Israel cáo buộc Iran tấn công Hezbollah; Iran cảnh báo: “Chiến tranh sẽ lan rộng”; Mỹ điều thêm USS Eisenhower tới Địa Trung Hải

16 Tháng Mười 20237:38 SA(Xem: 1742)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY – THỨ HAI 16 OCT 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com

image001

Israel – Hamas War


Israel cáo buộc Iran tấn công Hezbollah; Iran cảnh báo: “Chiến tranh sẽ lan rộng”; Mỹ điều thêm USS Eisenhower tới Địa Trung Hải 


Reuters


October 16, 20231:23 AM PDTUpdated 5 hours ago


https://www.reuters.com/world/middle-east/israel-accuses-iran-ordering-sundays-hezbollah-attacks-lebanon-border-2023-10-16/


image004Một chiếc xe tăng của Israel được bố trí gần biên giới của Israel với Lebanon, miền bắc Israel, ngày 9 tháng 10 năm 2023. REUTERS/Ammar Awad/File Photo


JERUSALEM, ngày 16 tháng 10 (Reuters) – Quân đội Israel hôm thứ Hai cáo buộc Iran đã ra lệnh tấn công Hezbollah tại biên giới Lebanon-Israel vào Chủ nhật. "Hezbollah đã thực hiện một số cuộc tấn công bằng súng nhằm đánh lạc hướng các nỗ lực chiến tranh của chúng tôi ở miền nam (Gaza), dưới sự chỉ đạo của Iran và với sự hỗ trợ của (Iran)", người phát ngôn quân sự, Phó đô đốc Daniel Hagari cho biết trong một cuộc họp báo.


Viết bởi Dan Williams.


++++++++++++++++++++++++++++


Cận Đông: Iran cảnh báo nguy cơ chiến tranh lan rộng, «vượt tầm kiểm soát»


Sau Mỹ, đến lượt Pháp cảnh cáo Iran trước mọi nguy cơ chiến tranh « leo thang và xung đột lan rộng ». Tổng thống Emmanuel Macron trong cuộc điện đàm với đồng cấp Iran Ebrahim Raissi tối qua 15/10/2023 đã nhấn mạnh đến « trách nhiệm của Iran » đối với khu vực.


RFI 16/10/2023


image006Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian (T) và lãnh đạo tổ chức Hamas Ismail Haniyeh tại Doha, Qatar, ngày 14/10/2023. via REUTERS - WANA NEWS AGENCY


Thanh Hà


Teheran là điểm tựa cả về chính trị, tài chính và quân sự với các tổ chức Hồi Giáo theo hệ phái Shia, từ Hezbollah đến Hamas, hay tổ chức cực đoan Thánh chiến Hồi Giáo. Do vậy, Paris đánh giá Iran phải « có trách nhiệm tránh để toàn bộ khu vực này rơi vào vòng xoáy bạo lực ».


Về phía chính quyền Iran, cách nay hai ngày ngoại trưởng Hossein Amir Abdollahian trong cuộc tiếp xúc với đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Trung Đông Tor Wennsaland tại thủ đô Beyruth-Liban đã cảnh báo nếu Israel quyết tâm đánh vào Dải Gaza, Teheran sẽ bắt buộc « phải có phản ứng ». Điện đàm với đồng cấp Pháp tối qua, tổng thống Iran dường như đã giữ nguyên lập trường cứng rắn và vẫn đe dọa mở thêm mặt trận ở phía bắc Israel.


Từ thủ đô Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết:


Trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron, tổng thống Iran đã đưa ra một lời cảnh cáo rất rõ ràng trước việc quân đội Israel tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch nhắm vào Dải Gaza. Ông Ebrahim Raissi tuyên bố « nếu như chế độ theo chủ nghĩa dân tộc Do Thái không dừng tội ác nhắm vào Dải Gaza, tình hình sẽ càng phức tạp hơn và chiến tranh sẽ lan rộng ».


Về phía ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian, ông nhận định: «Tình hình trong cả khu vực đã tựa như một thùng thuốc súng, có thể phát nổ bất cứ lúc nào và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát». Ngoại trưởng Iran đã tiếp xúc với lãnh đạo Hezbollah Liban và một số quan chức của Hamas cũng như của tổ chức Thánh chiến Hồi Giáo để thể hiện đoàn kết của chính quyền Teheran.


Các đồng minh của Iran trong khu vực dường như sẵn sàng mở những mặt trận mới, đặc biệt là ở khu vực biên giới giữa Liban với Israel, cũng như từ phía Syria. Mục đích nhằm gia tăng sức ép đối với nhà nước Do Thái.


