Việt Nam tăng ngân sách quân sự để phòng thủ Biển Đông

10 Tháng Hai 20228:18 SA(Xem: 3776)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ NĂM 10 FEB 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Việt Nam tăng ngân sách quân sự để phòng thủ Biển Đông


9/2/2022


image035Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images. Binh chủng Không quân VN đang quan sát Chiến đấu cơ Yak-130 của Nga.


Để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng với nhu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân, Việt Nam đã tăng chi tiêu quân sự, theo GlobalData.


Chi phí mua lại quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn 2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027, theo GlobalData.


Báo cáo của GlobalData, 'Thị trường quốc phòng Việt Nam - Mức độ hấp dẫn, cảnh quan cạnh tranh và dự báo đến năm 2027', cho thấy Việt Nam tập trung tăng đầu tư vào hoạt động mua lại và ngân sách hoạt động khác.


Yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng quân sự của mình, GobalData nhận định.


Về tiền đồng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam ghi nhận tốc độ CAGR là 5,9% trong giai đoạn 2018-22, ở mức 138,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, Trong khi giai đoạn 2023-27, dự báo tốc độ CAGR tăng mạnh 11,3%, trị giá 228. 2 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.


Akash Pratim Debbarma, Chuyên gia phân tích hàng không và quốc phòng tại GlobalData, nhận xét rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể.


"Kế hoạch mua sắm Tàu ngầm hạng trung và tàu tuần tra là minh chứng cho cam kết của Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình trước bất kỳ hành động ngoại xâm lược nào, trong bối cảnh hiện nay, từ Trung Quốc ", Asia Pacific Defence Reporter dẫn lời ông Akash Pratim Debbarma.


Việt Nam đang tính đến việc mua máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 (Su-57) của Nga. Nếu mua, Việt Nam có thể trở thành khách hàng đầu tiên của Nga về mặt hàng này.


Ngoài ra, Việt Nam cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện Yak-130, dự kiến sẽ mở đường cho việc mua các loại máy bay phản lực tiên tiến của Nga như Su-30S.


Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm, theo Defense News.


Hồi đầu năm ngoái, Việt Nam đã ký hợp đồng để mua 12 máy bay phản lực huấn luyện L-39NG của hãng Aero Vodochody, Séc. Dự kiến, các máy bay chiến đấu này sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2023 đến 2024.


Giá trị của hợp đồng, này, theo Defense News, không được tiết lộ


Đầu năm 2020, Việt Nam cũng ký hợp đồng đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga.


Việt Nam chủ yếu trang bị cho quân đội của mình các vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc mua máy bay vận tải của Airbus, và tiếp nhận các tàu đã qua sử dụng của hải quân Hàn Quốc và Cảnh sát biển Hoa Kỳ, bài viết trên Defense News cho hay.


Biển Đông: TQ tập trận quy mô ở Hoàng Sa, VN phản ứng


6/8/2021


image036Nguồn hình ảnh, Getty Images. Một cuộc tập trận của quân đội TQ ở Chiết Giang ngày 14/1/2021


Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tập trận lớn trên Biển Đông từ 6-10/8 để "đáp trả hành động khiêu khích quân sự từ Mỹ và một số quốc gia khác".


Trước đó, hôm 4/8, Cục hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo cấm tàu bè ra vào một khu vực rộng hơn 100.000km2 ở bắc Biển Đông để phục vụ tập trận quân sự.


'Vùng cấm' mà Trung Quốc đặt ra trải dài từ vùng biển ngoài khơi phía đông nam đảo Hải Nam đến vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa), có nghĩa là khu vực tập trận còn lớn hơn cả đảo Hải Nam, theo Thời báo Hoàn Cầu.


Khu vực này bao phủ đến một nửa quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.


Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng cuộc tập trận này được đánh giá sẽ giống cuộc năm ngoái, trong đó trong đó Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành bắn đạn thật với tên lửa đạn đạo chống hạm được mệnh danh là 'Sát thủ tàu sân bay'.


Động thái này của Trung Quốc là nhằm đáp trả việc Mỹ "đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn nhắm vào Trung Quốc, và một số quốc gia bao gồm Anh, Đức và Ấn Độ có kế hoạch gửi hoặc đã gửi tàu chiến đến Biển Đông,"bài báo trên Thời báo Hoàn Cầu viết.


Các chi tiết của cuộc tập trận này chưa được công khai, nhưng cũng là nhằm phản ứng trước những cái mà Trung Quốc gọi là 'hành động khiêu khích gần đây', và rằng Trung Quốc đã sẵn sàng "súng săn để chống lại bầy sói" khao khát các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc", Thời báo Hoàn Cầu cho biết thêm.


Phản ứng của Việt Nam


Chiều 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng trước thông tin Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa.


image037Nguồn hình ảnh, Getty Images. Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông


Bà Hằng nói: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".


Theo bà Hằng, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông".


Về việc Ấn Độ thông báo điều 4 tàu chiến đến Biển Đông tham gia các cuộc tập trận đa phương và song phương, trong đó có Việt Nam, bà Hằng cho biết, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đồng thời đóng góp có trách nhiệm cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, thượng tôn pháp luật, hợp tác trên biển về lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.


Hoạt động của Mỹ và các quốc gia khác trên Biển Đông


image038Nguồn hình ảnh, JONATHAN NACKSTRAND/Getty Images. USS Mount Whitney


Hôm thứ Ba, Mỹ đã khởi động cuộc tập trận hải quân và đổ bộ 2021 được coi là lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh. Động thái này nhằm gửi một thông điệp tới Nga và Trung Quốc, theo hãng truyền thông quân sự Mỹ Stars and Stripes.


Với sự tham gia của các đơn vị tác chiến ở 17 múi giờ khác nhau, Mỹ muốn thông qua cuộc tập trận này cho thấy Mỹ có thể đồng thời giải quyết các thách thức ở Biển Đen, đông Địa Trung Hải, Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời chặn đứng nỗ lực dàn mỏng lực lượng quân sự của mình, và Mỹ có thể ngăn cản Trung Quốc thống nhất Đài Loan hoặc chiếm quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản hiện đang kiểm soát, theo James R. Holmes, Chủ tịch J.C. Wylie về Chiến lược Hàng hải tại U.S. Naval War College, Newport, R.I.


Cuộc tập trận cũng nhằm kiểm tra các phương pháp và công nghệ vận hành của Hoa Kỳ, chẳng hạn như giảm các tàu lớn và các hệ thống cao cấp để tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh và hiệu quả , được thiết kế để chịu tổn thất và tiếp tục chiến đấu mà không phải chịu các tác động đáng kể nào.


Khoảng 36 tàu sẽ tham gia cuộc tập trận. Sáu đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân và Thủy quân lục chiến, năm đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Các lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ và ba đơn vị thuộc Lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến sẽ tham gia.


Trước đó, một nhóm tàu chiến của Anh đã có chuyến thăm các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á từ hạ tuần tháng 7/2021.


image039Nguồn hình ảnh, PA Media. Đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông của Anh có sự hiện diện của Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth


Đây là đội tác chiến tàu sân bay của hải quân Anh, do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.


Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành tập trận với Hải quân Singapore và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nêu rõ ý định thực hiện cuộc tập trận "Tự do hàng hải" trên Biển Đông.


Các tàu chiến của Hải quân Mỹ và Anh gần đây đã thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua việc di chuyển qua khu vực một cách có chủ đích.


Việc sử dụng Tàu HMS Queen Elizabeth cùng những tàu hộ vệ đến Đông Á được xem là một phần trong nỗ lực của chính phủ Anh nhằm đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền an ninh toàn cầu, đã được đưa ra trong 'Báo cáo Tổng quan chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại' hôm 16/03/2021 của chính phủ Anh.


Chụp lại video,


Biển Đông: Cuộc chiến nơi bãi cạn Scarborough


Đầu tháng này, hôm 2/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo nước này sẽ điều một nhóm gồm 4 tàu chiến đến Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 tháng, bao gồm việc tập trận với các đối tác Bộ Tứ và các quốc gia khu vực, theo Reuters.


Nhóm tàu chiến sẽ rời Ấn Độ từ đầu tháng này.


Nhóm gồm 1 tàu khu trục tên lửa dẫn đường, 1 khinh hạm tên lửa, một tàu chống ngầm và một tàu hộ tống tên lửa, sẽ tham gia nhiều cuộc tập trận trong 2 tháng làm nhiệm vụ, bao gồm cuộc tập trận hải quân Malabar 2021 cùng lực lượng Mỹ, Nhật và Úc.


Đội tàu này cũng sẽ tập trận song phương với các quốc gia ven Biển Đông. (BBC)
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9268)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8948)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9448)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9172)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9981)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8937)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9071)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9059)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9290)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9123)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9543)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10576)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.