Giày cao gót chơi "prelude" vào lịch sử Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm

23 Tháng Mười 20188:55 CH(Xem: 7058)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH DU LỊCH  - THỨ TƯ 24 OCT 2018



Giày cao gót chơi "prelude" vào lịch sử Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm


'Người phụ nữ ném giày' đã đóng phạt 750.000 đồng


23/10/2018


TTO - Chiều 23-10-18, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thùy Dương cho biết bà đã đến Công an phường Bình Trưng Tây (Q.2, TP.HCM) làm thủ tục nộp phạt và nhận lại tang vật là chiếc giày mà bà Dương đã ném tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 20-10.


image058

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri ngày 20-10-2018. Ảnh: QUANG ĐỊNH


Như Tuổi Trẻ đã thông tin, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH TP.HCM, bà Dương đã cầm giày của mình ném. Ngay sau đó, Công an phường Bình Trưng Tây ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thùy Dương.


Theo đó hành vi ném giày của bà Dương dù không trúng ai nhưng đã có hành vi vi phạm theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình".


Cụ thể, bà Dương bị phạt tiền từ 500.000 đồng -1 triệu đồng, đối với hành vi: "Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác". Cộng 500.000đ và 1 triệu đồng lại rồi chia hai, bà Dương bị xử phạt 750.000 đồng.


Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Dương cho biết gia đình bà không thuộc diện hộ dân di dời tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, gia đình bà có hai khu đất tại phường Cát Lái và phường Bình Trưng Đông đang có tranh chấp về thu hồi.


Hôm tham gia buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP.HCM diễn ra ngày 20-10, bà Dương đăng ký phát biểu về việc thu hồi đất của gia đình bà, ngoài ra kiến nghị một số vấn đề liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Thấy mình là một trong những người đăng ký đầu nhưng sau đó qua 4-5 người phát biểu không thấy gọi tên mình nên bà bức xúc. Tiếp đó, nghe những câu chuyện của người dân Thủ Thiêm khi bị thu hồi đất nên bà bức xúc dẫn đến hành động ném giày./ (theo SƠN BÌNH - TIẾN LONG)


image059

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri quận 2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH


image060

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trò chuyện với người dân - Ảnh: TỰ TRUNG


Nhà hát giao hưởng ở TPHCM: Dự án truân chuyên? cử tri ném giầy


image061

Bản quyền hình ảnh Loan Trần Image caption Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.


Mạng xã hội ở Việt Nam đang tranh cãi việc HĐND TP.Hồ Chí Minh ngày 8/10 thông qua Nghị quyết thống nhất xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch thành phố với tổng kinh phí đầu tư dự án hơn 1.508 tỷ đồng.


Theo báo chí Việt Nam, nhà hát này có 1.700 chỗ, 2 khán phòng và được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), thực hiện trong giai đoạn năm 2018 - 2022.


BBC điểm lại các cột mốc liên quan dự án đã có từ lâu này nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện ở TPHCM.


Tháng 4/1999:


Thường vụ Thành ủy TPHCM quyết định chuyển trụ sở Công ty Xổ số kiến thiết (23 Lê Duẩn, quận 1) thành Nhà hát Giao hưởng - Vũ kịch thành phố.


Tháng 5/2000:


Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM ra quyết định duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới ngành Văn hóa thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.


Theo đó, sẽ chuyển trụ sở Công ty xổ số kiến thiết thành Nhà hát giao hưởng vũ kịch thành phố, bố trí một rạp hát có vị trí và quy mô tương xứng tại đường Trần Hưng Đạo để làm trụ sở Công ty xổ số kiến thiết.


Tháng 2/2003:


UBND TPHCM giao Sở Văn hóa và Thông tin chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, chuẩn bị kế hoạch xây dựng rạp xiếc, nhà hát giao hưởng vũ kịch và mở rộng bảo tàng Lịch sử thành phố.


Tháng 11/2010:


UBND TPHCM ban hành Quyết định số 5061/QĐ-UBND về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Trong đó, bố trí thêm một số công trình công cộng cấp thành phố, như: Trụ sở phòng cháy chữa cháy, Bệnh viện quốc tế, Nhà hát giao hưởng, Cung văn hóa thiếu nhi..


Tháng 12/2010:


Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân TPHCM về đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015:


"Tổ chức thực hiện các công trình Khu liên hợp Thể dục - Thể thao Rạch Chiếc (quận 2), Bảo tàng thành phố, Nhà hát Giao hưởng - Vũ - Kịch thành phố (tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm), Nhà xiếc thành phố."


Tháng 3/2013:


Báo chí Việt Nam cho hay UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương xây Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch (HBSO) trong công viên 23.9.


image062

Bản quyền hình ảnh Loan Trần Image caption Nhà hát Hòa Bình được cho là công trình văn hóa duy nhất xây mới ở TPHCM sau 1975


Tháng 4/2013:


Nhạc trưởng Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM, nói với báo chí Việt Nam:


" Ở Lê Duẩn thì diện tích nhỏ, lại không có 4 mặt tiền cho phù hợp với kiến trúc của một nhà hát bề thế. Bến Nhà Rồng vị trí rất đẹp nhưng rất khó có thể giải tỏa những công trình đã có sẵn để xây dựng nhà hát."


"Còn ở Thủ Thiêm thì quá hoang vu, dù trong quy hoạch thì khu vực này sau sẽ sầm uất nhưng hiện giờ, cho đến lúc nhà hát hoàn thành theo dự kiến (năm 2015) thì ở đó vẫn chưa có cơ sở hạ tầng và nhà hát không thể mọc lên giữa xung quanh là ruộng."


"Vị trí mà tôi cho là sẽ đẹp nhất là dải eo đối diện Bến Nhà Rồng. Khi nhà hát nằm ở vị trí đó, nếu được thiết kế, xây dựng đúng tầm, nó sẽ trở thành một công trình văn hóa biểu tượng của thành phố, giống như Nhà hát Con sò ở Sydney vậy."


"Tuy nhiên để xây dựng được nhà hát ở vị trí đó sẽ cần tới cả tỷ USD, trong khi ngân sách xây nhà hát hiện chỉ có 100 triệu USD, như thế cũng là một số tiền quá lớn rồi. Mơ mộng là như thế nhưng phải thực tế và phải đi theo lộ trình. Vả lại, thành phố này cần xây thêm nhiều nhà hát chứ không chỉ một nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch. Rất có thể, những vị trí kia sẽ dành cho những nhà hát được xây dựng trong tương lai."


image063

Bản quyền hình ảnh Loan Trần Image caption Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 5/2013:


Báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài Sáu dự án đủ sức đánh thức Thủ Thiêm, viết: "Đây là một trong số các dự án lấn cấn nhiều nhất và đã mất hơn mười năm trong hành trình tìm địa điểm."


Theo bài viết, ban đầu dự định sử dụng địa điểm của công ty Xổ số kiến thiết - 23 Lê Duẩn - nhưng không được chấp thuận vì quá nhỏ, sau đó được chuyển sang Thủ Thiêm với một diện tích khá lớn, nhưng "do Thủ Thiêm án binh bất động nên dự án này được khởi động lại tại công viên 23.9".


"Vẫn có ý kiến cho rằng việc chọn địa điểm 23.9 là để đáp ứng nhu cầu cấp bách trước mắt bởi dự án này kéo dài hơn mười năm, trong khi các máy móc thiết bị, nhạc cụ rất đắt tiền đã mua về và đang trùm mềm. Do vậy mà Thủ Thiêm vẫn phải dành đất để cho con cháu sau này xây dựng nên một nhà hát giao hưởng - tạp kỹ xứng tầm một thành phố 10 triệu dân."


Cũng theo bài này, "cho đến nay công ty Busmann Haberer, Muller, Inros Lackner, Cộng hoà liên bang Đức nhận lời sẽ là đơn vị tư vấn thiết kế nhà hát, nhưng vẫn còn đang khảo sát cho nên chưa đưa ra được ý kiến chính thức cũng như thiết kế kiến trúc".


image064

Bản quyền hình ảnh Loan Trần Image caption Nhạc viện TPHCM


Tháng 8/2016:


Hội đồng Nhân dân TPHCM ra Nghị quyết: Đẩy nhanh tiến độ dự án Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ, Nhà hát giao hưởng, nhạc, vũ kịch, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang...


image065

Bản quyền hình ảnh Loan Trần Image caption Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang


Tháng 12/2016:


Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nói: "Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM điểm lại, 40 năm qua, TP chỉ xây dựng được 1 công trình văn hóa là Nhà hát Hòa Bình, còn trung tâm ca nhạc nhẹ, nhà hát giao hưởng vẫn là… dự án trên giấy."


"Vì thế, dứt khoát trong nhiệm kỳ này, TP phải hoàn thành 4 công trình văn hóa: nhà hát giao hưởng, trung tâm ca nhạc nhẹ, sân khấu tuồng và nhà biểu diễn xiếc. Tôi ghi nhận câu chất vấn như một lời đề nghị thiết tha."


"Tôi khẳng định, dầu khó khăn mức độ nào, thì sự đầu tư phát triển các cơ sở văn hóa, an sinh xã hội, giáo dục, y tế vẫn được bảo đảm."


TP phải hoàn thành 4 công trình văn hóa: nhà hát giao hưởng, trung tâm ca nhạc nhẹ, sân khấu tuồng và nhà biểu diễn xiếc.Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, 12/2016


Tháng 3/2017:


Tờ Đại biểu Nhân dân dẫn lời ông Trần Vương Thạch cho biết


"Dự án xây mới Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch (GHNVK) đã được đề xuất từ năm 1999, trước khi tôi tiếp quản công việc điều hành nhà hát, cho tới năm 2005 thì chính thức được phê duyệt bằng quyết định số 6404/QĐ/UBND ký ngày 16.12.2005 về việc thu hồi và bàn giao nhà, đất số 23 Lê Duẩn (dời chuyển trụ sở Công ty xổ số) để Sở VH, TT - DL TP Hồ Chí Minh đầu tư, sửa chữa, bố trí sử dụng cho Nhà hát GHNVK."


"Nhưng sau đó có ý kiến cho rằng địa điểm đó chưa xứng tầm cần chọn địa điểm khác phù hợp hơn."


Sau đó, thành phố dự định xây nhà hát ở Công viên 23.9 với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 2.200 tỷ đồng.


Chúng tôi lại nhận được thông tin thay đổi chủ trương một lần nữa, quyết định đưa nhà hát về xây dựng tại Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) nhưng địa điểm đó quá xa, rất khó khả thi.Trần Vương Thạch, 3/2017


"Tưởng mọi chuyện đã ổn vậy mà sau đó, có ý kiến cho rằng không nên xây dựng công trình trên Công viên 23.9 là lá phổi xanh của thành phố."


"Chúng tôi lại nhận được thông tin thay đổi chủ trương một lần nữa, quyết định đưa nhà hát về xây dựng tại Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) nhưng địa điểm đó quá xa, rất khó khả thi, không thể đưa khách từ trung tâm ra tới ngoại thành để xem biểu diễn như thế được. Vì nhiều khúc mắc như vậy nên tới nay dự án vẫn đang… nằm trên giấy," ông Thạch cho biết.


image066

Bản quyền hình ảnh Loan Trần Image caption Nhà hát Bến Thành


Tháng 9/2017:


Bản tin của Thành ủy TPHCM cho hay không có điểm diễn riêng, HBSO phải ký hợp đồng dài hạn với Nhà hát TPHCM và dù đã lấy giá "rất hữu nghị" nhưng cũng mất 16 triệu đồng cho mỗi buổi tập, diễn.


Nhạc trưởng Trần Vương Thạch nói với bản tin: "Chúng tôi tha thiết mong chờ một nhà hát giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch đạt chuẩn và xứng tầm với vị trí, vai trò một TPHCM văn minh, hiện đại, năng động - điều mà chúng tôi đã được hứa từ 20 năm nay."


"Việc xây dựng nhà hát cho HBSO đã nhiều lần được đưa vào Nghị quyết của TP, từ địa điểm đầu tiên là 23 Lê Duẩn (mặt bằng Công ty Xổ số kiến thiết) rồi chuyển sang Công viên 23/9 và giờ xác định tại khu đô thị mới Thủ Thiêm."


"Không thể trách nghệ sĩ chúng tôi bức xúc khi đã nhiều lần tổ chức hội thảo lấy ý kiến, đã mời nhà thiết kế từ Đức, đã có bản vẽ và rồi tất cả lại trôi qua để đến nay phải làm lại từ đầu và không biết đến bao giờ nhà hát mới thật sự hiện diện."


Bản quyền hình ảnh Loan Trần Image caption Nhà hát Kịch Thành phố


Tháng 9/2018:


UBND TPHCM có tờ trình HĐND TP chủ trương đầu tư công dự án nhóm A sử dụng ngân sách TP đối với dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.


Theo đó, công trình trên sẽ do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP làm chủ đầu tư. Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.500 tỷ đồng từ ngân sách TP (từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, Quận 1).


Tháng 10/2018:


Kỳ họp HĐND TP.Hồ Chí Minh diễn ra ngày 8/10, đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm A sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố, thống nhất xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch thành phố với tổng kinh phí đầu tư dự án hơn 1.508 tỷ đồng./(theo BBC 11/10/2018)
28 Tháng Chín 2020(Xem: 5307)