Bãi Cỏ Mây: Giọt nước tràn ly, chuyện gì sắp tới?

19 Tháng Tám 20237:37 SA(Xem: 1941)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY- HOA ĐÔNG – THỨ BẨY 19 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Bãi Cỏ Mây: Giọt nước tràn ly, chuyện gì sắp tới?

image001image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

19/8/2023 – Kỳ 2


Kỳ 1: Bãi Cỏ Mây Ayungin: “Cái cầy đặt trước con trâu đá”


Những hoạt động từ đầu năm nay đặc biệt qua các cuộc “hành quân” cấp số Mẫu hạm của Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam, Biển Tây Philippines, các chuyến đi thị sát “chiến địa” Palawan của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến làm việc ở Tổng hành dinh Quân đội Philippines Aguinaldo và hội đàm với TT Marcos, cho thấy South China Sea đã và sẽ nóng lên nữa trong năm 2023.


Nhóm tác chiến liên hợp Mỹ Nhật – Mẫu hạm USS Ronald Reagan, Mẫu hạm trực thăng Izumo (JDS Izumo (DDH-183), Khu trục hạm Samidare lớn nhất của Nhật “hành quân” một lúc vào tháng 6 ở hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy Mỹ và đồng minh chứng tỏ khả năng quân sự bao trùm vùng biển chiến lược: Biển Đông Việt Nam nối liền Biển Tây Philippines.


Con mắt của USS Ronald Reagan đóng đô ở Đà Nẵng 6 ngày liền không thể không dòm ngó tới Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa kể cả các hoạt động trên đảo Tri Tôn, đảo gần nhất Đà Nẵng khoảng 180 hải lý; nhưng Mẫu hạm và nhóm tác chiến Mỹ không chỉ quanh quẩn ở Biển Đông/VN, đường hành quân của nó qua tới Biển Tây Philippines và biển Đài Loan.


“Tháng 6 kinh hoàng” https://www.nhatbaovanhoa.com/a11867/thang-6-kinh-hoang-


Hôm 15/8/2023, nhà nghiên cứu Thomas Newdick gởi một bản tin và hình ảnh vệ tinh về đảo Tri Tôn, một hòn đảo nhỏ lởm chởm những vách đá nhọn hoắc kín tiếng bấy lâu nay ở phía cực nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 336km, sát sườn cửa ngõ miền Trung Việt Nam; không lạc quan lắm khi ông đưa ra nhận định: “Tri Tôn là hòn đảo cực tây trong quần đảo Hoàng Sa chiến lược của Biển Đông và việc quân sự hóa thêm ở quần đảo này có ý nghĩa lớn.”


Triton Island có đồng nghĩa với Ayungin Shoal vào thời điểm này? Câu trả lời có vẻ khó.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11903/trung-quoc-dang-xay-dung-cong-trinh-moi-tren-dao-tri-ton-hoang-sa


Tổng bí thư đảng CsVN, ông Nguyễn Phú Trọng từng nói Việt Nam đã có lúc không thể công khai những sự cố xảy ra ở Biển Đông vì vấn đề tế nhị. Truyền thông Nhà nước Việt Nam trích lời ông Trọng đọc báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Chủ tịch nước từ 2016 đến 2021 trước Quốc hội hôm 24/3/2021, cho biết:


“Có những việc không thể nói công khai nhưng có những thời điểm, có những s c xy ra Bin Đông x lý thế nào, phía tây ca chúng ta thế nào, phía tây nam thế nào, quan h vi nước bn thế nào. Có nhng cái x lý phi nói rất thật với các bạn, các đồng chí là hết sức tế nhị, hết sức khôn khéo nhưng cả hệ thống chúng ta làm rất tốt;” - “Trong bất cứ tình hình nào, chúng ta không được để bất ngờ về quc phòng an ninh  tt c các hướng, c phía đông, phía tây nam, phía bc; vi các nước xa, gn, nước ln, nước nh.”


Trong tình hình như vậy, hôm 28/7/2023, Tổng thống Joe Biden cho biết lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông để đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 9 ở New Delhi nhằm thảo luận về việc nâng cao quan hệ Việt - Mỹ.


"Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc" (Reuters)


Người ta hiểu rằng người đứng đầu Việt Nam hiện nay không ai khác hơn ông Nguyễn Phú Trọng,


Khác với Hà Nội, Manila - TT Marcos, người đứng đầu điện Malacanang, đồng minh số 1 của Washington thường bày tỏ chính kiến công khai về các biến động ở Biển Tây/South China Sea.


Đối với Washington, Hoa Kỳ coi Philippines hiện đang ở tuyến đầu trong các nỗ lực thực hiện chiến lược Indo-Pacific, trong đó bao gồm cả an ninh Đài Loan; Hải quân Hoa Kỳ cần phải hiện diện thường xuyên trong vùng biển South China Sea để bảo vệ các quyền lợi của Mỹ, bảo đảm quyền tự do đi lại và thúc đẩy quyền phát triển kinh tế của các nước trong vùng.


Thực hiện quyền Tự do hàng hải-hàng không tuân theo luật pháp quốc tế trở thành vũ khí “khắc tinh” đường lưỡi bò 9 đoạn vô lý của Trung Quốc. Thưc sự lưỡi bò đã tê liệt vì phán quyết của Tòa La Haye.