Phản ứng của lãnh đạo Palestine


Hơn một tuần lễ sau đợt tấn công đẫm máu vào Israel của phong trào Hamas, hiện còn cầm giữ 155 con tin, chiều Chủ Nhật, 15/10/2023, tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ra thông cáo khẳng định «chính sách và hành động của Hamas không đại diện cho nhân dân Palestine».


Theo hãng thông tấn chính thức của Palestine Wafa, tuyên bố này đã được ông Abbas đưa ra khi điện đàm với tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Nhà lãnh đạo kỳ cựu này của phong trào đấu tranh Palestine khẳng định tổ chức do ông điều hành là định chế «duy nhất có tính chính đáng đại diện cho nhân dân Palestine».


++++++++++++++++++++++++++++


Hoa Kỳ điều thêm hàng không mẫu hạm USS Dwight Eisenhower tới hỗ trợ Israel


image008Nguồn hình ảnh, Reuters. Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford di chuyển cùng USNS Laramie (T-AO-203) trong quá trình tiếp nhiên liệu trên biển ở phía đông Biển Địa Trung Hải


BBC 16/10/2023


Lầu Năm Góc đã triển khai hai tàu sân bay - và các tàu hộ vệ - tới phía đông Địa Trung Hải kể từ sau các cuộc tấn công vào Israel, theo Reuters.


Các đội tàu này được điều tới nhằm mục đích răn đe để xung đột không bị lan rộng khỏi khu vực Gaza, nhưng cũng tăng sức mạnh đáng kể cho Hoa Kỳ và đồng minh ở khu vực đã có một số tàu chiến, máy bay của Mỹ.


Hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford


Tàu sân bay Gerald R. Ford cùng với các tàu hộ vệ đã đến phía đông Địa Trung Hải vào đầu tuần trước.


USS Gerald R. Ford, được đưa vào hoạt động vào năm 2017, là tàu sân bay mới nhất của Hoa Kỳ và lớn nhất thế giới, với hơn 5.000 thủy thủ trên tàu.


Quảng cáo


Tàu sân bay chạy bằng động cơ nguyên tử, có thể chở hơn 75 máy bay quân sự, bao gồm cả phản lực cơ F-18 Super Hornet và E-2 Hawkeye, có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm.


Tàu chứa một kho tên lửa, như Sea Sparrow Evolved, là hỏa tiễn tầm trung được dùng để đánh chặn drone và máy bay.


Tên lửa đánh chặn tầm ngắn trên tàu sân bay Gerald R. Ford được dùng để nhắm vào tên lửa chống hạm, cùng với Hệ thống vũ khí tầm gần Mk-15 Phalanx dùng để bắn đạn xuyên giáp.


Tàu cũng trang bị các radar phức tạp có thể giúp kiểm soát không lưu và dẫn đường.


Các tàu hộ vệ như tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga Normandy, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh-Burke Thomas Hudner, Ramage, Carney và Roosevelt. Chúng bao gồm các khả năng tác chiến đất đối không, đất đối đất và chống tàu ngầm.


USS Dwight Eisenhower


Lầu Năm Góc cũng đã ra lệnh cho nhóm tàu sân bay USS Dwight Eisenhower di chuyển tới phía đông Địa Trung Hải. Sẽ mất từ một tuần đến một tuần rưỡi để đến được khu vực này.


Tàu sân bay này chạy bằng năng lượng hạt nhân, được đưa vào hoạt động năm 1977, lần đầu tiên thực hiện các hoạt động trong cuộc xâm lược Kuwait của Iraq.


Tàu sân bay này, còn gọi tắt là "Ike", tên của Tổng tư lệnh liên quân Đồng minh ở châu Âu trong Thế Chiến II, Eisenhower, có 5.000 thủy thủ và có thể chở tới 9 phi đội máy bay, gồm các chiến đấu cơ, trực thăng và những phi cơ trinh sát.


Giống như USS Gerald R. Ford, tàu sân bay Ike sẽ được hộ tống bởi các tàu khác như tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Philippine Sea, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Gravely và USSMason.


Các tàu này không chỉ tập trung tự vệ và bảo vệ chiếc mẫu hạm mà còn có thể hoạt động tấn công.


Tuy thế, chúng không phù hợp để hoạt động như một hệ thống phòng thủ tên lửa cho Israel, quốc gia đã có sẵn các hệ thống hỏa tiễn phức tạp.