Vì sao TT Marcos sửa lại bài đăng về sự ủng hộ được cho là của VN đối với phán quyết trọng tài The Hague 2016? Bản ghi nhớ Việt-Phi

07 Tháng Chín 20247:29 SA(Xem: 997)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ HAI 02 SEP 2024


Vì sao TT Marcos sửa lại bài đăng về sự ủng hộ được cho là của VN đối với phán quyết trọng tài The Hague 2016? Bản ghi nhớ Việt-Phi


VĂN HÓA ONLINE

07/9/2024

image001

Theo Katrina Domingo, ABS-CBN News


Published Aug 31, 2024 11:00 PM PHT:

https://news.abs-cbn.com/news/2024/8/31/marcos-jr-edits-post-on-vietnam-s-supposed-support-for-ph-arbitral-award-2248


MANILA — Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã biên tập lại một bài đăng trên mạng xã hội tuyên bố Việt Nam ủng hộ phán quyết trọng tài của Philippines ở Biển South China Sea.


Vào ngày 30 tháng 8, 2024, Tổng thống đã đăng một số bức ảnh sau chuyến thăm Manila của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phan Văn Giang, và cảm ơn Hà Nội "vì đã ủng hộ Phán quyết trọng tài".


image004Tng thng Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) trưng mt s bc nh khi đón tiếp B trưởng Quc phòng Vit Nam Phan Văn Giang ti Đin Malacanang Manila hôm 30/8/2024. Ngun nh Bong Bong Marcos.


Marcos tìm kiếm mối quan hệ sâu sắc hơn khi gặp gỡ người đứng đầu quốc phòng Việt Nam. Bài đăng gốc có đoạn như sau: Chúng tôi cảm ơn Việt Nam vì đã ủng hộ Phán quyết trọng tài. Cùng nhau, chúng tôi vẫn cam kết giải quyết hòa bình, giảm căng thẳng và đảm bảo rằng pháp quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ sẽ được áp dụng trong khu vực của chúng tôi”,


Nhưng vào thứ Bảy 07 tháng 9, 2024, Tổng thống đã xóa tuyên bố khẳng định rằng Việt Nam đã ủng hộ phán quyết pháp lý vô hiệu hóa bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc làm cơ sở cho các yêu sách của nước này ở Biển South China Sea.


 Phủ Tổng thống vẫn chưa bình luận về lý do thay đổi bài đăng, trong khi Bộ Ngoại giao vẫn chưa xác nhận liệu Hà Nội có yêu cầu hủy bỏ tuyên bố hay không.


Trung Quốc và Philippines đã vướng vào tranh chấp kéo dài nhiều năm ở South China Sea. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ tuyến đường thủy bằng cái gọi là đường 9 đoạn, chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.


Philippines sử dụng tên Biển Tây Philippines cho phần Biển South China Sea mà nước này tuyên bố chủ quyền.


Năm 2016, một tòa án quốc tế tại The Hague đã ra phán quyết có lợi cho Philippines và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược là vô hiệu (vô giá trị), nhưng Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết.


Trung Quốc cũng trở nên quyết đoán hơn trong các yêu sách lãnh thổ trên biển của mình, dẫn đến nhiều cuộc đụng độ khiến tàu thuyền của Philippines bị hư hại và thủy thủ Philippines bị thương do việc bị bắn “đạn vòi rồng”.


BẢN GỐC ĐĂNG TẢI TRÊN MẠNG NGÀY 30/8/2024:

image006

XEM THÊM:


image008Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng VN đến chào Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr., tại Điện Malacanang thủ đô Manila ngày 30/8/2024.


image010Phái đoàn quốc phòng VN và tướng Phan Văn Giang (ngồi hàng ghế đầu bên trái) họp tại Điện Malacanang dưới sự chủ tọa của Tổng thống Marcos.


image012Hàng quân danh dự tại Bộ Quốc phòng Philippines nghênh đón Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Quốc phòng VN, trong dịp diễn ra cuộc hội đàm giữa ông Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines. Nguồn ảnh Báo QĐND/VN.


image014Quang cảnh buổi hội đàm giữa phái đoàn quốc phòng của tướng Phan Văn Giang và phái đoàn Bộ trưởng Bộ quốc phòng Gilberto Teodoro Philippines. Nguồn ảnh Báo QĐND/VN


image016Đại tướng Phan Văn Giang ghi lưu bút trong Sổ lưu niệm tại trụ sở Bộ Quốc phòng Philippines. Đứng bên cạnh là Bộ trưởng Bộ quốc phòng Gilberto Teodoro Philippines. Nguồn ảnh Báo QĐND/VN.


image018Đại tướng Phan Văn Giang và phái đoàn đến thăm trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân Philippines.


XEM THÊM:


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Philippines và ký các thỏa thuận hợp tác


image020Nguồn hình ảnh, BBC/Getty Images. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr.


BBC 29/8/2024


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. nói ông và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang sẽ ký các thỏa thuận hợp tác quốc phòng.


Đại tướng Phan Văn Giang sẽ thăm Philippines vào thứ Sáu 30/8. Thông tin này được Philippine News Agency, hãng thông tấn của chính phủ Philippines, đăng tải hôm 28/8.


Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang sẽ bao gồm việc ký kết các thỏa thuận "giúp thúc đẩy hợp tác quốc phòng và quân sự giữa hai quốc gia".


'Bước tiến quan trọng'


Thông tấn xã Philippines dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. phát biểu tại Hội nghị Hoạt động và Luật Quân sự Quốc tế vào thứ Ba 27/8:


"Về cấp độ nhà nước, Việt Nam là một trong những nước mà tổng thống của chúng ta (Ferdinand R. Marcos Jr.) có chuyến công du để thắt chặt quan hệ song phương, trong nội bộ khối ASEAN và tôi tin rằng bước tiến trong vấn đề Biển Đông đã được tổng thống của chúng ta và chủ tịch nước Việt Nam trao đổi vào thời điểm đó. Vì vậy, (chúng ta) có thể thấy một nền tảng hợp tác vững chắc để xây dựng niềm tin."


Trước đó, vào hôm 9/8, Việt Nam và Philippines đã thực hiện một đợt huấn luyện chung trên biển về tìm kiếm và cứu hộ cũng như phòng chống cháy nổ giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước.


Cuộc tập huấn hôm 9/8 giữa Việt Nam và Philippines được nhiều nhà quan sát trong khu vực nhận định là dấu mốc "lịch sử" và là bước đi cụ thể hóa những gì hai bên đã cam kết.


Hồi tháng 1, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đến Hà Nội (29 đến 30/1/2024), hai nước đã ký kết năm thỏa thuận hợp tác, trong đó có có:


  • Biên bản ghi nhớ Việt Nam-Philippines về phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông;
  • Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển.


Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Philippines từ năm 2015 và luôn khẳng định Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng, sòng phẳng' như Philippines? 27 tháng 6 năm 2024


image022Nguồn hình ảnh, TED ALJIBE/AFP/Getty Images. Tàu CSB 8002 dài 90 mét của Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng Manila hôm 5/8, sau đó cùng với tàu tuần tra ngoài khơi BRP Gabriela Silang tham gia diễn tập mô phỏng về chữa cháy, cứu nạn và ứng phó y tế vào ngày 9/8/2024.


Nhà phân tích địa chính trị Don McLain Gill thuộc trường Đại học De La Salle ở Manila (Philippines) nhận định với BBC Tiếng Việt vào hôm thứ Tư 28/8 rằng các thỏa thuận hợp tác sắp được ký kết giữa Việt Nam và Philippines sẽ có "trọng tâm đặc biệt về phối hợp an ninh hàng hải".


Ông đánh giá đây sẽ là "bước tiến đáng kể" trong quan hệ song phương giữa hai nước.


"Cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Philippines sắp diễn ra vào thời điểm quan trọng. Từ tháng 8 cho đến nay, Trung Quốc đã có hành động gây hấn đối với các tàu của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines."


"Nếu Philippines và Việt Nam có thể đạt được sự đồng thuận về một mô hình an ninh chung đối với ranh giới hàng hải thì có thể khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc tiếp tục những hành động hung hãn."


"Đây là một bước tiến quan trọng để hai quốc gia láng giềng trong Đông Nam Á cải thiện việc xây dựng niềm tin và hợp tác trong bối cảnh chia rẽ nội bộ ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Đông Nam Á," ông Don McLain Gill nhận xét.


Trước đó, vào hôm 6/8, ông Don McLain Gill khi trả lời BBC News Tiếng Việt cũng đánh giá rằng "lợi ích của Trung Quốc là một Đông Nam Á bị chia rẽ".


Hồi đầu tháng 8, khi có thông tin Cảnh sát biển Việt Nam sẽ diễn tập chung với Philippines, Trung Quốc đã hai lần cho máy bay không người lái bay cách bờ biển Việt Nam 100km tới ngang khu vực Nam Trung Bộ.


Trong ASEAN, Philippines là nước cứng rắn nhất đối với Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông trong bối cảnh họ đang thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ.


Bãi Sa Bin là một điểm nóng mới xuất hiện trong tranh chấp hàng hải kéo dài giữa Trung Quốc và Philippines.


Các nhà quan sát lo ngại rằng tranh chấp giữa hai nước cuối cùng có thể dẫn đến một cuộc đối đầu lớn hơn trên Biển Đông.


Bãi Sa Bin, tên tiếng Anh là Sabina Shoal, được Trung Quốc gọi là Rạn Tiên Tân (Xianbin Jiao) và phía Philippines gọi là Escoda, nằm cách bờ biển phía tây của Philippines khoảng 75 hải lý (gần 140 km) và cách Trung Quốc 630 hải lý (gần 1.170 km).


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Teodoro cũng kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế để Manila thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở Biển Tây Philippines, tên gọi mà Philippines đặt cho một phần của Biển Đông.


Ông nhấn mạnh Philippines không đang chỉ đơn thuần gìn giữ chủ quyền của mình mà đây là "một phép thử về cách diễn giải mang tính đồng thuận của một thế giới văn minh đối với luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật biển", theo thông cáo ngày thứ Tư 28/8 từ Thông tấn xã Philippines.


Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng vệ chung và Washington đã cam kết giúp Manila chống lại các cuộc tấn công có vũ trang nhằm vào tàu bè và binh sĩ của quốc gia này tại Biển Đông.
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 1750)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines