Công án Thầy Tuệ Sỹ

19 Tháng Hai 20247:02 CH(Xem: 373)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA - THỨ HAI 15 JAN 2024


Công án Thầy Tuệ Sỹ


CHƯƠNG I: Dẫn nhập


image001Ảnh trên: Chân dung Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ; Ảnh dưới: bìa chủ đề tạp chí Tư Tưởng.

image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

15/1/2024 (nhuận sắc)


Lời thưa: Khi chúng tôi viết bài này với tựa đề “Công Án Thầy Tuệ Sỹ” – với tâm ý duy nhất: góp thêm vào việc tìm hiểu cuộc đời Thầy Tuệ Sỹ. Tôi tự hỏi – có đủ sức không khi bước vào khu rừng Phật giáo bát ngát để tìm gốc cội già?


Sau khi viết CHƯƠNG I đầu tiên đăng trên Văn Hóa Online, có nhiều bạn đọc email tới tòa soạn hỏi: sao sửa chữa và thay đổi nhiều như vậy? Thưa: Đúng. Tôi nhận đã có nhiều thiếu sót trong việc truy tầm các tài liệu, nguồn thông tin, hình ảnh trên các hệ thống báo chí lẫn Internet và tham khảo bài viết của các tác giả.


Có những thông tin khả tín và ngược lại, hoặc không phân tích các sự kiện khách quan; thậm chí có nhiều chi tiết băn khoăn; ví dụ như về nguồn hình ảnh Thầy Tuệ Sỹ: Ai đã chụp ảnh Thầy và bối cảnh chụp vào những lúc nào? Xuất xứ bức ảnh – không bao giờ có được dòng chữ “captions”. Quan sát kỹ bố cục bức ảnh, tôi chỉ đoán lờ mờ, điều đó trở nên thiếu sót khi phụ họa vào các tiêu mục.


Rất mong quí bạn đọc lượng thứ. Nếu có thêm nguồn thông tin tin cậy, chúng tôi rất hoan hỷ bổ túc. Một lần nữa, xin tri ân các nguồn thông tin và sự góp ý của quí niên trưởng Phật tử, bạn đọc và thân hữu. Xin chúc mọi sự an lành và ngưỡng cầu gốc rễ bản thiện sinh sôi nảy nở đến với mọi người trong năm Giáp Thìn. (Lý Kiến Trúc)


*


"Ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục? Không vào địa ngục sao cứu vớt được chúng sinh? (Thích Ca)


Cười gì, vui gì khi thế gian đang bốc cháy? Bị bao trùm trong bóng tối, sao không tìm đèn sáng? (Pháp Cú 164)


“Trục nhật lao tù sự cách mang, Trung tiêu độc tọa đối hàn đăng …” (Tuệ Sỹ)


“Tôi được biết rằng Cố Trưởng lão Hoà Thượng đã tận tuỵ cống hiến hết mình để phụng sự tha nhân. Mặc dù Ngài ấy không còn ở bên cạnh chúng ta nữa; nhưng chúng ta cũng cảm thấy được an ủi rằng Cố Trưởng lão Hoà Thượng đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.” (Điện thư phân ưu của Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 30 Nov 2023) (*)


“Nếu thế kỷ vừa qua là thế kỷ của bạo lực, thì trách nhiệm của chúng ta là biến thế kỷ này thành thế kỷ của đối thoại.” (Thông điệp Chúc mừng Năm mới 2024 của Đức Dalai Lama)


1.


Chỉ thoáng qua thôi – dòng sinh mệnh gập ghềnh của Phật giáo Việt Nam cuối cùng cũng chảy vào bến bờ Đức Phật và linh miếu Quốc Tổ Hùng Vương.


Tác giả bài viết xin dập đầu đảnh lễ quý Tăng già Trưởng lão có tầm ảnh hưởng đến thế sự thời cận đại liên quan đến bài viết này, (thứ tự theo năm sinh của các Sư cụ):


Hòa thượng Thích Giác Nhiên (chùa Thiền Tôn, Huế), Đệ nhị Tăng thống GHPGVNTN (1878 - 1979) 101 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN (1891 - 1973) 82 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Tố Liên (1903-1977);

Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng thống GHPGVNTN (1905 - 1992) 88 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN (12/4/1917 - 21/10/2021) 104 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đệ tứ Tăng thống GHPGVNTN (19/9/1919 - 05/7/2008) 89 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Tâm Châu (1921 - 2015) 94 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Trí Quang (21/12/1923 - 08/11/2019) 96 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Hộ Giác (1927 - 2012) 85 tuồi trần thế;

Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN (27/11/1928 – 11/2011- 22/2/2020) 92 tuổi trần thế;

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống (1943 – 24/5/2019 - 24/11/2023) 80 tuổi trần thế;


So với tuổi trần thế của các Sư cụ, Thầy Tuệ Sỹ ra đi sớm nhất.


Cuộc đời trần thế của Thầy Tuệ Sỹ trải qua: – Đạo thanh tịnh, Đời tranh đấu, Dòng thơ ca trữ tình mỵ ngữ, Dòng thơ ca lao tù, Biên soạn Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển, Phiên dịch Bộ kinh Tam Tạng, … được xem là các dấu tích quan trọng trong đời thầy. Cũng không thể quên các biến động trong vấn đề cải tổ nhân sự, bổ nhiệm Ht Tuệ Sỹ dưới thời Thầy Huyền Quang và Thầy Quảng Độ.


Tuy nhiên, một thời, quan điểm, đường lối Tôn giáo, Chính trị của Thầy Tuệ Sỹ gắn bó với GHPGVNTN trải qua một thời gian dài, bạo động – bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, – bất bạo động – đạo Pháp và quê hương Việt Phật – song, như nhánh sông màu mỡ hòa mạch máu vào dòng chảy bi trí dũng của nền Phật giáo VN trên mảnh đất Tổ Tiên Lạc Hồng.


Thầy Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN dạy: “Người xuất gia vẫn còn tham sân si thì không khác gì người tại gia ở chùa cả, nên đã xuất gia phải có chí xuất trần thượng sĩ, có đạo đức cho mọi người tôn trọng, kính quý, xứng danh người xuất gia đi tu làm sư ở chùa.” (Thượng tọa Thích Đạo Hiển dẫn lời.)


Cuộc hội đàm “lịch sử” vào chiều ngày 02 tháng Tư năm 2023 giữa Hòa thượng Huyền Quang với Thủ tướng CsVN Phan Văn Khải ở Hà Nội “bất thành”, cả hai ông đã dọn con đường gian nan 20 năm trang sử chính trị khốc liệt của GHPGVNTN. (1)


Thượng tọa Tuệ Sỹ, người đi theo sát Ht Huyền Quang ở Hà Nội đã viết thư tường trình mọi việc gởi cho Thầy Quảng Độ ở miền Nam.


Sau này có “bức thư chính trị” của Ht Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN gởi cho ông Đỗ Mười (Tổng bí thư 1991-1997); cuộc hội đàm giữa Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN Ht Quảng Độ với bà Rena Bitter, tổng lãnh sự Tp HCM (17/3/2015); và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Malinowski (05/8/2015) đã xác định con đường hoạt động Tôn giáo - Chính trị của giáo hội. (xem chi tiết ở CHƯƠNG II)


image003Bức hình này cho thấy ba vị lãnh đạo GHPGVNTN từ trái: Ht Quảng Độ, Ht Huyền Quang và Thượng tọa Tuệ Sỹ vừa ăn cơm vừa bàn luận có lẽ ở Tu viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Định; tuy nhiên, ảnh không ghi rõ thời gian nên không biết chắc bữa cơm diễn ra trước hay sau chuyến đi Hà Nội lần đầu tiên của phái đoàn. Ảnh tài liệu.


image004Cuộc hội đàm “bất thành” lịch sử của Ht Huyền Quang và Thủ tướng CsVN Phan Văn Khải tại văn phòng chính phủ Hà Nội ngày 02/4/2003. Ảnh tài liệu.


Để tiến tới “Phật giáo Việt Nam chỉ là một,” hay “Việt Nam Phật giáo” sẽ có ba Giáo hội: Bắc (Quán Sứ Hà Nội) -Trung (Từ Đàm Huế) -Nam (Viện Hóa Đạo Sài gòn), thích hợp với từng vùng địa lý nhân văn, cùng song song phát triển để đa dạng hóa nền văn hóa tôn giáo cả nước; song, quan điểm này rốt cuộc chỉ là khái niệm đóng khung trong các cuộc tranh luận. Đối với ông Phan Văn Khải đại diện nhà nước chuyên chính, lịch sử Phật giáo phát xuất từ chùa Quán Sứ trước sau chỉ là một – Chính trị đội nón bước vào Thiền đường.


Đúng một tháng sau ngày gặp ông Khải, ngày 02/5/2003, từ phương trượng Nguyên Thiều tỉnh Bình Định, Thầy Huyền Quang xuôi nam vào Sài Gòn. Tại Sài Gòn, thầy đưa ra nhận định về giáo hội như sau: “Tinh thần Tăng Ni Phật tử vẫn còn niềm tin ở GHPGVNTN mặc dù gần 30 năm Giáo Hội không sinh hoạt”; Thầy nói thẳng một sự thật: “30 năm giáo hội không sinh hoạt”, ví như một cơ thể thực vật bất động, một thực trạng u ám, cần phải nỗ lực hồi sinh.


Đó chính là mục tiêu hàng đầu của Thầy Huyền Quang sau khi thừa ủy nhiệm di chúc của Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Thầy trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của GHPGVNTN – phải nỗ lực phục hồi lại nội lực giáo hội và kiện toàn cơ cấu hàng lãnh đạo.


Sau cuộc họp “lịch sử bất thành” tại Hà Nội, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đẩy Hòa thượng Huyền Quang Chánh thư ký Viện Tăng thống GHPGVNTN vào thế trận “Chiến pháp bạo động” – lấy vũ lực quần chúng đối đầu với bạo lực công an. Đỉnh cao của “Chiến pháp bạo động” là “Sự biến Lương Sơn” (2); với cuộc dấn thân của Thượng tọa Tuệ Sỹ, sau này có Thượng tọa Trí Siêu đều là bậc “Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy” (3). Hai thầy Tuệ Sỹ-Trí siêu ví hai trường phái mâu thuẫn đối lập thống nhất, hai lý luận gia sắc bén phục vụ cho giáo hội, một bên “nổi” một bên “chìm”.


Thầy Tuệ Sỹ là học giả Phật giáo đầu tiên thuyết giảng về triết học phương Tây. Bài thuyết trình của Thầy ở giảng đường đại học Vạn Hạnh về ông Paul-Michel Foucault, một triết gia người Pháp, nhà sử học tư tưởng, nhà văn, nhà hoạt động chính trị, và nhà phê bình văn học đã động não giới sinh viên, trí thức Sài Gòn. Tuệ Sỹ khác với Trí Siêu, bức màn tre bí ẩn ít khi xuất hiện trước công chúng. Cho đến nay chưa có “luận án” nào chính danh về Thầy Trí Siêu, một học giả chính trị chịu ảnh hưởng Marxist, Leninist hay Trotski Đệ tứ Quốc tế, hoặc, ông đã và đang dọn cho mình một con đường mới phù hợp với hoàn cảnh đất nước.


Một điểm thiếu sót lớn trong bài viết này là tác giả không thể tìm các biên bản trong các cuộc tranh luận có tính chiến lược của hàng lãnh đạo GHPGVNTN để bổ túc hồ sơ.


Triết gia Phạm Công Thiện trong bài “Hai vị Thiền sư” viết: “Lê Mạnh Thát rất thông thạo về Marxism, đọc cặn kẽ bộ Recherches logiques của Husserl, hiểu biết rành rọt Wittgenstein và Bertrand Russell và Merleau-Ponty… say mê luận lý học, khoa học và toán học, nghiên cứu sâu rộng về kinh tế, chính trị, và quân sự nhất là lịch sử thế giới…, hồi đó vào khoảng năm 1962 hay 1963, tôi thấy Lê Mạnh Thát thường mượn đi mượn lại bộ sách Révolution Russe của Trotski của tôi tặng cho Phật học viện Nha Trang. Lê Mạnh Thát rất nặng tính thực nghiệm duy lý khoa học.” (4)


“Chiến pháp bạo động” (có thể ảnh hưởng từ cuộc cách mạng vô sản Nga-Lenin 1917) khác với “Chiến pháp bất bạo động” (có thể ảnh hưởng từ cuộc cách mạng bất bạo động của Mahatma Gandhi, đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ – lấy tri thức uyên bác Phật giáo và niềm tin Đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo làm phương tiện hoằng hóa, lấy Tăng già Thanh tịnh hòa hiệp làm nền móng đạo đức, lấy phương pháp chấn hưng văn hóa để Đạo Phật quay về nguồn cội chùa chiền dân tộc hàng ngàn năm từ Luy Lâu cho đến Đinh Lê Lý Trần Nguyễn.


Hoàn cảnh nước ta từ thời thực dân Pháp cho đến ngày mà người Cs gọi là “Cách mạng mùa Thu 1945” và cho đến sau 1975 ngày thống nhất đất nước trong bạo lực, xã hội nước Việt thường nảy sinh các nhà hiền triết tôn giáo kiệt xuất.


Nhân vật lịch sử ra đời sau Ht Huyền Quang một năm, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sáng nền đạo Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam Bộ (1939-1947), từng đưa ra Triết lý mang đạo vào chính trị, mối liên quan hữu cơ giữa đạo, đời và đảng chính trị; Đức Thầy nói: “nếu Thầy đem đạo ra tranh đấu thì không thích hợp. Vì đạo lo tu hành chơn chất. Nên Thầy phải tổ chức đảng chánh trị, mới thích ứng nhu cầu tình thế nước nhà; Vậy tất cả anh em tín đồ, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non sông Tổ quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng mà tranh đấu. Đây là phương tiện để anh em hành xử Tứ-Ân.” (5)


Triết lý đạo, đời, đảng chính trị của Đức Huỳnh Phú Sổ nói từ 70 năm trước, sau này Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đã đề cập với bà Rena Bitter, Tổng lãnh Sự Hoa Kỳ ở Tp HCM và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đến thăm hòa thượng ở Thanh Minh Thiền Viện năm 2015.


Đạo và Đời dính với nhau như chất keo khi được đoàn ngũ hóa trở nên vũ khí chiến lược. Hàng lãnh đạo của GHPGVNTN đoàn kết sẽ trở nên một tập hợp chính trị có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng và quốc tế; Giáo hội sẽ là một lực lượng có tổ chức “đối trọng” lại chính sách chỉ đạo tôn giáo của nhà nước độc tài – đó chính là nỗi lo ngại của ông Phan Văn Khải, vì vậy, tại sao, – Phật giáo chỉ là một.


Không lâu sau đó, Thầy Huyền Quang viết yêu sách “9 điểm gởi nhà nước CsVN nói lên thảm trạng của GHPGVNTN đang bị nhà nước đàn áp, khủng bố hàng giáo phẩm của Giáo Hội và các Phật tử trong nước, lên án nhà nước lập ra GHPGVN làm công cụ chính trị chia rẽ nền Phật giáo dân tộccông bố rộng rãi trong quần chúng và Phật tử.


Bên cạnh Thầy Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN từ tháng 11 năm 1973, Viện trưởng Viện Hóa Đạo từ năm 1999, khẳng định: “Con thuyền Giáo hội đang trong cơn phong ba bão táp, những ai không muốn gánh vác con thuyền trong giai đoạn này thì cứ bước sang thuyền khác. Chỉ xin để lại những người còn lại quyết sống chết với con thuyền, chứ đừng nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền đã từng một thời đưa quí vị lên đỉnh vinh quang ...”


Những ai đã nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền? Thật là câu hỏi khó.


Trước các diễn biến bất thường của GHPGVNTN, đặc biệt tại Hoa Kỳ, đệ tử chúng con xin cúi đầu thưa: “Hiện nay, giới quan sát cho rằng GHPGVNTN đang có dấu hiệu ‘suy tàn’ theo áp lực của thời thế. Chúng con không tin như vậy. Đức Đệ ngũ Tăng thống tuổi hạc đã cao, nhưng Ngài vẫn kiên cường “chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, dẫn con thuyền hoằng pháp vượt qua khổ ải, giương buồm từ bi nhất thống nền Việt Phật ngàn năm văn hiến chuyển hóa thời xã hội loạn ly; nhưng bóng tối không tha, bọn tài công quốc tế tìm mọi cách bẻ lái con thuyền chở đạo vào vòng xoáy triệt tiêu;


May thay, nhờ lượng hải hà của Đức Thế Tôn che chở, nhờ đức Bi Trí Dũng của những vị Thuyền trưởng đứng thẳng hai chân giữ vũng tay chèo, con thuyền Giáo hội Tăng già tuy rạn vỡ, rách nát, vẫn đưa tứ chúng về nơi bến bờ an lạc.”


Thầy Tuệ Sỹ, Chánh thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, sau này viết: “Trên tất cả, chính thời gian là định mệnh ghê gớm nhất. Thời gian đã làm cho con gấu hung tợn đó bấy giờ đã nhu mì. Vuốt đã hết bén rồi và khí huyết cũng không còn sung mãn nữa”; phút lâm chung, Thầy để lại di chúc: “Nhục thân đưa đi hỏa táng. Tro bụi nhục thân đem rải ra Thái Bình Dương để được tan theo biển bốc thành mây trời, lang thang khắp cõi hư không: Hư không hữu tận, Ngã nguyện vô cùng.” (6)


Không một câu một chữ nào trong Di chúc của Thầy Tuệ Sỹ nhắc đến Tôn giáo và Chính trị. Không một chữ nào đề cập đến ngôi vị Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN. Quan trọng nhất: “Di chúc này gồm 7 điều, tuyệt đối không thêm bớt”.


Lẽ thường, con người ta khi xác phàm và linh hồn bắt đầu mơ màng thấy “thiên đàng, địa ngục hai bên”, trái tim chưa ngừng đập, vẫn bứt rứt vì:


Nợ tình chưa trả cho ai,


Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.


(Nguyễn Du, Kiều)


Mỗi người lại quay trở lại bên giường bệnh của Duy-Ma-Cật để tự tìm cho mình một câu trả lời. Một câu trả lời quyết định cho đời này và cả nhiều đời sau. (Huyền thoại Duy -Ma-Cật, tr. 299 – NXB Phương Đông 2007)


Đối với vị thiền sư Phật Việt bên giường bệnh Duy-Ma-Cật đã tìm cho mình một câu trả lời; mọi sinh linh và tự biết đang đổi thay trong từng khoảnh khắc, nhìn thấy vô biên trong hạt cát; (Huyền toại Duy -Ma-Cật – NXB Phương Đông 2007);


Một thời, dòng vận mệnh Phật giáo Việt Nam như con sông thời gian chảy qua ghềnh thác, nhưng “Trên tất cả, chính thời gian là định mệnh ghê gớm nhất. Thời gian đã làm cho con gấu hung tợn đó bấy giờ đã nhu mì. Vuốt đã hết bén rồi và khí huyết cũng không còn sung mãn nữa.”


Than ôi, nước chảy đôi dòng

Thuyền không bến đỗ

Nước chảy đôi dòng, dòng lệ, dòng đời, hay dòng sông đất khổ

Thuyền không bến đỗ, bến này, bến nọ, hay bến bãi phù hư.

Dòng nào rồi cũng trở về biển tánh Tỳ-lô

Bến nào rồi cũng bước lên bờ tâm Bát-nhã.


Thiên nga bay theo đường mặt trời,

Người có thần thông bay trong hư không;

Bậc trí dẫn ra khỏi thế gian,

Sau khi chiến thắng Ma quân.


Thưa Thầy – Thầy đã hàng phục Ma vương.


2.


Tiểu sử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ


Gần đây đã có nhiều bài viết về tiểu sử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, về các dấu mốc thời gian, trong đó bao gồm nhiều chi tiết, song, có nhiều điểm khác nhau, có mới, nhưng độ chính xác cần kiểm chứng.


Các giai đoạn trải qua đời Thầy Tuệ Sỹ như “một tia chớp xé rách thời gian” ủ trong bức màn sương mờ mịt.


Người đời muốn thấu cảm, đánh giá về nhà tư tưởng, nhà hoạt động tôn giáo, được xem là chấn hưng Phật giáo, tỏa sáng nơi nhân cách của một người con hồn Việt kiệt liệt, suốt đời tranh đấu giải phóng cho nhân quyền và dân quyền, một “nhân cách văn hoá không chỉ của Phật giáo mà của Dân tộc.” (Phạm Công Thiện) – quả là khó.


Theo trang wikipedia: “Thích Tuệ Sỹ (15 tháng 2 năm 1943 – 24 tháng 11 năm 2023), tục danh Phạm Văn Thương, là một vị Hòa thượng, học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ. Ông là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN);


“Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn, và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật. Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.”


Nhận xét về tài năng dịch thuật của Ht Tuệ Sỹ, Hòa thượng Thích Như Điển, Phương trượng ngôi Niệm Phật Đường Viên Giác tại thành phố Hannover, Đức Quốc nói về việc thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng mà Hòa thượng Tuệ Sỹ làm chủ tịch: Công đức thầy Tuệ Sỹ đã để lại cho đời và cho đạo không biết bao nhiêu là giá trị.”


Nhận xét về vấn đề Tự do Tôn giáo, Hòa Thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói với RFA hôm 08/1/2024:


“Việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo, theo tôi là làm vừa ý một số dư luận nói về Việt Nam vi phạm một cách liên tục và trầm trọng về vấn đề tự do tôn giáo. Tuy nhiên, dù biết Việt Nam vi phạm trầm trọng nhưng Hoa Kỳ không có biện pháp chế tài một cách mạnh mẽ. Chuyện lên tiếng thì theo tôi là chỉ nói cho có lệ, còn Việt Nam có thay đổi hay không thì Hoa Kỳ cũng chỉ cho qua mà thôi. Điều đó làm chúng tôi buồn và ít tin tưởng.”


Tác giả Chúc Thanh viết trên tờ Việt Báo hôm 08/09/2022 nhận xét về Hòa thượng Thích Trí Thủ và ghi lúc Thầy Tuệ Sỹ bị bắt tại chùa Quảng Hương Già Lam như sau:


“Sớm ngày 01/04/1984, chùa (Quảng Hương Già Lam) đang rộn rịp sửa soạn mừng Phật Đản thì bất chợt công an đến mời thầy trụ trì đi làm việc. Ngay sau đó, công an vào lục soát chùa, nói là kiểm kê văn hóa, lục xét thư viện kinh sách. Đại đức Thích Nguyên Giác, quản lý thư viện chùa bị bắt đi, sau đó là các tăng ni khác ở chùa Già Lam và cũng ở những chùa khác, như thầy Thích Trí Siêu, thầy Thích Tuệ Sỹ, hoà thượng Thích Đức Nhuận, ni cô Phùng Khánh, v.v…;


“Chúng tôi rất nhớ về ôn Trí Thủ, Ôn hiền, vui, phải nói ôn hoà nhã với tất cả mọi người, với người lớn, người nhỏ. Ôn trụ trì ở Già Lam, Ôn cất giữ hũ tro cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam ở chùa của Ôn khá cẩn trọng. Chùa của Ôn ở Gò Vấp, nhưng thỉnh thoảng Ôn về chơi thăm gia đình ở Hoà Hưng. Bản thân Chúc Thanh được gặp Ôn nhiều lần vì ở kế cạnh gia đình Ôn;


“Ôn là một vị hòa thượng ôn hòa nhất của giáo hội cũ và hình như họ kèo nài làm chủ tịch hội Phật giáo mới. Ôn được công an thành phố cho phép đi nhận xác Hòa thượng Thích Thiện Minh ở Hàm Tân. Xong việc Ôn tịnh khẩu cả mấy tuần lễ, chỉ lặp đi lặp lại một câu duy nhất: « Đỗ Xuân Hàn… Chú Minh không xong rồi!”;


“Thầy Thích Trí Thủ qua đời đột ngột vào tháng 4/1984 rất vô cớ! mà mãi tới 30 năm sau, ở hải ngoại này, nhân dịp chùa Khánh Anh (Evry Pháp) xây gần xong, các thầy ở khắp nơi quy tụ về Paris khánh thành. Thầy Bổn Đạt khi ấy kể rằng: «Khi thy Trí Th được gi li (hay được khuyên nên li) thêm mt bui ti và qua đêm bnh vin Thng Nht ngày 03/4/1984 để truyn nước bin cho khe. Thy Trí Quang nói không nên, hãy đón thy (ôn Trí Th) v lin chùa Già Lam ngày 02/4/1984 cho kp l kiết h. Nhưng ri thy đã li mt bui chiu, mt đêm và viên tch lng l mt mình! Tht đáng bun, nếu Ôn được v sm mt ngày thì s th có khác đi không?! (7)


Nhận xét về cái chết của Ht Trí Thủ, Gs Triết gia Phạm Công Thiện viết trong bài “Hai vị Thiền Sư”: “Hòa Thượng Trí Thủ (người đã bị Cộng sản Hà Nội thủ tiêu ngay lập tức sau khi Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát bị bắt giam vào ngày 1 tháng 4 năm 1984, vì "tội tán thành, ủng hộ, che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ Cộng sản")


image005Bia đá ghi nhớ Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1903-1984) tại sân chùa Quảng Hương Già Lam; chùa do Ht Trí Thủ sáng lập năm 1060. Ht Trí Thủ là Ân sư của Thầy Tuệ Sỹ. Ảnh LKT


3.


Uẩn khúc: Chuyến đi định mệnh?


Năm 1973, năm mà miền nam Việt Nam đứng trước tử lộ khi 4 bên: Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội, VNCH và MTDTGPMN ký với nhau bản Hiệp định Paris ngày 27 tháng Giêng năm 1973.


Theo Hòa thượng Thích Phước An kể lại trong bài viết “Thơ Tuệ Sỹ hay Tiếng gọi thì thầm của những đêm dài heo hút”: “Cuối năm, 1970, Phạm Công Thiện rời Việt Nam đi Pháp và không trở về nữa. Tuệ Sỹ thay Phạm Công Thiện coi sóc tạp chí Tư Tưởng, nhưng đến năm 1973 thì Tuệ Sỹ cũng ra đi. (8)


Như vậy, Thầy Tuệ Sỹ bỏ Sài Gòn ra đi sau ngày ký kết Hiệp định Paris. Nếu lấy lý do Thầy bỏ Sài Gòn ra đi, đi Nha Trang, vì bản hiệp định kết liễu nam VN thì chưa hẳn là một kết luận; nhưng hình ảnh ngôi chùa Hải Đức Nha Trang có thể là một kỷ niệm gợi lại sự yên lành thời tuổi nhỏ – (từ năm 12 tuổi, Thượng tọa Thích Trí Quang ở Huế đã gửi thầy về học tại Phật học viện Hải Đức);  


hoặc là;


Thầy Tuệ Sĩ, nhà sư tiên tri dùi mài kinh sử đã nhìn thấy nghiệp vận của mảnh đất miền Nam đã tới hồi dấu chân Chữ Vạn hay cái ác tràn lan? Thầy dũ áo hàn lâm, cởi áo hoàng hoa, bỏ cả “Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ” (Không đề), bỏ hết ngày xưa, ngày mai tinh túy “Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến, Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa” (Không đề), Thầy đi … “Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng, mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu” (Cánh Chim Trời);


hoặc là;


Thầy bỏ giảng đường Đại học Vạn Hạnh, bỏ sinh viên, bỏ tập san Tư Tưởng, bỏ cả hơi thở thi ca Sài Gòn, bỏ phố lên rừng – chạy, vì – thấy “giặc ở ngay sau lưng” (cổ tích Trọng Thủy Mỵ Châu).


Cũng vào năm 1973, tháng 11, Đại hội kỳ V/GHPGVNTN công cử Hòa thượng Thích Quảng Độ giữ chức Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo. Sự kiện này có liên quan gì đến Thượng tọa Tuệ Sỹ hay không? hay GHPGVNTN vẫn là một “uẩn khúc” trong tâm tư thầy? Có sự khác biệt nào giữa Thầy Tuệ Sỹ với hàng Tăng già lãnh đạo GHPGVNTN và đường lối của GHPGVNTN?


Chúng tôi không tìm thấy dấu vết ghi đậm nào về hoạt động của GHPGVNTN trong khoảng thời gian từ năm 1973 tới 1975. Có lẽ bối cảnh thế và lực của VNCH sau bản hiệp định Paris, các trận chiến đẫm máu tiếp tục diễn ra trên khắp chiến trường miền Nam, trận hải chiến Hoàng Sa, liên tiếp mất hai tỉnh Phước Long và Ban Mê Thuột, dẫn tới cuộc di tản bi thảm ở Quân đoàn II, rồi đến Quân đoàn I còn khủng khiếp hơn, người Lính và dân chúng chết la liệt, xương máu ngập núi rừng đất đai đường lộ; Giáo hội kể như ngưng hoạt động. (xem phần ngoại lệ).


image006Ảnh trên: Viện Đại học Vạn Hạnh trong ngày lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng; Ảnh dưới: Bìa các chủ đề tạp chí Tư Tưởng. (9)


Sau quyết định rời bỏ Đại học Vạn Hạnh, Thầy Tuệ Sỹ chạy ngược lên chùa Hải Đức trên đồi Trại Thủy Tp. Nha Trang (10) và ở đó từ năm 1973. Tới đầu năm năm 1976, Thầy Phước An (có lẽ cùng ở chùa Hải Đức) đưa Thầy Tuệ Sỹ chạy ngang theo quốc lộ 1 về Vạn Giã cách đó 60 km, một làng chài rợp bóng dừa ven biển miền Trung.


image007Ảnh cho thấy dung mạo Thầy Tuệ Sỹ còn rất trẻ; Thầy đang sửa soạn mặc cà sa vàng cho buổi lễ nào đó trong chùa. Phía sau mái chùa là lưng quả đồi. Ảnh tài liệu không ghi rõ nguồn.


image008Đây có phải làng Vạn Giã không? Thầy Tuệ Sỹ chống gậy ngồi trên tảng đá xanh rêu chung quanh là các bụi chuối. Ảnh tài liệu không ghi rõ nguồn.


image009Vị tăng bên trái có phải là Thầy Thích Phước An; người đã đưa Thầy Tuệ Sỹ về Vạn Giã cách chùa Hải Đức ở thành phố Nha trang khoảng 60 km. Ảnh cho thấy hai thầy đang ngồi uống trà đàm vui vẻ ở khu rừng trên quả đồi khá um tùm. Ảnh tài liệu không ghi rõ nguồn.


image010Vị tăng bên trái (áo lam) và vị tăng bên phải (áo nâu) là những ai trong buổi trà đàm đang ngồi trên nền nhà ở ngôi chùa nào? Ảnh Thầy Tuệ Sỹ (ngồi giữa nét mặt tỏ ra ưu tư). Ảnh tài liệu không ghi rõ nguồn.

 

image011Thầy Tuệ Sỹ đang lau nền bậc thềm trước cửa thiền nào? Cây chổi lau nhà cho thấy nó được sản xuất ra trước hay sau 1975. Ảnh tài liệu không ghi rõ nguồn.


image012Một góc Vạn Giã, làng chài rợp bóng dừa ven biển miền Trung. Ảnh minh họa.


Động lực nào khiến thầy bỏ Vạn Giã trở về Sài Gòn? Có phải vì mảnh đất khổ đọa đày thầy không. Dứt khoát là không. Nhưng từ những năm tháng này trở đi, gió bụi cuộc đời đã nhuốm vào màu áo cà sa.


Về Sài Gòn, nhờ ân đức của Hòa thượng Thích Trí Thủ cho thầy trú tại chùa Quảng Hương Già Lam (có khi gọi là Tu viện - do Ht Trí Thủ sáng lập vào năm 1960) (11). Ht Trí Thủ cấp cho Thầy Tuệ Sỹ một phòng nhỏ cư ngụ và giao việc làm thư viện Phật học. Thị Ngạn Am là căn phòng Thầy Tuệ Sỹ đặt tên; về sau, Thị Ngạn Am là bộ óc điều hành GHPGVNTN.


Chính từ ngôi chùa Quảng Hương Già Lam, hấp lực tôn giáo và chính trị đã lôi cuốn Thầy Tuệ Sỹ bước vào tâm điểm cơn phong ba bão táp. Thầy Tuệ Sỹ bị công an bắt ở ngôi chùa này.


image013Gác chuông trên lầu chùa Quảng Hương Già Lam gần Thị Ngạn Am. Ảnh LKT


(Thêm: 50 năm trước, ngày này tháng này - 23/1/1973, Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ chính trị đảng CsVN và Herry Kissinger, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã ký tắt với nhau Hiệp định ngừng bắn Paris, kết thúc 20 năm người Mỹ đặt chân tới Việt Nam, chấm hết sinh mạng miền Nam;


Ngày 27 tháng Giêng, 1973, Hiệp định ngừng bắn Paris được thi hành trên toàn cõi Việt Nam. Hoa Kỳ rút toàn bộ quân đội về “trong danh dự” và nhận về hết tù binh chiến tranh do Hà Nội trao đổi; Bộ đội Bắc Việt ở lại miền Nam khoảng 300 ngàn quân chính qui. Quốc hội Mỹ cắt dần viện trợ đủ loại cho VNCH. Ngày 21/4/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu sau khi hoàn thành sứ mạng đưa quân Mỹ vào miền Nam đánh nhau với Cs Bắc Việt (khác với cố TT Ngô Đình Diệm), ông lên đài truyền hình số 9 Sài Gòn tuyên bố từ chức, “rủa” Mỹ suốt 3 tiếng. Đêm 25-26 tháng 4 năm 1975, TT Thiệu chạy trong đêm tối vào đường băng phi trường Tân Sơn Nhất, leo lên chiếc phi cơ quân sự của Mỹ vù qua Đài Bắc – ‘tôi thấy mọi người bước ra từ bóng tối và tôi thấy họ bỏ vali vào xe và nghe thấy tiếng chạm của kim loại từ những vali đó nhân chứng-điệp viên Frank Snepp) (12) – vào những ngày tháng cuối cùng, hàng ngàn chiến sĩ QLVNCH vẫn còn tử thủ ở các tọa độ lửa, máu tươi loang chiến hào;


Ngày 30 tháng 4, 1975, Hồi chuông báo tử gióng lên vào lúc 11 giờ 30 phút, xe tăng T-54 húc xập cổng Dinh Độc Lập, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam kéo lên nóc Dinh Độc Lập. Đại bác, xe Molotova chở các binh đoàn cộng sản Bắc Việt và đoàn quân MTDTGPMN tràn vào thủ đô Sài Gòn rầm rập, “ngơ ngác nhìn thủ đô ngụy” “oằn oại dưới gót giầy xâm lược đế quốc Mỹ”, – sao “nó đẹp thế!”, hay nó chỉ là “phồn vinh giả tạo?”


Vào những ngày tháng cuối cùng, “Khi đồng minh tháo chạy” (tựa sách của Ts Nguyễn Tiến Hưng), tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn gần, thị dân Sài Gòn xưa nay quen sống hưởng thụ, xa rời chiến trường, giờ đây cộng sản nó vào nó lấy kìm lột tróc hết móng tay đỏ chót, bộ đội Bắc Việt rất khôn, cho bọn băng đỏ hung tợn hò hét ngoài đường, chờ đêm tối nó đi lùng, nó đi gõ cửa, người Sài Gòn co rúm lạnh toát cả người. Dân chúng mất hồn vắt giò lên cổ chạy tán loạn – Sài Gòn tắm máu! Nhiều người ngơ ngác phát cuồng. 12 giờ trưa 30/4/1975, Tổng thống 48 tiếng VNCH Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài Gòn – Sàigòn tắt thở.


image014image015Ngày 23/1/1973, Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định ngừng chiến Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế phố Kléber, Paris; kết liễu sinh mệnh miền nam VN. Nguồn: Google images.


Năm 1975, Viện Đại học Vạn Hạnh bị đóng cửa. Hòa thượng Viện trưởng biến mất. Nhiều học giả Phật giáo bị công an Ủy ban Quân quản (lừng lẫy lúc đó là Trần Văn Trà và Cao Đăng Chiếm) bắt giam tra hỏi như Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Học giả Hồ Hữu Tường, Ni sư Thích Nữ Trí Hải và một số tăng sĩ, cư sĩ khác, riêng Giáo sư Triết Phạm Công Thiện rời VN đi Pháp cuối năm 1970 và không trở về nữa; may ông đi sớm không thì vào hộp nếm mùi chủ nghĩa Marxism.


image016Một người lính Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ngồi ở thềm Nhà hát lớn tức Hạ Viện VNCH “ngơ ngác trước cảnh phồn vinh giả tạo” của thủ đô Saigon ngày 30 tháng Tư 1975 dưới gót giầy xâm lược đế quốc Mỹ. Ảnh tài liệu Google images không ghi tên tác giả.


Ngày 2 tháng 11 năm 1975, 12 Tăng Ni Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ tự thiêu tập thể dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục”; Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư đòi chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN. Tin dữ đánh động hàng triệu trái tim Phật giáo cả nước, đánh động đến tâm hồn kẻ du thủ và trách nhiệm của một nhà sư đang ẩn dật nơi núi rừng.


(Cho đến nay, tôi chưa thấy có chùa nào, đơn vị Phật giáo nào ở hải ngoại đứng ra tổ chức buổi lễ sám hối, cầu siêu cho 12 tăng ni ở Thiền Viện Dược Sư Cần Thơ tự thiêu cho đạo pháp.)


Tình hình xã hội lúc bấy giờ, cả miền Nam đều lâm vào cảnh đói, kiệt quệ, gạo châu củi quế, chùa chiền tự viện không biết làm gì để nuôi sống tăng ni.


Hàng triệu người dân các thành phố miền nam được cách mạng hô hào bỏ nhà bỏ cửa đi xây dựng quê hương ở “kinh tế mới”. Cùng chung số mệnh với dân tộc, nơi miếng rẫy của chùa Linh Sơn, ngày ngày, Thầy Tuệ Sỹ cuốc đất trồng khoai, trồng chuối, trồng cà, trồng lúa, v, v… những giọt mồ hôi đổ xuống chẳng khác nào giọt mồ hôi của người nông dân chân lấm tay bùn mà ngày xưa tứ chúng gặt hái dâng lên Thầy bát cơm gạo ngọc.


Ôi, “Phương trời viễn mộng” nay đã “Đọa đầy viễn mộng”. Nhà giáo Phật học tài hoa trên bục giảng đường, nhà thơ Thiền môn trữ tình sinh vào thế kỷ biển đỏ bão tố trong chớp mắt đã trở thành người dân lao động cần cù phải tự nuôi sống mình bằng đôi tay Pianist, Guitarist.


Thầy bỏ phố lên rừng, bỏ phồn hoa đô hội, bỏ kinh đô hàn lâm giảng đường đại học lên rừng làm rẫy; nhưng không vì thế mà mặc định bi quan, Thầy viết: "Đất đó đọa đày thân xác mà không đọa đày viễn mộng; quê hương ân tình thắm thiết kia mới thực là đọa đày viễn mộng."


quê hương ân tình thắm thiết kia là quê hương nào?


Quê hương huyền thoại Duy Ma Cật hay quê hương huyền thoại Tuệ Sỹ, thế thì huyền thoại ở đây không thuần túy là những câu chuyện các Thần, mà đó là ngôn ngữ ẩn dụ để nói những điều không thể nói. (Huyền thoại Duy-Ma-Cật, tr.17).


Làm rẫy trên rừng Vạn giã cho đến năm 1977; thay cho những điều không thể nói, Thầy phất áo cà sa xuống núi, xuôi Nam chạy về chùa Quảng Hương Già Lam quận Gò Vấp, Sài Gòn. Từ ngôi chùa định mệnh này, đau đớn vì cái chết bí ẩn của bậc Trưởng lão ân sư – Ht Trí Thủ, Thầy Tuệ Sỹ bắt đầu dấn thân vào GHPGVNTN.


image017Thầy Tuệ Sỹ an nhiên tự tại dưới túp lều tranh được cho là chính tay thầy cất lên ở làng Vạn Giã trong những ngày trôi dạt. Ảnh không ghi rõ nguồn. Google images.


Trong một bài viết dài 2005 chữ của Nhà báo Ngô Nhân Dụng (tức Gs Đỗ Quý Toàn) đăng trên VOA “Thầy Tuệ Sỹ trong ba ngàn thế giới” (13), tác giả thú nhận: “Đêm nằm tôi mới thấy mình quá nông nổi, không hiểu Thầy, cũng không hiểu đồng bào trong nước. Thầy mang những mối suy nghĩ, ưu tư mà tôi không nhìn thấy,” “Dù vậy, trong tận cùng tâm khảm của đồng bào vẫn âm thầm trôi chảy dòng tâm thức thấm nhuần đức tính từ bi, nhân ái, giữ vững khí tiết của một dân tộc qua nhiều thế hệ”; Gs Toàn viết: “Thầy Tuệ Sỹ bàn: “Đất nước đang cần sự hòa hiệp đồng tâm nhất trí của toàn dân để xây dựng lại những gì đổ vỡ do chiến tranh. Hãy quên đi những lỗi lầm lớn nhỏ của bên này hay bên kia, ứng xử với nhau bằng khoan dung, tha thứ, không nhìn nhau bằng đôi mắt hoài nghi…” Hòa thượng lập lại nhiều lần hai chữ Hòa Hiệp trong “Thư Khánh Tuế.”


4.


Muses


Hình như ở trong trái tim của những nhà lãnh tụ Đông Tây trên thế giới đều nhiễm âm nhạc. (14) Không cứ gì mấy nhân vật làm nghề chính trị mê nhạc, âm nhạc đi vào con người hữu thần như dòng suối hiện thân của yêu thương, hy vọng tín thờ.


Ở xứ Cờ Hoa, Tổng thống Bill Clinton là tay chơi kèn Saxophone trứ danh trên sân khấu Jazz. Nhiều nhạc sĩ da màu là bạn thân của ông. Tiếng kèn Saxo của ông phối với các nhạc sĩ da màu nhức nhối từ Bạch Cung cho đến các sân khấu công chúng. Ông chơi kèn từ năm 9 tuổi, ai ngờ về sau tiếng kèn của chàng làm cả nước phụ nữ mê mệt. TT Clinton đã mang – văn nghệ đi vào quần chúng;  


Tổng thống Richard Nixon nổi tiếng là Đại Đế trong thời Vietnam War lại là một nghệ sĩ Piano. Ông chuyên về nhạc cổ điển Tây phương. Người ta tự hỏi trong chiến tranh Việt Nam, tiếng dương cầm của Nixon có phải là tiếng hú của con đại bàng trắng từ Big Bear Mountain bay về cánh rừng phương Đông săn mồi;


Bà Condoleezza Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao của Tổng thống Georg W. Bush chơi Pianao trong dàn nhạc đại hòa tấu và đệm dương cầm cho các nghệ sĩ, bà từng biểu diễn độc tấu Piano các nhạc khúc của Brahms cho Nữ Hoàng Elizabeth II


Tổng thống Barack Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama thích ca hát, mê ca khúc Michelle (Rock) của Beatles, trong một buổi gây quỹ hồi tháng 1/2012, ông Obama hát ca khúc Let's Stay Together của Al Green thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube;


Ngoại trưởng Hoa Kỳ hiện nay Anthony Blinken chơi Guitar điện tay trái rất điệu nghệ, cũng là tay mê nhạc Jazz, ông chủ tọa buổi ra mắt chương trình “Sáng kiến ​​Ngoại giao Âm nhạc Toàn cầu” lúc 8 giờ tối. ET vào thứ Tư, ngày 27 tháng 9, 2023 tại Bộ Ngoại giao;


Ở bên Tây, Tổng thống Pháp Macron từng được tờ Le Monde gọi ông là "Mozart của điện Elysée";


Ở xứ con gấu Bạch Nga, Tổng thống Putin chơi Piano, đi dự hội nghị chính trị bất chợt thấy Piano là ngồi vào ngẫu hứng bay bổng, đất nước Nga từng sản xuất ra các nhà soạn nhạc cổ điển thiên tài bất hủ chẳng hạn như Pyotr Ilyich Tchaikovsky;


Ở quốc đảo Cuba (vịnh con heo), Fidel Castro ngồi chơi Guitar với kháng chiến quân. Tại sao không mời khách đến với “Đêm Havana” với mùi xì gà Cuba thơm nhất thế giới? Fidel Castro còn làm MC, dẫn chương trình; “Che” Guevara, một bác sĩ, một nhà văn, một nhà cách mạng có dòng máu nổi loạn theo chủ nghĩa Marx, cũng là một nghệ sĩ chơi Guitar thùng, (có một bức ảnh cho là  Che Guevara từng hòa đàn với Ca nhạc sĩ nổi tiếng John Lennon trong ban nhạc The Beatles);


Đất nước Trung Nam Hải dân số hàng tỷ người vẫn có người không ưa họ Tập nhưng lại ngưỡng mộ “nàng” Ca sĩ Dân gian tài sắc vẹn toàn Bành Lệ Viên;


Còn ở bên xứ An Nam ta không biết các lãnh tụ đảng cộng sản có thì giờ chơi đàn chơi nhạc hay cầm chầu gõ trống nghe Cô Đầu hát ca Trù, chắc là còn mải đánh nhau vì “nhìn ai nhìn đâu cũng thấy kẻ thù!!!”


Về phía tôn giáo, đạo Công giáo ngoài vô số Thánh Ca do các Linh mục sáng tác, nhạc khúc “Hang Belem” sáng tác của Nhạc sư Hải Linh&Minh Châu để lại muôn đời cho trần thế; Tác giả bài viết này thường đi nghe các ca đoàn Thánh ca hát ở nhà thờ Quận Cam vào mùa Giáng Sinh, có năm mưa phùn gió bấc, đi nghe ca đoàn Thánh Linh Giáo phận Orange hát Vinh Danh Thiên Chúa trên trời mà lòng man mác;


Nhạc khúc “Ánh Đạo Vàng” của Nhạc sĩ Huynh trưởng Phật tử Lê Cao Phan. Nghe rằng ca khúc Phật ca “Ánh Đạo Vàng” sáng tác khoảng năm 1951 trong dịp Đại hội Phật giáo toàn quốc gồm 6 đoàn Phật giáo khắp ba miền Bắc - Trung - Nam tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế. “Ánh Đạo Vàng” thường được cất lên trong Đại lễ Phật Đản; Thiền sư Nhất Hạnh có Tăng đoàn Làng Mai hợp ca điệp khúc “Namo Avalokiteshvara”, giai điệu du dương trầm bổng lan tỏa cửa thiền. Ở hải ngoại còn có Nhạc sĩ Huynh trưởng Ngô Mạnh Thu và Nhạc sĩ Piano Nghiêm Phú Phát sáng tác nhiều bản Thiền Ca;


Làm như “máu âm nhạc” khó lưu thông trong huyết quản các nhà tu Phật giáo, hình như âm nhạc tối kỵ với nhà sư, vì nó có mãnh lực làm mê hoặc lòng người chăng? Sự tích Tất-đạt-đa lúc ngồi dưới cội Bồ Đề Gaya, Ma vương Thiên ma sai ba cô con gái tên là Ái Dục (Tanhā), Bất Mãn (Aratī) và Tham Vọng (Ragā) hóa ra ba nàng tiên tuyệt đẹp múa hát quyến rũ Đức Thế Tôn là bài học nằm lòng về con hồ ly tinh âm nhạc.


Ở trong nước, Thầy Tuệ Sỹ chơi đàn Piano, Guitar, Violon, chuộng nhạc cổ điển Tây phương, đêm rằm mơ màng thổi sáo “Trương Chi”. Thầy nói nếu ai biết chơi nhạc thì phải biết nghe nốt trầm. 


Dường như Thầy Tuệ Sỹ ưa thích bản Moonlight Sonata (Piano Sonata No.14, Op.27 No.2) của Nhạc sư Ludwig Van Beethoven (người Đức). Nhìn thầy cúi đầu trên phím ngón tay gầy gõ tiếng dương cầm, “Nó là tiếng đau khổ thực ảm đạm và nghiêm nghị” (Muses, LĐA). Âm nhạc quả làm giàu tâm hồn hoan lạc và khổ đau và cũng biểu lộ bản tánh tự sinh. Bây giờ người ta phát hiện ra ở ngón tay của đứa bé thơ khi chạm vào đàn tự nó nảy ra nốt nhạc.


Những điệp khúc cho Dương cầm qua bàn tay xương xẩu của người nghệ sĩ Tuệ Sỹ rơi xuống phím đàn như giọt nước tràn ly báo hiệu cuộc đời trầm lặng không thiếu chương Sonate xung đột.


Có một lúc, cuộc đời trước mặt Thầy, không còn là phương trời viễn mộng mơ giấc mơ Trường Sơn mà là khung trời bão tố – trại tù cải tạo gulag stalin phiên bản 2.


Từ đây, cái cuốc thời đồ đá đánh đổ mọi luồng tư tưởng đông tây hào nhoáng, cái cuốc xới tung mỵ ngữ, bẻ gẫy những ngón tay mông muội gõ vật vờ Nocturne No. 20 trong đêm tối tù ngục im lìm.


Ta so phấn nhụy trên màu úa
Trên phìm dương cầm hay máu xanh.


Thầy Tuệ Sỹ, – Văn nghệ đã xa rời loài người.


image018Thầy Tuệ Sỹ và Refrains pour Piano, Ảnh minh họa Nhng đip khúc Cho Dương Cm.


image019Thầy Tuệ Sỹ và Cung Mi thứ, nốt trầm biến tấu của Guitar. Google images.


5.


Vài dấu mốc và những trước tác của Thầy Tuệ Sỹ


Năm 2003, GHPGVNTN tổ chức Đại hội bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Định. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được cung thỉnh làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa đạo.


Năm 2005, Giáo chỉ số 2 của Đệ tứ Tăng thống, Hòa thượng Thích Huyền Quang cách chức Phó Viện Trưởng Viện Hóa đạo của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và loại trừ Hòa thượng khỏi Giáo hội.


Ngày 05/7/2008, Hòa thượng Thích Huyền Quang viên tịch lúc 13g15 tại tu viện Nguyên Thiều, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Trụ thế 90 tuổi, 71 hạ lạp.


Ngày 12/05/2019, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống, ban hành Giáo chỉ số 19-VTT/TT/GC cung thỉnh hòa thượng Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch vào hàng Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Viện Tăng thống.


Ngày 24/05/2019, Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành Quyết định số 14-VTT/TT/QĐ thỉnh cử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ thay thế Đức Tăng thống vì trọng bệnh để lãnh đạo GHPGVNTN ở vị trí Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống.


Ngày 20/04/2020, nhân lễ chung thất của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành nhận lãnh nhiệm vụ Chánh thư ký Viện Tăng thống kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN.


Ngày 10/05/2021, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ ra Thông bạch cung thỉnh thành lập Hội đồng Hoằng pháp phiên dịch bộ kinh Tam tạng Lâm thời.


10 giờ sáng ngày 27/11/2021, Hội đồng Hoằng pháp tổ chức Đại hội lần I hoan hỷ đồng thuận đề nghị của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Cố vấn Hội đồng Hoằng pháp, thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời gồm có:


  • Chủ tịch: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
  • Cố vấn: Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát
  • Chánh Thư Ký: Hòa Thượng Thích Như Điển
  • Phó Thư Ký hải ngoại: Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu
  • Phó Thư Ký quốc nội: Hòa Thượng Thích Thái Hòa.


Ngày 21/08/2022, tại buổi lễ phát nguyện và suy tôn Hội đồng Giáo phẩm Trung ương cử hành tại chùa Phật Ân, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai (tỉnh Bà Rịa cũ), Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được suy cử làm Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN.


Ngày 24/11/2023, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch lúc 16 giờ tại chùa Từ Hiếu, Long Thàng, thọ 81 tuổi.


Sáng tác của Ht Thích Tuệ Sỹ


(theo wikipedia)


  • Một thời truyền luật
  • Bát quan trai giới
  • Cửa Vào Tuyệt Đối
  • Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng
  • Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã
  • Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo
  • Du-già Bồ-tát giới
  • Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn
  • Duy tuệ thị nghiệp
  • Đạo Phật và thanh niên
  • Đối Biện Bồ Tát
  • Giấc mơ Trường Sơn (thơ)
  • Giới thiệu Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo, Kinh Duy-ma-cật
  • Giới thiệu Phẩm Văn-thù thăm bịnh, Kinh Duy-ma-cật
  • Giới thiệu Trung Luận kệ tụng - Phạn Tạng Hán đối chiếu toàn dịch
  • Giá trị đối chiếu trong những tương quan văn hóa
  • Góc Tùng
  • Huyền thoại Duy-Ma-Cật
  • Kinh Hoa Nghiêm: Lý tưởng Bồ-tát và Phật
  • Khái niệm về số trong Kinh Dịch
  • Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt
  • Lô Sơn Chân Diện Mục
  • Mười huyền môn: trật tự của thế giới trong tương quan vô tận
  • Nguồn gốc của một thế giới quan vô tận
  • Ngục trung mị ngữ
  • Nhân đọc Triết Học Thế Thân
  • Những điệp khúc cho dương cầm (thơ)
  • Những Giá Trị Phổ Quát Của Bồ Tát Hành
  • Piano Sonata 14
  • Phát triển Tâm Từ
  • Phật Dạy Chăn Trâu
  • Reduction to the Nothingness
  • Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng
  • Sư Thiện Chiếu
  • Tánh không luận là gì?
  • Tinh hoa triết học Phật giáo
  • Tư tưởng Phật giáo đối diện với hư vô
  • Từ Thiền đến Hoa Nghiêm
  • Thắng Man Giảng Luận
  • Thanh Sắc Thi Ca
  • Thiền và Bát-nhã
  • Thuyền ngược bến không
  • Tô Đông Pha: Những Phương Trời Viễn Mộng
  • Trật tự của thế giới trong tương quan vô tận
  • Trú xứ của Bồ-tát
  • Văn minh tiểu phẩm
  • Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
  • Tổng quan về nghiệp
  • Một số vấn đế ngữ pháp trong các bản dịch Phạn Hán
  • Thời kỳ Hốt Tất Liệt và Phật giáo Trung Nguyên
  • Định hướng tương lai cho Tăng Ni trẻ
  • Tham nhũng là một quốc nạn
  • Đạo Phật với thanh niên
  • Sự Biến Lương Sơn
  • Dẫn vào thế giới văn học Phật Giáo
  • Lược sử khắc bản Đại Tạng Kinh
  • Nhân đọc triết học Thế Thân
  • Thiền định Phật Giáo - khởi nguyên và ảnh hưởngỹ
  • Triết học về tánh Không
  • Tổng quan về nghiệp
  • Thiền định Phật giáo
  • Huyền thoại Duy-ma-cật
  • Thắng Man giảng luận
  • Du-già Bồ-tát giới
  • Tô Đông Pha, Những phương trời viễn mộng
  • Pháp diệt tránh
  • Giấc mơ Trường Sơn (thơ)
  • Thiên lý độc hành
  • Hoàng cầm tình khúc (thơ)
  • Lược sử khắc bản Đại Tạng Kinh


Dịch thuật


  • A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận (5 tập)
  • A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn túc luận
  • A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận
  • Tinh hoa triết học Phật giáo
  • Thiền & Bát-nhã
  • Các Tông Phái Phật giáo
  • Kinh Duy Ma Cật sở thuyết
  • Luận Thành Duy Thức
  • Tạp A-hàm
  • Tăng nhất A-hàm
  • Trung A-hàm
  • Trường A-hàm
  • Thiền Luận (tập 2 và 3)
  • Phật Điển Phổ Thông: Dẫn Vào Tuệ Giác Phật (đồng chủ biên bản dịch Việt)
  • Nền tảng PG của Kinh Tế Học
  • Thiền và Bát Nhã
  • Kinh Hoa Nghiêm (Gaṇḍavyūha): Lý tưởng Bồ tát và Phật


Lý Kiến Trúc

Hết CHƯƠNG 1 – California ngày 15/1/2024

(tiếp CHƯƠNG II, Những chặng đường gian nan của GHPGVNTN)


PHỤ LỤC CHƯƠNG I – Tham khảo:


(*)

image020

(1) Tường thuật của báo Nhân Dân:


http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/thoisu/020403/tinnb_thutuong.htm


(2) Sự biến Lương Sơn - Tường thuật của Thầy Tuệ Sỹ


(3) (Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy, Tân Thanh đáo để vị thuỳ thương – Phạm Quý Thích sinh 1760 Tiến sĩ đời Lê mạt - mất 1825 đời Vua Minh Mạng),


(4) Phạm Công Thiện – “Hai vị Thiền Sư”, “Tuệ Sỹ và Trí Siêu đều tu ở chùa từ lúc rất bé nhỏ; cả hai đều rất giỏi chữ Hán, và rành chữ Pháp, chữ Anh, đọc hiểu chữ Đức, đọc được chữ Pali và chữ Phạn (Lê Mạnh Thát cũng biết đôi chút chữ Tây Tạng); cả hai đều có kiến thức uyên bác về những kinh luận chính yếu của Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa.


Ít có nhà Phật học nào ở Việt nam có thể am hiểu tường tận về tư tưởng Vasubandhu và cả tư tưởng Asanga cho bằng Lê Mạnh Thát; cũng như có ít người hiểu được tư tưởng Abhidharma (hệ thống phức tạp nhất của Phật giáo Nguyên Thủy) và tư tưởng Nagarjuna một cách sâu sắc cho bằng Tuệ Sỹ.


Chẳng những thế, Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ đều có kiến thức sâu rộng về Triết học Tây Phương (Tuệ Sỹ đọc rất kỹ Heidegger và Michel Foucault; bài diễn thuyết đầu tiên về Michel Foucault tại Việt Nam dạo đó là do Tuệ Sỹ thuyết trình tại giảng đường Đại Học Vạn Hạnh; còn Lê Mạnh Thát rất thông thạo về Marxism, đọc cặn kẽ bộ Recherches logiques của Husserl, hiểu biết rành rọt Wittgenstein và Bertrand Russell và Merleau-Ponty.


Tuệ Sỹ thì có tâm hồn thi sĩ chơi vơi, sống trọn vẹn trong thế giới nghệ thuật và thi ca, thổi sáo, chơi dương cầm, làm thơ, say mê thi sĩ Đức Hoelderlin, đọc hết toàn tập đường thi ngay nguyên tác, viết một tác phẩm sâu sắc thơ mộng nhan đề "Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng";


còn Lê Mạnh Thát thì không biết làm thơ và chẳng hề để ý đến nghiên cứu văn chương nghệ thuật, mà chỉ say mê luận lý học, khoa học và toán học, nghiên cứu sâu rộng về kinh tế, chính trị, và quân sự nhất là lịch sử thế giới, đặc biệt nhất là lịch sử những cuộc cách mạng ở thế giới (trong thư viện của tôi ngày xưa tặng cho Phật Học Viện Nha Trang có bộ sách Révolution Russe của Trotski)”.


(5) https://www.nhatbaovanhoa.com/a9574/nguyen-quang-duy-duc-huynh-phu-so-dao-doi-va-dang-chinh-tri-la-mot-


(6) Di chúc Tang lễ

image021

(7) Chúc Thanh, Cây có cội, Nước có nguồn  - Tóm tắt:


Mới đây, chúng tôi đọc được bài viết “Cây có cội, Nước có nguồn” của tác giả Chúc Thanh đăng trên Việt Báo ngày 08/09/2022; nhận thấy tác giả có mối thâm tình với Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đại đức Thích Tuệ Sỹ, lại có lời nhận xét vài dòng về Thầy Trí Siêu; chúng tôi tóm tắt:


“Theo tài liệu của Phương Thảo: (tác giả không nói rõ Phương Thảo là ai)


“Thầy Tuệ Sỹ tên ngoài đời là Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại Paksé, Ai Lao, thân sinh của ngài nguyên quán ở Quảng Bình. Gia đình ngài lên Lào mưu sinh lập nghiệp từ những năm đầu thập niên 1930;


“Năm 1955, 12 tuổi thầy về Sài Gòn, ở với người chú họ sinh sống vì lạc nhau với thầy Hoa. (Không biết sao không may hai thầy trò lạc nhau). Thầy tìm đường về Huế; Cũng ở Huế, thầy may mắn gặp lại chú ruột là thiền sư Thích Trí Quang. Thầy ở chùa Từ Đàm tu học 2 năm, thượng tọa Trí Quang gửi thầy về Phật học viện Hải Đức, Nha Trang. Học xong 3 năm ở đây, thầy về miền nam, nơi thiền viện Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp;


“Ngoài 20 tuổi, thầy Tuệ Sĩ là một giáo sư lỗi lạc tại đại học Vạn Hạnh, là một trong những trí thức trẻ trung và uyên bác thời bấy giờ (1964, 1965, 1970, 1973);


Trước 1975, Đại đức, lúc đó ngài là Đại đức Thích Tuệ Sỹ, ngài cùng với Đại đức Thích Trí Siêu là những giảng viên nồng cốt của viện đại học Vạn Hạnh, ban triết học đông phương;


“Trong lúc Lê Mạnh Thát tìm hiểu về Marxism và say mê luận lý học thì Tuệ Sỹ đi vào thế giới nghệ thuật thi ca;


“Sau năm 1975, nhà nước phát động sản xuất, thầy quay về Nha Trang làm rẫy 2 năm; ngài tiếp nhận những ngày tháng tù đầy, giam lỏng, kiềm chế… nhất là từ khi tiếp nhận bản án tử hình cùng với giáo sư Lê Mạnh Thát … ngài cùng với đồng đạo đồng bạn thành lập một phong trào bất bạo động đòi dân chủ cho Việt Nam …;


Năm 1977, thầy Trí Thủ vời thầy về chùa Già Lam làm thư viện Phật học;


“Đầu năm 1978, thầy bị bắt đi cải tạo.


“Ra cải tạo năm 1981, thầy sống ở chùa Già Lam và không có hộ khẩu;


Sớm ngày 01/04/1984, chùa (ct: Quảng Hương Già Lam) đang rộn rịp sửa soạn mừng Phật Đản thì bất chợt công an đến mời thầy trụ trì đi làm việc. Ngay sau đó, công an vào lục soát chùa, nói là kiểm kê văn hóa, lục xét thư viện kinh sách. Đại đức Thích Nguyên Giác, quản lý thư viện chùa bị bắt đi, sau đó là các tăng ni khác ở chùa Già Lam và cũng ở những chùa khác, như thầy Thích Trí Siêu, thầy Thích Tuệ Sỹ, hoà thượng Thích Đức Nhuận, ni cô Phùng Khánh, v.v…;


“Chúng tôi rất nhớ về ôn Trí Thủ, Ôn hiền, vui, phải nói ôn hoà nhã với tất cả mọi người, với người lớn, người nhỏ. Ôn trụ trì ở Già Lam, Ôn cất giữ hũ tro cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam ở chùa của Ôn khá cẩn trọng. Chùa của Ôn ở Gò Vấp, nhưng thỉnh thoảng Ôn về chơi thăm gia đình ở Hoà Hưng. Bản thân Chúc Thanh được gặp Ôn nhiều lần vì ở kế cạnh gia đình Ôn;


“Ôn là một vị hòa thượng ôn hòa nhất của giáo hội cũ và hình như họ kèo nài làm chủ tịch hội Phật giáo mới. Ôn được công an thành phố cho phép đi nhận xác Hòa thượng Thích Thiện Minh ở Hàm Tân. Xong việc Ôn tịnh khẩu cả mấy tuần lễ, chỉ lặp đi lặp lại một câu duy nhất: « Đỗ Xuân Hàn… Chú Minh không xong rồi!”;


“Thầy Thích Trí Thủ qua đời đột ngột vào tháng 4/1984 rất vô cớ! Mà mãi tới 30 năm sau, ở hải ngoại này, nhân dịp chùa Khánh Anh (Evry Pháp) xây gần xong, các thầy ở khắp nơi quy tụ về Paris khánh thành. Thầy Bổn Đạt khi ấy kể rằng: « Khi thầy Trí Thủ được giữ lại (hay được khuyên nên ở lại) thêm một buổi tối và qua đêm ở bệnh viện Thống Nhất ngày 03/4/1984 để truyền nước biển cho khỏe. Thầy Trí Quang nói không nên, hãy đón thầy (ôn Trí Thủ) về liền chùa Già Lam ngày 02/4/1984 cho kịp lễ kiết hạ. Nhưng rồi thầy đã ở lại một buổi chiều, một đêm và viên tịch lặng lẽ một mình! Thật đáng buồn, nếu Ôn được về sớm một ngày thì sự thể có khác đi không?!


Bốn năm sau ngày thầy Trí Thủ viên tịch, thầy Thích Tuệ Sỹ, thượng tọa Thích Đức Nhuận, thầy Trí Siêu và một số tăng ni nhân sĩ đứng lên đòi nhân quyền cho Việt Nam bị bắt, bị giam và bị giải ra tòa, phiên tòa cộng sản xử án những người yêu nước ngày 28, 29 và 30 tháng 10 năm 1988;


“Ngày 30/9/1988, Thầy Tuệ Sỹ cùng ra tòa với GS Lê Mạnh Thát, Hoà thượng Thích Đức Nhuận, Ni cô Phùng Khánh.”


(8) Thích Phước An, Thơ Tuệ Sỹ hay Tiếng gọi thì thầm của những đêm dài heo hút”


(9) Ảnh trích từ https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/mot-thoi-phat-hoc-ruc-ro/


 (10) https://quangduc.com/a28670/chan-hung-phat-giao-viet-nam


Năm 1950, hội Phật học Trung Việt tại tỉnh Khánh Hòa do Hòa thượng Thích Thiên Minh làm Hội trưởng, lập ra Tăng học đường tại đây vào ngày 7-3-1952. Hòa thượng Thích Phước Huệ trụ trì chùa Hải Đức ở Huế hiến cúng chùa Hải Đức trên đồi Trại Thủy, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa cho Giáo hội Tăng Già Trung Việt.


Năm 1950, Đại hội đồng Việt nam Phật học hội bầu Hòa thượng Thích Đôn Hậu giữ Phật sự Chánh hội trưởng và năm sau, Phật sự nầy do Hòa thượng Thích Trí Thủ nắm giữ, kế tiếp là Hòa thượng Thích Trí Quang.


Năm 1953, Tăng học đường trở thành Phật học đường Hải Đức Nha Trang. Phật sự Giám đốc Phật học đường này là Hòa thượng Thích Trí Thủ kiêm nhiệm cùng với Phật học đường Báo Quốc ở Huế. Hòa thượng Trí Thủ cũng là vị trụ trì đầu tiên chùa Linh Sơn ở Đà Lạt năm 1947.


Năm 1958, Tổng hội Phật giáo Trung phần được thành lập tại đại hội gồm Giâo hội Tăng giă Trung Việt vă Hội Phật học Việt Nam Trung Việt, tổ chức ở cố đô Huế. Hòa thượng Thích Thiện Minh được bầu giữ Phật sự Trị sự trưởng vă từ năm 1962, Hòa thượng Thích Trí Quang thay thế.


“Phật học viện trung phần Hải Đức Nha Trang” mang danh hiệu như vậy từ đó, trực tiếp thuộc Tổng hội Phật giâo Trung Phần, dưới tổ chức Tổng hội Phật giâo Việt Nam trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, Săi Gòn.


(11) Tu viện do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, là nơi tu học của các học tăng cấp đại học. Chùa ban đầu có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam. Quảng Hương là tên một học tăng đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Saigon.


(12) https://www.nhatbaovanhoa.com/a10949/frank-snepp-ngay-cuoi-cung-cua-tt-nguyen-van-thieu-o-vn


(13) https://www.voatiengviet.com/a/thay-tue-sy-trong-ba-ngan-the-gioi/7369942.html


(14) https://www.snopes.com/fact-check/lennon-che-guitar/


image022AP 592,441 views Jul 21, 2015- Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton trên sân khấu tại một bữa tiệc ở tòa Bạch Ốc vào tối thứ Năm - nhưng lần này thông điệp của ông là âm nhạc chứ không phải chính trị. Tổng thống chơi saxophone trước khoảng 250 quan khách để chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 của Nhạc sĩ nhạc jazz vĩ đại Lionel Hampton. Và giai điệu mà Tổng thống lựa chọn là 'My Funny Valentine'.


Cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice chơi piano

image023

Cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice chơi piano cho ca sĩ Aretha Franklin, Nữ hoàng nhạc Soul, trong buổi hòa nhạc tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Mann ở Philadelphia ngày 27 tháng 7 năm 2010. Cả hai cùng biểu diễn lần đầu tiên trong một buổi hòa nhạc từ thiện kỷ niệm Mann Trung tâm 75 năm trình diễn nhạc sống ở Công viên Philadelphia Fairmont. UPI/John Anderson. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã chơi bài Brahms tại Cung điện Buckingham ngày hôm qua như một cử chỉ chia tay trước khi kết thúc nhiệm kỳ của chính quyền Bush vào tháng tới.


image024image025Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice biểu diễn độc tấu Piano/Brahms cho Nữ hoàng Elizabeth II.


image026Tổng thống Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama lắng nghe buổi biểu diễn trong Chuỗi chương trình ca nhạc Blues của tòa Bạch ốc chào mừng Tháng Lịch sử người da đen, tại Phòng phía Đông của Bạch ốc ở Washington, ngày 21 tháng 2 năm 2012. Ca nhạc sĩ Paul McCartney hát bản 'Michelle' tặng cho Đệ nhất phu nhân Michelle Obama. (Creator: Chuck Kennedy | Credit: The White House)


image027image028Ngoai trưởng Mỹ Antony Blinken chơi Guitar (Jazz) và hát nhạc blues. Ông là vị khách danh dự chủ tọa buổi ra mắt chương trình “Sáng kiến ​​Ngoại giao Âm nhạc Toàn cầu” lúc 8 giờ tối. ET vào thứ Tư, ngày 27 tháng 9, 2023 tại Bộ Ngoại giao. Ông đưa ra những nhận xét trong việc sử dụng âm nhạc để thúc đẩy hòa bình và dân chủ, đồng thời trao Giải thưởng Hòa bình Toàn cầu Thông qua Âm nhạc. Tham gia cùng Bộ trưởng Blinken sẽ có Harvey Mason, Jr., Giám đốc điều hành của Học viện Ghi âm (GRAMMYs); Lyor Cohen, Giám đốc Âm nhạc Toàn cầu của YouTube và Google; và David M. Rubenstein, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật John F. Kennedy.


Tổng thống Nga chơi Piano


image029Đây không phải là lần đầu tiên Putin có cơ hội thể hiện khả năng âm nhạc của mình. Theo CNN, vào năm 2017, Tổng thống Nga đã biểu diễn một màn độc tấu ngẫu hứng tại nhà khách quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh. Trong buổi biểu diễn đặc biệt này, Putin đã chơi Piano hai bài hát tiếng Nga khác nhau; "Cửa sổ Moscow" và "Thành phố trên sông Neva Tự do".


Fidel Castro chơi Guitar dân gian Cuba và gần gũi với ca nhạc sĩ


image030image031Tại sao không mời khách đến với“Đêm Havana”. Chúng tôi còn mời khách xì gà lừng danh của Cuba và sô cô la ngọt ngào da nâu bánh mật Cuba. Fidel Castro còn làm MC, dẫn chương trình.


image032Một bức ảnh hiếm về “Che” Guevara được cho là “Che” đang hòa đàn Guitar với với Ca nhạc sĩ nổi tiếng John Lennon ban nhạc The Beatles); “Che” là một bác sĩ, một nhà văn, một nhà cách mạng có dòng máu nổi loạn theo chủ nghĩa Marx, cũng là một nghệ sĩ chơi Guitar thùng,


image033Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Tăng Đoàn Phật ca Làng Mai.


(Ngoại lệ) bản thân tác giả bài viết cũng chạy xơ xác từ mặt trận biên giới Quảng Đức tan vỡ sau trận Ban Mê Thuột, di tản theo Liên đoàn 24 BĐQ (đóng ở Nhân Cơ), chạy theo đường mòn pis Kinh Đà qua huyện Gia Rai Bảo Lộc, được trực thăng của Đại tá tư lệnh mặt trận Quảng Đức Phạm Văn Nghìn bốc về Đà Lạt tập trung quân số chờ lệnh, chờ mãi không thấy cấp chỉ huy, theo dòng người di tản lên xe đò xuôi về Phan Rang, Phan Thiết, xuôi ghe đánh cá chạy về bến đá Vũng Tàu, lên xe đò về Sài Gòn nhìn hàng trăm người giành nhau leo qua hàng rào cức tường tòa Đại sứ Mỹ ở Đại lộ Thống Nhất, người lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đứng trên đầu tường đã dùng chân đạp vào đầu một người đàn ông khi người này cố giành chỗ với một phụ nữ - thấy mà ngán ngẩm chán chường nhục nhã).
20 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 628)
19 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 545)