“Người ác với thú, thú trả thù người”

13 Tháng Tám 202110:21 SA(Xem: 4000)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM - THỨ SÁU 13 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Người ác với thú, thú trả thù người”


image051“Người ác với thú hoang dã, thú trả thù người”


image052Con mắt thăm thẳm của Hổ - chúa tể rừng xanh bị nốt trong cũi nhìn loài người. Ảnh TTO.


image053Một con hổ bị nuôi nhốt trong chuồng sắt ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: BẮC XUÂN


8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết


06/08/2021


TTO - Sau khi đưa về một khu sinh thái, 8/17 con hổ được ‘giải cứu’ từ hai hộ gia đình nuôi nhốt trái phép ở Nghệ An đã chết.


"Có 8/17 con hổ bị chết chưa rõ nguyên nhân khi đưa về khu sinh thái. Hiện số hổ chết này đang được cấp đông để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật", sáng 6-8, một cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An cho biết thông tin trên.


Trước đó, ngày 4-8, Công an tỉnh Nghệ An đã đồng loạt kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều cơ sở nuôi nhốt 17 con hổ trái phép trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành.


Tại gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi, ngụ xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành), lực lượng công an đã phát hiện, bắt quả tang người này đang nuôi nhốt 14 con hổ trưởng thành.


Làm việc với công an, ông Hiền khai nhận đã cải tạo chuồng trại với diện tích 80m² và mua số hổ này từ Lào về để nuôi từ khi chúng còn nhỏ, đến nay đã đạt trọng lượng gần 200kg mỗi con.


image054Lực lượng chức năng đánh số, kiểm đếm hổ thu giữ trong nhà người dân xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: BẮC XUÂN


Cùng thời gian trên, lực lượng công an cũng kiểm tra, bắt quả tang tại nhà bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, ngụ xóm Phú Xuân, xã Đô Thành) đang nuôi 3 con hổ trưởng thành từ hơn một năm trước.


Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, gia đình này xây dựng hệ thống tầng hầm với diện tích 120m² để nuôi nhốt hổ. Mỗi con hổ có trọng lượng 225kg - 265kg.


Sau đó lực lượng chức năng đã tiêm thuốc gây mê, tạm thời chuyển 17 con hổ trên đến Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) để chăm sóc, phục vụ công tác điều tra.


Theo một cán bộ vườn quốc gia ở Nghệ An, thông thường số hổ này được người dân mua từ Lào về lúc còn nhỏ, nuôi nhốt trưởng thành rồi đem xẻ thịt, nấu cao. Trên thị trường, cao hổ có giá 15 - 20 triệu đồng/gram. Những con hổ bị phát hiện có trị giá hàng chục tỉ đồng. DOÃN HÒA


Công an tìm thấy cả chục con hổ được nuôi nhốt trong một nhà dân


04/08/2021


TTO - Nhiều con hổ trưởng thành, mỗi con nặng hơn 200kg được cảnh sát phát hiện nuôi nhốt trong một nhà dân ở huyện Yên Thành, Nghệ An.


image055Nhiều con hổ được cảnh sát phát hiện nuôi nhốt trong nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: CTV


Sáng 4-8, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online cho biết Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với các đơn vị, Công an huyện Yên Thành đã phá một vụ nuôi nhốt hổ trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành.


Rạng sáng cùng ngày, hàng chục cảnh sát được huy động đến bắt quả tang một cơ sở nuôi nhốt hổ trong nhà dân ở xóm Nam Vực, xã Đô Thành.


Ít nhất có 15 con hổ trưởng thành còn sống, mỗi con nặng hơn 200kg được cảnh sát thu giữ, cho vào lồng sắt, chuyển qua xe cẩu về cơ quan công an để phục vụ điều tra.