Tuy nhiên, Bắc Kinh tỏ ra vẫn ngoan cố không dừng bước tham vọng. Đối với những bộ óc hung hãn của con hổ vừa trỗi dậy ở Bắc Kinh sau những năm tháng ngủ dài nhục nhã; Bắc Kinh phải đạt cho bằng được ham muốn của họ ở South China Sea để làm bàn đạp tiến ra biển lớn Thái Bình Dương. Không thể phủ nhận nền kinh tế của Trung Quốc nay đứng vào hàng thứ hai trên thế giới đi đôi với quyền lực của Bắc Kinh ở khắp mọi nơi.


Cửa ngõ gây khó chịu cho Bắc Kinh hiện nay là eo bể Ba Sĩ - Luzon, Philippines và quốc đảo Đài Loan.


Với sức mạnh của nước lớn ăn hiếp nước nhỏ Philippines, tháng 2 năm 1995 Bắc Kinh đã chiếm đoạt ran san hô ngầm Vành Khăn (Mischief Reef) chỉ cách đảo lớn Palawan 130 hải lý (316 km). (1)


Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines nhưng đối với Bắc Kinh chuyện đó không thành vấn đề. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 80% diện tích biển South China Sea và hầu hết đối với thực thể địa lý nguyên thủy trong yêu sách đường chín đoạn, nhiều đoạn cắt sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Manila và Việt Nam.


Những con tàu hải cảnh to lớn của Trung Quốc hung hãn xâm nhập vào lãnh hải Việt Nam và Philippines như chỗ không người.


https://thediplomat.com/2023/08/joint-south-china-sea-patrols-could-begin-in-2023-philippine-official-says/


Bốn năm sau, năm 1999, trả đũa Bắc Kinh chiếm đoạt bãi Vành Khăn, cùng một lúc trong một hành động bất ngờ, Malaysia đã chiếm đóng đá Erica Reef và bãi Investigator Shoal, Philippines đã kéo hai con tàu, một - BRP Sierra Madre vào đóng “chốt” ở bãi Ayungin Shaol bãi Cỏ Mây cách Puerto Princes Palawan khảong 105 hải lý – “cắm dùi” con tàu ở đó đến nay, và hai - BRP Benquet đóng “chốt” ở bãi cạn Panatag (Scarborough); tuy nhiên, sau đó dưới áp lực của Bắc Kinh, con tàu ở bãi cạn Scarborough bị dỡ bỏ.


Trên bản đồ vùng biển Trường Sa, Ayungin Shoal trông như “giọt nước đá” diện tích khoảng 60km2, nó chìm hoàn toàn dưới mặt nước không sâu lắm, nằm theo hướng Bắc-Nam, đầu bắc phình to, cuối nam teo lại, cách đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực Vành Khăn (Mischief reef) khoảng 20 hải lý, tiền đồn lớn nhất của Trung Quốc ở nam Trường Sa.


image006“Giọt nước đá Cỏ Mây” chìm hoàn toàn dưới mặt biển, nằm theo hướng bắc - nam, đầu phình to, đuôi teo lại, chung quanh có những rạn san hô nhỏ chìm dưới nước.


image008Vị trí bãi Cỏ Mây nằm theo hướng Bắc-Nam trên bản đồ vùng biển Trường Sa, cách đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực Vành Khăn khoảng 20 hải lý.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11902/bai-co-may-ayungin-cai-cay-dat-truoc-con-trau-da-


image010Vị trí các căn cứ: Pratas Island, Puerto Princesa, Mischief Reef, Ayungin Shoal (bãi Cỏ Mây) cách Vành Khăn khoảng 20 hải lý, Thitu Island, Scarborough, Pratas Island và Reed Bank (bãi Cỏ Rong). Có tài liệu nói bãi Cỏ Mây cách Palawan khoảng 150 hải lý (279km) về phía tây; có tài liệu nói khoảng 105 hải lý (194 km). Theo tôi, 105 hải lý so với Puerto Princesa hợp lý hơn. VHO Map.


Có vẻ như Trung Quốc đánh cược rằng nếu có thể duy trì sự hiện diện bán thường trực của Hải cảnh ở đây đủ lâu thì các quốc gia trong khu vực cuối cùng sẽ phải thừa nhận quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc ở những vùng đó. Và nếu chiến lược đó thành công ở Luconia và Cỏ Mây (như nó đã thành công ở mức độ nào đó tại Scarborough) thì nó sẽ trở thành một hình mẫu đầy tính thuyết phục để Trung Quốc mở rộng quyền quản trị trên các đá và bãi cạn này. (Theo Ts Nguyễn Trịnh Đôn.)


https://dskbd.org/2019/09/29/danh-dau-chu-quyen-trung-quoc-tuan-tra-tai-cac-thuc-the-dang-bi-tranh-chap/


Tuy nhiên, không chỉ là vị trí chiến lược quân sự của các thực thể ở biển South China Sea; một trong các nguyên nhân sâu kín xẩy ra xung đột ở biển South China Sea bùng lên từ năm 1974, sau khi Việt Nam Cộng Hòa/Sài Gòn tìm thấy mỏ dầu khí Bạch Hổ ngoài khơi Biển Đông (2).


Sự kiện này chấn động Hà Nội lẫn Bắc Kinh. Bắc Kinh không thể bỏ qua mỏ dầu khí và con cá ở biển South China Sea. Đống tiền to lớn từ mỏ dầu khí Bạch Hổ có khả năng thay đổi cục diện cuộc chiến nam Việt Nam đang rơi vào giai đoạn cuối – Người Mỹ muốn “thay đổi màu da trên xác chết” (Việt Nam hóa chiến tranh) và chuẩn bị “tháo chạy” sau khi TT Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông năm 1972.


Nguyễn Ngọc Bích: "Hình như là Hòa Bình cách đây 42 năm"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2033/nguyen-ngoc-bich-hinh-nhu-la-hoa-binh-cach-day-42-nam


Cách đây hơn hai mươi năm, ngày 16 tháng 11 năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng Đệ nhất phu nhân Hillary và cô con gái Chelsea lần đầu tiên hân hoan đặt chân tới Hà Nội và Sài Gòn – khai thông lộ trình bình thường hóa bang giao Việt-Mỹ sau 25 năm chấm dứt chiến tranh Mỹ-Việt, Việt-Việt. Hơn một tháng sau:


Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Hà Nội và Bắc Kinh đã ký với nhau bản Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam Trung QucHiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh – khép lại diện mạo Vịnh Bắc Việt; trong đó, ngoài con cá còn có các hợp đồng khai thác mỏ dầu khí liên doanh Việt-Trung.


Người Mỹ có vẻ như gác qua một bên cái gọi là vịnh Bắc Bộ mà chú tâm vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đối thủ số 1 của Hoa Kỳ ở South China Sea và các nơi khác.


Vịnh Bắc Việt: Căn cứ bất khả xâm phạm? Vết hằn còn đó


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11758/vinh-bac-viet-can-cu-bat-kha-xam-pham-vet-han-con-do


Giọt nước tràn ly


Bãi Cỏ Mây (giọt nước đá), vì sao trở thành điểm nóng?


Giới chuyên gia đánh giá bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) được coi là cửa ngõ chiến lược dẫn đến bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi được cho là giàu dầu mỏ và khí đốt.


Cho nên không lấy làm lạ vì sao Bắc Kinh chiếm đoạt đá Vành Khăn và xây tọa độ này trở thành một căn cứ lớn có cảng sâu và đường băng 3000 mét.


image012Vị trí bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal-Second Thomas Shoal) và bãi Cỏ Rong ở vùng biển Trường Sa. Second Thomas Shoal được coi là cửa ngõ chiến lược đến Reed Bank, được cho là giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Philippines tuyên bố bãi Cỏ Rong, nơi lẽ ra phải đặt tất cả các mỏ dầu khí, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.


image014Đường dây đỏ: 7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực của Trung cộng nếu có thêm bãi Cỏ Mây sẽ là căn cứ thứ 8’ Đường dây vàng: Các căn cứ hỏa lực của Việt Nam, bao gồm các nhà giàn DK1. Bản đồ minh họa của VHO; Chấm xanh: Các thực thể Philippines chiếm đóng


“Bãi Cỏ Mây ở tọa độ: 90 44,5 phút Vĩ Bắc và 1150 52,0 phút Kinh Đông, gần với Đá Vành Khăn (thuộc Quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tay Philippines năm 1995) và nằm về phía đông đảo Sinh Tồn Đông (Việt Nam đang thực thi chủ quyền). Bãi Cỏ Mây còn gần và nằm trong khu vực các đảo và đá khác như Suối Ngọc, Suối Ngà, Trăng Khuyết…  thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam”.


Đây chính là việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh để xâm chiếm một bộ phận của quần đảo Trường Sa của Việt Nam như họ đã từng gây ra hồi năm 1988 ở khu vực bãi Gạc Ma và năm 1995 đối với đá Vành Khăn… (theo Ts Trần Công Trục)


Bãi Scarborough; bãi Cỏ Mây: "Canh bạc Philippines - China"


Ngày 6/2/2023, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết thủy thủ đoàn của một tàu tiếp tế đang cách bãi Cỏ Mây khoảng 20 km đã bị "tia laser cấp độ quân sự" từ tàu hải cảnh Trung Quốc bắn vào làm mù mắt tạm thời. Số binh sĩ được tiếp tế khoảng một tiểu đội (cảm tử) hiện đang sống trên con tàu BRP Sierra Madre “cắm dùi” ở Ayungin Shoal.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11645/hai-canh-trung-cong-ban-laser-lam-mu-hai-canh-va-thuy-thu-philippines-marcos-noi-ve-edca


image016Hình ảnh trên do Cảnh sát biển Philippines công bố vào ngày 13 tháng 2 năm 2023, cho thấy tàu Cảnh sát biển Trung Quốc bắn tia laser cấp độ quân sự vào một tàu tuần tra của Philippines vào ngày 6 tháng 2, 2023, cách Bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal) khoảng 20 km. Ảnh do Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cung cấp thông qua AP.


Ngày 08/4/2023, tàu hải cảnh và tàu tên lửa tấn công Type 022 của Trung Quốc đã truy đuổi tàu tuần tra Philippines chở các phóng viên đài ABS-CBN đang tìm cách tiếp cận bãi Cỏ Mây. (3)


image018Bản tin của Đài ABS-CBN về vụ tàu tên lửa tấn công nhanh Type 022 của Trung Quốc truy đuổi tàu tuần tra Philippines chở các phóng viên đài ABS-CBN đi thăm bãi Cỏ Mây ngày 8/4/2023 - Ảnh chụp màn hình.


Ngày 15/4/2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken gặp gỡ báo chí Việt-Mỹ tại tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội, ông giải thích tiếp nối cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng trước cũng như các chuyến thăm cấp cao trước đó, bao gồm chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Austin, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, Tổng giám đốc USAID Samantha Power và các thành viên Quốc hội; Tôi cũng tập trung vào cách thức hai nước chúng ta thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, hòa bình và có nền tảng là sự tôn trọng đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. “Tự do và rộng mở” có hàm ý rằng các quốc gia được tự do lựa chọn con đường và đối tác của riêng mình… và rằng các vấn đề sẽ được giải quyết một cách cởi mở, các quy tắc sẽ đạt được một cách minh bạch và áp dụng một cách công bằng, và hàng hóa, ý tưởng và con người sẽ tự do lưu thông trên đất liền, trên biển, trên trời và không gian mạng; …; Tôi đã thảo luận về nỗ lực của chúng ta nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng trên diện rộng ở Việt Nam và trên toàn khu vực, bao gồm thông qua Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).”


Ngoại trưởng Antony Blinken đã gởi một thông điệp rất rõ ràng cho Hà Nội.


Ngày 18/4/2023, Ngoại trưởng Blinken đi tham dự hội nghị G7 tại Karuizawa, Nhật Bản. Tại Nhật, G7 đã đồng thanh lên tiếng lên án các “hoạt động quân sự hóa” trên Biển của Trung Quốc.


Ngày 23/4/2023, tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5201 chặn tàu BRP Malapascua của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đi tiếp tế gần bãi Cỏ Mây.


Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đã mời một số nhà báo, trong đó có 3 nhà báo từ AP, lần đầu tham gia cuộc tuần tra dài 1.670 km như một phần chiến lược mới nhằm đối phó với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. (4)


image020Tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 5201 chặn tàu tuần duyên Philippines BRP Malapascua khi tàu này đangdi chuyển vào bãi Cỏ Mây vào Chủ nhật 23/4/2023. AP


Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 21/4/2023 nói “các tàu của Philippines đã xâm phạm vùng biển Trung Quốc và thực hiện các hành động khiêu khích có chủ ý.”


Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một thông cáo sau vụ việc "Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các hành vi khiêu khích và không an toàn."


(nhắc lại, cũng vào tháng Tư năm 2014, nhà báo Lý Kiến Trúc được mời đi quan sát quần đảo Trường Sa có ý mong đợi một cuộc đụng độ giữa hải cảnh Trung Quốc và tàu tuần tra Việt Nam nhưng tiếc rằng không diễn ra. Cái camera buồn 5 phút.)


Ngày 01/5/2023, Tổng thống Marcos Jr., bay qua Hoa Thịnh Đốn hội đàm với Tổng thống Joe Biden tại phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc.


Marcos trả mối hận Tử Cấm Thành ở Bạch Cung


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11775/marcos-tra-moi-han-tu-cam-thanh-o-bach-cung


image022TT Joe Biden bắt tay TT Marcos tại phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc, Hoa Thịnh Đốn ngày 01/5/2023. Đây là lần đầu tiên TT Marcos đến Hoa Kỳ sau khi ông chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống thứ 17 ở Philippines vào tháng 5/2022. AP


Trong cuộc hội đàm này, hai nhà báo Gomez từ Manila, nhà báo Darlene Superville thuộc hãng thông tấn AP tường thuật:


https://apnews.com/article/philippines-marcos-biden-china-6f064bd1972bc5e377d19eabfe9da25c


“Tổng thống Joe Biden nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh của Philippines và ghi nhận tình hữu nghị “sắt thép” của hai quốc gia


“Chuyến thăm của ông Marcos tới Washington diễn ra sau khi Mỹ và Philippines tuần trước hoàn thành cuộc tập trận chiến tranh lớn nhất từ trước đến nay và khi lực lượng không quân của hai nước vào thứ Hai sẽ tổ chức cuộc huấn luyện máy bay chiến đấu chung đầu tiên tại Philippines kể từ năm 1990;


“Biden nói với Marcos khi bắt đầu cuộc họp tại Phòng Bầu dục của họ: “Chúng ta đang đối mặt với những thách thức mới và tôi không thể nghĩ ra một đối tác nào tốt hơn bạn;


“Mỹ cũng kiên quyết cam kết bảo vệ Philippines, bao gồm cả biển South China Sea, và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Philippines.” Marcos cho biết mối quan hệ này là cần thiết khi Philippines và Thái Bình Dương đang ở trong “tình hình địa chính trị có thể phức tạp nhất trên thế giới hiện nay”.


Ngày 08/5/2023, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba 8 tháng 5, 2023 kêu gọi Philippines kéo một tàu chiến ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã liên lạc với Philippines về vấn đề bãi Cỏ Mây "nhiều lần" thông qua các kênh ngoại giao, đồng thời cho biết thêm rằng Philippines đã "phớt lờ" thiện chí và sự chân thành của họ. Nước này vẫn sẵn sàng tiếp tục giải quyết các vấn đề hàng hải với Philippines thông qua đàm phán và tham vấn. (Báo cáo của phòng tin tức Reuters/Bắc Kinh; Chỉnh sửa bởi Jacqueline Wong).


Ngày 10 đến 12/5/2023, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã thiết lập 5 phao nổi treo quốc kỳ nước này tại 5 khu vực có phạm vi khoảng 322 km2, bao gồm cả Đá Ba Đầu, ngày 14/5/2023, phát ngôn viên Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines - ông Jay Tarriela thông báo Philippines đã đặt các phao định hướng treo quốc kỳ Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở Biển Tây. (Reuters)


CSIS: VN bồi đắp đảo; Báo cáo 150 Ranh giới Biển; FONOP Nov 2022


https://www.nhatbaovanhoa.com/p145a11573/csis-vn-boi-dap-dao-bao-cao-150-ranh-gioi-bien-fonop-nov-2022)


image024Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines lắp đặt 5 phao định hướng có gắn cờ Philippines tại các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Biển Tây.


Ngày 05/8/2023, Manila đã nhiều lần cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc ngăn chặn các nhiệm vụ tiếp tế cho quân đội của họ ở bãi Cỏ Mây, như họ đã làm vào ngày 5 tháng 8, 2023 khi phun vòi rồng vào một tàu Philippines.


image026Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào một tàu Philippines ngày 5 tháng 8, 2023. Ảnh trích từ video Reuters. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/china-repeats-call-philippines-remove-grounded-warship-2023-08-08/


Ngày 08/8/2023, Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Philippines kéo một tàu chiến mắc cạn – một tàu thời Thế chiến thứ hai hiện được sử dụng làm tiền đồn quân sự – ra khỏi một bãi cạn tranh chấp hôm thứ Ba, sau khi Manila từ chối yêu cầu trước đó của Bắc Kinh.


Căng thẳng đã gia tăng giữa hai nước láng giềng về biển South China Sea dưới thời Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, với việc Manila quay lưng lại với Hoa Kỳ, quốc gia ủng hộ quốc gia Đông Nam Á này trong các tranh chấp hàng hải với Trung Quốc.


Ngày 09/8/2023, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chỉ trích Washington “tập hợp” các đồng minh để tiếp tục “thổi phồng” vấn đề Biển Đông và vụ chìm tàu. "Biển Đông không phải là 'công viên hoang dã' để các quốc gia bên ngoài khu vực làm trò nghịch ngợm và gieo rắc bất hòa," đại sứ quán Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba.


https://www.reuters.com/world/asia-pacific/china-repeats-call-philippines-remove-grounded-warship-2023-08-08/


image028image030Cờ Philippines phất phới trên chiếc BRP Sierra Madre, một con tàu vận tải cũ nát (VN gọi là tàu há mồm) mà Thủy quân Lục chiến Philippines sử dụng như một tiền đồn quân sự tại Bãi Cỏ Mây.


Ngày 11/8/2023, một tuyên bố tại Puerto Princesa Palawan Philippines đang xem xét một số lựa chọn để củng cố quyền kiểm soát đối với Bãi Cỏ Mây đang tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả việc tân trang một tàu chiến cũ đóng “chốt” ở bãi Cỏ Mây mà nước này sử dụng như một tiền đồn quân sự. Phó Đô đốc Alberto Carlos, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines, cho biết trong cuộc họp báo chung với Tư lệnh quân đội Romeo Brawner: "Tất cả các hành động nhằm kéo dài thời gian lưu trú của chúng tôi ở đó đang được xem xét... một trong số đó là nâng cấp".


Trung Quốc thúc giục Philippines thực hiện “lời hứa” kéo con tàu mắc cạn đi, nhưng Manila phủ nhận “không có lời hứa nào cả” hay đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về việc từ bỏ bãi cạn mà họ gọi là Ayungin.


https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-says-refurbishing-grounded-ship-an-option-strengthen-hold-disputed-2023-08-11/


Ngày 12/8/2023, Trung Quốc kêu gọi Philippines hợp tác với nước này để tìm kiếm một biện pháp hiệu quả nhằm xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin, theo Reuters. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đưa ra bình luận trên khi đang có chuyến thăm Singapore và Malaysia hôm 11-12/8/2023.)


Tuy nhiên, Tổng thống Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr. phủ nhận việc chính phủ Philippines đã hứa với Trung Quốc sẽ loại bỏ BRP Sierra Madre khỏi Bãi cạn Ayungin. “Tôi không biết về bất kỳ thỏa thuận hay thỏa thuận nào mà Philippines sẽ đưa tàu của họ ra khỏi lãnh thổ của mình, trong trường hợp này là tàu BRP Sierra Madre khỏi Bãi cạn Ayungin... một thỏa thuận, tôi hủy bỏ thỏa thuận đó ngay bây giờ,” TT Marcos cho biết hôm thứ Tư 16/8/2023.


Bãi cạn Ayungin là một phần của Nhóm đảo Kalayaan, là một phần không thể tách rời của Philippines, cũng như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, mà Philippines có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.


Ngày 15/8/2023, một tuyên bố tại Manila, Thượng nghị sĩ Francis Escudero hôm thứ Ba 15/8/2023 nói rằng Philippines giờ đây nên xây dựng cấu trúc của riêng mình trên Bãi cạn Ayungin khi Trung Quốc tiếp tục quấy rối các tàu và ngư dân Philippines.


"Trong quá trình cân nhắc ngân sách, tôi sẽ đề xuất đưa vào ngân sách một hạng mục để xây dựng một cấu trúc đã có trên hòn đảo đó," Escudero nói với CNN.


Thượng nghị sĩ cho biết ông sẽ thúc đẩy ₱100 triệu cho cấu trúc, có thể bao gồm chỗ ở cho quân đội Philippines đóng quân trên con tàu BRP Sierra Madre. Ông lưu ý: ngân sách 100 triệu Phi được đặt dưới Bộ Công trình Công cộng và Đường cao tốc thay vì Bộ Quốc phòng; thông qua đó, việc xây dựng một cấu trúc ở bãi cạn Ayungin sẽ không mang tính đối đầu.


