"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 04 MAY 2015
TQ theo dõi sát các bước đi của Nhật
Jonathan Marcus
Phóng viên chuyên về ngoại giao của BBC
Ông Shinzo Abe có chuyến viếng thăm quan trọng tới Hoa Kỳ
Tuần này là lúc quan hệ giữa Washington vào Thủ tướng Nhật Bản vô cùng ấm áp.
Chuyến công du của ông Shinzo Abe tới Hoa Kỳ bao gồm cả việc tới thăm Đài tưởng niệm Lincoln, Nghĩa trang Arlington và có bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, cũng là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nhật Bản có được vinh dự này.
Không có gì lạ! Chuyến đi được ca ngợi như sự củng cố to lớn cho mối quan hệ đồng minh giữa Washington và Tokyo.
Trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang có những diễn biến đấy kịch tính, chính quyền ông Obama đã có sự thay đổi lớn về chính sách - xoay trục về phía Á châu.
Bất kể các công việc còn dang dở tại Iraq, Syria và những nơi khác, việc xoay trục đang diễn ra, nhằm chuẩn bị cho Washington trong việc đóng vai trò trong thời được coi là thế kỷ Thái Bình Dương.
Mỹ trông chờ Nhật sẽ đứng bên cạnh mình, và ông Abe, qua cả việc mong muốn nâng cấp tình hình quốc phòng Nhật lẫn việc muốn cải tổ kinh tế, đang củng cố điều được cho là chọn làm đối tác chính của Washington.
Chuyến viếng thăm của ông Abe nhấn mạnh tới tầm quan trọng về cả an ninh lẫn kinh tế cho tương lai vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Abe đã có bài diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ
Quan trọng không kém so với vấn đề quốc phòng và củng cố hợp tác an ninh là việc tiếp tục thảo luận về thỏa thuận hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia, sáng kiến do ông Obama và ông Abe đưa ra.
Quan ngại của Trung Quốc
Tất nhiên là Bắc Kinh đang đứng từ bên lề theo dõi toàn bộ những gì đang diễn ra.
Là một nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hồi thế kỷ trước, Trung Quốc e ngại trước việc hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản.
Các nước chi tiêu lớn nhất cho quốc phòng
• Hoa Kỳ: 420 tỷ bảng Anh
• Trung Quốc: 123 tỷ
• Nga: 57,5 tỷ
• Ả rập Saudi: 44 tỷ
• Pháp: 40 tỷ bảng
• Anh: 38 tỷ
• Đức: 32 tỷ
• Nhật Bản: 31,8 tỷ
• Ấn Độ: 31 tỷ
• Nam Hàn: 22 tỷ
Trong cải tổ quân sự của Nhật, quan trọng nhất là việc chính quyền của ông Abe muốn thay đổi điều khoản hiến pháp vốn hạn chế vai trò của nước này ở mức chỉ có các lực lượng "phòng vệ".
Bản hiến pháp thời hậu chiến của Nhật do Hoa Kỳ soạn thảo đặc biệt nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Mối quan hệ căng thẳng càng dâng cao với nhiều nước, khi mà Nhật Bản không chịu xin lỗi ở mức các nước đó mong muốn về những gì Nhật đã làm trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Điều này đã gây ra những lời tố cáo lẫn nhau, chẳng hạn như giữa Nhật và một đồng minh quan trọng khác của Washington trong khu vực là Nam Hàn.
Đã 70 năm sau khi kết thúc Đại chiến Thế giới thứ hai, ông Abe coi những hạn chế về việc có lực lượng vũ trang của một nước Nhật dân chủ là việc áp đặt một cách không cần thiết, gây hại cho khả năng tự bảo vệ các quyền lợi của nước Nhật.
Mở rộng vai trò của Nhật
Những hướng dẫn mới, quan trọng về quốc phòng đạt được với Washington trao cho Nhật những vai trò trong các lĩnh vực mới, như an ninh không gian mạng và vũ trụ.
Thế nhưng nó cũng mở rộng các lực lượng có vũ trang của Nhật, cho phép lực lượng này hoạt động cùng Mỹ và các đồng minh khác theo những cách thức không chỉ bó buộc một cách hạn hẹp và trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
Do đó, Nhật đang trên đường trở thành một đồng minh quân sự của Mỹ, có khả năng hoạt động trong các sứ mệnh chung.
Trong chừng 10 năm qua, các lực lượng của Nhật đã được gửi tới Iraq và Kuwait.
Lính gìn giữ hòa bình của Nhật đã được triển khai tại Nam Sudan và Haiti, và đã tham dự chiến dịch Operation Enduring Freedom chống khủng bố của Washington tại Ấn Độ Dương.
Điều làm Trung Quốc đặc biệt quan ngại là việc hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản.
Nước này đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo - mục tiêu trực tiếp là nhằm chống lại các đe dọa từ kho vũ khí hỏa tiễn Bắc Hàn.
Tàu chiến Izumo được cho là có khả năng trở thành một hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ
Gần đây, Nhật đã có chiếc tàu chiến lớn nhất của mình kể từ sau Đại chiến Thế giới thứ hai trở lại đây - tàu Izumo - được mô tả như tàu khu trục có chở trực thăng, nhưng cũng có khả năng trở thành một hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ.
Mục đích chính của chiến hạm này là nhằm có các chiến dịch chống tàu ngầm và điều khiển, kiểm soát các hoạt động chung.
Tàu này củng cố mạnh mẽ cho khả năng của Nhật trong việc bảo vệ các lợi ích của Tokyo trên biển Hoa Đông.
Tranh chấp lãnh thổ
Các tranh chấp lãnh thổ đã biến những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản thành chủ đề ưa thích cho các một dòng khoa học viễn tưởng theo đó các tác giả nói về nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ ba tại Á châu.
Với Hoa Kỳ và Nhật Bản, các quan hệ quốc phòng rộng khắp hơn sẽ khiến cho điều này khó xảy ra.
Nhưng quan hệ quốc phòng giữa hai nước vẫn đặt ra những câu hỏi lớn về chiến lược của Washington và cả Tokyo đối với Bắc Kinh.
Mục tiêu của Hoa Kỳ sẽ là nhằm hợp tác hay kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy?
Đâu sẽ là đường ranh giới giữa hai vấn đề trên?
Và liệu Trung Quốc muốn hòa hiếu hay muốn làm bá chủ?
Lời đáp cho những câu hỏi trên nhiều khả năng sẽ quyết định cho việc thế kỷ Thái Bình Dương sẽ được đánh dấu bằng hòa bình hay xung đột./
BBC 2 tháng 5 2015
TQ theo dõi sát các bước đi của Nhật
Jonathan Marcus
Phóng viên chuyên về ngoại giao của BBC
Ông Shinzo Abe có chuyến viếng thăm quan trọng tới Hoa Kỳ
Tuần này là lúc quan hệ giữa Washington vào Thủ tướng Nhật Bản vô cùng ấm áp.
Chuyến công du của ông Shinzo Abe tới Hoa Kỳ bao gồm cả việc tới thăm Đài tưởng niệm Lincoln, Nghĩa trang Arlington và có bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, cũng là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nhật Bản có được vinh dự này.
Không có gì lạ! Chuyến đi được ca ngợi như sự củng cố to lớn cho mối quan hệ đồng minh giữa Washington và Tokyo.
Trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang có những diễn biến đấy kịch tính, chính quyền ông Obama đã có sự thay đổi lớn về chính sách - xoay trục về phía Á châu.
Bất kể các công việc còn dang dở tại Iraq, Syria và những nơi khác, việc xoay trục đang diễn ra, nhằm chuẩn bị cho Washington trong việc đóng vai trò trong thời được coi là thế kỷ Thái Bình Dương.
Mỹ trông chờ Nhật sẽ đứng bên cạnh mình, và ông Abe, qua cả việc mong muốn nâng cấp tình hình quốc phòng Nhật lẫn việc muốn cải tổ kinh tế, đang củng cố điều được cho là chọn làm đối tác chính của Washington.
Chuyến viếng thăm của ông Abe nhấn mạnh tới tầm quan trọng về cả an ninh lẫn kinh tế cho tương lai vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Abe đã có bài diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ
Quan trọng không kém so với vấn đề quốc phòng và củng cố hợp tác an ninh là việc tiếp tục thảo luận về thỏa thuận hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia, sáng kiến do ông Obama và ông Abe đưa ra.
Quan ngại của Trung Quốc
Tất nhiên là Bắc Kinh đang đứng từ bên lề theo dõi toàn bộ những gì đang diễn ra.
Là một nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hồi thế kỷ trước, Trung Quốc e ngại trước việc hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản.
Các nước chi tiêu lớn nhất cho quốc phòng
• Hoa Kỳ: 420 tỷ bảng Anh
• Trung Quốc: 123 tỷ
• Nga: 57,5 tỷ
• Ả rập Saudi: 44 tỷ
• Pháp: 40 tỷ bảng
• Anh: 38 tỷ
• Đức: 32 tỷ
• Nhật Bản: 31,8 tỷ
• Ấn Độ: 31 tỷ
• Nam Hàn: 22 tỷ
Trong cải tổ quân sự của Nhật, quan trọng nhất là việc chính quyền của ông Abe muốn thay đổi điều khoản hiến pháp vốn hạn chế vai trò của nước này ở mức chỉ có các lực lượng "phòng vệ".
Bản hiến pháp thời hậu chiến của Nhật do Hoa Kỳ soạn thảo đặc biệt nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Mối quan hệ căng thẳng càng dâng cao với nhiều nước, khi mà Nhật Bản không chịu xin lỗi ở mức các nước đó mong muốn về những gì Nhật đã làm trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Điều này đã gây ra những lời tố cáo lẫn nhau, chẳng hạn như giữa Nhật và một đồng minh quan trọng khác của Washington trong khu vực là Nam Hàn.
Đã 70 năm sau khi kết thúc Đại chiến Thế giới thứ hai, ông Abe coi những hạn chế về việc có lực lượng vũ trang của một nước Nhật dân chủ là việc áp đặt một cách không cần thiết, gây hại cho khả năng tự bảo vệ các quyền lợi của nước Nhật.
Mở rộng vai trò của Nhật
Những hướng dẫn mới, quan trọng về quốc phòng đạt được với Washington trao cho Nhật những vai trò trong các lĩnh vực mới, như an ninh không gian mạng và vũ trụ.
Thế nhưng nó cũng mở rộng các lực lượng có vũ trang của Nhật, cho phép lực lượng này hoạt động cùng Mỹ và các đồng minh khác theo những cách thức không chỉ bó buộc một cách hạn hẹp và trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
Do đó, Nhật đang trên đường trở thành một đồng minh quân sự của Mỹ, có khả năng hoạt động trong các sứ mệnh chung.
Trong chừng 10 năm qua, các lực lượng của Nhật đã được gửi tới Iraq và Kuwait.
Lính gìn giữ hòa bình của Nhật đã được triển khai tại Nam Sudan và Haiti, và đã tham dự chiến dịch Operation Enduring Freedom chống khủng bố của Washington tại Ấn Độ Dương.
Điều làm Trung Quốc đặc biệt quan ngại là việc hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản.
Nước này đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo - mục tiêu trực tiếp là nhằm chống lại các đe dọa từ kho vũ khí hỏa tiễn Bắc Hàn.
Tàu chiến Izumo được cho là có khả năng trở thành một hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ
Gần đây, Nhật đã có chiếc tàu chiến lớn nhất của mình kể từ sau Đại chiến Thế giới thứ hai trở lại đây - tàu Izumo - được mô tả như tàu khu trục có chở trực thăng, nhưng cũng có khả năng trở thành một hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ.
Mục đích chính của chiến hạm này là nhằm có các chiến dịch chống tàu ngầm và điều khiển, kiểm soát các hoạt động chung.
Tàu này củng cố mạnh mẽ cho khả năng của Nhật trong việc bảo vệ các lợi ích của Tokyo trên biển Hoa Đông.
Tranh chấp lãnh thổ
Các tranh chấp lãnh thổ đã biến những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản thành chủ đề ưa thích cho các một dòng khoa học viễn tưởng theo đó các tác giả nói về nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ ba tại Á châu.
Với Hoa Kỳ và Nhật Bản, các quan hệ quốc phòng rộng khắp hơn sẽ khiến cho điều này khó xảy ra.
Nhưng quan hệ quốc phòng giữa hai nước vẫn đặt ra những câu hỏi lớn về chiến lược của Washington và cả Tokyo đối với Bắc Kinh.
Mục tiêu của Hoa Kỳ sẽ là nhằm hợp tác hay kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy?
Đâu sẽ là đường ranh giới giữa hai vấn đề trên?
Và liệu Trung Quốc muốn hòa hiếu hay muốn làm bá chủ?
Lời đáp cho những câu hỏi trên nhiều khả năng sẽ quyết định cho việc thế kỷ Thái Bình Dương sẽ được đánh dấu bằng hòa bình hay xung đột./
BBC 2 tháng 5 2015