Trong nhiều năm qua, xã Đô Thành được biết đến là một "điểm nóng" về việc người dân nuôi nhốt hổ bị công an triệt phá.


image0567 con hổ con được đưa đến Trung tâm cứu hộ Vườn quốc gia Pù Mát chăm sóc - Ảnh: XUÂN CƯỜNG


Trước đó, ngày 1-8, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An đã bắt hai người đàn ông quê huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh chở 7 con hổ con còn sống qua Nghệ An để tiêu thụ.


Nghi phạm khai 7 con hổ con này được một người Lào (không rõ tên) thuê vận chuyển ra huyện Diễn Châu, Nghệ An.


Hiện 7 con hổ đã được bàn giao cho Trung tâm cứu hộ Vườn quốc gia Pù Mát để chăm sóc.


Người dân nuôi cả chục con hổ như... nuôi heo trong nhà như thế nào?


04/08/2021


TTO - Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện nuôi động vật hoang dã trái phép, một số hộ dân cải tạo ngôi nhà thành những tầng hầm, xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi hổ như… nuôi heo.


image057Một con hổ được nuôi nhốt trong chuồng sắt ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: BẮC XUÂN


Chiều 4-8, Công an tỉnh Nghệ An đã có thông tin ban đầu về việc bắt giữ vụ nuôi nhốt 17 con hổ trái phép tại hai hộ gia đình ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành vào sáng cùng ngày.


Theo đó, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An đã kiểm tra đột xuất và phát hiện tại gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và Hồ Thị Thanh (31 tuổi, ngụ xóm Nam Vực, xã Đô Thành) đang nuôi nhốt 14 con hổ trưởng thành, trọng lượng gần 200kg/con.


Làm việc với cơ quan công an, ông Hiền khai nhận mua số hổ này từ Lào khi còn nhỏ, sau đó cải tạo hệ thống chuồng trại với diện tích khoảng 80m2 để nuôi nhốt.


Cùng thời gian trên, lực lượng công an cũng bắt quả tang gia đình bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, ngụ xóm Phú Xuân, xã Đô Thành, Yên Thành) đang nuôi nhốt 3 con hổ trưởng thành. Mỗi con hổ có trọng lượng 225kg - 265kg.


Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, gia đình bà Định xây dựng hầm với diện tích 120m2 để nuôi nhốt hổ.


image058Các con hổ được gây mê, đưa vào rọ sắt để chuyển đến khu sinh thái chăm sóc - Ảnh: BẮC XUÂN


Cơ quan công an đã điều nhiều xe cẩu để vận chuyển 17 con hổ này đến một khu sinh thái tạm thời chăm sóc, giám định chủng loại hổ và điều tra vụ án.


Những con hổ nói trên được nuôi nhốt trong các chuồng trại chật hẹp, rộng chừng 4m2/chuồng. Xung quanh chuồng rào bằng những hàng rào sắt.


Do các chuồng trại nuôi hổ được xây dựng khép kín, tách biệt nên người ngoài rất khó phát hiện các gia đình này nuôi hổ.


Thời điểm lực lượng công an tiếp cận, những con hổ này còn khỏe mạnh.


Năm 2012, xã Đô Thành từng được biết đến là địa phương có nhiều hộ gia đình "nuôi hổ như…nuôi heo". Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND xã Đô Thành, những hộ từng bị bắt đó không liên quan tới các hộ bị phát hiện nuôi nhốt hổ trái phép trong lần này.


Ông Phan Văn Tuyên - chủ tịch UBND huyện Yên Thành - cho biết thời gian qua huyện cũng có tuyên truyền nhắc nhở việc nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép, vì trước đó từng xảy ra việc nuôi nhốt hổ gây chấn động dư luận.


Tuy nhiên, vụ việc sáng 4-8, chỉ sau khi Công an tỉnh bắt giữ tang vật hàng chục con hổ ở xã Đô Thành thì huyện mới nắm được.


image059Đại diện viện kiểm sát cùng công an khám nghiệm, kiểm đếm hổ được thu giữ từ nhà dân xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: HƯƠNG GIANG


Nhiều vụ xẻ thịt hổ nuôi từ Nghệ An để nấu cao


- Tháng 11-2016, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Công an TP Thái Nguyên bắt quả tang tại sân nhà ông Cao Tiến Đức (55 tuổi, ngụ phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên) đang giết thịt một con hổ nặng 304kg.


