Bạn thích Bikini hay Burkini?

28 Tháng Tám 20167:23 CH(Xem: 16851)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  29  AUGUST 2016


Bạn thích Burkini hay bikini?

 image049

70 năm bộ áo tắm « hở rốn » bikini

27 Tháng Bảy 20161:00 SA(Xem: 689)


"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 27  JULY 2016


70 năm bộ áo tắm « hở rốn » bikini


image050

Ngôi sao điện ảnh Pháp, Brigitte Bardot trong bộ áo tắm bikini, trên bãi biển Cannes năm 1953.DR



image052image054image056image058

Với bộ áo tắm 2 mảnh hở rốn, năm 1962, ngôi sao điện ảnh Ursula Andress trong phim James Bond đã « đốt cháy » màn ảnh lớn. Nếu có dịp ghé qua thành phố Lyon, từng nổi tiếng về tơ lụa trong quá khứ, từ ngày 9 đến 24/07/2016 quý vị nhớ ghé thăm triển lãm ở La Sucrière, để cùng nhìn lại 70 năm « cuộc cách mạng bikini ».


Tháng 7 năm 1946, kỹ sư người Pháp Louis Réard thiết kế bộ áo tắm 2 « nhỏ nhất thế giới » và ông đã đặt cho bộ đồ ngộ nghĩnh đó cái tên là « bikini », lấy tên từ một hòn đảo nhỏ trong cụm đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Đây là nơi quân đội Mỹ sử dụng để thử nghiệm bom nguyên tử.


Thực ra những bộ áo tắm hai mảnh đã có từ lâu, nhưng chưa ai dám khiêu khích thiết kế áo tắm « hở rốn ». Réard đã thực sự đem lại một làn gió mới, nếu không muốn nói đến một cuộc « cách mạng » với bộ áo tắm rất « mini ».


Ngày 05/07/1946 diễn viên múa rất khêu gợi Micheline Bernardini là người đầu tiên « khoe rốn » ở hồ tắm Molitor, Paris, trong kỳ thi « nữ vận động viên bơi lội kiều diễm nhất ».


Mãi đến những năm 1950 những bộ áo bikini vẫn còn bị cấm xuất hiện trên các bãi biển của Tây Ban Nha, Ý hay Bỉ. Nhưng rồi, năm 1953, « thần vệ nữ » của làng điện ảnh Pháp, cô đào Brigitte Bardot khoe mình trong một bộ bikini trắng trên bãi biển ở Cannes khi cô đến dự Liên hoan phim quốc tế.


Tiếp theo đó là những ngôi sao của nghệ thuật thứ 7 khác như Marilyn Monroe hay Ava Gardner đã trở thành những sứ giả của bộ áo tắm bikini.


Năm 1962, bộ áo hở rốn được ông kỹ sư Louis Réard thiết kế, thực sự tạo nên một cơn sốt, sau khi được cô đào Mỹ Ursula Andress khoác lên mình và hình ảnh đó đã đi vòng quanh thế giới qua bộ phim Dr No, kình địch của điệp viên 007 James Bond. Hai mảnh áo tắm cỏn con này đã trở thành một biểu tượng của sự quyến rũ, khêu gợi.


Bộ áo tắm của Ursula Andress do một ông thợ may Ấn Độ may vội, và sau này đã được bán đấu giá và đã được một nhà sưu tập nào đó mua vào với cái giá 55.000 euro.


Trước đó nữa, năm 1960, cũng bộ áo tắm hở rốn của Réard đã đi vào âm nhạc với ca khúc Itsy bitsy petit bikini. Bản nhạc này thành công vượt bực trên khắp thế giới. Đến năm 1968 trong bối cảnh thanh niên và giới công nhân Pháp liên tục xuống đường chống lại một xã hội quá bảo thủ thời đó, bộ áo tắm bikini đã trở thành biểu tượng của những người muốn được « giải phóng » và đoạn tuyệt với các thế hệ đi trước.


