nghiệp do dự án kênh đào sử dụng phần lớn lao động từ Trung Quốc.


Báo South China Morning Post cho biết hồi đầu tháng 7-2014, chính quyền Nicaragua đã ký thỏa thuận giao dự án cho Công ty HKND do tỉ phú Vương Tịnh đứng đầu. Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 40 tỉ USD quả là hấp dẫn với đất nước Trung Mỹ này.


Kênh đào - đi xuyên qua Nicaragua, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương - một khi hoàn thành được đánh giá sẽ là đối trọng với kênh đào Panama do Mỹ điều hành. Công ty HKND sẽ được quyền khai thác kênh đào trong 50 năm và mỗi năm chia cho Chính phủ Nicaragua 10 triệu USD.


Ông Benjamin Lanzas, người đứng đầu nhóm công nghiệp xây dựng của Nicaragua, cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã chống lưng cho HKND bởi một doanh nghiệp tư nhân không thể đơn độc thực hiện dự án quá lớn như kênh đào Nicaragua. “Đối với một nhà đầu tư đơn lẻ, đó là một khoản tiền rất lớn” - Hãng tin Reuters dẫn lời ông Lanzas.


Ông Đổng Tuấn Tùng, kỹ sư trưởng của HKND, cho biết đây được xem là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới, dự kiến hoàn thành trong năm năm.


Đại diện HKND ước tính mỗi năm có khoảng 5.100 lượt tàu của quốc tế đi qua kênh đào này. Tuyến đường thủy này nằm gần biên giới Costa Rica, dài 278km, rộng 520m và sâu đến 30m.


“Dự án này là dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nó có ích cho người dân Nicaragua và cả thế giới vì ngành thương mại thế giới cần nó” - tỉ phú Vương Tịnh tuyên bố.


Trong khi đó, giới chuyên gia quốc tế cho rằng nếu dự án này thành hiện thực thì ngoài việc hút bớt lượng tàu quốc tế đi qua kênh đào Panama, Trung Quốc cũng sẽ gây được sức ảnh hưởng lớn về địa - chính trị ở Nicaragua, điều Mỹ không hề muốn.


“Kênh đào Panama là kênh đào của Mỹ trong thế kỷ 20, nhưng kênh đào xuyên Nicaragua dần dần sẽ trở thành kênh đào của Trung Quốc trong thế kỷ 21” - Juan Gabriel Tokatlian, chuyên gia ở ĐH Di Tella của Argentina, nhận định.


Gắn kênh đào Kra vào con đường tơ lụa mới


Báo The Nation dẫn lời ông Pakdee Tanapura, thành viên Ủy ban nghiên cứu về dự án kênh đào Kra, cho biết con kênh này có thể là một phần của “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua phía nam Thái Lan.


Đây là sáng kiến do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng và đang tìm cách đẩy mạnh từ vành đai Nam Á xuống Đông Nam Á.


Giới doanh nghiệp và các tổ chức thuộc Chính phủ Trung Quốc và Thái Lan đã tổ chức hội thảo khoa học đưa ra “luận chứng về tính khả thi” của dự án này hồi tháng 2-2015.


Kết quả cho biết con kênh sâu 26m, dài khoảng 100km này sẽ tốn ít nhất 20 tỉ USD chi phí đầu tư.


Con kênh này cũng sẽ giúp các tàu thương mại rút ngắn thời gian đi từ biển Đông đến Ấn Độ Dương ít nhất 48 giờ so với lộ trình đi qua eo biển Malacca hiện nay, tiết kiệm chi phí khoảng 50 tỉ USD hằng năm. (MỸ LOAN)


++++++++++++++++++++++++++++


Vành đai & Con đường hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã thay đổi thế giới như thế nào?


https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0kx9ll2x47o


image058Nguồn hình ảnh, Getty Images. Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba đang diễn ra tại Bắc Kinh


  • Tác giả, Sylvia Chang
  • Vai trò, BBC Tiếng Trung
  • 17 tháng 10 2023


Các nhà lãnh đạo thế giới và đại diện của 130 quốc gia đang tới Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thiết lập hai tuyến thương mại mới nối nước này với phần còn lại của thế giới.


Các thủ tướng và tổng thống - bao gồm Vladimir Putin của Nga - đang tập trung tại Bắc Kinh để kỷ niệm sự kiện này, từ 17-18/10/2023.


Số lượng lớn các quốc gia tham dự là dấu hiệu cho thấy tác động lớn mà sáng kiến trị giá hàng nghìn tỷ USD này đã mang lại trên toàn cầu - và mức độ sở hữu của nhà nước và các công ty Trung Quốc ở nước ngoài.