Ông Đức khai nhận mua con hổ trên với giá 1 tỉ đồng ở Nghệ An, sau đó bắn thuốc mê rồi vận chuyển về Thái Nguyên giết thịt để nấu cao.


- Tháng 3-2017, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu, Bộ Công an phát hiện, bắt quả tang vụ tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm tại nhà ông Cao Xuân Toàn (ngụ xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An).


Tại thời điểm kiểm tra, 5 con hổ đã bị giết mổ, lấy nội tạng. Tất cả được cất trong tủ đông lạnh, với trọng lượng khoảng 600kg.


- Tháng 1-2021, Công an Hà Tĩnh kiểm tra nhà riêng của ông Đinh Nhật Nghệ (49 tuổi, ngụ xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn), phát hiện tại khu nhà vệ sinh có một con hổ nằm bất động, trọng lượng 250kg. Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện con hổ này đã chết.


Ông Nghệ khai mua con hổ nói trên từ tỉnh Nghệ An về nấu cao.


Hàng xóm ngỡ ngàng vì gia đình nuôi cả chục con hổ giữa làng


04/08/2021


TTO - Chỉ khi công an tới khám xét, đưa hàng chục con hổ ra ngoài căn nhà hai tầng ở huyện Yên Thành, Nghệ An, nhiều người dân mới ngỡ ngàng rằng gia đình ông H. nuôi hổ bấy lâu nay.


Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online từ hiện trường vụ bắt giữ hàng chục con hổ được nuôi nhốt trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, đến 13h chiều 4-8, cơ quan công an, viện kiểm sát đã hoàn tất việc khám nghiệm, đưa toàn bộ số hổ rời khỏi khu vực dân cư.


Bốn con hổ cuối cùng được tiêm thuốc gây mê, cho vào 4 chiếc lồng sắt rồi chuyển lên xe cẩu. Xung quanh bốn lồng sắt đều phủ bạt kín mít. Nhiều người dân hiếu kỳ đứng theo dõi lực lượng công an khám nghiệm suốt nhiều giờ đồng hồ.


Con ngõ dẫn vào hiện trường chỉ cách đường liên xã từ huyện Yên Thành - Diễn Châu chừng 100m. Rất đông cảnh sát trật tự bồng súng đứng trực chốt bên ngoài, ngăn không cho người dân vào bên trong.


image060Rất đông người dân đứng theo dõi lực lượng công an đưa nhiều con hổ từ gia đình ông H. ra ngoài - Ảnh: ĐỨC THÀNH


Nơi phát hiện vụ nuôi nhốt hổ trái phép là ngôi nhà hai tầng của gia đình ông H. khá bề thế, nằm lọt thỏm giữa khu dân cư xóm Nam Vực, xã Đô Thành. Nhìn từ bên ngoài, ít ai ngờ rằng bên trong căn nhà này lại nuôi nhốt hàng chục con hổ.


Nhiều hàng xóm sống gần gia đình ông H. cũng tỏ ra bất ngờ khi biết được chủ căn nhà nuôi hổ.


"Ông H. từng qua nước Anh làm ăn, tích góp tiền rồi về xây căn nhà này ở gần 10 năm qua. Hai đứa con của ông H. cũng đang làm việc ở nước ngoài. Chúng tôi cũng chỉ nghĩ gia đình ông H. khấm khá, chứ không nghĩ họ nuôi hổ nhiều đến thế" - bà V., hàng xóm, nói.


Cũng theo bà V., dù gia đình ông H. ở giữa làng nhưng hiếm khi hàng xóm nghe thấy tiếng động lạ hoặc như tiếng hổ gầm. Vì vậy, chỉ đến rạng sáng 4-8 khi cảnh sát ập đến khám xét, bà V. và mọi người đều ngỡ ngàng.


Một cán bộ thôn Nam Vực cho hay thường ngày gia đình ông H. sống hòa thuận, ít có điều tiếng gì với hàng xóm láng giềng. Trong nhà ông H. còn con, cháu nhỏ, nên mọi người cũng chưa hiểu gia đình này nuôi nhiều con hổ như thế nào mà không ai biết.


image061Một con hổ được tiêm thuốc gây mê để đưa đến nơi chăm sóc - Ảnh: DOÃN HÒA


Một nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết trong nhà ông H. có xây một khu vực như tầng hầm dùng để nuôi hổ. Vì vậy, khu vực này hoàn toàn cách âm với bên ngoài nên khó bị phát hiện.


Năm 2012, một số cơ quan báo chí từng phản ánh tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành có tình trạng người dân "nuôi hổ như nuôi heo" ngay trong nhà mình.


Ông Trần Xuân Cường - giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát - cho biết đơn vị này đang tiếp nhận chăm sóc 7 con hổ con được công an chuyển tới từ vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã từ Hà Tĩnh qua Nghệ An bị bắt giữ hôm 1-8.


"Thông thường, một con hổ ngoài tự nhiên phải 3-5 tuổi mới đạt trọng lượng trên 100kg. Tuy nhiên, người dân nuôi nhốt cho ăn nhanh nên trọng lượng hổ hơn 200kg phát triển nhanh hơn", ông Cường nói.


Hiện Phòng cảnh sát môi trường, kinh tế Công an Nghệ An đã tạm thời chuyển 17 con hổ, trong đó có nhiều con có trọng lượng trên 200kg đến khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) để chăm sóc, phục vụ công tác điều tra.


image062Công an đưa hổ ra khỏi căn nhà ông H. trưa 4-8 - Ảnh: DOÃN HÒA


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Thú hoang dã trả thù? Đàn vọoc xông ra đường tấn công, nhiều người bị cắn


Vietnamnet 07/03/2021   


Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đang lên phương án bắt và đưa vọoc đi nơi khác. Dự kiến, sẽ có 12 người thực hiện với kinh phí gần 120 triệu.


Sáng nay (7/3), thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, Sở đã đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho UBND huyện Hướng Hoá thực hiện phương án bắt giữ và di dời đàn vọoc tấn công người trong thời gian qua.


image063Vọoc rượt đuổi, tấn công người qua lại trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.


Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá Đặng Trọng Vân cho biết, từ ngày 26/6/2020 đến nay, trên địa bàn thôn Cha Lỳ và Sê Pu (xã Hướng Lập, Hướng Hoá) xuất hiện 3 con vọoc gáy trắng (còn gọi là vọoc Hà Tĩnh, tên khoa học là Trachypithecus hatinhensis), nặng từ 4-10kg. 


Mỗi khi nghe tiếng động cơ của phương tiện qua lại trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đàn vọoc thường bị kích động, đuổi theo tấn công, cắn người đi trên xe máy.


Mặc dù cơ quan chức năng đã dựng hàng rào lưới chắn cao 2,5m để ngăn vọoc xuống đường, đồng thời cử lực lượng canh gác, xua đuổi nhưng đàn vọoc vẫn tấn công người đi đường.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nghệ An: Voi rừng lại vào làng phá hoại mùa màng


https://baodansinh.vn/anh-sonnghe-an-voi-rung-lai-xuat-hien-pha-hoai-hoa-mau-84656.htm


04/11/2018


Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 3/11, tại thôn Bãi Đá, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn(Nghệ An), xuất hiện một đàn voi rừng bốn con. Đàn voi đã phá hoại nhiều cây cối và diện tích ngô của một số hộ gia đình.  