70 năm qua, áo tắm bikini được xem là người bạn đồng hành để phụ nữ tắm nắng, cho nước da thêm giòn. Mỗi năm có gần 15 triệu bộ bikini được tiêu thụ chỉ riêng tại Pháp. Quê hương của cha đẻ bộ áo tắm hở rốn này là thị trường số 1 châu Âu./


Thanh Hà RFI 13-07-2016


image060image062image064image066image068image070

Burkini từ bãi biển lên tòa án

27/08/2016


TTO - Câu chuyện cấm áo tắm kiểu Hồi giáo đang trở thành đề tài nóng ở Pháp bởi những tranh cãi về mặt luật pháp. Hệ quả của việc này chưa dừng ở chuyện cấm hay không cấm.


image072

Biểu tình trước Đại sứ quán Pháp ở London (Anh) vào ngày 25-8 để phản ứng việc cấm mặc burkini - Ảnh: Reuters

 


“Tôi từ chối áo tắm burkini trên các bãi biển cũng như các hồ bơi ở Pháp. Tôi ủng hộ hoàn toàn các thị trưởng cánh tả cũng như cánh hữu cấm đoán loại áo này để gìn giữ trật tự công cộng

Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy


Nước Pháp đang trong những ngày nóng. Dân đổ ra biển hưởng những ngày hè cuối cùng. Nhưng cùng lúc âm ỉ mấy ngày qua là chuyện cấm mặc đồ tắm kiểu Hồi giáo (burkini) ở ngoài bãi biển.


Hiện chỉ mới một số thị trấn, thành phố nhỏ quyết định như thế nhưng chiều hướng có vẻ gia tăng nhanh.


Tranh cãi dữ dội


Vấn đề trở thành lớn chuyện khi người ta bắt đầu tranh cãi việc ban hành lệnh cấm như thế có phải đã vi phạm nhân quyền, có hợp hiến hay không.


Một số tổ chức như Liên đoàn Quyền con người (LDH) và Ủy ban chống tình trạng bài xích Hồi giáo của Pháp (CCIF) đã đệ đơn lên Hội đồng quốc gia - thể chế có nhiệm vụ xem xét các quy định về hành chính của nước Pháp.


Ba thẩm phán của Hội đồng quốc gia đã xem xét các vấn đề đó từ ngày 25-8 và sang đến ngày 26-8 họ đã đưa ra kết luận cuối cùng vào buổi chiều.


Phán quyết ở cấp tối cao đang được chờ đợi bởi nó rất quan trọng trong thời điểm này. Ít nhất 30 địa phương tại Pháp đã có những lệnh liên quan cách ăn mặc kiểu Hồi giáo ở nơi công cộng. Xem ra vụ việc có thể là những cuộc cãi cọ liên hồi trước tòa bởi ai cũng bảo vệ cái lý của mình.


Như luật sư của hai tổ chức LDH và CCIF lập luận: “Bộ đồ tắm burkini chẳng có gì khác biệt với một tấm khăn choàng đầu. Nó chỉ là một tấm khăn trùm thêm trên đầu kết hợp với một bộ đồ tắm che kín người”.


Luật sư Patrice Spinosi đặt câu hỏi thêm: “Nếu ông thị trưởng ở Villeneuve-Loubet muốn cấm dấu hiệu tôn giáo ở bãi tắm thì tại sao không cấm luôn ở ngoài đường phố?”.


Xa hơn một chút, vấn đề cấm mặc áo tắm burkini cũng có thể bị xem là vi phạm tự do tín ngưỡng vốn cho phép người dân Pháp có quyền thể hiện niềm tin tôn giáo của mình.


Phía luật sư của chính quyền Villeneuve-Loubet cũng không hề yếu lý lẽ. Họ thậm chí không vận dụng đến các yếu tố như tôn trọng vệ sinh, yếu tố vô thần ở nơi công cộng, yếu tố thuần phong mỹ tục vốn được dẫn giải trong quyết định của chính quyền địa phương để cấm mặc burkini.