Ông Francis Escudero nhấn mạnh:


““Kami naman magpapagawa sa sinasabi đặt tên amin din dapat wala rin kayong gawin dahil wala rin naman kaming gagawin din laban sa inyo kaugnay ng baseng pinatayo ninyo”


Translation: We will build in an area that we claim as ours, so you shouldn't do anything because we will not do anything against you and the base you built.


Chúng tôi sẽ xây dựng trong một khu vực mà chúng tôi tuyên bố là của chúng tôi, vì vậy bạn không nên làm bất cứ điều gì vì chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì chống lại bạn và căn cứ mà bạn đã xây dựng.


https://www.cnnphilippines.com/news/2023/8/15/escudero-p100-million-ayungin-shoal-structure.html


Ông Francis Escudero hàm ý điều gì khi nói rằng chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì chống lại bạn và căn cứ mà bạn đã xây dựng?”


Phải chăng ông Francis Escudero hợp thức hóa căn cứ Vành Khăn của Trung Quốc?


Tuyên bố của TNS Francis Escudero vọng đến Bắc Kinh.


Chuyện gì sắp tới?


Tại Diễn đàn Tin tức Thứ Bảy ở thành phố Quezon, người phát ngôn của Lực lượng Vũ trang Philippines cho biết Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của mình nếu Trung Quốc dùng vũ lực dỡ con tàu BRP Sierra Madre đang neo đậu tại Bãi cạn Ayungin.


Đại tá Medel Aguilar đã làm rõ rằng mặc dù một kịch bản như vậy hoàn toàn là “suy đoán”, nhưng quân đội Philippines “tất nhiên, chúng tôi sẽ chống lại”.


https://www.gmanetwork.com/news/topstories/nation/878690/ph-to-resist-if-china-tries-to-remove-brp-sierra-madre-from-ayungin-shoal-afp/story/


Chiến tranh sẽ nổ ra từ ngòi nổ Ayungin Shoal?


Chuyên gia Collin Koh, một nhà nghiên cứu an ninh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, tin rằng Trung Quốc sẽ suy nghĩ kỹ về việc sử dụng vũ lực hoàn toàn để chiếm bãi cạn vì sợ rằng điều đó sẽ kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines năm 1951. Koh cho biết: “Có lẽ không có câu hỏi nào về việc liệu Trung Quốc có đủ phương tiện để nâng cao vị thế ở đây hay không, mà vấn đề quan trọng hơn là sự sẵn sàng của họ đối với những rủi ro chính trị đó”. Jonathan Malaya, trợ lý tổng giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, kêu gọi Trung Quốc "đừng leo thang vấn đề" và đặt tính mạng con người vào nguy hiểm.


Tất nhiên, Philippines không muốn một ngày nào đó thức dậy nhìn thấy những công trình do Trung Quốc mới xây dựng gần con tàu BRP Sierra Madre.


Nhưng nếu Trung Quốc quyết chiếm bãi Cỏ Mây để làm thêm đảo nhân tạo thứ 8, cách căn cứ Vành Khăn khoảng 20 hải lý, Philippines với đồng minh Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?


Với vị trí chiến lược của bãi Cỏ Mây thứ 8, nó sẽ là căn cứ quân sự nối kết mạng lưới hỏa lực ở quần đảo Trường Sa, “khống chế” bầu trời, mặt biển, lòng biển, và đáy biển cho các hoạt động hải quân của Bắc Kinh hướng về Biển Tây Philippines, điểm trung chuyển của Indo – Pacific; đó là chưa kể đến mối lợi to lớn về dầu khí ở bãi Cỏ Rong.


Với khả năng công binh hải quân của họ trải nhiều năm kinh nghiệm ở Trường Sa khi gia công nạo vét, bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo, ai cấm họ tạo ra một cấu trúc tương đương với Sierra Madre – mọc lên ở “giọt nước đá Ayungin”, chỉ trong vòng vài ngày, xuất hiện có thể ở phía bắc, chỗ phình to nhất và gần căn cứ Vành Khăn nhất.


Lúc đó thì sao? (5)


Lý Kiến Trúc


California 19/8/2023


CHÚ THÍCH:


(1)


Nguồn tin của Philippines cho rằng một cơn bão vào năm 1994 đã khiến Hải quân Philippines phải rời đá Vành Khăn, và sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm đá. Xem Rodis, Rodel (28 tháng 6 năm 2012). “Pushing the Shoal to the brink” (bằng tiếng Anh). INQUIRER.net. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.


(2)


Mỏ Bạch Hổ được tìm thấy trước 30/4/1975 là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam, thuộc bồn trũng Cửu Long, được cho là có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km.


Ngày 24/2/1975, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu bay ra thăm mỏ Bạch Hổ chứng kiến ngọn lửa dầu bùng sáng Biển Đông. “Khi nào có dầu thì mình sẽ đi vào lịch sử.”


 


VNCH bắt đầu ký các hợp đồng khai thác dầu khí với công ty nước ngoài, trước hết là Mỹ.


Trung Quốc không bỏ qua sự kiện này và thường xuyên lưu tâm tới các khu vực giầu nguồn tài nguyên ở biển South China Sea.


