Việt Nam tăng ngân sách quân sự để phòng thủ Biển Đông

10 Tháng Hai 20228:18 SA(Xem: 3778)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ NĂM 10 FEB 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Việt Nam tăng ngân sách quân sự để phòng thủ Biển Đông


9/2/2022


image035Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images. Binh chủng Không quân VN đang quan sát Chiến đấu cơ Yak-130 của Nga.


Để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng với nhu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân, Việt Nam đã tăng chi tiêu quân sự, theo GlobalData.


Chi phí mua lại quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn 2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027, theo GlobalData.


Báo cáo của GlobalData, 'Thị trường quốc phòng Việt Nam - Mức độ hấp dẫn, cảnh quan cạnh tranh và dự báo đến năm 2027', cho thấy Việt Nam tập trung tăng đầu tư vào hoạt động mua lại và ngân sách hoạt động khác.


Yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng quân sự của mình, GobalData nhận định.


Về tiền đồng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam ghi nhận tốc độ CAGR là 5,9% trong giai đoạn 2018-22, ở mức 138,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, Trong khi giai đoạn 2023-27, dự báo tốc độ CAGR tăng mạnh 11,3%, trị giá 228. 2 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.


Akash Pratim Debbarma, Chuyên gia phân tích hàng không và quốc phòng tại GlobalData, nhận xét rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể.


"Kế hoạch mua sắm Tàu ngầm hạng trung và tàu tuần tra là minh chứng cho cam kết của Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình trước bất kỳ hành động ngoại xâm lược nào, trong bối cảnh hiện nay, từ Trung Quốc ", Asia Pacific Defence Reporter dẫn lời ông Akash Pratim Debbarma.


Việt Nam đang tính đến việc mua máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 (Su-57) của Nga. Nếu mua, Việt Nam có thể trở thành khách hàng đầu tiên của Nga về mặt hàng này.


Ngoài ra, Việt Nam cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện Yak-130, dự kiến sẽ mở đường cho việc mua các loại máy bay phản lực tiên tiến của Nga như Su-30S.


Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm, theo Defense News.


Hồi đầu năm ngoái, Việt Nam đã ký hợp đồng để mua 12 máy bay phản lực huấn luyện L-39NG của hãng Aero Vodochody, Séc. Dự kiến, các máy bay chiến đấu này sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2023 đến 2024.


Giá trị của hợp đồng, này, theo Defense News, không được tiết lộ


Đầu năm 2020, Việt Nam cũng ký hợp đồng đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga.


Việt Nam chủ yếu trang bị cho quân đội của mình các vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc mua máy bay vận tải của Airbus, và tiếp nhận các tàu đã qua sử dụng của hải quân Hàn Quốc và Cảnh sát biển Hoa Kỳ, bài viết trên Defense News cho hay.


Biển Đông: TQ tập trận quy mô ở Hoàng Sa, VN phản ứng


6/8/2021


image036Nguồn hình ảnh, Getty Images. Một cuộc tập trận của quân đội TQ ở Chiết Giang ngày 14/1/2021


Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tập trận lớn trên Biển Đông từ 6-10/8 để "đáp trả hành động khiêu khích quân sự từ Mỹ và một số quốc gia khác".


Trước đó, hôm 4/8, Cục hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo cấm tàu bè ra vào một khu vực rộng hơn 100.000km2 ở bắc Biển Đông để phục vụ tập trận quân sự.


'Vùng cấm' mà Trung Quốc đặt ra trải dài từ vùng biển ngoài khơi phía đông nam đảo Hải Nam đến vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa), có nghĩa là khu vực tập trận còn lớn hơn cả đảo Hải Nam, theo Thời báo Hoàn Cầu.


Khu vực này bao phủ đến một nửa quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.


Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng cuộc tập trận này được đánh giá sẽ giống cuộc năm ngoái, trong đó trong đó Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành bắn đạn thật với tên lửa đạn đạo chống hạm được mệnh danh là 'Sát thủ tàu sân bay'.


Động thái này của Trung Quốc là nhằm đáp trả việc Mỹ "đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn nhắm vào Trung Quốc, và một số quốc gia bao gồm Anh, Đức và Ấn Độ có kế hoạch gửi hoặc đã gửi tàu chiến đến Biển Đông,"bài báo trên Thời báo Hoàn Cầu viết.


Các chi tiết của cuộc tập trận này chưa được công khai, nhưng cũng là nhằm phản ứng trước những cái mà Trung Quốc gọi là 'hành động khiêu khích gần đây', và rằng Trung Quốc đã sẵn sàng "súng săn để chống lại bầy sói" khao khát các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc", Thời báo Hoàn Cầu cho biết thêm.


Phản ứng của Việt Nam


Chiều 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng trước thông tin Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa.


image037Nguồn hình ảnh, Getty Images. Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông


Bà Hằng nói: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".


Theo bà Hằng, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông".


Về việc Ấn Độ thông báo điều 4 tàu chiến đến Biển Đông tham gia các cuộc tập trận đa phương và song phương, trong đó có Việt Nam, bà Hằng cho biết, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đồng thời đóng góp có trách nhiệm cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, thượng tôn pháp luật, hợp tác trên biển về lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.


Hoạt động của Mỹ và các quốc gia khác trên Biển Đông


image038Nguồn hình ảnh, JONATHAN NACKSTRAND/Getty Images. USS Mount Whitney


Hôm thứ Ba, Mỹ đã khởi động cuộc tập trận hải quân và đổ bộ 2021 được coi là lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh. Động thái này nhằm gửi một thông điệp tới Nga và Trung Quốc, theo hãng truyền thông quân sự Mỹ Stars and Stripes.


Với sự tham gia của các đơn vị tác chiến ở 17 múi giờ khác nhau, Mỹ muốn thông qua cuộc tập trận này cho thấy Mỹ có thể đồng thời giải quyết các thách thức ở Biển Đen, đông Địa Trung Hải, Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời chặn đứng nỗ lực dàn mỏng lực lượng quân sự của mình, và Mỹ có thể ngăn cản Trung Quốc thống nhất Đài Loan hoặc chiếm quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản hiện đang kiểm soát, theo James R. Holmes, Chủ tịch J.C. Wylie về Chiến lược Hàng hải tại U.S. Naval War College, Newport, R.I.


Cuộc tập trận cũng nhằm kiểm tra các phương pháp và công nghệ vận hành của Hoa Kỳ, chẳng hạn như giảm các tàu lớn và các hệ thống cao cấp để tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh và hiệu quả , được thiết kế để chịu tổn thất và tiếp tục chiến đấu mà không phải chịu các tác động đáng kể nào.


Khoảng 36 tàu sẽ tham gia cuộc tập trận. Sáu đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân và Thủy quân lục chiến, năm đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Các lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ và ba đơn vị thuộc Lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến sẽ tham gia.


Trước đó, một nhóm tàu chiến của Anh đã có chuyến thăm các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á từ hạ tuần tháng 7/2021.


image039Nguồn hình ảnh, PA Media. Đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông của Anh có sự hiện diện của Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth


Đây là đội tác chiến tàu sân bay của hải quân Anh, do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.


Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành tập trận với Hải quân Singapore và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nêu rõ ý định thực hiện cuộc tập trận "Tự do hàng hải" trên Biển Đông.


Các tàu chiến của Hải quân Mỹ và Anh gần đây đã thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua việc di chuyển qua khu vực một cách có chủ đích.


Việc sử dụng Tàu HMS Queen Elizabeth cùng những tàu hộ vệ đến Đông Á được xem là một phần trong nỗ lực của chính phủ Anh nhằm đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền an ninh toàn cầu, đã được đưa ra trong 'Báo cáo Tổng quan chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại' hôm 16/03/2021 của chính phủ Anh.


Chụp lại video,


Biển Đông: Cuộc chiến nơi bãi cạn Scarborough


Đầu tháng này, hôm 2/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo nước này sẽ điều một nhóm gồm 4 tàu chiến đến Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 tháng, bao gồm việc tập trận với các đối tác Bộ Tứ và các quốc gia khu vực, theo Reuters.


Nhóm tàu chiến sẽ rời Ấn Độ từ đầu tháng này.


Nhóm gồm 1 tàu khu trục tên lửa dẫn đường, 1 khinh hạm tên lửa, một tàu chống ngầm và một tàu hộ tống tên lửa, sẽ tham gia nhiều cuộc tập trận trong 2 tháng làm nhiệm vụ, bao gồm cuộc tập trận hải quân Malabar 2021 cùng lực lượng Mỹ, Nhật và Úc.


Đội tàu này cũng sẽ tập trận song phương với các quốc gia ven Biển Đông. (BBC)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9780)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9544)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9147)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9434)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11174)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9494)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9743)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8824)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8787)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9260)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».