Hà Văn Thùy: Con người ra khỏi Châu Phi trước sự cố Tobai

12 Tháng Năm 20238:36 SA(Xem: 2496)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ SÁU 12 MAY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Con người ra khỏi Châu Phi trước sự cố Tobai

image001

Hà Văn Thùy


Thưa bạn đọc,


Hơn 20 năm nay chúng tôi bỏ nhiều suy nghĩ về việc con người ra khỏi châu Phi và đã đăng tải nhiều bài viết khác nhau. Đây chắc là kết luận sau cùng, xin được giới thiệu với bạn đọc. (HVT)


Sau 25 năm khảo cứu, thời gian và quá trình con người ra khỏi châu Phi, chiếm lĩnh thế giới vẫn là điều bí ẩn, thách thức giới khoa học.


Chúng ta biết tới hai kịch bản con người ra ngoài châu Phi cùng của Stephen Oppenheimer.


Trong bài viết năm 2003 Out of Eden - The Peopling of the World, (1) Stephen Oppenheimer cho rằng, khoảng 85.000 năm trước, người di cư từ Đông Phi qua cửa Hồng Hải vào Bán đảo A Rập. Trong khoảng 5000 năm họ khám phá bán đảo, tăng nhân số, gặp gỡ hòa huyết với người Neanderthal. Khoảng 80.000 năm trước, họ bắt đầu rời Bán đảo Ả Rập, theo bờ Ấn Độ Dương đi về phương Đông. Khi tới đất Ấn Độ, một nhóm người theo các cửa sông xâm nhập đất liền, tạo ra dân cư đầu tiên ở Nam Á. Trong khi đó, dòng chính di cư tiếp tục đi về phương Đông.


74.000 năm trước, núi lửa Toba phun trào, là núi lửa lớn nhất trong 2 triệu năm qua. Nham thạch phủ kín tiểu lục địa Ấn Độ, có chỗ dầy tới 5 mét, tàn phá môi sinh và tiêu diệt hoàn toàn bộ dân cư, ước tính khoảng 10.000 người . Trong khi đó, đoàn chính di cư đã vào lục địa Sundaland và may mắn thoát nạn. Họ tới đảo Borneo, một dòng người theo hướng bắc đi tới Việt Nam, làm nên dân cư đầu tiên ở Đông Nam Á. Những người còn lại tiếp tục đi về phương Đông. Đã phát hiện di cốt người ở Hồ Mungo có tuổi 68.000 năm. Điều này chứng tỏ, người di cư trong đoàn đã tới Úc 70.000 năm trước.


Phương án này được gọi là Ra khỏi châu Phi trước sự cố Toba


Nhưng năm 2012, do hoàn toàn tin vào đồng hồ sinh học trong việc chia tách dòng L3 thành hai haplogroup M và N vào thời gian 71.000 năm trước, trong bài viết Out-of-Africa, the peopling of continents and islands, (2) Oppenheimer cả quyết: con người ra khỏi châu Phi 72.000 năm trước, sau vụ núi lửa Toba phun trào.


Stephen Oppenheimer là học giả lớn nên nghiều người nghe theo ông, ủng hộ giả thuyết con người ra khỏi châu Phi sau khi núi lửa Toba phun trào.


Là người tham gia khảo cứu việc con người ra khỏi châu Phi, từ rất sớm chúng tôi ủng hộ ý kiến của Oppenheimer năm 2003 và áp dụng trong nghiên cứu của mình. Vì vậy chúng tôi nghi ngờ đề xuất của ông vào năm 2012. Chúng tôi thấy rằng khi chủ trương như thế, tác giả đã đồng nhất thời gian con người ra khỏi châu Phi tới Bán đảo A Rập với thời điểm bắt đầu cuộc hành trình về phương Đông. Đó là điều không phù hợp thực tế. Không thể có chuyện, con người vừa kết thúc cuộc ra khỏi châu Phi lại bắt đầu ngay một cuộc di cư khác. Sau một cuộc di cư dài, tới địa điểm mới, con người cần phải nghỉ ngơi, tìm cách kiếm sống trong môi trường mới để lấy lại sức lực. Việc cần làm là bổ sung nhân khẩu bị hao tổn trên đường di cư. Muốn đến địa điểm mới, con người phải làm quen với thung thổ để biết những khó khăn thuận lợi khi quyết định phương hướng cho cuộc di cư... Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, người Việt cổ phải mất 20.000 năm (từ 70.000 đến 50.000 năm trước) chuẩn bị cho cuộc ra đi chiếm lĩnh Sundaland, vùng Nam Thái Bình Dương, châu Úc và Ấn độ. Vậy thời gian cần để chuẩn bị cho cuộc hành trình về phương Đông của người châu Phi là bao nhiêu? Không thể có cuộc di cư nếu không được chuẩn bị.


Mặt khác, nếu cứ cho cuộc di cư về phương Đông xảy ra như Oppenheimer đề xuất trong bài viết năm 2012 thì điều gì sẽ diễn ra? Con người xuất hiện sớm nhất trên đất Ấn vào 72.000 năm trước. Như vậy, ngày nay khảo cổ học phải phát hiện hóa thạch xương cốt dân cư Ấn Độ cổ nhất với 72.000 tuổi. Nhưng thực tế không như vậy. Trong bài A genetic chronology for the Indian Subcontinent points to heavily sex-biased dispersals (3) Marina Silva et al. nói: “Chúng tôi đã kết hợp phân tích mitogenome chi tiết, có độ phân giải cao với các bản tóm tắt dữ liệu tế bào nguyên tử và dòng dõi nhiễm sắc thể Y để thiết lập niên đại định cư cho Tiểu lục địa Ấn Độ. Dòng họ mẹ ghi lại sự định cư sớm nhất ~ 55–65 ka (nghìn năm trước), và những sự dịch chuyển dân số lớn sau đó.”


Còn trong bài Genetic and archaeological perspectives on the initial modern human colonization of southern Asia, (4) Paul Mellars et al. xác nhận: “Mặc dù hóa thạch người hiện đại cổ nhất ở Nam Á (ở Sri Lanka) chỉ có niên đại khoảng 36–28 nghìn năm trước (ka) [5, 6], bằng chứng di truyền và khảo cổ học cho thấy sự xuất hiện của AMH trên 50 ka.” Từ đó đưa tới kết luận: “Ở đây, chúng tôi lập luận rằng mô hình thuộc địa Nam Á trước Toba gặp phải những vấn đề cơ bản trên cả cơ sở di truyền và khảo cổ học và thay vào đó đề xuất một sự xâm chiếm tiểu lục địa Ấn Độ sau này của người hiện đại có nguồn gốc từ châu Phi ∼ 50–55 ka.”


Rõ ràng tác giả ủng hộ phương án con người chiếm Nam Á sau thời gian núi lửa phun trào. Nhưng câu hỏi đặt ra là, việc con người để lại di cốt tại tiểu lục địa Ấn Độ 36 – 28 và chiếm đất này 50 – 55 nghìn năm trước có thuộc về con người của cuộc di cư khỏi châu Phi 72.000 năm trước không?


Ta sẽ tìm câu trả lời khi khảo sát cuộc di cư được tiếp tục tới Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và châu Úc. Khảo cổ học phát hiện di cốt người đàn bà Liễu Giang, Quảng Tây 68.000 năm trước, hộp sọ tại Hang Tampalin đất Lào 63.000 năm trước. Không chỉ vậy, tại Trí Nhân Động Zhiren Cave tỉnh Quảng Tây và Phúc Nham Động tỉnh Hồ Nam còn phát hiện di cốt người hiện đại có tuổi từ 80.000 đến 106.000 năm trước. Không bàn tới hai trường hợp dị thường này vì có thể là của cuộc di cư khác, ta tập trung vào những con người gần gũi với chúng ta hơn.


Trong cuộc hành trình về phương Đông, thì người di cư phải đi qua Ấn Độ để tới Đông Nam Á. Theo lẽ thường, di cốt cũng như dấu vết con người trên đất Ấn phải có tuổi già hơn ở Đông Nam Á. Nhưng thực tế cho thấy, cả di cốt cả vết tích con người sống tại Nam Á đều có tuổi nhỏ hơn ở Đông Nam Á! Điều này cho thấy, bộ phận di dân vào đất Ấn đã biến mất, không thấy tăm hơi. Những người đang sống tại Nam Á và Đông Nam Á là con cháu những người tái chiếm Ấn Độ vào khoảng 50.000 năm cách nay.


Hãy đọc Hugh McColl et al: Người tiền sử ở Đông Nam Á (4)


“Để tìm hiểu người tiền sử Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã chọn và giải trình tự DNA 26 bộ gen người Đông Nam Á sống vào thời gian 8000 năm trở về trước. Nghiên cứu đưa ra kết luận: “Lớp dân cư lâu đời nhất của Đông Nam Á là người Hòa Bình đại lục.” Người Hòa Bình có mặt ở Malaysia, Indonesia khoảng 50.000 năm trước.”


Xin đọc tiếp Herawati Sudoyo: Truy tìm nguồn gốc của người Indonesia thông qua di truyền (5)


“Chúng tôi đã thử nghiệm hơn 3.700 người từ 35 nhóm dân tộc để tìm DNA ty thể của họ và gần 3.000 người trong số họ cho nhiễm sắc thể Y. Hậu duệ của làn sóng người đầu tiên này đã đến nơi hiện là quần đảo Indonesia khoảng 50.000 năm trước. Vào thời điểm bán đảo Malay, Borneo và Java vẫn được kết nối như một vùng đất được gọi là Sundaland. Hậu duệ của nhóm này tiếp tục lang thang đến Úc. Dấu hiệu cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở hiện đại có thể được nhìn thấy thông qua các phát hiện khảo cổ. Ở Sarawak, lãnh thổ của Malaysia, thuộc vùng Borneo, các nhà khoa học đã tìm thấy một hộp sọ khoảng 34.000 đến 46.000 năm tuổi. Và trong các hang động của Maros, Nam Sulawesi, có nghệ thuật đá tiền sử 40.000 năm tuổi.”


Khảo cứu của hai học giả Đông Nam Á này cho thấy, có mặt sớm nhất trên đất Indonesia, Malaysia là người Hòa Bình với 50.000 năm tuổi. Khảo cổ và di truyền học xác định đây là người từ Việt Nam đi ra.


Còn trên đất Nam Á, theo báo cáo đã dẫn của hai tác giả Marina Silva et al. và Paul Mellars et al. , trên trầm tích của núi lửa Toba, khảo cổ học chỉ tìm được di cốt người hóa thạch khoảng 36.000 đến 28.000 năm trước cùng dấu vết dân nhập cư 50.000 năm trước.


So sánh hai vùng lãnh thổ Đông Nam Á và Nam Á cho thấy, cả di cốt cũng như dấu vết con người nhập cư vào hai vùng đất này rất gần gũi về thời gian. Nếu xét genome của những bộ xương tìm được thì càng thấy rõ hơn, đây là người từ Việt Nam đi ra chiếm lĩnh vùng hải đảo Đông Nam Á và Nam Á từ cuộc di cư 50.000 năm trước. Hai tác giả này không cho biết người nhập cư 50 kya và người để lại di cốt 36-28 kya đến từ đâu và khi nào nhưng tài liệu của J.Y. Chu và Oppenheimer cho rằng 50.000 năm trước, có cuộc di cư lớn của người từ Việt Nam ra chiếm lĩnh Sundaland, Nam Thái Bình Dương, châu Úc và một dòng đi về phía Tây chiếm lĩnh Ấn Độ lúc này đang vô chủ.


Từ thực tế này ta thấy, một bộ phận trong đoàn di cư, những người xâm nhập đất Ấn bị biến mất. Không tìm được vết tích của họ trên đất Ấn cũng như tại Đông Nam Á. Họ đã đi đâu? Chỉ có thể giải thích là, dòng người xâm nhập Ấn Độ bị hủy diệt mà tác nhân là núi lửa Toba. Từ đó ta có thể suy luận: 74.000 năm trước, sự cố Toba xảy ra. Môi sinh và sự sống trên đất Ấn Độ bị hủy hoại. Lớp người được sinh ra từ 76.000 tới 74.000 năm trước bị hủy diệt. Sau đó môi trường sống được phục hồi nhưng do không có người sống, đất này thành vô chủ trong 24.000 năm. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt Nam đi tới, tái chiếm làm nên dân cư đầu tiên trên đất Ấn với ba haplogroup Indonesian, Melanesian, và Negrito. Trong đó, người Indonesian là đa số, làm nên chủ thể dân cư Ấn Độ, được gọi là Dravidian. Một bộ phận của haplogroup Negritos đi tới chiếm đóng các quần đảo Andaman và Nicoba, tạo thành cộng đồng da đen ở đây. Khoảng 15.000 năm trước, nước biển dâng bằng mực nước ngày nay, người Negritos bị nước cô lập, trở thành cộng đồng da đen Andamanese và Nicobase như ta thấy hôm nay.


Từ phân tích trên, ta có thể hình dung cuộc ra khỏi châu Phi và đi về phương Đông của người hiện đại theo kịch bản Oppenheimer 2003 như sau:


i-Con người ra khỏi cửa Hồng Hải, sang Bán đảo Ả Rập 85.000 năm trước. Nghỉ lại ở đây để tăng nhân số và hòa huyết với người Neanderthal, nhận 1-2% nguồn gen dị chủng. Khoảng 80.000 năm trước, một dòng người tách khỏi những người còn ở lại Bán đảo Ả Rập, đi về phương Đông.


ii – Trên đường đi, có những nhóm người theo các cửa sông xâm nhập đất Ấn trở thành dân cư đầu tiên của Nam Á. Đoàn di cư tiếp tục theo bờ Ấn Độ Dương đi về phương Đông.


iii – 74.000 năm trước, núi lửa Toba Phun trào, hủy hoại môi sinh và tiêu diệt khoảng 20.000 dân cư trên đất Ấn. Trong khi đó dòng di cư chính đã tới Sundaland và may mắn thoát nạn.


iv- 70.000 năm trước, một dòng người tới đảo Borneo và từ phía Tây đảo xâm nhập Việt Nam, trở thành dân cư đầu tiên trên đất Đông Nam Á.


v. Những người còn lại trong đoàn di cư tiếp tục đi về phương Đông, tới Nam Thái Bình Dương và châu Úc.


vi. 50.000 năm trước, từ Việt Nam, có cuộc di cư ra Lục địa Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, châu Úc. Một nhánh đi về phía Tây chiếm lĩnh Ấn Độ.


Như vậy, ta thấy, sự cố Toba xảy ra sau khi con người ra khỏi châu Phi và đang hành trình về phương Đông, tiêu diệt dân cư sinh ra trên đất Ấn nhưng dòng di cư chính nhờ vào được Sundaland nên thoát nạn, làm nên chủ thể dân cư thế giới.


Kết luận.


Gần với kịch bản của Oppenheimer năm 2003, con người ra khỏi châu Phi từ rất lâu trước khi núi lửa Toba phun trào. Trên đường về phương Đông, bộ phận di dân làm nên dân cư Ấn Độ bị núi lửa Toba hủy diệt vào 74.000 năm trước. Trong khi đó, dòng chính di cư đã tới đảo Borneo. Từ đây một bộ phận tới Việt Nam 70.000 năm trước, làm nên dân cư đầu tiên ở Đông Nam Á. Bộ phận còn lại của đoàn di cư đi tới Úc khoảng 70.000 năm trước.


Những con người sống sót từ cuộc di cư tới phương Đông tạo nên chủ thể của nhân loại ngoài châu Phi.


Hoàn toàn không có cuộc ra ngoài châu Phi theo đề xuất năm 2012 của Oppenheimer.


KẾT QUẢ BA LẦN CON NGƯỜI RA KHỎI CHÂU PHI


Tới đây có thể tạm kết thúc thảo luận về việc con người ra ngoài châu Phi nhưng để có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin cung cấp thông tin sau.


THÔNG TIN TỪ VŨ TRỤ Nghe nói trong vũ trụ có một khối tinh vân chứa năng lượng và thông tin khổng lồ tích tụ từ hàng triệu năm trước. Nếu có khả năng thu thập năng lượng và giải mã thông tin sẽ thu nhận được lượng thông tin quý giá. Tôi không hiểu chuyện này thực hư ra sao. Mấy năm trước có người bạn cho một quả lắc cảm xạ và dạy cách dùng quả lắc. Tôi học cho biết. Khi khảo cứu nhà nước Xích Quỷ tôi được biết kinh đô của nhà nước có tên là Lương Chử. Tồn tại sau 1000 năm (3.300 – 2.300 năm TCN) thì Lương Chử bị nước biển dâng nhấn chìm. Vậy Vua Hùng dời đô đi đâu? Ở lưu vực sông Dương Tử có rất nhiều di chỉ văn hóa đá mới. Rất có thể vua Hùng chọn một trong những địa điểm đó làm đô mới. Nhưng cụ thể là đâu? Truyền thuyết nhà nước Văn Lang cho biết Hồng Bàng thị rất gắn bó với Hồ Động Đình vì vậy rất có thể vua Hùng sẽ chọn địa điểm gần Hồ. Từ suy nghĩ đó, tôi dùng con lắc rà một số di chỉ văn hóa đá mới gần Hồ. Kết quả là con lắc dừng lại tại vị trí 19 phía Tây Bắc Hồ. Đấy là Thành Đầu Sơn. Tra cứu địa điểm này, thì được biết đó là đô thị lớn, sầm uất hơn 1000 năm rồi bị bỏ hoang khoảng 800 năm TCN. Đoán là, do tranh chấp với các thế lực của nước Việt, nước Sở, vua Hùng dời đô đi nơi khác. Ngài về đâu? Tôi đặt câu hỏi và cho rằng, rất có thể, Ngài về đất Việt Nam. Có thể về đâu? Tôi rà con lắc thì nó chỉ khu vực Việt Trì. Từ đó tôi suy luận: “Khi kinh đô Lương chử chìm, vua Hùng dời đô về Thành Đầu Sơn. Hơn nghìn năm sau, khi Thành Đầu sơn bị uy hiếp, Vua dời đô về Việt Trì để từ đây cùng dân Việt gìn giữ đất nước.” Tôi cho rằng cách giải thích đó là khả dĩ trong điều kiện thiếu thông tin lịch sử.


Khi khảo cứu việc con người rời châu Phi, tôi cho rằng rất có thể nhận được thông tin hữu ích từ vũ trụ. Vì vậy, tôi đã hỏi con lắc cảm xạ. Đưới đây là thông tin tôi nhận được từ con lắc:


Theo phương án Oppenheimer 2003: Con người ra khỏi châu Phi 85.000 năm trước, đến Bán đảo A Rập. Chết tại Ấn Độ 10.000 người do tai nạn Toba 74.000 năm trước. Nhánh di cư chính đến Việt Nam 70.000 năm trước, tới Úc 70.000 năm trước, làm nên chủ thể dân cư thế giới.


Theo phương án Oppenheimer 2012: Con người ra khỏi châu Phi 72.000 năm trước, sau khi Toba phun trào. Đến Bán đảo A Rập. Tiếp tục di cư về phương Đông 72.000 năm trước. Phương án này không hiện thực, cho thấy thất bại của đồng hồ sinh học.


Thông tin từ Con lắc cảm xạ : ba lần ra khỏi châu Phi.


Con lắc cho biết, con ngời đã ba lần ra khỏi châu Phi. Lần I: rời châu Phi 130.000 năm trước. Từ Tây Bắc châu Phi tới Levant. Số người ra đi 15.000. Bị tiêu diệt 90.000 năm trước tại Levant.


Lần II: 125.000 năm trước. Từ Cửa Hồng Hải tới Bán đảo A Rập. Số người 10.000. Di cư về phương Đông. Bị hủy diệt tại Trí Nhân Động 80 - 106.000 năm trước.


Lần III: Ra khỏi châu Phi 83.000 năm trước. Từ cửa Hồng Hải sang Bán đảo Ả rập.


-Số người ra đi: 20.000 trong đó haplogroup M 15.000 người. Haplogroup N 5000 người.


- Họ rời Bán đảo Ả rập đi về phương Đông 76.000 năm trước.


- Thời điểm núi lửa Toba phun trào 74.000 năm trước.


- Người bị diệt trên đất Ấn 20.000.


- Núi phun trào và tác động trong 10.000 năm.


- Vào thời điểm đó, đoàn di cư chính đã tới Đảo Borneo, với 10.000 người.


- Tới Việt Nam 70.000 năm trước, với 6000 người. Trong đó haplogroup M 5000 người, haplogroup N có 1000 người.


- Số người còn lại đi về phương Đông với khoảng 3000 người. 70.000 năm trước họ tới nước Úc với khoảng 500 người.


-50.000 năm trước, 100.000 người từ Việt Nam di cư ra Sundaland, Nam Thái Bình Dương, Châu Úc, Ấn Độ làm nên dân số thế giới.”


SaiGòn, 30. 4. 2023


References


1.Stephen Oppenheimer. Out of Eden - The Peopling of the World - Bradshaw Foundation https://www.bradshawfoundation.com/books/out_of_eden.php


2. Stephen Oppenheimer. Out-of-Africa, the peopling of continents and islands – NCBI https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3267120/,


3 Marina Silva et al. A genetic chronology for the Indian Subcontinent points to heavily sex-biased dispersals. file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/A_genetic_chronology_for_the_Indian_Subc.pdf


4. Paul Mellars et al. Genetic and archaeological perspectives on the initial modern human colonization of southern Asia.


https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3696785/


5. Hugh McColl et al. The prehistoric peopling of Southeast Asia. http://www.himalayanlanguages.org/files/driem/pdfs/2018e.pdf


6. Herawati Sudoyo. Tracing the origin of Indonesia people through genetics. October 17, 2017 9.37pm AEDT, http://theconversation.com/tracing-the-origin-of-indonesian-people-through-genetics-85827


CÙNG TÁC GIẢ:


Hà Văn Thùy