Đi vào một lịch sử không hề mơ ước


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11524/di-vao-mot-lich-su-khong-he-mo-uoc


Xem thêm:


Mỏ dầu Bạch Hổ: Những mũi khoan gặp dầu


30/04/2018


TTO - Chỉ với 6 mũi khoan đầu tiên mà đã tìm thấy hai giếng dầu có khả năng thương mại, một giếng có dấu vết là sự thành công rất lớn. Tỉ lệ thành công này cao hơn cả tỉ lệ trung bình của ngành dầu khí thế giới.


image032Các nhân viên chính phủ Sài Gòn và kỹ sư dầu hỏa Sài Gòn bay ra thăm giếng khoan Bạch Hổ-1X - Ảnh tài liệu của NVV/nguồn TTO


image034Đuốc dầu tìm thấy ở mỏ Bạch Hổ-1X tháng 2-1975 - Ảnh tài liệu NVV/nguồn TTO


(3)


“Phóng viên Chiara Zambrano của Đài ABS-CBN và êkip đi cùng đã quay lại toàn bộ sự việc như sau:


Ngày 8/4/2023. Zambrano là một trong những người có mặt trên các chuyến bay tuần tra Biển Đông do quân đội Philippines tổ chức trước đó.


Một tài liệu của Chính phủ Philippines ngày 01/4/2023 cảnh báo đã phát hiện tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc neo đậu tại căn cứ Vành Khăn. Cuộc truy đuổi ngày 08/4/2023 của tàu tên lửa Type 022 dường như là cách để Trung Quốc xác nhận sự hiện diện của họ ở căn cứ Vành Khăn và bắn đi thông điệp cảnh báo.


"Chúng tôi đang trên đường đến bãi Cỏ Mây thì một tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện, tiến về phía chúng tôi và di chuyển ngày càng gần. Những người đi trên đó gửi một liên lạc vô tuyến bằng tiếng Anh, hỏi chúng tôi là ai và chúng tôi đang làm gì tại khu vực này", nữ phóng viên của Đài ABS-CBN kể lại trong bản tin tối 08/4/2023.


Trước tình huống này, tàu chở Zambrano đã quyết định quay lại đảo Palawan thay vì thẳng tới bãi Cỏ Mây.


"Nhưng dù chúng tôi đã quay đầu hướng về Palawan, tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn truy đuổi suốt 1 tiếng sau đó", Zambrano kể lại.


Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi các tàu Trung Quốc trang bị tên lửa xuất hiện và truy đuổi nhóm phóng viên Philippines.


"Hai tàu nhỏ hơn nhưng nhanh hơn đã xuất hiện và đuổi theo chúng tôi. Cho đến khi chúng tôi nhìn lại và kiểm tra mới biết đó là tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc. Chúng mang theo 2 tên lửa khi truy đuổi", phóng viên Zambrano nhấn mạnh.


image036Tàu hải cảnh TQ rượt đuổi tàu Philippines chở phóng viên ngày 08/4/2023 - Ảnh: ABS-CBN


“Phóng viên Chiara Zambrano của Đài ABS-CBN và êkip đi cùng đã quay lại toàn bộ sự việc như sau:


Ngày 8/4/2023. Zambrano là một trong những người có mặt trên các chuyến bay tuần tra Biển Đông do quân đội Philippines tổ chức trước đó.


Một tài liệu của Chính phủ Philippines ngày 01/4/2023 cảnh báo đã phát hiện tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc neo đậu tại căn cứ Vành Khăn. Cuộc truy đuổi ngày 08/4/2023 của tàu tên lửa Type 022 dường như là cách để Trung Quốc xác nhận sự hiện diện của họ ở căn cứ Vành Khăn và bắn đi thông điệp cảnh báo.


"Chúng tôi đang trên đường đến bãi Cỏ Mây thì một tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện, tiến về phía chúng tôi và di chuyển ngày càng gần. Những người đi trên đó gửi một liên lạc vô tuyến bằng tiếng Anh, hỏi chúng tôi là ai và chúng tôi đang làm gì tại khu vực này", nữ phóng viên của Đài ABS-CBN kể lại trong bản tin tối 08/4/2023.


Trước tình huống này, tàu chở Zambrano đã quyết định quay lại đảo Palawan thay vì thẳng tới bãi Cỏ Mây.


"Nhưng dù chúng tôi đã quay đầu hướng về Palawan, tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn truy đuổi suốt 1 tiếng sau đó", Zambrano kể lại.


Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi các tàu Trung Quốc trang bị tên lửa xuất hiện và truy đuổi nhóm phóng viên Philippines.


"Hai tàu nhỏ hơn nhưng nhanh hơn đã xuất hiện và đuổi theo chúng tôi. Cho đến khi chúng tôi nhìn lại và kiểm tra mới biết đó là tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc. Chúng mang theo 2 tên lửa khi truy đuổi", phóng viên Zambrano nhấn mạnh.


image036Tàu hải cảnh TQ rượt đuổi tàu Philippines chở phóng viên ngày 08/4/2023 - Ảnh: ABS-CBN


(4)


Ngày 23/4/2023, Vụ việc diễn ra giữa tàu Trung Quốc và tàu BRP Malapascua của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines gần bãi Cỏ Mây.


Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đã mời một nhóm nhỏ nhà báo, trong đó có 3 nhà báo từ AP, lần đầu tham gia cuộc tuần tra dài 1.670 km như một phần chiến lược mới nhằm đối phó với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.


