"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 27 FEB 2015
1974: "Mỹ lờ tịt Hoàng Sa có lý do"; 2014-15: "Mỹ lờ tịt Trường Sa cũng có lý do" Vì đâu nên nỗi!
(Biển đảo) - Theo bài báo, Mỹ tuy coi trọng chính sách châu Á, nhưng lại phải dành mối quan tâm tới nhiều khu vực khác, nên bỏ mặc Trung Quốc hành động ở Biển Đông.
Tờ “JBpress” Nhật Bản gần đây đăng bài viết “Mỹ bàng quan trước hành động xây đảo nhân tạo của người Trung Quốc” cho rằng, tuần trước Viện Lập pháp (Quốc hội) Đài Loan đã công bố kế hoạch hoàn thành các công trình quân sự trên đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), chủ yếu là bến cảng và đường băng máy bay được tăng cường (các hoạt động này của Đài Loan là bất hợp pháp- PV).
Bài báo cho rằng, căn cứ vào kế hoạch này, Đài Loan đang nghiên cứu xây mới bến đỗ ở đảo Ba Bình để triển khai tàu tuần tra mới và tàu hộ vệ hải quân ở đó. Đài Loan sở dĩ muốn tăng cường phòng vệ đối với đảo Ba Bình – khu vực cách Đài Loan 1.600 km, nguyên nhân ở chỗ Trung Quốc không ngừng thúc đẩy xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở vài đá ngầm vòng ở vùng biển cách đảo Ba Bình khoảng 25 km về phía nam, trong khi đó những đảo nhân tạo này không lâu nữa sẽ trở thành căn cứ quân sự của họ.
Trung Quốc liên tục tiến hành xây dựng (phi pháp) đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Vào tháng 6 năm 2014, Trung Quốc lại tiến hành lấn biển, xây đảo (phi pháp) ở đá Chữ Thập, có kế hoạch xây dựng căn cứ cỡ lớn ở đó. Đồng thời, tàu thuyền Trung Quốc còn ra vào (phi pháp) ở đá Gaven và đá Châu Viên. Gần đây thấy rõ, Trung Quốc đã biến đá Gaven thành đảo nhân tạo (một cách phi pháp), hòn đảo này lân cận đảo Ba Bình – nơi Đài Loan đã triển khai phương tiện đường không (phi pháp).
Chiến lược gia Hải quân Mỹ sớm đã bắt đầu quan tâm đến chiến lược biển và động thái xây dựng đảo nhân tạo (phi pháp) của Trung Quốc, Rất nhiều người trong số họ cho rằng, lý do không ngừng đẩy nhanh tiến độ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc chắc chắn là “thăm dò năng lực phản ứng của Mỹ”.
Mặc dù Mỹ ủng hộ quan điểm “Trung Quốc xây đảo nhân tạo xâm phạm chủ quyền của nước khác” do Philippines đưa ra, nhưng hoàn toàn không trực tiếp có hành động bày tỏ nghi ngờ đối với việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo, cộng với tập trung cho ứng phó các vấn đề như Crimea, Syria và IS, không có nhiều nguồn lực hơn để xử lý vấn đề Biển Đông – một trong những trọng điểm của “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”.
Mặt khác, vào mùa hè năm nay, Trung Quốc không ngừng thúc đẩy xây dựng đảo nhân tạo. Đối với Trung Quốc, chính sách coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama ít nhất là để kiềm chế Trung Quốc về quân sự, trong khi đó Trung Quốc có ý đồ không ngừng thúc đẩy xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông để thăm dò “ý đồ thực sự” về quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc.
Có bình luận từ TQ cho rằng: “Mặc dù Mỹ nhiều lần đề cập đến chính sách “coi trọng châu Á”, nhưng coi tình hình Nga và tình hình IS là vấn đề hàng đầu, “bỏ mặc/bàng quan” với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, làm cho sự thăm dò của Trung Quốc có được câu trả lời mà Bắc Kinh cho là “hợp lệ”.
(Theo Giáo Dục)