Hoa Đông: Khu trục hạm Nhật bị thủng do "va chạm" với tàu cá TQ

01 Tháng Tư 202010:36 SA(Xem: 6196)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ TƯ 01 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hoa Đông: Khu trục hạm Nhật bị thủng do "va chạm" với tàu cá TQ


image045


31/3/2020,


Chiến hạm Nhật va chạm tàu cá Trung Quốc, rách vỏ


Khu trục hạm JS Shimakaze của Nhật thủng một lỗ sau va chạm với tàu cá Trung Quốc trên biển Hoa Đông, không ai bị thương.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết khu trục hạm JS Shimakaze thủng một lỗ rộng khoảng một mét ở mạn trái sau sự cố va chạm xảy ra đêm qua trên biển Hoa Đông, cách đảo Yakushima của Nhật Bản khoảng 650 km về phía tây.


image045

JS Shimakaze trên Thái Bình Dương hồi năm 2019. Ảnh: Flickr/Enuarl.


 Tuy bị rách vỏ, khu trục hạm Nhật vẫn duy trì khả năng di chuyển trên biển. Thủy thủ đoàn chiến hạm Nhật Bản và tàu cá Trung Quốc đều không có người bị thương. "Chúng tôi đang điều tra chi tiết sự việc", Bộ trưởng Kono viết trên Twitter.


JS Shimakaze là một trong hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Hatakaze, được Nhật Bản biên chế hồi tháng 3/1988.  Đây là những chiến hạm đầu tiên của Nhật được trang bị động cơ turbine khí. JS Shimakaze có thể đóng vai trò kỳ hạm của nhóm tác chiến hải quân, thay thế vai trò của các khu trục hạm cỡ lớn trong trường hợp chúng đang bảo dưỡng hoặc bị hư hại trong chiến đấu.


Tàu dài 150 m, rộng 16 m và có lượng giãn nước đầy tải 6.050 tấn. Mỗi chiếc mang được 6 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, rocket chống ngầm ASROC, hai pháo đa dụng Mark 42 cỡ nòng 127 mm, hai bệ pháo phòng thủ cực gần Phalanx và ngư lôi 324 mm.


image046

Vị trí đảo Yakushima ở phía nam Nhật Bản. Đồ họa: Asahi.


Vũ Anh (Theo NHK)


image047

Va chạm với tàu cá Trung Quốc, tàu khu trục Nhật lõm vỏ


Một Thế Giới 31/03/2020

image044

Vị trí Khu trục hạm Nhật "va chạm" với tàu cá Trung Quốc bị rách vỏ. Nguồn Internet


image048

Vị trí biển Hoa Đông.Nguồn Internet


Tàu khu trục JS Shimakaze của Nhật đã va chạm với tàu cá Trung Quốc trên biển Hoa Đông, nhưng không ai bị thương hay mất tích.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng sự việc trên xảy ra vào tối 30.3, ở vị trí cách đảo Yakushima của Nhật Bản khoảng 650 km về phía tây. Vị trí xảy ra va chạm nằm ở phía bắc quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.


Vụ va chạm dẫn đến vết lõm có kích thước hơn 1 m trên đường nước của tàu khu trục JS Shimakaze. Tuy vậy, tàu khu trục của Nhật vẫn duy trì khả năng di chuyển trên biển.


Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu khu trục JS Shimakaze đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra định kỳ sau khi rời cảng Sasebo vào sáng ngày 29.3. Cơ quan này cho biết sẽ hợp tác với lực lượng cảnh sát biển để điều tra vụ việc.


"Không có thủy thủ nào bị thương, cũng như không có ai trên tàu cá Trung Quốc mất tích Chúng tôi đang điều tra chi tiết sự việc", ông Kono cho hay.


Được biết, JS Shimakaze là một trong hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Hatakaze được chế tạo cho lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản vào những năm 1980 và được đi vào hoạt động tháng 3.1988 và sử dụng đến ngày hôm nay.


Hai tàu lớp Hatakaze có chiều dài 150 m, rộng 16 m, lượng giãn nước đầy tải 6.000 tấn. Đây là những tàu chiến đầu tiên của Nhật Bản được gắn động cơ tuabin khí. Mỗi chiếc lớp Hatakaze được trang bị 6 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, rocket chống ngầm ASROC, hai pháo đa dụng Mark 42 cỡ nòng 127 mm, hai bệ pháo phòng thủ cực gần Phalanx và ngư lôi 324 mm.


Tàu khu trục JS Shimakaze có thể đóng vai trò kỳ hạm của nhóm tác chiến hải quân, thay thế vai trò của các khu trục hạm cỡ lớn trong trường hợp chúng đang bảo dưỡng hoặc bị hư hại trong chiến đấu. JS Shimakaze cũng đã được triển khai trong nhiều cuộc tập trận với hải quân Mỹ trên biển, cũng như được điều động để giá‎m sá‎t và thực hiện chụp ảnh các tàu chiến Trung Quốc đi vào vùng biển của Nhật Bản. Trang Nhung (theo Reuters, CNA)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Japanese Naval Ship Involved in Collision With Chinese Fishing Vessel in East China Sea


The incident resulted in damage to JS Shimakaze.


image049

By Ankit Panda


March 31, 2020


image050

JS Hatakaze, the lead ship of the Hatakaze-class.


Credit: OS2 John Bouvia, USN via Wikimedia Commons


A Japan Maritime Self-Defense Force (MSDF) warship was involved in a collision with a Chinese fishing vessel, the Japan Coast Guard said on Tuesday. The incident took place on Monday in international waters off the coast of Shanghai in the East China Sea.


According to Japanese authorities, no crew were injured in the incident. The Self-Defense Forces’ Joint Staff added that the incident took place at approximately 8:30 p.m. on Monday. The MSDF vessel involved was JS Shimakaze, a Hatakaze-class guided missile destroyer that has been frequently sent in recent years on deployments to the East China Sea.


According to Japanese authorities, JS Shimakaze received unspecified physical damage to its hull on the port side of the vessel. JS Shimakaze was on a regular patrol in the waters when it was involved in the collision after leaving from the port of Sasebo on Sunday, Japanese authorities said. The Japanese Ministry of Defense, MSDF, and Japan Coast Guard are investigating the incident.


Hatakaze-class destroyers in service with the MSDF are gas propulsion warships equipped with a range of advanced armaments and sensors. Weapons systems on board Hatakaze-class vessels include Standard Missile medium-range surface-to-air missiles, the RGM-84 Harpoon ship-to-ship missile, and the ASROC anti-submarine rocket. The vessel also features close-in weapon systems (CIWS) and Mark 42 guns.


The incident is the second in March to involve a Chinese fishing vessel in a collision. As The Diplomat reported last week, Taiwan’s Coast Guard Administration reported that one of its vessels was struck by a Chinese fishing vessel in waters off the Kinmen islands.


China has been criticized for using civilian fishing vessels as a “maritime militia” to exercise administrative rights by fishing and conducting other activities in disputed waters. Territorial claimant states in the South China Sea, for instance, face illegal fishing activities by Chinese fishing vessels in their claimed waters regularly.


In 2010, China and Japan entered a major diplomatic crisis after a Chinese fishing trawler collided with a Japan Coast Guard patrol boat in waters near the disputed Senkaku Islands, which are administered by Japan and claimed by China as the Diaoyu Islands. Japan arrested the captain of the Chinese vessel, sparking angry protests from China.


The incident spiraled into a major dispute and China retaliated against Japan by imposing an unofficial embargo on the transfer of Chinese rare-earth metals to Japanese firms.


Naval vessels from other countries have been involved in collisions with civilian vessels in recent years. Most prominently, two U.S. Arleigh Burke-class guided missile destroyers, USS Fitzgerald and USS John S. McCain, were involved in fatal collision incidents in 2017.

22 Tháng Mười 2017(Xem: 9245)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8922)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9434)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9155)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9964)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8926)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9060)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9042)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9275)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9114)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9529)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10567)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.