Vì sao ông Võ Văn Thưởng bị tước hết chức vụ?; Vương Đình Hụê sẽ thay?

20 Tháng Ba 20247:32 SA(Xem: 2773)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN - THỨ TƯ 20 MAR 2024


Vì sao ông Võ Văn Thưởng bị tước hết chức vụ?; Vương Đình Hụê sẽ thay?


(*)

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

20/3/2024 (tổng hợp)


Tóm tắt những vấn đề:


Trung ương Đảng đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước


Ông Võ Văn Thưởng mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ


Rome: Võ Văn Thưởng đến Vatican gặp Giáo hoàng Francis


Chủ tịch nước CsVN Võ Văn Thưởng mời Giáo hoàng Francis đến thăm VN


Chưa chắc Giáo Hoàng thăm Việt Nam


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Hội đồng Giám mục Việt Nam


Hà Nội sẽ trả lại tài sản của Giáo Hội Công Giáo VN trước 1975 cho Vatican?


Tập Cận Bình đến Hà Nội mang theo những ‘bửu bối’ gì?


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến ông Tập Cận Bình


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài


Tập Cận Bình hoan nghênh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sang thăm Trung Quốc trong năm 2024


image005Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (bảng tên chữ Tầu) phát biểu tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 13/12/2023 tại Hà Nội - Ảnh: Quochoi.vn


image007Sau chuyến thăm Hà Nội từ ngày 12-13/12/2023, ông Tập Cận Bình ‘dặn dò’điều gì với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (hai tay đang ân cần nắm chặt tay ông Tập) trong giây phút ông Huệ tiễn ông Tập lên Air China One bay về Bắc Kinh. Ảnh TTO


Trung ương Đảng đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước


image009Ông Võ Văn Thưởng. Getty Images.


BBC 20/3/2024


Chiều 20/3/2024, ông Võ Văn Thưởng đã được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước, bao gồm chức Chủ tịch nước.


Như BBC News Tiếng Việt nhận định từ nhiều ngày qua, ông Võ Văn Thưởng đã có đơn thôi chức và đến nay đã được Trung ương Đảng đồng ý.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII đã có cuộc họp bất thường vào chiều 20/3 để cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng.


Ông Võ Văn Thưởng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.


Theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”.


Ông Thưởng “chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”


Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Võ Văn Thưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.


Ông là Chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam khi nhậm chức ở tuổi 53, và cũng là chủ tịch nước tại vị ngắn nhất trong lịch sử, mới hơn 1 năm 1 tháng.


Hiện chưa rõ ông Thưởng phạm phải điều gì đảng viên không được làm, nhưng đã có những đồn đoán về sự liên quan của ông Thưởng đối với những sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn. Nhất là khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, có cán bộ ở ba tỉnh là Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Vĩnh Long được xác định là có liên quan.


Tháng 8/2011, khi đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Thưởng được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XVIII (nhiệm kỳ 2010- 2015) thay cho ông Nguyễn Hòa Bình. Ông Thưởng làm chức này đến tháng 4/2014.


Về vụ án Phúc Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải là ông Đặng Văn Minh và cựu Chủ tịch UBND tỉnh là Cao Khoa đều đã bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ" và bị tạm giam.


Trong đó, ông Cao Khoa làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi từ 2011-2014, cùng giai đoạn khi ông Thưởng làm Bí thư tỉnh này.


Những thông tin trên website của Chính phủ Việt Nam cho thấy đây sẽ là một trong những “đại án”.


Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết chỉ riêng hai dự án của tập đoàn này tại tỉnh Vĩnh Phúc “đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 640 tỷ đồng”.


Ngôi sao trẻ trên chính trường


Ông Võ Văn Thưởng sinh ngày 13/12/1970 tại xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.


Năm 1992, ông theo học ngành triết học Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.


Giai đoạn 1993 – 2004, ông Thưởng sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Cộng sản và công tác tại Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh


Sau đó ông là Bí thư Quận ủy 12, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004-2006.


Năm 2006, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn 2006. Sau đó, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, giữ vị trí từ năm 2007 – 2010.


Từ tháng 4/2006, ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.


Cũng trong năm 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII.


Tháng 1/2011, tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.


Bảy tháng sau đó, Bộ Chính trị phân công ông giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.


Từ 4/2014 – 1/2016, ông là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.


Từ 1/2016 – 1/2021, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.


Từ 2/2021 tới 3/2023, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng


Ngày 2/3/2023, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 – 2026), sau khi nhận 487 phiếu tán thành và 1 phiếu không tán thành, ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Thời điểm nhậm chức, ông Thưởng 53 tuổi và là chủ tịch nước trẻ tuổi nhất.


Theo Hiến pháp năm 2013 – Điều 87, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước sẽ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Trong trường hợp ông Võ Văn Thưởng, nhiệm kỳ của ông sẽ theo Quốc hội khóa XV, tức tới năm tháng 5/2026.


image010Nguồn hình ảnh, HOANG THONG NHAT/Vietnam News Agency/AFP/Getty Images. Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3/2023


Vào 'Tứ Trụ'


Với việc trở thành chủ tịch nước, ông Võ Văn Thưởng là một trong “tứ trụ” của Việt Nam, bên cạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.


Việc bổ nhiệm chức vụ chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng hay còn gọi là "đốt lò" của ông Nguyễn Phú Trọng ngày một mở rộng. Hàng trăm quan chức bị ví như "củi" bỏ vào lò khi bị kỷ luật, hàng loạt nhà chính trị hàng đầu bị miễn nhiệm, trong đó có hai phó thủ tướng, nhiều nhân vật cấp cao thậm chí bị khởi tố hình sự, lãnh án tù.


Theo hãng tin Reuters, ông Võ Văn Thưởng được coi là người thân tín với nhân vật quyền lực nhất Việt Nam, cũng là người dẫn dắt chiến dịch “đốt lò” nói trên – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Xét về tiểu sử, ông Võ Văn Thưởng, được coi là “hạt giống đỏ”, có học vấn và quá trình làm việc khá giống với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Theo tiểu sử, ông Nguyễn Phú Trọng có học hàm giáo sư, tiến sĩ chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng).


Còn ông Võ Văn Thưởng tốt nghiệp ngành triết học, Đại học Tổng hợp TP HCM, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.


Theo tiểu sử, ông Thưởng chỉ thuần hoạt động trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sau khi ra trường.


Quá trình công tác của ông Trọng và ông Thưởng cũng hoàn toàn trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.


image011Ông Võ Văn Thưởng từng được đánh giá là nhân vật thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng


Đánh giá về ông Võ Văn Thưởng


Ngày 2/3/2023, phóng viên Đông Nam Á Jonathan Head viết trên BBC News: "Đáng chú ý, ông Thưởng có sự nghiệp hoàn toàn trong đảng [Đảng Cộng sản Việt Nam] và chuyên về chủ nghĩa Marx-Lenin."


Trong diễn văn nhậm chức, ông Võ Văn Thưởng mở đầu bằng câu: “Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương ĐCSVN”. Việc nêu đích danh ông Trọng không xảy ra trong diễn văn nhậm chức của hai người tiền nhiệm.


Không lâu trước lễ nhậm chức chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận xét với BBC rằng việc ông Thưởng được chọn làm chủ tịch nước là nhằm cho ông tích lũy kinh nghiệm về quan hệ quốc tế và phục vụ đủ thâm niên để các đồng chí trong đảng đánh giá ông là một lựa chọn khả dĩ cho chức vụ tổng bí thư.


Ngày 5/3/2023, nêu nhận định về chuyển biến nhân sự của Việt Nam với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm cho rằng:


"Võ Văn Thưởng là một hiện tượng quyền lực trong một truyền thống và thể chế biết tận dụng những nhân sự ngây ngô, không bản lãnh, chỉ biết ngoan ngoãn tuân theo ngôn ngữ và tập quán chế độ.”


"Võ Văn Thưởng dù biết mình bị ‘đặt đâu ngồi đó’ vẫn vui vẻ tham dự cuộc chơi vì không muốn làm mất lòng ai. Ví dụ trường hợp Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng, có thể ví như ngây ngô và quỷ quyệt. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị loại ngay, vì [Đảng] sợ sự thay đổi lớn," Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm nói với BBC.


Ngày 6/3/2023, trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) đánh giá về chuyển biến nhân sự mới nhất trong bộ máy chính trị ở Việt Nam:


“Tôi không chắc việc ông Thưởng trở thành tân chủ tịch nước sẽ tạo nên sự thay đổi tức thời nào trong bất kỳ vấn đề gì. Chức vụ chủ tịch nước phần lớn mang tính chất nghi thức, được xem là yếu nhất trong 'Tứ Trụ' với văn phòng và nhân sự tương đối nhỏ. Ông Thưởng không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách ngoại giao. Do đó tôi không kỳ vọng có sự thay đổi nào trong chính sách ngoại giao của Việt Nam thời gian tới, vốn sẽ được Bộ Chính trị định đoạt.”


Trên cương vị chủ tịch nước


Vị khách quốc tế đầu tiên ông Võ Văn Thưởng đón tiếp trên cương vị chủ tịch nước là Samdech Krolahom Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Campuchia, vào ngày 4/3/2023.


Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hai quốc gia vừa kỉ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.


Khoảng 1 tháng sau đó, ngày 4/4/2023, ông Võ Văn Thưởng đón tiếp Toàn quyền Úc David Hurley. Chuyến thăm diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.


Ngày 10-11/4, chuyến thăm của ông Võ Văn Thưởng tới Lào là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị chủ tịch nước.


Từ ngày 4-6/5, nhận lời mời của Hoàng gia và Chính phủ Anh và Bắc Ireland, ông Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III.


Trong chuyến đi, ông Thưởng cũng gặp mặt và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Anh.


image012Nguồn hình ảnh, Getty Images.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng diện kiến Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Vatican vào tháng 7/2023


Ngày 11/9/2023, ông Võ Văn Thưởng đón tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Đáng chú ý, trước đó vào tháng Ba, ông Biden đã có cuộc điện đàm với ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản, chứ không phải nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Đây là một động thái được cho là hiếm thấy khi đó.


Cũng trong cuộc gặp tại Phủ Chủ tịch ngày 11/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tặng Tổng thống Mỹ Joe Biden một món quà là cuốn sách mang tên: "Một con người, một con đường và một lịch sử: HỒ CHÍ MINH - THƯ GỬI NƯỚC MỸ''.


Vào ngày 12/12/2023, ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, đến thăm Việt Nam.


Theo đúng nghi thức, ông Nguyễn Phú Trọng đón tiếp ông Tập tại Văn phòng Trung ương Đảng, còn ông Võ Văn Thưởng đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc tại Phủ Chủ tịch.


Tuy nhiên, trong buổi lễ ngày 12/12/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại là người đón tiếp ông Tập tại Phủ Chủ tịch, không có sự tham dự của ông Thưởng.


Sau đó, ngày 13/12/2023, ông Tập Cận Bình mới có cuộc hội đàm khác, cũng tại Phủ Chủ tịch, với ông Võ Văn Thưởng.


Mới đây nhất, chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Maxima theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vốn dự kiến diễn ra từ ngày 19/3 đến 22/3 đã bất ngờ bị hủy bỏ.


Sự kiện này đã dẫn tới những đồn đoán về các chuyển biến nhân sự lãnh đạo của Việt Nam, trong đó có thông tin ông Thưởng sẽ từ chức.


Giờ đây, với quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tin đồn râm ran một tuần nay đã thành hiện thực.


(*) Tựa của VHO


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Ông Võ Văn Thưởng mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10175/ong-vo-van-thuong-muon-co-nhung-triet-gia-tam-co


21/9/2020


Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào sáng nay (20/9). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tới dự và phát biểu.


Phát biểu tại Đại hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, việc thành lập Hội Triết học là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự tập hợp những người làm công tác triết học nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, giảng dạy triết học, góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.


Điểm lại quá trình hình thành, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết từ rất sớm, dân tộc ta đã phần nào tiếp cận được tinh hoa triết học của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở phương Đông.


Khi một số trung tâm khoa học châu Âu có mặt tại Hà Nội, chúng ta không chỉ tiếp nhận được nội dung của nhiều học thuyết, nhiều khuynh hướng triết học mà còn tiếp nhận được cả phương pháp tư duy triết học ở trình độ cao của nhân loại.


Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, những yếu tố trên góp phần không nhỏ vào sự phát triển tư tưởng triết học Việt Nam, song, về cơ bản, sự phát triển tư tưởng triết học Việt Nam là kết quả sự kế thừa và phát triển trí tuệ uyên bác của cha ông ta từ thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.


image013Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng: "Việt Nam chưa có nền triết học sánh ngang với triết học Hy Lạp - La Mã bề thế, với triết học Ấn Độ sâu sắc, với triết học Trung Hoa thâm thúy, hay với triết học duy lý của Tây Âu nhưng Việt Nam bên cạnh nền văn hóa vật thể ẩn chứa vô vàn những triết lý hành động, còn có nền văn hóa Văn - Sử - Triết bất phân, có sự kết hợp tinh tế giữa các loại hình văn hóa với tư duy tín ngưỡng dân tộc…"


Gần một thế kỷ qua, kể từ khi triết học Mác - Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam truyền bá ở Việt Nam, tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn của nó đã được giới lý luận và các nhà hoạt động xã hội Việt Nam nhanh chóng tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo.


Sự tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo này đã góp phần làm cho triết học Mác - Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc, kể cả thực tiễn lao động xây dựng đất nước, xây dựng phát triển văn hóa, con người...


Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhìn lại gần 35 năm qua, khi thực hiện công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đã đem lại nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa tư bản, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, về thời kỳ quá độ và những đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.


Ông khẳng định sự nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn này trước hết là nhờ tư duy triết học. Tư duy biện chứng duy vật đã cung cấp cơ sở lý luận làm thay đổi phương thức phát triển đất nước - từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn.


Tư duy này đã định hướng đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, ra khỏi tình trạng một nước nghèo và từng bước vững chắc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho rằng“ở nước ta, ngoài triết học Mác - Lênin, các triết học khác ít được nghiên cứu sâu, thậm chí ít được biết đến, trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giảng dạy và nghiên cứu triết học chưa đạt chất lượng cao. Hiện nay chưa có nhà triết học Việt Nam nào đủ nổi tiếng hoặc đạt đến trình độ chuyên gia, sự gắn kết giữa triết học với chính trị và với thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết…”


Từ nhu cầu phát triển của xã hội, từ thực trạng các mặt của ngành Triết học Việt Nam, thay mặt Ban Bí thư, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, và với tư cách cá nhân của một người học triết học, ông Võ Văn Thưởng khẳng định Hội Triết học có nhiệm vụ quan trọng. 


Đó là nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và chức năng để đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có tri thức và tư duy triết học cao, đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết của nhân dân về triết học, cung cấp cơ sở lý luận triết học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


Hội Triết học cần đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, nghiên cứu và phát triển Triết học Mác - Lênin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cơ sở lý luận triết học cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.


Đặc biệt với các mục tiêu cụ thể và to lớn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” là: Phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, cơ bản có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.


Hội Triết học có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn.


Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước.


Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh Hội Triết học phải trở thành mái nhà chung của các thế hệ những nhà nghiên cứu, giảng dạy triết học của cả nước, cái nôi vun đắp, bồi dưỡng, để Việt Nam có những triết gia, chuyên gia nghiên cứu triết học tầm cỡ khu vực và thế giới; là nơi tham gia tổ chức các diễn đàn học thuật uy tín về triết học cả trong và ngoài nước.


Rome: Võ Văn Thưởng đến Vatican gặp Giáo hoàng Francis


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11892/rome-vo-van-thuong-den-vatican-gap-giao-hoang-francis


Chủ tịch nước CsVN Võ Văn Thưởng mời Giáo hoàng Francis đến thăm VN


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12123/chu-tich-nuoc-csvn-vo-van-thuong-moi-giao-hoang-francis-den-tham-vn


Chưa chắc Giáo Hoàng thăm Việt Nam


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4950/chua-chac-giao-hoang-tham-viet-nam


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Hội đồng Giám mục Việt Nam


https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-tham-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-20230807153938276.htm


TIẾN LONG


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chia sẻ với Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiều thông tin, thành quả đạt được trong chuyến thăm của ông đến Tòa thánh Vatican.


image015Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao đổi với Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ảnh: TIẾN LONG


Sáng 7-8, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn công tác đã đến thăm Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cùng đi có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và TP.HCM.


Tiếp đoàn có Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam - Tổng giám mục Tổng Giáo phận TP.HCM Giuse Nguyễn Năng, cùng ban thường vụ - chủ tịch các ủy ban của Hội đồng Giám mục và giám mục các giáo phận.


Đoàn đã nghe đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam thông tin một số nét chính về Giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng như những đóng góp của cộng đồng giáo dân trong đợt dịch COVID-19 nói riêng và công cuộc phát triển đất nước nói chung.


Phải nói rằng đồng bào Công giáo tham gia rất tích cực, mang đến thành tựu chung của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội, chăm sóc cho người bệnh, người nghèo, người yếu thế, thiếu nhi, thiếu niên.... Tôi thấy những việc làm đó sáng lên tinh thần đoàn kết, tinh thần phục vụ của tín đồ Công giáo. (CHỦ TỊCH NƯỚC VÕ VĂN THƯỞNG)


image017Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Giuse Nguyễn Năng tặng bức ảnh cho Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Ảnh: TIẾN LONG


Trao đổi ngay sau đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chia sẻ một số tin về biến động của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như thành quả của Việt Nam từ đầu nhiệm kỳ tới này.


Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Thành tựu chung của cả nước từ đầu năm 2021, trong và sau thời kỳ đại dịch COVID-19 có sự đóng góp rất tích cực của đồng bào Công giáo. Báo cáo của Hội đồng Giám mục thể hiện điều đó, nhưng chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn rất nhiều so với những điều báo cáo đã nêu".


Chủ tịch nước chia sẻ may mắn có quá trình công tác trải qua nhiều nhiệm vụ ở cơ sở, cấp độ, vùng miền. Ông cũng đã chung vai sát cánh, đồng hành với các vị tu sĩ, linh mục, các soeur đồng bào Công giáo trong nhiều hoạt động xã hội.


Thông qua việc dấn thân, phục vụ cộng đồng, đồng bào Công giáo xem đó như một cách phục vụ đức tin, phục vụ Chúa. Những giá trị văn hóa của đồng bào Công giáo từ đó cũng được phát huy.


image019Chủ tịch nước và đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ảnh: TIẾN LONG


Chủ tịch nước bày tỏ rất vui khi đến thăm Hội đồng Giám mục Việt Nam. Chuyến thăm rất ý nghĩa, được thực hiện sau khi ông cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm thành công tốt đẹp tới Áo, Ý và Tòa thánh Vatican.


Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Võ Văn Thưởng chúc Tổng giám mục Nguyễn Năng và các vị chức sắc sức khỏe, an lành, thánh đức. Qua các vị chức sắc gửi đến đồng bào Công giáo cả nước sức khỏe, an lành, hạnh phúc, sống trong tình yêu thương chan chứa của Chúa, của những người anh em.


Ông khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán thực hiện đường lối, chính sách bảo đảm và tôn trọng tự do, tín ngưỡng của đồng bào, trong đó có đồng bào Công giáo.


Chủ tịch nước cho hay trong chuyến thăm, ông đã hội kiến Giáo hoàng Francis, làm việc với Thủ tướng Tòa thánh, Hồng y Pietro Parolin, được đồng bào Công giáo cả nước rất quan tâm.


Cuộc làm việc với Tòa thánh đã khẳng định quan hệ Việt Nam - Vatican ngày càng phát triển tốt đẹp và đạt kết quả thực chất, trên tinh thần hiểu nhau hơn và chia sẻ lẫn nhau. Bên cạnh đó tiếp tục thúc đẩy quan hệ tốt đẹp này, tạo điều kiện để văn phòng thường trú hoạt động hiệu quả.


image021Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng - Ảnh: TIẾN LONG


Chia sẻ sau đó, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam - Tổng giám mục Tổng Giáo phận TP.HCM Giuse Nguyễn Năng bày tỏ trân trọng và vui mừng khi Chủ tịch nước đến thăm.


Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng bày tỏ sự vui mừng về kết quả chuyến thăm của Chủ tịch nước, hai bên Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã đạt được bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao.


Theo đó, hai bên chính thức ký kết “Thỏa thuận về Quy chế của đại diện thường trú của Tòa thánh và về Văn phòng đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam”.


Theo Tổng giám mục Nguyễn Năng, để đạt được kết quả này phải mất quá trình trao đổi kiên trì suốt hơn 10 năm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Phải có sự thông cảm, thấu hiểu và yêu mến giữa hai bên mới đạt được thành quả như thế này.


"Chúng tôi vui mừng khi Nhà nước đạt được bước tiến xa về ngoại giao, mở mang quan hệ với cộng đồng quốc tế. Cộng đồng Công giáo từ lâu cũng mong muốn có đại diện thường trú cả Tòa thánh tại Việt Nam, thường xuyên hơn", Tổng giám mục Nguyễn Năng nhấn mạnh.


Chủ tịch nước: Ấn tượng với khẩu hiệu hành đạo Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng


Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng và rất thích với khẩu hiệu hành đạo của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam - Tổng giám mục Tổng Giáo phận TP.HCM Giuse Nguyễn Năng là "hiệp thông phục vụ".


Chủ tịch nước chia sẻ ông thấy trong thông điệp đó "có điểm giao nhau rất lớn", rất gần với suy nghĩ của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi nói về đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. (Tiến Long)


Hà Nội sẽ trả lại tài sản của Giáo Hội Công Giáo VN trước 1975 cho Vatican?


https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a12153/ha-noi-se-tra-lai-tai-san-cua-giao-hoi-cong-giao-vn-truoc-1975-cho-vatican-


Tập Cận Bình đến Hà Nội mang theo những ‘bửu bối’ gì?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12115/tap-can-binh-den-ha-noi-mang-theo-nhung-buu-boi-gi-


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến ông Tập Cận Bình


THANH HIỀN


Ông Tập Cận Bình hoan nghênh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sang thăm Trung Quốc trong năm 2024 để tăng cường trao đổi giữa cơ quan lập pháp hai nước, tăng cường quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt.


image023Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (bên phải) hội kiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 13-12 - Ảnh: Quochoi.vn


Ngày 13-12 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.


Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng trước những thành quả và nhận thức chung quan trọng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được trong cuộc hội đàm ngày 12-12, nhất là việc hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh thành quả mang tầm vóc lịch sử này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hai Đảng, hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới sâu rộng, thực chất và bền vững hơn.


image025Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc hội kiến - Ảnh: Quochoi.vn


Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ ấn tượng sâu sắc và chúc mừng những thành tựu quan trọng trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu và đổi mới không ngừng của Quốc hội Việt Nam cũng như kết quả hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc những năm qua.


Ông cũng ghi nhận giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp của hai cơ quan lập pháp luôn được duy trì, sự phối hợp tại các cơ chế đa phương diễn ra thường xuyên, đưa quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp trở thành một bộ phận quan trọng của quan hệ tổng thể giữa hai Đảng, hai nước.


image026Quang cảnh cuộc hội kiến tại Nhà Quốc hội ngày 13-12 - Ảnh: Quochoi.vn


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc duy trì và tăng cường hơn nữa giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, các ủy ban chuyên trách, nhóm nghị sĩ hữu nghị, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý và chính sách thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại phát triển cân bằng, bền vững, đặc biệt là nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam.


Ông cũng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực, ủng hộ nhau đăng cai các diễn đàn, hội nghị quốc tế, thúc đẩy các cơ quan có trách nhiệm của hai nước kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng phù hợp với các thỏa thuận, nhận thức chung cấp cao và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, phối hợp thúc đẩy củng cố nền tảng xã hội tốt đẹp của quan hệ hai Đảng, hai nước.


image028Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc hội kiến - Ảnh: Quochoi.vn


Ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quản lý toàn diện đất nước theo pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.


Ông nhất trí những đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mong muốn hai nước duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao, trao đổi về các biện pháp xây dựng Đảng và phát triển đất nước, thúc đẩy hợp tác thực chất, tăng cường kết nối hạ tầng, sẵn sàng mở cửa thị trường rộng lớn của Trung Quốc, làm tốt các hoạt động giao lưu nhân dân, quản lý tốt bất đồng.


Ông Tập Cận Bình ủng hộ Nhân đại Trung Quốc tăng cường giao lưu hợp tác với Quốc hội Việt Nam, hoan nghênh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sang thăm Trung Quốc trong năm 2024 để tăng cường trao đổi giữa cơ quan lập pháp hai nước, phát huy vai trò to lớn hơn nữa trong việc tăng cường quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt. (THANH HIỀN)

image030

Hai phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam, Trung Quốc giao lưu với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài


Lê Tuyết/VOV -  


13 Tháng Mười Hai 2023 | 23:10:40


(VOV5) -Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp.


Chiều 13/12/2023, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước từ ngày 12 đến 13/12/2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân.


image031Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài


image033Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiễn Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.


Cùng tiễn có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương-Phan Đình Trạc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội-Vũ Hải Hà; Chủ tịch UBND TP Hà Nội-Trần Sỹ Thanh; Đại sứ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam-Hùng Ba.


image035Tập Cận Bình dặn dò? Trước khi lên máy bay về Bắc Kinh.

image036image038

Trong thời gian diễn ra chuyến thăm cấp Nhà nước hai bên đã có các hoạt động quan trọng như: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì trọng thể lễ đón chính thức và hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

image040

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đã giao lưu nhân sỹ hữu nghị, thế hệ trẻ Việt Nam – Trung Quốc. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.


image042Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay Nội Bài


Tại chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có 36 văn bản thỏa thuận hợp tác được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ký kết.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


image044Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay Nội Bài 


Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai đảng, hai nước; góp phần quan trọng vào phát huy tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc; nâng tầm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ mới, thúc đẩy hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. (Lê Tuyết/VOV)


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình


(Chinhphu.vn) - Ngày 13/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.


13/12/2023


image046Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: TTXVN


Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng trước những thành quả và nhận thức chung quan trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được trong cuộc hội đàm ngày 12/12, nhất là việc hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thành quả mang tầm vóc lịch sử này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hai Đảng, hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới sâu rộng, thực chất và bền vững hơn.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ ấn tượng sâu sắc và chúc mừng những thành tựu quan trọng trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu và đổi mới không ngừng của Quốc hội Việt Nam cũng như kết quả hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc những năm qua. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ghi nhận giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp của hai cơ quan lập pháp luôn được duy trì, sự phối hợp tại các cơ chế đa phương diễn ra thường xuyên, đưa quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp trở thành một bộ phận quan trọng của quan hệ tổng thể giữa hai Đảng, hai nước.


Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc duy trì và tăng cường hơn nữa giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, các ủy ban chuyên trách, Nhóm nghị sĩ hữu nghị; tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý và chính sách thông thoáng, thuận lợi; thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại phát triển cân bằng, bền vững, đặc biệt là nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực; ủng hộ nhau đăng cai các diễn đàn, hội nghị quốc tế; thúc đẩy các cơ quan có trách nhiệm của hai nước kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng phù hợp với các thỏa thuận, nhận thức chung cấp cao và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; phối hợp thúc đẩy củng cố nền tảng xã hội tốt đẹp của quan hệ hai Đảng, hai nước.


image047Quang cảnh cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: TTXVN


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; quản lý toàn diện đất nước theo pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bày tỏ nhất trí những đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mong muốn hai nước duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao, trao đổi về các biện pháp xây dựng Đảng và phát triển đất nước; thúc đẩy hợp tác thực chất, tăng cường kết nối hạ tầng, sẵn sàng mở cửa thị trường rộng lớn của Trung Quốc; làm tốt các hoạt động giao lưu nhân dân; quản lý tốt bất đồng.


Đồng chí Tập Cận Bình bày tỏ ủng hộ Nhân đại Trung Quốc tăng cường giao lưu hợp tác với Quốc hội Việt Nam và hoan nghênh đồng chí Vương Đình Huệ sang thăm Trung Quốc trong năm 2024 để tăng cường trao đổi giữa cơ quan lập pháp hai nước, phát huy vai trò to lớn hơn nữa trong việc tăng cường quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt. (Theo TTXVN)