Tại các khu vực do Trung Quốc chiếm đóng hoặc kiểm soát, các tàu tuần tra của Philippines đã nhận được cảnh báo qua đài phát thanh bằng tiếng Trung và tiếng Anh, yêu cầu họ ngay lập tức rời khỏi nơi mà lực lượng bảo vệ bờ biển và Hải quân Trung Quốc tuyên bố là “lãnh thổ không thể tranh cãi.”


Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào sáng 23/4/2023 tại bãi cạn Second Thomas Shoal (tức bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


Khi hai tàu tuần tra Philippines - Malapascua và Malabrigo - tiếp cận vùng nước nông gần bãi cạn để khảo sát dưới nước, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã liên tục cảnh báo họ phải rời khỏi khu vực, “Vì quý vị đã phớt lờ cảnh báo của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết hơn nữa theo luật pháp và mọi hậu quả kéo theo sẽ do quý vị gánh chịu.” phía Trung Quốc nói.


Sau đó, một tàu Trung Quốc đã nhanh chóng tiếp cận và che khuất hai chiếc tàu. Thuyền trưởng của Malapascua, đại tá Rodel Hernandez, cho biết khi con tàu di chuyển về phía cửa bãi cạn, tàu Trung Quốc bất ngờ chuyển hướng chặn nó, chỉ cách 36-46 m từ mũi tàu.


Để tránh va chạm, đại tá Hernandez đột ngột đảo hướng tàu rồi tắt động cơ. Ông Hernandez nói với các nhà báo rằng “hành động đột ngột và thực sự nguy hiểm” của tàu Trung Quốc đã vi phạm các quy tắc quốc tế về tránh va chạm. Ông đã yêu cầu các tàu Philippines rời khỏi khu vực sau cuộc chạm trán vì sự an toàn của nhân viên.


Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có mặt tại Manila để hội đàm với Ngoại trưởng Philippines và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. Ông Tần cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Philippines để giải quyết những khác biệt và làm sâu sắc thêm quan hệ.



(5)

image038

https://www.gmanetwork.com/news/tracking/westphilippinesea/


Philippines từ lâu đã khẳng định quyền của mình đối với một số đảo và vùng biển ở một số khu vực trên Biển Đông mà nước này gọi là Biển Tây Philippines. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông mà nước này giải thích (một chiều của kẻ mạnh) bằng đường chín đoạn. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Philippines đã đạt được một phán quyết mang tính bước ngoặt tại Tòa Trọng tài Thường trực vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ quyết định này. Các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác đối với các phần của Biển Đông là Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan.


(Xin nhắc lại, Phán quyết của Tòa thường trực La Haye ngày 12/7/2016 đưa ra kết luận bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn, đồng thời kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 12 hải lý;


(Một số điểm cần chú ý, trong 15 vấn đề Philippines gửi lên Tòa Trọng tài thường trực, có 4 vấn đề liên quan đến việc xác định tính chất các thực thể trong quần đảo Trường Sa, bao gồm:


- Bãi cạn Scarborough không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;


- Đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và đá Subi là những thực thể “nửa chìm nửa nổi” (chỉ nổi khi thủy triều xuống), không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Chúng là những thực thể không đủ điều kiện để các quốc gia chiếm hữu bằng hình thức cư ngụ cũng như các hình thức khác;


- Đá Gaven và đá Kennan là thực thể “nửa chìm nửa nổi” không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Nhưng đường nước triều thấp nhất của chúng có thể dùng để xác định đường cơ sở của đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn, từ đó xác định được lãnh hải của hai đảo này;


- Đá Gạc Ma, đá Châu Viên và đá Chữ Thập không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa;


(Tòa đồng ý với Philippines rằng bãi cạn Scarborough, đá Châu Viên và đá Chữ Thập là thực thể nổi khi thủy triều lên (high-tide feature);


(Ngoài ra, tình trạng tự nhiên của đá Subi, đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây là chìm dưới nước khi thủy triều lên;


(Tuy nhiên, tòa không đồng ý với Philippines về tính chất của đá Gaven và đá Kennan. Tòa cho rằng đá Gaven và đá Kennan là những thực thể nổi khi triều lên;


(Dựa trên kết luận này, cùng với việc xem xét điều 121 UNCLOS quy định về “đảo” (island) và “đá” (rock), “việc một số thực thể đang bị một số đối tượng chiếm đóng, tiến hành xây dựng và đưa người lên cư trú” cùng với một số chứng cứ lịch sử về “việc sử dụng tạm thời một số thực thể”, tòa kết luận những thực thể nổi khi thủy triều lên trong quần đảo Trường Sa là “đá” hợp pháp và vì vậy không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý).


Nhưng, các nhà phân tích cho rằng bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal) tự nó không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế mà nó nằm trong EEZ của đảo Palawan, về UNCLOS 1982, nó thuộc chủ quyền của Philippines;


Vì vậy, với việc xác định tình trạng tự nhiên của đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong chìm dưới nước khi thủy triều lên, tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế.


image039Một người lính Philippines đang treo cờ Philippines trên con tàu nát BRP Sierra Madre của Hải quân Philippines được neo đậu từ năm 1999 trên bãi Cỏ Mây, một thực thể chìm ở Quần đảo Trường Sa. © Thomson Reuters


image041Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc phóng vòi rồng cảnh cáo về phía một tàu Philippines tại một địa điểm không xác định trên vùng biển nghi là ở bãi Cỏ Mây.
© Thomson Reuters
12 Tháng Tư 2024(Xem: 345)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA