VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - CHỦ NHẬT 16 FEB 2025
Việc tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất và cấu trúc của Sân bay quốc tế Laoag ở Ilocos Norte sẽ thúc đẩy các chuyến bay tại cửa ngõ Bắc Luzon. Giám đốc Trung tâm khu vực 1 của Cục Hàng không Dân dụng Philippines Ronald Estabillo, trong một cuộc họp báo tại Thành phố San Fernando, La Union vào thứ Ba (ngày 4 tháng 6 năm 2024), cho biết các chuyến bay thương mại, hàng không chung và máy bay quân sự tại sân bay đã tăng tới 185 phần trăm trong năm nay. (Ảnh lưu trữ của PNA do Leilanie Adriano chụp)
(VHO: sân bay quốc tế nghèo thê thảm)
Vị trí chiến lược của sân bay quốc tế Laoag ở phía bắc đảo lớn Luzon, Philippines, nơi Mỹ đặt dàn phóng phi đạn Typhon.
Bắc Kinh ‘đòi’ Mỹ rút phi đạn Typhon ở cửa ngõ Bắc Luzon; Trump sẽ không bỏ Manila Top of Form
BBC: Mỹ nói tập trận quân sự với Philippines là 'hoàn toàn mang tính phòng thủ'
RFI: Ngoại trưởng Mỹ gặp Ngoại trưởng Phi bên lề Munich
16/02/2025
https://www.voatiengviet.com/a/my-philippines-tap-tran-quan-su/7976494.html
Hệ thống phi đạn Typhon tại Sân bay Quốc tế Laoag, ở Laoag, Philippines, ngày 26 tháng 4 năm 2024, trong ảnh chụp từ vệ tinh.
Các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Philippines đã có từ lâu, "hoàn toàn mang tính phòng thủ" và nhằm mục đích duy trì tính sẵn sàng của lực lượng và bảo vệ an ninh khu vực, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Phát ngôn viên này trả lời trong một email yêu cầu bình luận sau khi bộ quốc phòng Trung Quốc ngày thứ Sáu kêu gọi Manila rút đi phi đạn tầm trung xa Typhon của Mỹ.
Các giàn phóng Typhon, một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tích lũy kho vũ khí chống hạm ở Châu Á, có thể bắn phi đạn đa năng ở khoảng cách lên tới hàng ngàn kilômét.
Việc triển khai tạm thời các năng lực phi đạn của Mỹ tại Philippines là để ứng phó các mối đe dọa ngày càng nhiều, nhằm duy trì tính sẵn sàng của lực lượng và giữ gìn an ninh và ổn định của khu vực cho tất cả mọi người, người phát ngôn nói.
"Các hệ thống này của Hoa Kỳ được thiết kế để được trang bị vũ khí thông thường và không được thiết kế để sử dụng đầu đạn hạt nhân," người phát ngôn nói thêm.
Bắc Kinh đã triển khai phi đạn đạn đạo tầm trung và tầm trung xa có thể vươn tới 3.000 km, hoặc 5.000 km bao gồm cả phi đạn có năng lực kép cho mục đích sử dụng hạt nhân và thông thường, và đang phát triển và triển khai thêm nhiều hệ thống như vậy, theo người phát ngôn.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Philippines nuốt lời hứa khi đưa vào sử dụng hệ thống phi đạn mà họ gọi là "vũ khí tấn công chiến lược."
Philippines nói hệ thống phi đạn Typhon chỉ nhằm mục đích phòng thủ và quốc gia Đông Nam Á này chưa bao giờ hứa sẽ rút nó đi.
Phi đạn hành trình Tomahawk trong giàn phóng có thể tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc hoặc Nga từ Philippines, trong khi tên lửa SM-6 mà nước này cũng mang theo có thể tấn công các mục tiêu trên không hoặc trên biển cách xa hơn 200 km.
Chính quyền Trump tìm cách thắt chặt quan hệ song phương bền vững Mỹ - Philippines
Đăng ngày: 16/02/2025 - 13:41
Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ 2 đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương bền vững với Philippines, không chỉ về an ninh mà cả về các lĩnh vực phát triển khác. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Philippines, Enrique Manalo ngày 15/02/2025 bên lề Hội nghị An ninh Munich, để thảo luận về các sáng kiến thúc đẩy quan hệ song phương.
(Ảnh minh họa) Hai chiến đấu cơ FA-50 của Không quân Philippines bay cùng với hai máy bay ném bom B-1 của Không quân Hoa Kỳ trong một cuộc tuần tra và huấn luyện chung trên Biển Đông, ngày 4 tháng 2 năm 2025. AP
Trang tin Philstar Global ngày 16/02 trích dẫn phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tammy Bruce, theo đó trong cuộc hội đàm, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio « không chỉ tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về liên minh Mỹ - Philippines » mà còn nhấn mạnh thái độ « nhiệt tình tích cực của Hoa Kỳ trong việc xây dựng một mối quan hệ được đầu tư và bền vững hơn ».
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, các cuộc thảo luận đặc biệt liên quan đến sự phối hợp song phương đang được tiến hành để đối phó với các hành động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển South China Sea. Bà Tammy Bruce cũng cho biết hai ngoại trưởng Rubio và Manalo cũng trao đổi về « tăng cường hợp tác kinh tế về cơ sở hạ tầng, các loại khoáng sản quan trọng, công nghệ thông tin và năng lượng, bao gồm cả thông qua hợp tác hạt nhân dân sự ».
Trong tháng 02/2025, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, Gilbert Teodoro Jr, và đồng nhiệm Mỹ, Pete Hegseth, đã có cuộc điện đàm chính thức đầu tiên để thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương và tái lập khả năng răn đe ở Biển Đông.
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250216-trump-tim-cach-that-chat-quan-he-song-phuong-ben-vung-my-philippines