Nhận được thông tin, chính quyền địa phương và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Anh Sơn đã có mặt, phối hợp cùng người dân địa phương dùng các biện pháp thủ công xua đuổi đàn voi trở lại rừng. Tuy nhiên, việc xua đuổi đàn voi gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp.


Theo nhiều người dân và cán bộ lâm nghiệp địa phương, có thể đàn voi rừng này ở trong vòng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát ra.


image064Những năm gần đây voi rừng xuất hiện rất nhiều lần phá hoại mùa màng của nông dân ở Nghệ An


Tại Nghệ An, không chỉ ở huyện Anh Sơn mà ở một số huyện khác như Con Cuông, Thanh Chương, Tương Dương đã từng xuất hiện voi rừng về phá hoại cây cối, hoa màu của người dân. Thời gian voi thường xuất hiện từ tháng 8-11 hàng năm.


Tỉnh Nghệ An cũng đã nhiều lần khuyến cáo người dân tại những địa phương có nguy cơ voi rừng xuất hiện, cần phải cảnh giác, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho bản thân và gia đình, hàng xóm và xua đuổi đàn voi theo các biện pháp thủ công, truyền thống, tuyệt đối không được dùng hung khí, vũ khí tấn công voi rừng. PV


Đắk Lắk: Voi rừng rầm rập kéo đàn về làng, tàn phá hoa màu tan hoang


https://vov.vn/tin-24h/voi-rung-ram-rap-keo-dan-ve-lang-tan-pha-hoa-mau-tan-hoang-510798.vov


15/05/2016


VOV.VN- Đàn voi rừng từ vườn quốc gia kéo đến buôn làng tìm nước uống và phá hoại nhiều diện tích hoa màu khiến người dân Đắk Lắk vô cùng lo lắng.

image065Đàn voi rừng vào khu vực dân cư giữa ban ngày ở Đắk Lắk 


image066Đàn Voi xuất hiện từ khu rừng Quốc gia Yok Đôn  


image067Đàn voi xuất hiện khiến người dân lo sợ  


image068Voi ngà lệch lại xuất hiện ở địa bàn ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) hôm 12/4 đã quật đổ xe máy

image069image070

PV/VOV.VN (Tổng hợp)


image071Nam sinh học lớp 6 bị vọoc cắn, phải khâu 7 mũi ở chân trái.


Hiện, 18 người đã bị đàn vọoc tấn công bị thương. Sự việc khiến người dân hoang mang.


Để tìm giải pháp xử lý đàn vọoc trên, Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá đã tham vấn chuyên gia của tổ chức Tam Hầu – Bảo tồn động vật hoang dã (TMWC), Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt (FPV) lên phương án bắt giữ và di dời đàn vọoc.


image072Vọoc Hà Tĩnh.


Hai phương án đưa ra là gây mê vọoc bằng súng phi tiêu từ xa và bẫy nhử mồi. Sau khi bắt được sẽ đưa đàn vọoc đến khu vực gần thôn Trăng, xã Hướng Việt (huyện Hướng Hoá). Đây là khu vực rừng tự nhiên trên 500ha, nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá để giám sát.


Dự kiến, sẽ có 12 người tham gia việc bắt giữ, di dời đàn vọoc với kinh phí gần 120 triệu đồng. Hương Lài


Việt Nam: Buôn lậu ngà voi ‘lãi hơn ma túy’


9/10/2018


image073Nguồn hình ảnh, EIA


Cơ quan Điều tra Môi trường Vương quốc Anh (EIA) nói Việt Nam vẫn tiếp tục là tâm điểm của hoạt động buôn lậu ngà voi.


Báo cáo của EIA được đưa ra vào tháng trước như lời cảnh báo cho Hà Nội trước thềm Hội nghị quốc tế về chống buôn bán động vật hoang dã trái phép diễn ra tại London vào tuần này.


EIA nói 56 tấn ngà voi đã bị bắt giữ tại Việt Nam và 20 tấn ngà voi "có liên quan tới Việt Nam" bị thu giữ tại các quốc gia khác kể từ năm 2009.


