Thế trận hỏa lực Trung Quốc trên Biển Đông

18 Tháng Giêng 20185:55 CH(Xem: 9130)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ HAI 15 JAN  2018


Thế trận hỏa lực Trung Quốc trên Biển Đông


06/01/2018 Thanh Niên


image040

Bản đồ hỏa lực của Trung Quốc.AMTI


Đến nay, Trung Quốc đang thiết lập mạng lưới tác chiến cả trên không lẫn trên biển đáng lo ngại ở khu vực Biển Đông.


Thời gian qua, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Mỹ, đã tổng hợp dữ liệu hình ảnh và nhiều nguồn tin liên quan việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai khí tài ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN. Qua đó, AMTI cũng đã công bố không ít hình ảnh chụp từ vệ tinh và đánh giá các hoạt động trên của Bắc Kinh. Kết hợp cùng các thông tin do Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc, cũng thuộc CSIS, để đưa ra bản đồ đánh giá về hỏa lực của Trung Quốc trên Biển Đông.


image041


Theo các thông tin trên, Bắc Kinh đang hình thành một thế trận bao gồm khả năng tấn công từ xa bằng chiến đấu cơ, kết hợp cùng hệ thống tên lửa đối không và tên lửa đối hải để chống tiếp cận.


Từng nhận xét với Thanh Niên, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Cụ thể, các khí tài chủ lực sau:


Chiến đấu cơ đa nhiệm


Hồi giữa năm 2017, truyền thông Mỹ dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng nước này cho biết 2 chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc đã xuất kích chặn máy bay săn ngầm P-3 Orion của Mỹ trên Biển Đông ở khu vực cách đảo Hải Nam gần 250 km về phía đông nam. Từ vài năm qua, truyền thông quốc tế cho hay Bắc Kinh đã triển khai chiến đấu cơ J-10 ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.


Đây là dòng chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4 có bán kính chiến đấu khoảng 550 km, tốc độ tối đa gần 2,2 lần vận tốc âm thanh (hơn 2.500 km/giờ). Tầm hoạt động của J-10 còn có thể xa hơn khi được hỗ trợ bằng máy bay tiếp liệu trên không. Về năng lực tác chiến, ngoài súng tự động 23 mm, J-10 còn có thể mang theo các loại tên lửa đối không PL-8, PL-9, PL-11 và PL-12; tên lửa tấn công mặt đất và tấn công tàu chiến; bom dẫn đường bằng tia laser…


image042

Chiến đấu cơ J-10. Ảnh: Ausairpower.


Không chỉ triển khai J-10, Trung Quốc mới đây còn tiết lộ đưa dòng chiến đấu cơ J-11 đến đảo Phú Lâm. Những hình ảnh do AMTI công bố về mạng lưới đường băng và nhà chứa máy bay mà Bắc Kinh xây dựng trên một số đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng đáp ứng điều kiện triển khai các loại chiến đấu cơ J-10, J-11. Tuy nhiên, trong bản đồ đánh giá hỏa lực của Trung Quốc ở Biển Đông, CSIS chủ yếu tính toán theo dòng J-10 chứ chưa dựa trên năng lực tác chiến của J-11.


Mạng lưới tên lửa


Cùng với chiến đấu cơ, Bắc Kinh được cho là đã triển khai tên lửa HQ-9 đến đảo Phú Lâm từ vài năm qua. Thậm chí, các hình ảnh về hạ tầng của Trung Quốc ở Trường Sa cũng có dấu hiệu được dùng để thiết lập tên lửa HQ-9 và HHQ-9. Được xem là hệ thống tên lửa phòng không “S-300 phiên bản Trung Quốc”, HQ-9 có tầm bắn khoảng 250 km với tốc độ tối đa gấp 4 lần vận tốc âm thanh. Hệ thống HQ-9 cho phép theo dõi và tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu. Chính vì thế, việc lắp đặt HQ-9 là một biện pháp nhằm thiết lập lưới phòng không cho các đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. HQ-9 có nhiều phiên bản, trong đó gồm HHQ-9 là phiên bản thường được dùng để tích hợp trên tàu chiến.


image043

Tên lửa chống tàu chiến YJ-62. Ảnh: TL


image044

Tên lửa đối không HQ-9. Ảnh: Jian Kang

 

Chưa dừng lại ở khả năng đối không, Trung Quốc cũng đã triển khai tên lửa chống tàu chiến YJ-62 đến đảo Phú Lâm từ vài năm qua. Nhiều khả năng, với các hạ tầng sẵn có, YJ-62 cũng đã hiện diện ở Trường Sa.


image045

Thành phố Tam Sa.