Trong thập kỷ qua, 150 quốc gia chiếm 3/4 dân số thế giới đã tham gia sáng kiến này. Tuy nhiên, nó đã phải đối mặt với cả thành công lẫn thất bại.


image059Getty Images. Một nóm thanh thiếu niên ở thủ đô Colombo của Sri Lanka năm 2018. Phía sau họ là những tòa nhà chọc trời xây bằng vốn vay Trung Quốc


Tại sao Trung Quốc tạo ra Vành đai và Con đường


Theo các nhà phân tích, Trung Quốc thiết lập BRI chủ yếu để giải quyết các thách thức, chẳng hạn như sản xuất thừa và chi phí lao động tăng cao trong nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của nước này.


Giáo sư Lawrence C Reardon từ Khoa Khoa học Chính trị, Đại học New Hampshire ở Mỹ cho biết sáng kiến này được tài trợ từ nguồn dự trữ ngoại hối trị giá 3 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, được tích lũy từ những năm 1980 khi nước này áp dụng cách phát triển tập trung hơn vào bên ngoài.


Các công ty xây dựng Trung Quốc, đối mặt với nhu cầu nội địa giảm sút, đã tìm kiếm các dự án mới ở nước ngoài.


Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường để mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc và tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của đất nước.


image060Getty Images. Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ trao giải tại Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ hai ở Bắc Kinh năm 2019


Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã hợp tác, tìm kiếm tiền từ các khoản đầu tư của quỹ xuất khẩu Trung Quốc. Cùng nhau, họ đã phê duyệt nhiều dự án khác nhau ở các nước kém phát triển tại Nam Mỹ, châu Phi và châu Á.


Các dự án toàn cầu đã được lựa chọn như thế nào?


Trong hơn mười năm, Vành đai và Con đường đã mở rộng trọng tâm từ cơ sở hạ tầng sang công nghệ kỹ thuật số, an ninh và phát triển bền vững.


image061Getty Images. Ảnh hưởng của sáng kiến này còn mở rộng đến Đường cao tốc Karakoram, con đường trải nhựa cao nhất thế giới nối Trung Quốc và Pakistan ở độ cao 4.693 mét.


Theo dữ liệu chính thức, Trung Quốc đã đầu tư vào hơn 3.000 dự án như một phần của BRI.


Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) cho biết 15 quốc gia nhận sẽ được vốn là Indonesia, Pakistan, Singapore, Nga, Ả Rập Saudi, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bangladesh, Peru, Lào, Ý, Nigeria, Iraq, Argentina và Chile).


Tầm ảnh hưởng của nó trải rộng khắp thế giới và Kenya hy vọng sẽ nhận được tài trợ tại hội nghị thượng đỉnh lần này.


image062Reuters. Kenya hy vọng tìm được sự ủng hộ để xây dựng tuyến SGR tới biên giới Uganda tại Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường ở Trung Quốc


Trung Quốc tuyên bố rằng việc lựa chọn dự án dựa trên nhu cầu kinh tế, nhưng các nhà phê bình cho rằng nó nhằm mục đích tạo ra một mô hình kiểm soát toàn cầu lấy Trung Quốc làm trung tâm.


Jeremy Chan, một chuyên gia về Đông Á tại Eurasia Group, cho biết: “Các cân nhắc về địa chính trị và ngoại giao ít nhất cũng quan trọng như các vấn đề kinh tế trong việc xác định cách thức và địa điểm Trung Quốc phân bổ nguồn tài trợ BRI của mình”.


image063Getty Images. Sáng kiến Vành đai và Con đường đã thúc đẩy thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc, như được thấy ở đây tại một bãi container ở cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông


Chan nói, Ý là quốc gia duy nhất trong số 15 quốc gia nhận ít bỏ phiếu ủng hộ Trung Quốc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hơn hầu hết các quốc gia khác. Ý gần đây cho biết họ sẽ rút khỏi BRI.


Dữ liệu AEI cho thấy nguồn tài trợ của BRI chủ yếu chảy vào các quốc gia nơi Bắc Kinh có động lực chiến lược mạnh mẽ để làm sâu sắc thêm mối quan hệ, chẳng hạn như Indonesia và Pakistan.


image064Getty Images. Sáng kiến Vành đai và Con đường đã tài trợ cho tuyến đường sắt cao tốc giữa Indonesia và Trung Quốc


Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - hai quốc gia vùng Vịnh giàu có - nằm trong số bảy quốc gia nhận tài trợ lớn nhất từ Vành đai và Con đường.


Các quốc gia sản xuất dầu này cung cấp cho Bắc Kinh một công cụ chiến lược để chống lại những rủi ro tiềm ẩn do chính sách phương Tây gây ra, chẳng hạn như các lệnh trừng phạt của Mỹ.


Những dự án hiệu quả?


