Hoàng Sa 20/1/2022: Chiến hạm Mỹ hành quân tuần tra; Tầu cộng xua đuổi?

21 Tháng Giêng 20227:50 SA(Xem: 3921)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 21 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


TƯỞNG NIỆM TRẬN HOÀNG SA 1974


Hoàng Sa 20/1/2022: Chiến hạm Mỹ hành quân tuần tra; Tầu cộng xua đuổi?


Hải quân Mỹ bác bỏ tin bị chiến hạm Trung Quốc xua đuổi tại Hoàng Sa


Vi Trân


21/01/20220


Hải quân Mỹ cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về hoạt động tự do hàng hải mới nhất tại Biển Đông là không đúng sự thật.


Ngày 20.1.2022, khu trục hạm USS Benfold (DDG-65) thuộc Hạm đội 7 của Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp vào tháng Giêng năm 1974.


Cùng ngày, Bộ Chỉ huy Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc thông báo đã cho các đơn vị hải quân và không quân theo dõi, xua đuổi chiến hạm Benfold.


image007Khu trục hạm USS Benfold của Mỹ hoạt động tại Hoàng Sa ngày 20.1.2022. Hải quân Mỹ


Đáp lại, trong thông cáo được cập nhật, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về hoạt động của Khu trục hạm Benfold ngày 20.1 là sai sự thật.


“USS Benfold thực hiện cuộc FONOP này phù hợp với luật pháp quốc tế và sau đó tiếp tục các hoạt động bình thường tại vùng biển quốc tế. Hoạt động phản ánh cam kết của chúng tôi nhằm duy trì tự do hàng hải và sử dụng hợp pháp vùng biển. Mỹ đang bảo vệ quyền bay, di chuyển và hoạt động của mọi quốc gia tại bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, như điều Khu trục hạm USS Benfold đã làm trong tuần này. Sẽ không có tuyên bố nào của Trung Quốc ngăn cản chúng tôi”, thông cáo nêu”.


Phía Mỹ cho rằng tuyên bố của Trung Quốc là động thái mới nhất trong số những hành động nhằm thông tin sai về các hoạt động hàng hải hợp pháp của Mỹ và nhằm áp đặt các yêu sách biển phi pháp, quá mức, gây phương hại đến các láng giềng tạiBiển Đông.


Theo Hạm đội 7, toàn bộ quốc gia lớn nhỏ nên được đảm bảo chủ quyền, không chịu cưỡng ép và có thể theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp với quy định và luật lệ được quốc tế chấp nhận. Hạm đội này cho biết Mỹ sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác trong khắp khu vực để thúc đẩy và thực hiện cách tiếp cận hợp tác trước những thách thức an ninh trong khu vực.


image009Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ ngoại Giao Cs VN.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt Nam được xác lập trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển đó đều vô giá trị và không được công nhận. (theo TNO)


Tháng Giêng nhớ lại trận Hải chiến Hoàng Sa 1974


image011Hải quân Hạm trưởng Ngụy Văn Thà HQ-10


image013Hải đồ trận liệt trận chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 (Trần Đỗ Cẩm). Quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát nằm rải rác trên 5.800 dặm vuông trên Biển Đông, cách gần đều cảng Đà Nẵng của Việt Nam (200 hải lý) và đảo Hải Nam của Trung Quốc (162 hải lý). Diện tích của toàn quần đảo (chỉ tính mặt đất) là khoảng 3 dặm vuông. Hầu hết các đảo hợp thành Nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) về phía đông bắc và Nhóm đảo Lưỡi liềm (Crescent Group) về phía tây, cách nhau khoảng 39 hải lý. Đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm An Vĩnh là lớn nhất trong các đảo thuộc Hoàng Sa, có diện tích khoảng 530 mẫu Anh.


Vào sáng sớm 19/1, hạm trưởng chia tàu của Trung Quốc thành hai nhóm: tốp đầu gồm 4 chiếc do các tàu săn ngầm Kronstadt dẫn đầu, và tốp sau gồm các tàu săn ngầm lớp Hải Nam vừa tới. Hạm trưởng được lệnh đáp trả mọi thách thức đối với các tàu đánh cá của dân quân biển và hỗ trợ các ngư dân trên các đảo nếu cần.


Hải quân Nam Việt Nam cũng chia thành hai tốp. Tốp đầu bao gồm các tàu khu trục HQ-4 và HQ-5. Tốp này chạy vòng quanh các đảo Quang Ảnh (Money) và Hải Sâm (Antelope) từ phía nam và tiếp cận đảo Quang Hòa. Tốp thứ hai gồm các tàu quét mìn HQ-10 và tàu khu trục HQ – 16, băng qua vùng đầm phá tại Nhóm đảo Lưỡi liềm từ phía tây bắc.


Hai tàu săn ngầm lớp Kronstadt của Trung Quốc chiếm vị trí để theo dõi các tàu HQ-4 và HQ-5, trong khi các tàu quét mìn loại Type 10 bám theo các tàu HQ-10 và HQ-16. Hạm trưởng HQ – 16 dự cảm trận đánh sắp xảy ra – đã tăng tốc vượt lên các tàu quét mìn Trung Quốc, và 14 lính đặc nhiệm của Nam Việt Nam được đưa lên hai thuyền cao su để giành lại đảo Quang Hòa và Quang Hòa Tây. HQ-16 đâm mạnh và làm hỏng nặng tàu quét mìn 389; thủy thủ trên chiếc 389 bắn vào cầu tàu và ụ súng phía trước của HQ-16, giết hoặc làm bị thương hầu hết thủy thủ Nam Việt Nam trên đó. Cuộc giao chiến sau đó đã diễn ra theo như ý đồ của Trung Quốc.


Các lính đặc nhiệm, từng dự kiến có hải quân yểm hộ, nay phải một mình đối đầu với các tàu Trung Quốc. Họ lên bờ giữa ban ngày, đối địch với một lực lượng kẻ thù đông, cố thủ trong chiến hào trên cả hai đảo Quang Hòa và Quang Hòa Tây, nên nhanh chóng bị đẩy lùi. Họ cố trở lại các thuyền cao su dưới làn đạn kẻ thù, trong khi các tàu hải quân Nam Việt Nam dàn hàng ngang tiến thẳng vào đội hình địch, bắn vào buồng hoa tiêu của địch và tìm cách xoay chuyển thế trận thành một cuộc chiến của pháo tầm xa. Không may cho lực lượng Nam Việt Nam, họ không có được tốc độ, do đó các tàu cơ động hơn của Trung Quốc có thể quyết định khoảng cách giao tranh. Hạm trưởng Trung Quốc ra lệnh: “Tăng tốc tiến lên, đánh cận chiến, thọc mạnh”. Biết rằng các tàu của mình trang bị kém và sẽ bị áp đảo trong một cuộc đấu súng tầm xa, hạm trưởng Trung Quốc quyết định dùng chiến thuật “giáp lá cà”. Sau 10 phút giao tranh, chiến trường đã thu hẹp từ phạm vi 2, 3 hải lý xuống còn vài trăm mét.


Các tàu săn ngầm lớp Kronstadt bắn cấp tập vào HQ-4, trong khi các tàu quét mìn Type 10 tập trung hỏa lực pháo 37mm vào chiếc HQ-16, nhằm vào buồng hoa tiêu, trung tâm thông tin và các radar. Bị bắn hỏng nặng, chiếc HQ-16 phải thoái lui. Các tàu quét mìn chuyển sang bắn vào HQ-10, nhằm vào kho đạn ở đuôi tàu, gây một tiếng nổ khiến phần động cơ phía trước con tàu này tê liệt.


Các tàu quét mìn chỉ cách HQ-10 có khoảng mười thước, khiến các nòng pháo còn lại của chiếc tàu Nam Việt Nam này không thể bắn vào những con tàu thấp và nhỏ hơn của đối phương đang tiếp cận sát thân tàu. Súng bộ binh của thủy thủ Trung Cộng quét dọc ngang sàn tàu và buồng hoa tiêu, sát hại thuyền trưởng và hầu hết thủy thủ điều khiển tàu.


Chiếc HQ-16 bị hư hại cố tiếp ứng cho HQ-10 nhưng bị đẩy ra xa bởi hỏa lực của quân Trung Quốc. Nó phải rút về phía đông nam, trong khi HQ-4 và HQ-5 rút về phía nam. Hai tàu săn ngầm lớp Hải Nam của Trung Quốc tới nơi khoảng trưa 19/1, bắn tiếp vào chiếc HQ-10 khiến nó chìm vào lúc 1h chiều.


Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, hạm phó Nguyễn Thành Trí và nhiỀu sĩ quan phụ tá thủy thủ đã hy sinh theo khu trục hạm HQ-10. (theo Nghiên cứu Quốc tế).

image015image017image019

(Tài liệu theo Hồ Sĩ Quý / https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/qua-trinh-chiem-huu-va-thuc-thi-chu-quyen-cua-viet-nam-tai-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa--thuc-te-khong-gian-doan-hoa-binh-va-minh-bach-3)


image021Một thiếu nữ Việt Nam thả đóa hoa trung nghĩa xuống Biển Đông ghi nhớ-tưởng niệm những người Lính Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống bọn Tầu cộng xâm lăng Biển Đông. Ảnh Lý Kiến Trúc 22/4/2014


image023Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng trước mũi vận tải hạm HQ-571 trong chuyến đi quan sát quần đảo Trường Sa ngày 17/4/2014. Trong lần quan sát tại các đảo lớn Song Tử Tây và Trường Sa, bổn báo đã phát hiện ra bia đá cao lớn do Hải quân VNCH xây dựng từ năm 1956 (dưới thời TT Ngô Đình Diệm) xác lập chủ quyền quần đảo Trường Sa là thuộc quyền quản lý của chính quyền Việt Nam.


image025Bia đá xác lập chủ quyền quần đảo Trường Sa do Hải quân VNCH xây dựng từ năm 1956.

22 Tháng Mười 2017(Xem: 9255)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8937)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9439)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9163)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9966)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8931)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9062)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9047)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9279)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9116)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9533)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10569)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.