Có tốc độ cận âm (gần 1.000 km/giờ), YJ-62 có khả năng tấn công tàu chiến từ khoảng cách đến 400 km, tùy theo phiên bản. Ưu điểm của dòng tên lửa này là có thể khai hỏa từ các bệ phóng di động với tính linh hoạt cao. Hỗ trợ thêm cho YJ-62 và HQ-9, Bắc Kinh cũng đã điều động nhiều loại radar tối tân đến các thực thể trên Biển Đông.


Bằng những loại vũ khí chủ lực trên, Trung Quốc đang hình thành nên một mạng lưới hỏa lực đa nhiệm với chiến đấu cơ dùng để tấn công đa nhiệm cả không chiến lẫn hải chiến, còn hệ thống tên lửa dùng để chống tên lửa lẫn máy bay và tàu chiến tiếp cận các đảo mà nước này đang chiếm đóng phi pháp.


image046

Mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc cải tạo từ tàu lớp Varyag của Ukraine. Ảnh: AFP


Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ ba


Tờ South China Morning Post ngày 5.1 dẫn các nguồn tin thân cận với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ nước này đang đóng tàu sân bay thứ 3 sử dụng hệ thống phóng máy bay hiện đại. Theo đó, việc đóng tàu bắt đầu từ năm ngoái tại xưởng đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Một nguồn tin cho biết Tập đoàn đóng tàu Giang Nam Thượng Hải được chỉ đạo bắt đầu công việc sau khi giới lãnh đạo quân đội họp tại Bắc Kinh vào tháng 3.2017. Cũng theo nguồn tin này, việc đóng tàu mới sẽ phức tạp, khó khăn hơn so với 2 tàu trước và dự kiến mất 2 năm để hoàn thiện phần thân tàu.


Tàu sân bay thứ ba sẽ có số hiệu CV-18 và lượng giãn nước khoảng từ 80.000 - 100.000 tấn, lớn hơn tàu Liêu Ninh, đồng thời sử dụng hệ thống phóng điện từ tương tự tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Thiết kế tháp trên boong cũng nhỏ hơn để vận hành các tiêm kích cỡ lớn. Các nguồn tin cho rằng còn quá sớm để xác định thời điểm đóng xong tàu thứ 3. Trong khi đó, nhiều chuyên gia hàng hải cho rằng Trung Quốc dự định sẽ sở hữu 4 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030. Hiện Trung Quốc có tàu sân bay Liêu Ninh, cải tạo từ tàu lớp Varyag mua của Ukraine và đưa vào biên chế năm 2012. Tàu thứ hai là Type 001A dự kiến sẽ hạ thủy trong năm nay. Song song đó, hải quân Trung Quốc cũng đang ráo riết huấn luyện phi công phục vụ tham vọng bành trướng hạm đội tàu sân bay. Khánh An.


image047

Ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI thuộc CSIS Ảnh: N.M.T


Thể hiện mục tiêu kiểm soát


Tối 5.1, trả lời Thanh Niên, ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI thuộc CSIS, đã đưa ra nhận xét về các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây. Ông cho rằng: “Năm 2017, Trung Quốc đã âm thầm xây dựng cơ sở hạ tầng trên Biển Đông bao gồm cơ sở tiếp liệu, đạn dược, khả năng đồn trú khí tài, radar, giám sát... Qua việc xây dựng, Bắc Kinh đưa ra thông điệp rằng họ vẫn giữ mục tiêu kiểm soát Biển Đông. Điều đó cũng cho thấy những hoạt động ngoại giao với ASEAN về Biển Đông dù tỏ ra mềm mỏng hơn, nhưng thực tế không làm thay đổi ý định của Bắc Kinh đối với khu vực này. Trung Quốc thể hiện rằng họ sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự nếu cần thiết. Ngô Minh Trí
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9812)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9752)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9507)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9418)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11146)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9473)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9719)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8804)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8761)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9238)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».