Các luật sư phía chính quyền hiện chỉ tập trung vào một luận điểm duy nhất: nguy cơ gây rối loạn trật tự công cộng.


Ví dụ có những người thấy chướng tai gai mắt với bộ đồ burkini và có thể dẫn đến gây gổ, đánh nhau. Nguyên tắc phòng tránh nguy cơ bất ổn thật ra được luật cho phép ban hành các quy định để ngăn chặn.


Luật sư François Pinatel bên nhóm của chính quyền lập luận: “Trước khi có quy định ban bố ngày 5-8, trên các bãi biển của Villeneuve-Loubet có nhiều người mặc burkini lắm. Nhưng nay thì tình hình yên ổn rồi”.


Các luật sư của chính quyền không chứng minh được vụ việc cụ thể nào liên quan đến chuyện bất an do áo tắm burkini gây ra ở Villeneuve-Loubet, nhưng lập luận rằng tinh thần chống đối Hồi giáo đã tăng lên ở địa phương sau các vụ tấn công khủng bố tại Paris và đặc biệt là ở Nice hôm 14-7.


Luật sư Pinatel biện hộ: “Các thị trưởng phải tìm cách làm giảm căng thẳng. Họ phải thực thi các biện pháp phòng ngừa để tránh tình hình diễn biến xấu đi”.


Sarkozy cứng rắn


Phía bên ủng hộ cấm áo tắm burkini cũng đang dần nhận được nhiều sự ủng hộ cả lặng lẽ lẫn công khai. Mạnh nhất chính là tuyên bố của cựu tổng thống Nicolas Sarkozy - người vừa tuyên bố ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ tới.


Ngay trong buổi vận động đầu tiên của ông tại Châteaurenard hôm 25-8, vị cựu tổng thống cánh hữu đã đề cập đến vấn đề đang là điểm nóng với quan điểm rất cứng rắn như cách lâu nay của ông:


“Tôi yêu cầu có luật cấm mặc burkini trên toàn lãnh thổ của nước cộng hòa chúng ta. Chúng ta không thể để cho các thị trưởng phải một mình đối mặt với sự khiêu khích này”.


Trong những lần phát biểu công khai trước đây, vị cựu tổng thống Pháp cũng từng cho rằng việc mặc burkini là “hành vi chính trị” và ông cũng đã lên tiếng kêu gọi chính quyền phải ban luật cấm mọi biểu hiện tôn giáo mang tính phô trương ở trường học phổ thông, đại học, trong các cơ quan hành chính cũng như trong các công ty.


Chuyện tranh luận về cấm hay không cấm áo tắm burkini ở Pháp đang bị một số quốc gia phát triển khác nhìn nhận như sự vi phạm quyền tự do, bình đẳng nhưng xem ra điều đó chưa làm nhiều chính trị gia Pháp lung lay trong quyết định.


Tin giờ chót


Phán quyết cuối cùng của Tòa tối cao: Lệnh cấm mặc burkini nơi công cộng bị đình chỉ.


Hội đồng Nhà nước tuyên bố chính quyền địa phương chỉ có thể hạn chế quyền tự do cá nhân nếu việc mặc áo tắm kiểu Hồi giáo là một “nguy cơ đã được chứng minh” có thể ảnh hưởng đến trật tự công cộng.


VÕ TRUNG DUNG (từ Paris)


Áo tắm burkini cho phụ nữ Hồi giáo

21/01/2007


TT - Nhằm giúp phụ nữ Hồi giáo vừa tắm biển thoải mái vừa tuân giữ qui luật về y phục Hồi giáo, bà Aheda Zanetti, người Úc gốc Libăng theo đạo Hồi, đã thiết kế mẫu áo tắm dung hòa mang tên burkini, ghép từ hai chữ burqa (áo choàng) và bikini (áo tắm hai mảnh).


image073

Bà Aheda Zanetti (trái) và một người mẫu mặc áo tắm burkini - Ảnh: AFP

 


TT - Nhằm giúp phụ nữ Hồi giáo vừa tắm biển thoải mái vừa tuân giữ qui luật về y phục Hồi giáo, bà Aheda Zanetti, người Úc gốc Libăng theo đạo Hồi, đã thiết kế mẫu áo tắm dung hòa mang tên burkini, ghép từ hai chữ burqa (áo choàng) và bikini (áo tắm hai mảnh).


Bà Zanetti, 39 tuổi, từng là thợ uốn tóc nhưng bỏ nghề để theo đuổi thời trang Hồi giáo. Áo tắm burkini được may bằng vải polyester đen, ôm thân thể từ tóc tới mắt cá chân.


Tiệm may Ahiida của bà ở ngoại ô Sydney đã nhận hàng trăm đơn đặt hàng may áo tắm burkini, không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài. Chính giáo sĩ trưởng của Úc, Taj Aldin al-Hilali, đã chấp thuận cho phụ nữ Hồi giáo mặc áo tắm dung hòa này.


K.DUNG - Theo AFP


Thêm 3 thị trấn Pháp cấm đồ tắm Burkini

 


17/08/2016 11:22 GMT+7


TTO - Thêm ba khu nghỉ dưỡng ven biển của Pháp tuyên bố sẽ cấm trang phục đồ tắm trùm kín người, gọi là 'burkini', của phụ nữ Hồi giáo. 


image074

Một phụ nữ mặc đồ burkini tắm biển ở Ghar El Melh (Tunisia) - Ảnh: AFP


Theo AFP, lệnh cấm này trước đó đã được triển khai tại 3 khu vực khác ở Pháp do lo ngại về tư tưởng Hồi giáo cực đoan trong cách ăn mặc kín mít tại những bãi biển nghỉ dưỡng đông người.


Thủ tướng Pháp Manuel Valls cũng đã nêu quan điểm về những tranh cãi liên quan đến vấn đề này, nói rằng việc mặc burkini là "không phù hợp với các giá trị của nước Pháp và nền Cộng hòa".


Ông Valls nói ông ủng hộ các thị trưởng đã ban hành lệnh cấm này nếu họ hành động vì lợi ích chung của mọi người.


Ở phía tây nam, thị trưởng thị trấn Leucate, ông Michel Py cũng đã ký ban hành sắc lệnh ngày 16-8 yêu cầu cấm mặc đồ burkini tại những bãi biển chung.


Sắc lệnh giải thích rằng trang phục này không đảm bảo vệ sinh, an toàn cũng như không phù hợp với các giá trị phổ biến của đời sống thế tục.


Thị trấn Leucate nằm bên bờ Địa Trung Hải, cách Perpignan khoảng 35 km.


Trong khi đó, ở khu hành chính phía bắc Pas-de-Calais, thị trưởng thị trấn Oye-Plage cũng nói sẽ cấm burkini sau khi nhìn thấy một người phụ nữ mặc đồ tắm che kín cả mặt trong lúc đi ra bãi biển hôm chủ nhật (14-8).


Tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Le Touquet gần đó, thị trưởng Daniel Fasquelle cho biết ông cũng sẽ ban hành lệnh cấm burkini trong những ngày tới đây để "chống lại sự lôi kéo tôn giáo".


Ông Fasquelle tuyên bố: "Hiện tại thì vẫn chưa có đồ burkini xuất hiện ở Le Touquet nhưng tôi không muốn chính quyền thị trấn bất ngờ trước hiện tượng này".


Trong 19 tháng qua, nước Pháp đã trải qua một loạt các vụ tấn công do lực lượng thánh chiến gây ra. Thực tế này khiến nhà chức trách lo ngại về nguy cơ khủng bố phát triển ngay trong nội địa.


Việc cấm trang phục burkini là một phần hệ quả liên đới trong các nỗ lực phòng ngừa và chống lại sự lây lan, phát tán những quan điểm Hồi giáo cực đoan tại Pháp.


D. KIM THOA


Một tòa án Pháp bác lệnh cấm mặc đồ tắm Hồi giáo


27/08/2016


TTO - Với việc tòa hành chính tối cao ở thị trấn Riviera bác bỏ sắc lệnh của chính quyền địa phương về việc cấm burkini, người ta kỳ vọng nó sẽ là tiền lệ cho những nơi khác.


image077

Ông Lionnel Luca, thị trưởng Villeneuve-Loubet cho rằng việc tòa đình chỉ lệnh cấm burkini chỉ làm gia tăng thêm "giận dữ và căng thẳng" - Ảnh: AFP


Theo Guardian, cuộc tranh cãi gay gắt trong chính trường Pháp về trang phục đồ tắm của người Hồi giáo (burkini) tiếp tục có thêm diễn biến mới căng thẳng hơn trong ngày hôm qua (26-8) sau phán quyết của tòa hành chính tối cao tại thị trấn ven biển Riviera bác bỏ lệnh cấm burkini.


Trong khi đó, các chính trị gia bảo thủ và cánh hữu của Pháp vẫn tiếp tục kêu gọi ban hành lệnh cấm với trang phục này trên toàn nước Pháp. Điển hình trong đó là cựu tổng thống Nicolas Sarkozy.


Ông Sarkozy kêu gọi áp dụng lệnh cấm này trên toàn lãnh thổ và đã có ít nhất 3 thị trưởng tuyên bố không rút lại lệnh cấm của họ.


Trong một phán quyết kỳ vọng sẽ làm hạ nhiệt những tranh cãi, tòa hành chính tối cao ở Riviera đã đình chỉ sắc lệnh cấm burkini của thị trưởng vùng Villeneuve-Loubet thuộc khu vực Côte d’Azur.


Quyết định đình chỉ này rất có thể sẽ đặt ra tiền lệ pháp lý cho 30 thị trấn khác cũng đã cấm đồ burkini trên bãi biển của họ tháng qua.


Phán quyết nêu rõ, thị trưởng Lionnel Luca của vùng Villeneuve-Loubet không có quyền cấm burkini. Cũng theo tòa, các sắc lệnh cấm burkini là "sự tấn công phi pháp một cách nghiêm trọng và hiển nhiên tới các quyền tự do cơ bản".


Các thẩm phán cho rằng chính quyền địa phương chỉ nên hạn chế các tự do cá nhân trong trường hợp có các "nguy cơ được chứng minh" đe dọa trật tự xã hội. Theo đó, trong trường hợp burkini, tòa cho rằng trật tự xã hội không có nguy cơ bị tổn hại gì.


Trên thực tế, vùng Villeneuve-Loubet mới chỉ xuất hiện một hoặc hai bộ burkini trong hai tháng qua, và với quyết định của tòa, chính quyền sẽ phải rút lại lệnh cấm ngay lập tức.


Ông Lionnel Luca, thị trưởng Villeneuve-Loubet cho rằng việc tòa đình chỉ lệnh cấm burkini chỉ làm gia tăng thêm "giận dữ và căng thẳng".


Thị trưởng của 30 thị trấn nghỉ dưỡng ven biển khác đã cấm burkini, chủ yếu tại Côte d’Azur, lúc này sẽ phải tự quyết định việc có nên rút lại sắc lệnh đó hay không.


Họ vẫn có thể tiếp tục duy trì lệnh cấm đó và đối mặt với việc bị các tòa địa phương đình chỉ hoặc bị các tổ chức nhân quyền khiếu nại trong thời gian tới.


D. KIM THOA
09 Tháng Tám 2016(Xem: 14690)
Formosa chưa yên với dân chúng
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15141)