Một số dự án BRI đã thực sự hiệu quả. Lý do rất đơn giản: nhiều quốc gia cần cơ sở hạ tầng tốt hơn, bao gồm cả đường bộ và đường sắt.


Tại Indonesia, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên - mang tên Whoosh - vừa được khai trương. Các chuyến tàu kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nó giúp giảm thời gian di chuyển từ ba giờ xuống chỉ còn 40 phút bằng cách chạy với tốc độ 350km/h.


image065Getty Images. Dịch vụ Whoosh của Indonesia giảm hàng giờ đồng hồ di chuyển giữa thủ đô và các điểm du lịch.


Trong khi một số người cho rằng Whoosh là không cần thiết vì hiện đã có đường thu phí và tàu hỏa giá cả phải chăng hơn để đưa bạn đến đó, thì "nhiều người [ở Indonesia] đánh giá cao các dự án BRI nói chung", Tauhid Ahmad, nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu INDEF của Indonesia, cho biết.


Tại Lào, tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng Chăn với Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc được khai trương vào năm 2021. Tuyến đường sắt này đã giúp giảm thời gian di chuyển từ Viêng Chăn đến biên giới Trung Quốc-Lào xuống chỉ còn ba giờ, giúp hành khách đến Côn Minh trong vòng một ngày.


image066Getty Images. Hành khách chờ lên tàu tại ga đường sắt cao tốc Viêng Chăn


BAR cũng có những thành công đáng chú ý khác, chẳng hạn như cảng Piraeus ở Hy Lạp, nơi thường được mệnh danh là "Đầu rồng" của Châu Âu.


Một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 60% cảng và có thể xử lý khối lượng lớn container từ tàu.


image067Getty Images / UCG. Phần lớn cảng Piraeus do công ty Trung Quốc điều hành vì Sáng kiến Vành đai và Con đường


Những dự án thất bại?


Vành đai và Con đường có những thất bại đáng lưu ý.


June Teufel Dreyer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, cho biết sáng kiến này bị quy hoạch kém, với "các khoản vay cho các dự án không bao giờ khả thi về mặt thương mại và giám sát xây dựng không đầy đủ".


Suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất tăng và lạm phát cao hơn đã làm tăng thêm khó khăn cho một số quốc gia trong việc trả nợ cho Trung Quốc. Các khoản vay hàng tỷ USD trở nên khó trả và các dự án phát triển bị trì trệ.


Một ví dụ là Cảng Hambantota ở Sri Lanka, nơi chính phủ tuyên bố phá sản vào năm 2022. Nước này không thể trả các khoản vay của Trung Quốc nên đã giao cảng cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê 99 năm.


image068Getty Images.Dự án Thành phố Cảng Colombo, được thấy ở đây trong quá trình phát triển vào năm 2018, được thiết kế để chứa 65 triệu mét khối cát


Pakistan đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự với tư cách là một trong những nước tham gia BRI chính. Đất nước này đã không trả được nợ đúng hạn và phải tìm kiếm sự cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Có lúc, lưới điện quốc gia phải tắt máy phát điện để tiết kiệm nhiên liệu.


Bắc Kinh gần đây đã từ chối yêu cầu của Islamabad về việc cấp thêm quỹ BRI cho Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Những lo ngại về bất ổn chính trị, rủi ro an ninh đối với người lao động Trung Quốc và uy tín tín dụng của Pakistan được coi là những lý do.


Nhiều quốc gia khác, bao gồm Ethiopia và Kenya, đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng 60% tổng số khoản vay liên quan đến BRI hiện liên quan đến các quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính. Điều này đã dẫn đến sự chỉ trích hoạt động cho vay của Trung Quốc là "ngoại giao bẫy nợ".


image069Getty Images. Khoản vay Trung Quốc giúp nước Pakistan xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường dây điện


Công chúng nói gì?


Các cuộc thăm dò cho thấy nhiều quốc gia đang trở nên cảnh giác hơn trước ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc.


Ở Pakistan, người dân ban đầu lạc quan về BRI, kỳ vọng vào sự thịnh vượng kinh tế và tăng trưởng kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều năm sau, đời sống của cộng đồng địa phương vẫn chưa được cải thiện đáng kể như cam kết của Pakistan và Trung Quốc.


Ở Gwadar, một thành phố cảng ở Pakistan, người dân ngày càng bất mãn với những dự án này vì họ thấy rất ít sự phát triển ngoài con đường bốn làn xe trên tuyến đường biển chính.


Việt Nam nhận được 670 triệu USD vốn vay của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa chính thức định danh bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới nào trong khuôn khổ BRI.


image070Getty Images / Washington Post. 2015: Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông của Hà Nội do Trung Quốc tài trợ được xúc tiến thử nghiệm để lấy ý kiến công chúng


Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2011 nhưng phải đối mặt với sự chậm trễ và chi phí đội lên nhiều lần. Cuối cùng nó đã đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2021.