"Việc không có bất kỳ hành động có ý nghĩa nào chống lại các mạng lưới và đối tượng tội phạm đã được xác định đã dẫn tới tình trạng các băng nhóm tội phạm quốc tế người Việt đang hoạt động tự do ở khắp châu Phi và vào Việt Nam cũng như các quốc gia láng giềng.


"Ngà voi, sừng tê giác và tê tê đang được đưa trái phép vào Việt Nam với tốc độ đáng báo động, đẩy nhanh tốc độ suy giảm của các quần thể voi, tê tê, và tê giác vốn đã đang trong tình trạng nguy cấp," EIA nói trong báo cáo này.


Các băng nhóm người Việt được mô tả là "có nhiều chiêu trò hơn" băng nhóm tội phạm người Trung Quốc khi vận chuyển hàng hóa trên nhiều tuyến bao gồm đường không, đường biển và đường bộ.


image074Nguồn hình ảnh, EIA


Một người bị cáo buộc là "thủ lĩnh" trong đường dây tội phạm được dẫn lời kể lại việc băng nhóm của mình sử dụng một thiết bị giám sát vệ tinh GPS để theo dõi một chuyến hàng sừng tê giác từ Mozambique về Việt Nam qua Doha.


EIA nói tham nhũng "có mặt trong toàn bộ dây chuyền buôn bán" và hầu hết các thành viên cấp cao của các băng nhóm người Việt đều khoe khoang rằng mối quan hệ với các quan chức tham nhũng giúp họ chuyển trót lọt các lô ngà voi.


Hầu hết các chuyến hàng được đưa từ Mozambique về Malaysia và rồi được đưa qua Lào và sau đó đưa vào Việt Nam bằng đường bộ. Ngà voi, sừng tê giác, vẩy tê tê được tiêu thụ tại Việt Nam hoặc được chuyển tiếp để bán qua Trung Quốc tại đường biên giới phía bắc.


Cuộc điều tra bí mật được tiến hành trong hai năm của EIA nói về sự tồn tại của một mạng lưới buôn bán ngà voi phức tạp do các đối tượng người Việt cầm đầu và mới chỉ nêu tên được một số đối tượng tuy có rất nhiều các đối tượng có liên quan khác.


Ít nhất một trong số những người bị cáo buộc bị ghi hình mô tả hoạt động buôn lậu ngà voi là "lãi hơn ma túy".


EIA ước tính, từ năm 2015 những đối tượng buôn bán ngà voi được xác định trong cuộc điều tra này có liên quan tới các vụ thu giữ tổng cộng 6,3 tấn ngà voi và 299kg sừng tê giác và có ít nhất 22 vụ vận chuyển ngà voi trót lọt từ châu Phi, với khối lượng ước tính khoảng 19 tấn và doanh thu tiềm năng 14 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 11/2017.


Báo cáo của EIA được đưa ra sau hai năm kể từ khi Việt Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về Buôn bán Động vật hoang dã tại Hà Nội.


Với báo cáo khá chi tiết, EIA khuyến nghị nhà chức trách Việt Nam điều tra và khởi tố các đối tượng có liên quan đến hành vi tham nhũng cho phép hoạt động buôn lậu động vật hoang dã diễn ra ở Việt Nam, bao gồm tại các điểm nhập cảnh và xuất cảnh cho ngà voi như sân bay, bến cảng và cửa khẩu đường bộ.


Tổ chức có trụ sở tại London này nhấn mạnh về nhu cầu hợp tác giữa các cơ quan dựa trên thông tin tình báo để phá vỡ và bắt giữ các mạng lưới buôn bán ngà voi có tổ chức và cải thiện hợp tác quốc tế như thông qua dẫn độ, và điều tra hoạt động buôn bán ngà voi và động vật hoang dã bất hợp pháp thông qua mạng xã hội như WeChat, Zalo và Facebook.
28 Tháng Chín 2020(Xem: 5320)