Thời gian xây dựng tuyến metro này là tấm gương tiêu cực cho các dự án cơ sở hạ tầng khác trong nước và làm suy giảm niềm tin của công chúng - mặc dù cần lưu ý rằng thời gian xây dựng các dự án tương tự ở các nước phương Tây có thể chậm như vậy hoặc thậm chí lâu hơn.


image071Getty Images. 2021: Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy qua Hà Nội đón những hành khách đầu tiên


Trung Quốc dường như đã nhận ra những lo ngại này. Chủ tịch Tập hiện đang ủng hộ các dự án "nhỏ và đẹp" trong BRI. Trong những năm gần đây, số lượng dự án BRI mới và quy mô đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài đã giảm.


Trong tương lai, Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức khó khăn tương tự.


Giáo sư Reardon kết luận: “Câu hỏi đặt ra là liệu nhà nước độc đảng Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng các dự án phát triển hay không, bởi vì những người nhận quan trọng đã không thể trả được khoản vay của họ”.


Biên tập bởi Issariya Praithongyaem và Andrew Webb

image072

+++++++++++++++++++++++++++


Việt Nam - Cam Bốt: Kinh đào Phù Nam kín như bưng


Phạm Minh Chính lần đầu gặp Hun Manet bàn về hợp tác và phân định biên giới


VOA 06/09/2023


image073Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (trái) bắt tay với tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Hội nghị ASEAN ở Jakarta, Indonesia, hôm 5/9/2023.


Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với tân thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone trong bữa ăn sáng tại Hội nghị ASEAN ở Jakarta, Indonesia, hôm 5/9. Cả ba đã nhất trí tiếp tục thực hiện 5 điểm hợp tác và tiếp tục thúc đẩy việc phân giới cắm mốc giữa ba quốc gia Đông Nam Á.


Khmer Times dẫn lời người phát ngôn Nội các của Thủ tướng Hun Manet, Meas Sophorn, cho biết các lãnh đạo đã thảo luận và thống nhất về những nguyên tắc như tiếp tục duy trì truyền thống họp trong bữa ăn sáng và thảo luận công việc của ba bên trước khi khai mạc các hội nghị thượng đỉnh lớn trong khu vực.


“Ba bên tiếp tục hợp tác và thúc đẩy để đạt được kết quả trong các vấn đề còn lại. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế phân định biên giới giữa ba nước sẽ sớm được hoàn thành”, ông Meas Sophorn nói.


Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác với Lào và Campuchia luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam tường thuật.


Ba nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục thực hiện 5 điểm hợp tác vì lợi ích của người dân ba nước, tăng cường hơn nữa mối quan hệ và kết nối giữa ba nước trên mọi phương tiện, bao gồm thông qua cơ sở hạ tầng như cầu, đường bộ, đường sắt, cảng cũng như chuỗi cung ứng và du lịch, ông Sophorn cho biết thêm.


Giám sát nghiên cứu tại Viện Tầm nhìn Châu Á (AVI), Thong Mengdavid, cho biết những lĩnh vực hợp tác chính giữa Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm phát triển biên giới, hợp tác và an ninh xuyên biên giới, hoạt động thương mại, giao lưu nhân dân và kết nối cơ sở hạ tầng, vẫn theo Khmer Times.


Tại cuộc gặp, ông Phạm Minh Chính đã gửi lời chào tới cựu Thủ tướng Hun Sen, hiện là Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Tối cao của Hoàng gia Campuchia và bày tỏ mong muốn được gặp trực tiếp ông vào một thời điểm nào đó.


Bà Koy Pisey, Bộ trưởng Campuchia phụ trách các vấn đề biên giới và du lịch đi cùng phái đoàn của Thủ tướng Manet, cho biết công tác phân giới cắm mốc giữa Campuchia và Việt Nam đã hoàn thành 84%, và một thỏa thuận mới sẽ sớm được ký kết giữa hai quốc gia đối với 16% còn lại.


Campuchia có chung đường biên giới dài 1.270 km với Việt Nam và hai nước đã bắt đầu hợp tác phân định biên giới chung từ năm 2006.


Khi hai nước ký Hiệp ước bổ sung năm 2005, cả hai cam kết hoàn thành công việc phân giới cắm mốc vào năm 2008, sau đó bị hoãn lại đến năm 2012. Tuy nhiên, do những bất đồng về một số khu vực biên giới nảy sinh nên quá trình này tiếp tục bị trì hoãn cho đến nay.

12 Tháng Tư 2024(Xem: 378)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA