Lá Thư Úc Châu
NNS
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc
Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường
cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung
cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá
29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở
Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn
mừng).
Nhưng có lẽ ít ai biết về số phận của ông vua phản bội Tổ quốc Lê Chiêu Thống
và đoàn tòng vong của ông ta sau cuộc thua tan tác này. Chúng tôi xin lược qua
15 năm sống (và chết) nhục nhã (và phần nào đáng thương) trên đất Trung Quốc
của họ.
Bài viết dưới đây tổng hợp từ Hoàng Lê nhất thống chí [i] (HLNTC), Bắc hành
tùng ký (BHTK), có tham khảo thêm các giáo trình lịch sử Việt nam và từ điển mở
Wikipedia. Trong số này đặc biệt chú ý là Bắc hành tùng ký, bởi nó là cuốn nhật
ký của Lê Quýnh, nhân vật quan trọng nhất trong đoàn tùy tùng của Lê Chiêu Thống,
ghi lại những ngày ông bị giam cầm trên đất Trung Quốc.
Cầu cứu nhà Thanh
Với khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh, sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giao
lại Bắc Hà cho vua Lê (1786), rồi rút quân về Nam. Vua Lê lúc ban đầu là Lê
Hiển Tông, sau khi qua đời, Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) được kế vị, hiệu là Chiêu
Thống, năm ấy 21 tuổi. Nhưng Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai
quản đất nước. Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải hết dựa vào thế lực
này đến thế lực khác, từ Đinh Tích Nhưỡng đến Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Chỉnh bị Võ
Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây, Trung Quốc, cầu cứu nhà
Thanh.
Nhân cơ hội ấy, quân Thanh do Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo
sang. Ngay khi vào Thăng Long, chúng đã chẳng coi Lê Chiêu Thống ra gì. Vua ta
phải hằng ngày vào chầu chực ở bản doanh của Tôn Sỹ Nghị để nghe lời sai bảo.
Tuy vua Lê đã được phong Vương, nhưng giấy tờ đưa đi các nơi, đều dùng niên
hiệu Càn Long. “Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chờ ở doanh của Nghị để nghe
truyền việc quân, việc nước. Vua cưỡi ngựa đi trước, Lê Quýnh cưỡi ngựa đi sau,
quân lính hộ vệ chỉ vài chục người. Người trong kinh có kẻ không biết là vua.
Hoặc có người biết, thì họ nói riêng với nhau rằng:
“Nước
Chạy theo tàn quân Thanh
Sau khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung
thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa.
Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Quân Thanh, mà thực chất là quân 4 tỉnh gần
Việt Nam (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu), sau những trận Ngọc Hồi,
Khương Thượng, Đống Đa,… đã trở nên khiếp sợ vua Quang Trung và quân Tây Sơn.
Theo Hoàng Lê nhất thống chí, khi quân ta đuổi chúng đến Lạng Sơn, đã nói phao
lên rằng: “Sẽ giết hết rợ Hung Nô”. Do đó, ở đất Trung Quốc, “dân chúng lại
càng nhốn nháo. Từ cửa ải Nam Quan trở về bắc, trai gái già trẻ, bồng bế dắt
díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm, lặng ngắt không còn bóng người” (HLNTC).
Tôn Sỹ Nghị bị cách chức, vua Càn Long cử Phúc Khang An là một người thuộc đội
“cờ viền vàng”, được vua rất tin dùng, làm tổng đốc Lưỡng Quảng, thay mặt triều
đình lo việc kinh lý với An Nam. Ở triều đình thì việc này giao cho Hòa Khôn
(tức Hòa Thân, viên quan nổi tiếng tham nhũng nhưng lại được vua Càn Long tin
dùng) trực tiếp phụ trách. Cả hai tên này đều không thích gì việc đánh Việt
Mặt khác, sau đại thắng, Quang Trung tìm cách hòa hiếu. Ông sai Ngô Thì Nhậm
thảo thư gửi Phúc Khang An, nói rõ ta không có ý đánh nhau mà thực ra lỗi thuộc
về Tôn Sỹ Nghị. An bày cho ta đưa vàng bạc đút lót cho Hoà Khôn. Khôn liền tâu
với vua Thanh xin bãi việc binh, phong vương cho Quang Trung. Khôn nói: “Từ xưa
đến nay, chưa có đời nào làm nên công trạng ở cõi
Ngô Thì Nhậm cho Nguyễn Quang Thực, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu, giả làm Quang
Trung, sang yết kiến vua Thanh, dâng thêm hai thớt voi đực. Dọc đường, người
Thanh phải phục dịch chuyển vận rất khó nhọc. Trong ngoài ai cũng biết là giả
dối, mà không ai dám nói. Đến Yên Kinh, “vua” Quang Trung (giả) được đón tiếp
rất chu đáo (Càn Long không biết hay biết nhưng cố tình lờ đi?), được phong
vương. Và như vậy số phận Lê Chiêu Thống đã sắp được định đoạt mà y không biết.
Bị ép gọt đầu gióc tóc
Trong khi ấy, Phúc Khang An giả vờ bảo Lê Chiêu Thống: “Ngày xuất quân không
còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liêu thuộc làm quân dẫn đường đi trước.
Nhưng bây giờ nên gọt đầu gióc tóc, thay đổi quần áo giống như người Trung
Quốc, để khi về Nam quân giặc không thể phân biệt được, thì công lớn mới có thể
thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. “Việc binh
không ngại dùng cách xảo trá”. Vương nên nghĩ tới chỗ đó. Lê Chiêu Thống tưởng
thật, vâng lệnh ngay, lại còn nói: “Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ
thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung Quốc, cũng xin
vâng lệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?” (HLNTC)
Thế là Khang An bèn làm một tờ biểu kín tâu với vua Thanh, nói rằng vua An Nam
không còn có ý xin cứu viện nữa, vua tôi đều đã gióc tóc đổi đồ mặc, xin ở lại
yên ổn trong đất Trung Quốc. Vậy xin bãi bỏ các đạo quân định đưa sang đánh dẹp
phương
Nguyên Quýnh đã từng theo Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh năm 1788. Lúc
quân Thanh kéo vào nước ta, Quýnh được dịp thả sức say mê tửu sắc, “ân oán
riêng dù bằng cái tơ, sợi tóc cũng đều đền báo không hề sót” (HLNTC).
Khi vua chạy theo tàn quân Tôn Sỹ Nghị, Quýnh được giao ở lại để chiêu mộ lực
lượng trong nước. Tháng 5-1789, Khang An cho trát đòi bọn Quýnh sang “bàn việc
nước”. An cho giải Quýnh loanh quanh, mãi tháng 9 mới cho gặp, nhưng rồi “việc
nước” chỉ là ép Quýnh gọt đầu gióc tóc và đổi đồ mặc như người Thanh mà thôi.
Quýnh cùng hiệp trấn Nguyễn Mậu Nễ, tri phủ Nguyễn Đồng, Trịnh Hiến, chỉ huy Lê
(Doãn) Trị, hàn lâm viện cung phụng Lý Bỉnh Đạo, cả bọn thà chết chứ không chịu
gọt đầu gióc tóc. Quýnh và nhiều đồng chí của mình bị đi đày. Trong số này,
Nguyễn Đồng bị bệnh chết ở châu Nam Ninh, Nguyễn Mẫu Nễ chết ở Liễu Châu.
Cuối cùng, Khang An cũng nói trắng với bọn Quýnh là thiên triều đã phong vương
cho Quang Trung rồi, nay chẳng những nhà Thanh không kéo quân sang giúp nhà Lê
mà bọn Quýnh cũng không thể nào về nước được nữa. Tốt nhất là ở lại Trung Quốc,
An sẽ xin vua Thanh bổ dụng. Nhưng Quýnh chối từ: “Lưu lại nội địa, không phải
sở nguyện của chúng tôi. Vì lưu lại đây, thì bỏ việc nước không hỏi đến, ấy là
bất trung. Bỏ cha mẹ không đoái đến, ấy là bất hiếu. Phụ những kẻ đồng tâm chết
với nước, ấy làbất nghĩa. Lỡ lòng mong cứu khỏi đắm, chữa khỏi cháy, ấy là bất
nhân. Vì nước mà đổi thành bán nước, ấy làbất trị. Liều mình mà trái lại giấu
mình, ấy là bất dũng, mang đủ sáu điều đó, sao xứng được làm người? Trung Hoa
tuy rộng, cũng không đất dung những đồ chó lợn ấy” (BHTK).
Quýnh bị đày đi Quảng Đông (có sách nói là Sơn Đông). Tháng 3-1790, nhân xa giá
vua Thanh đi Đông tuần, Quýnh được gặp Càn Long. Càn Long bảo: “Chúng bay không
vì sự thịnh suy mà tiến thoái, khá khen lòng thành giữ trung nghĩa. Trẫm không
nỡ khép tội”. Nhưng lại vẫn ép: “Chủ các ngươi đã xin yên ổn ở lại Trung Quốc,
lũ các ngươi giốc lòng cùng theo, thì nên lập tức gọt đầu gióc tóc, đổi đồ mặc
để chờ mệnh lệnh” (BHTK).
Nhà Thanh đưa Quýnh lên Yên Kinh. Tại đây chúng vẫn tiếp tục ép Quýnh gọt đầu
gióc tóc. Quýnh vẫn chống lại. Quýnh thuyết phục bọn quan lại nhà Thanh rằng
chữ trung mình đã không giữ được thì xin cho về phụng dưỡng mẹ già để vẹn chữ
hiếu. Bọn chúng bảo: “Chúa các anh ở đây, mà các anh không theo, thế thì trung
được sao?”. Và bố trí cho vua tôi gặp nhau.
Tại cuộc gặp, các quan nhà Thanh cố lấy lời khéo dỗ vua Lê bảo bọn Quýnh cắt
tóc. Bọn Quýnh khóc, lạy mà nói rằng: “Bọn Quýnh sống làm tôi nhà Lê, chết làm
ma nhà Lê. Ngoài ra thì không phải sở nguyện” (BHTK)..
Các quan nhà Thanh mắng: “Mệnh chúa anh, anh cũng không theo. Ấy há là đạo của
kẻ làm tôi sao?” (BHTK). Quýnh trả lời: “Bổn phận kẻ làm tôi thờ vua vốn phải
theo mệnh, nhưng cũng phải theo lẽ buộc đừng theo. Nếu có thể nhờ vậy mà không
phục mệnh vua, thì ấy cũng là theo mệnh vua đó. Nay, cái mệnh bảo cắt tóc, ở
miệng thì là mệnh, nhưng trong tâm thì không phải là mệnh. Bọn Quýnh nguyện theo
cái mệnh trong tâm của chúa mình, kẻo chúa cũng bất đắc dĩ mới phải làm cái sự
(các ngài) yêu cầu đó mà thôi” (BHTK). Bọn quan nhà Thanh tiếp tục giam lỏng
Quýnh. Cuối năm đó lại dụ Quýnh: “Cạo đầu thì vua tôi cha con sẽ đoàn tụ vui vẻ
cùng nhau. Sao mà cứ một mực ngây ngốc, không chịu theo gần nhân tình đến
thế?”. Quan bộ đường đề thẩm, chức thượng thư là Hồ Quý Đường, bảo rằng: “Các
anh nếu không cạo tóc thì sẽ chết già trong ngục, chôn thây theo sở nhà tù. Cắn
rốn (hối hận) sao kịp?” (BHTK).
Quýnh và ba người nữa tiếp tục bị giam. Đầu năm 1799, Quýnh lại làm tờ tâu:
“Chúa cũ là tôi con thiên triều. Quýnh là dân của chúa cũ, thì không những
nghĩa và lý đáng phải tránh làm dân Nguyễn Huệ, mà tấc lòng tôi cũng không
thẹn. Cúi xin trời che, đất chở, khí xuân nuôi, lòng bể chứa, bằng lòng cho bọn
Quýnh về làm tên dân ở biên giới Lưỡng Quảng, được qua lại (đường ranh) buôn
bán gần chỗ an trí. May chi được thăm viếng mẹ già và nuôi nấng, thì không còn
điều gì oán tiếc. Nếu sức có thể đem gia quyến tới ở nội địa, thì cũng xin được
tuỳ tiện mà làm…” Quan tả thị lang họ Hùng bảo: “Phải xin cắt tóc và xin cho ở
cạnh doanh An Nam. Nếu không như thế, thì sẽ bị đưa an trí ở Nhiệt Hà. Các anh
xin điều nào?”.
Bọn Quýnh lại trả lời như trước rằng: “Xin thả ra để đem thân xác về. Được thế
thì nguyện cắt tóc để tạ ơn trời. Nếu không được thế, thì xin giữ tóc để hợp lẽ
trời” (BHTK).
Tuyệt vọng
Lại nói về Lê Chiêu Thống, trong thời gian ở Yên Kinh vẫn tiếp tục dâng biểu
xin nhà Thanh cho viện binh về nước khôi phục nhà Lê. Nếu không được thì cũng
cho mượn 2 châu Tuyên Quang, Hưng Hóa để xây dựng lực lượng, hoặc lẻn vào Gia
Định cầu viện Nguyễn Ánh. Bọn quan nhà Thanh thì luôn tìm cách dối quanh để
khất lần. Có lúc chúng bảo cho mượn đất Khâm Châu (Quảng Đông), có lúc bảo cho về
Tuyên Quang. Có lần, bực quá, một tên dắt ngựa của vua Lê là Nguyễn Văn Quyên,
phải chửi: “Bọn chó Ngô vô lễ, dám làm nhục vua ta”, rồi lấy gạch ở sân ném bừa
vào bọn chúng. Đám quân lính giữ vườn nổi giận, xúm lại đánh Văn Quyên gần
chết, đoạn bắt giam một tháng, Văn Quyên nhân thế bị bệnh mà chết.
Một người con của Càn Long biết sự tình của vua tôi Lê Chiêu Thống, có ý thương
xót, liền khuyên Hòa Khôn lời lẽ phải chăng. Khôn tâu lại với vua, anh này liền
bị đánh đòn, sau sinh bệnh chết. Từ đấy, vua Lê không còn dám nói đến việc xin
quân cứu viện nữa, nhưng trong lòng uất ức khôn nguôi.
Mùa hè năm Nhâm Tý (1792), con đầu của Lê Chiêu Thống lên đậu rồi mất. Vua lo
buồn sinh bệnh, thoi thóp nằm liệt không dậy được. Năm sau, bệnh nhà vua càng
nguy kịch, rồi mất (Càn Long thứ 58, 1792), thọ 28 tuổi.
Ngày 11-10, niên hiệu Gia Khánh nhà Thanh (1799), Thái hậu (mẹ Lê Chiêu Thống)
cũng mất ở “Tây An Nam doanh”. Vua Thanh cho chôn cạnh lăng Lê Chiêu Thống.
Ngày mồng 4-4 năm Gia Khánh thứ 5 (Canh Thân, 1800), bọn Quýnh được thả ra khỏi
ngục, dời đi ở cách phía tây kinh thành mười hai dặm, tại Lam Xưởng, an trí ở
doanh Hoả Khí ngoài. Đầu tóc, ăn mặc được phép tự do. Phần mộ chúa cũ, được
phép thăm viếng. Quýnh liền làm một bài thơ, trình quan bộ Hình và quan coi
ngục. Bài thơ có câu rằng:
"Kéo tóc khôn đền mưa móc mới,
Ngoảnh đầu sợ phụ núi sông xưa".
Tuy nhiên khoảng tháng 7-1883 lại bị bắt lại.
Trở về cố quốc
Năm Giáp Tý (1804), lúc này triều Tây Sơn đã mất, Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Nhà
Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Chiêu Thống về táng
ở quê nhà và cho tất cả các người bề tôi trốn theo đều được về nước. Các bề tôi
mở quan tài vua Lê Chiêu Thống (đã quàn 12 năm) thì thấy da thịt đã nát hết,
chỉ có trái tim không nát, mà sắc máu hầu như vẫn còn đỏ tươi! (chi tiết này
ghi trong HLNTC, không rõ thực hư thế nào). Khi di hài vua Lê đưa về đến cửa
ải, có bà hoàng phi của vua là Nguyễn Thị Kim nghe tin, liền từ Kinh Bắc lên
cửa ải để đón linh cữu. Ngay từ hôm ấy, hoàng phi tuyệt thực, hằng ngày vật vã
bên linh cữu mà khóc lóc. Ngày 23-8-1804, di hài đưa về đến Thăng Long, các
quan thay hài cốt vua Lê sang một chiếc tiểu khác, thấy trái tim vẫn còn y
nguyên. Tế xong, hoàng phi đến trước hương án khóc lóc thảm thiết, rồi sau đó,
uống thuốc độc tự tử. Người khắp nước ta và người Trung Quốc đều khen là bậc
“tiết nghĩa”.
Các bề tôi trốn theo vua Lê, về sau, vào năm Tự Đức thứ 14 (1860), được nhà vua
cho lập đền thờ ở phía tây thành Thăng Long, tại phường Thuỵ Chương, thuộc
huyện Vĩnh Thuận. (Có tài liệu cho là ngõ 124, đường Thụy Khê, Hà Nội ngày
nay). Chính giữa thờ Lê Quýnh (thuỵ là Trung Nghị), bên tả thờ 11 vị, bên trái
thờ 11 vị, phía đông thờ 5, phía tây thờ 5. Như vậy tất cả gồm 33 người, đều
được gọi là “Cố Lê tiết nghĩa thần” (các bầy tôi tiết nghĩa đời Lê) và ngôi đền
cũng đề là “Cố Lê tiết nghĩa từ” (đền thờ các bậc tiết nghĩa đời Lê).
Theo chúng tôi, Lê Quýnh và một số “tiết nghĩa” nói trên chỉ đáng khen mỗi việc
kiên quyết không gọt đầu gióc tóc như người Thanh, dù bị tù đày, đe dọa, mua
chuộc thế nào, chứ hành động bán nước là không thể tha thứ. Mặt khác, tình cảnh
của họ cũng như vua Lê những ngày sống lưu vong và bị giam cầm trên đất Trung
Quốc cũng có phần đáng thương. Nhận định về Bắc hành tùng ký, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Na viết: “Tác giả đã ghi lại tâm trạng đau khổ, uất ức, tủi nhục
của mình nói riêng, của vua tôi nhà Lê nói chung trong những ngày sống trên đất
Trung Hoa. Tác phẩm như một tấm gương phản tỉnh những ai có ảo tưởng “phục
quốc” bằng con đường dựa vào người nước ngoài”.
(2) Nguyễn Gia Kiểng: Rước voi về dày mả tổ
Khi đem tâm tình viết lịch sử mà tâm
tình lại có trộn lẫn đam mê thì lịch sử không thể chính xác. Nhưng hậu quả khác
nhau tùy theo đam mê theo hướng nào. Nếu đam mê theo chiều hướng sùng ái như
đối với Nguyễn Huệ thì hậu quả là ta đi vào con đường thủ cựu tôn thờ quá khứ.
Nếu ngược lại, đam mê theo chiều hướng thù ghét ta có thể phạm vào một bất công
lớn đối với một người đã nằm xuống không còn khả năng trả lời nữa, và nhất là
có thể tạo ra đỗ vỡ lớn giữa những người còn sống. Giữa một người đề cao Nguyễn
Huệ và một người đề cao Nguyễn Ánh vẫn có thể có sự cảm thông, nhưng một người
chống Nguyễn Ánh và một người đề cao Nguyễn Ánh khó có thể đối thoại với nhau.
Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh là hai trường hợp điển hình cho đam mê lịch sử
theo chiều hướng bài xích. Lê Chiêu Thống bị mọi người mạt sát vì đã cứu viện
quân Thanh, cõng rắn cắn gà nhà và không có ai bênh vực. Ký ức về ông mãi mãi
hoen ố. Nhưng Lê Chiêu Thống không đáng phải chịu bản án lịch sử quá nặng nề
đó.
Khi Nguyễn Huệ vừa diệt xong nhà Trịnh và cưới công chúa Ngọc Hân thì vua Hiển Tông nhà Lê lâm bệnh nặng rồi từ trần không con nối dõi. Họ Lê thù họ Trịnh áp bức mình quá đáng nên quyết nhân cơ hội này lập lại cơ đo thực sự. Họ suy tôn con người lỗi lạc nhất của dòng họ Lê lúc đó là hoàng tôn Lê Duy Kỳ, một người xét theo gia phả đáng lẽ không được làm vua. Duy Kỳ lên ngôi đặt niên hiểu là Chiêu Thống Hoàng Đế. Nội cái tên cũng chứng tỏ cao vọng của ông. Nhưng Chiêu Thống hoàn toàn không có vây cánh và của cải. các Cựu thần mang tiếng là cựu thần nhà Lê nhưng đều là của nhà Trịnh. Trong hơn hai thế kỷ cầm quyền của nhà Trịnh, họ không những không có liên hệ nào với nhà Lê mà còn bị cấm tuyệt đối không được giao dịch với nhà Lê. Lê Chiêu Thống hoàn toàn cô đơn. Ông vừa cố hết sức thu thập được vài bộ hạ thì dư đảng họ Trịnh đã nỗi lên đem Trịnh Bồng về lập lại phủ chúa. Chiêu Thống bí mật vời Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân Nghệ An ra dẹp Trịnh Bồng. Đây cũng là một quyết định rất can đảm bởi vì nếu âm mưu bại lộ, ông chắc chắn sẽ bỏ mạng về tay phe đảng Trịnh Bồng. Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh vốn đã là thủ hạ của họ Trịnh mà còn diệt nhà Trịnh thì chắc chắn không có lý do gì để phò Chiêu Thống. Nguyễn Hữu Chỉnh lại chuyên quyền, và Lê Chiêu Thống đành chịu. Lê Chiêu Thống chỉ lợi dụng thời kỳ hỗn loạn, họ Trịnh bị ghét, Nguyễn Hữu Chỉnh còn bị ghét hơn, để mua thời gian, chiêu nạp thêm thủ trúc. Dự định chưa đi đến đâu thì Nguyễn Huệ đã sai Vũ Văn Nhậm ra giết Nguyễn Hữu Chỉnh và nắm quyền. Chiêu Thống cùng đám thủ hạ ít ỏi bỏ kinh đô trốn vào dân gian, bôn ba kháp đây đó lo việc khôi phục. Lê Chiêu Thống chỉ ở Thăng Long được hơn một năm.
Sách Hoàng Lê Nhất
Thống Chí nói khá tỉ mỉ về những cố gắng và gian lao của Chiêu Thống trong giai
đoạn này, qua đó ta có thể thấy Lê Chiêu Thống là một con người rất xông pha.
Lúc Chiêu Thống đương chật vật ở Thanh Hóa thì một số cựu thần nhà Lê đem mẹ
ông sang Tàu cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh sang, Lê Chiêu Thống về Thăng Long
được mấy ngày thì Nguyễn Huệ đem quân đánh tan quân Thanh. Lê Chiêu Thống chạy
trốn sang Tàu. Quần thần theo ông sang Tàu lúc đó cư xử khá liêm sỉ. Mặc dầu cô
đơn họ cũng dám đương đầu với nhà Thanh. Có người chửi mắng quân Thanh, để rồi
tất cả bị án đầy đi khắp nơi, sang Tây Vực, lên Mãn Châu. Riêng Lê Chiêu Thống
buồn phiền mà chết. Lê Chiêu Thống tỏ ra là một người yêu quê hương, trước khi
chết dặn người nhà sau này nhớ đem xác ông về chôn tại cố quốc. Đó là một tình
cảm mà trước ông không một người Việt nam lưu vong ở Trung Quốc nào bày tỏ. Sử
chép sau khi Tây Sơn bị diệt, gia nhân đào xác Lê Chiêu Thống lên để đem về
Việt nam theo lời dặn của ông thì thấy cơ thể đã tan nhưng trái tim vẫn còn tươi đỏ. Câu chuyện này chắc chắn là bịa đặt,
nhưng có thể giải thích rằng gia nhân ông biết ông chết với tấm lòng tức tưởi
nên tưởng tượng ra câu chuyện đó. Lê Chiêu Thống thực sự muốn cầu cứu nhà Thanh
hay là việc cầu cứu này hoàn toàn do đám tôn thất nhà Lê chủ xướng lúc vắng mặt
ông? Câu hỏi này có lẽ không bao giờ sáng tỏ, nhưng khi quân Thanh đã vào tới
Thăng Long rồi thì Lê Chiêu Thống khó có chọn lựa nào khác là về Thăng Long.
Nếu ông không về chắc chắn Tôn Sĩ Nghị sẽ bảo họ Lê tìm người khác và họ Lê
chắc chắn cũng không vì Chiêu Thống mà bỏ cơ hội ngần năm một thuở đó. Nhưng dù
muốn hay không Lê Chiêu Thống đã về và đã trình diện Tôn Sĩ Nghị thì ông phải
chịu trách nhiệm như chính ông đã gọi quân Thanh vào. Tội cầu viện quân Thanh
nặng đến mức nào tùy quan điểm của mỗi người. Điều quan trọng là nên cố gắng
tìm hiểu bối cảnh thời đại đó. Miền
Giờ đây, sau hai trăm năm lịch sử, biết bao máu và nước mắt đã đổ ra trên đất nước này, ý thức quốc gia của chúng ta đã rõ rệt hơn nhiều, việc cầu viện ngoại bang có thể lên án một cách không lưỡng lự, những có lẽ không nên đem ý thức của thời nay mà xét người ngày xưa. Vả lại chính Nguyễn Du mà chúng ta tôn vinh như một trí tuệ siêu việt cũng đã cố chạy theo Chiêu Thống mà không được. Về mặt lập trường Nguyễn Du không khác Chiêu Thống. Xét trong ba người giành nhau ngôi bá chủ ở thời đó: Chiêu Thống, Quang Trung và Gia Long, thì cả ba đều là những người có ý chí mạnh, có can đảm, có bản lãnh. Nhưng Quang Trung và Gia Long giống nhau ở chỗ họ đều là những con người thủ đoạn và sắt máu. Chiêu Thống là con người nhân hậu và tình cảm nhất. Trong cái thời đại đao binh chém giết như thế, ở vào lúc mà những bản năng tàn sát được thả lỏng như thế, một con người như Chiêu Thống kể ra cũng hiếm.
Độc giả đọc tới đây chắc chắn phải tự hỏi: Tên Nguyễn Gia Kiểng này điên chăng, hắn ăn cái giải gì mà bênh vực tên việt gian Lê Chiêu Thống? Sao hắn ngu đến thế, rồi đây tên tuổi hắn sẽ bị gắn liền với Lê Chiêu Thống. Nhưng nếu làm chính trị chỉ là tính toán thiệt hơn thì cũng buồn thực. Tôi chẳng có họ hàng gì với Lê Chiêu Thống, tổ tiên tôi cũng chẳng có ai làm quan nhà Lê. Nhưng tôi thấy cần phải sửa chữa lại một bất công quá đáng kéo dài quá lâu với một người đã chết. Lê Chiêu Thống là người Việt nam, tôi cũng là người Việt nam. Hơn nữa ông là một nhân vật lịch sử và tôi cần nhìn rõ lịch sử của nước tôi. Quan hệ giữa ông ta và tôi chỉ có thể. Tìm trong lịch sử Việt nam tôi khám phá ra rằng việc mạt sát Lê Chiêu Thống chỉ mới gần đây thôi, đúng ra từ 1945 trở đi và có một mục đích chính trị chứ không phải hoàn toàn vô tư. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí của dòng họ Ngô rất gắn bó với Tây Sơn cũng không hề lên án Lê Chiêu Thống, trái lại còn bày tỏ sự cảm thương. Sau thế chiến hai, đảng cộng sản Việt nam nắm được thế chủ động. Trước mặt họ là các đảng phái quốc gia Việt nam Quốc Dân Đảng, Việt nam Cách Mạng Đảng và Đại Việt được quân Tưởng Giới Thạch ủng hộ. Nếu Lê Chiêu Thống bị mọi người lên án vì cầu viện quân Thanh thì chính nghĩa của các đảng phái quốc gia này ở chỗ nào? Cho nên Lê Chiêu Thống phải bị mạt sát. Sau này mạt sát Lê Chiêu Thống cũng vẫn cần vì nó đánh vào nhược điểm của phe quốc gia là dựa vào người Pháp rồi người Mỹ. Lê Chiêu Thống trở thành một chiêu bài. Lịch sử được uốn nắn để sử dụng cho mục đích chính trị. Các chính phủ quốc gia kế tiếp nhau chỉ gồm những người lãnh đạo rất yếu về căn bản dân tộc và cũng yếu về lý luận chính trị nên đã không nhìn thấy cái bẫy Lê Chiêu Thống quá lớn này. Đặc điểm của những người cầm đầu phe quốc gia là họ có khá nhiều học vị nhưng lại chỉ có rất ít quan tâm về chính trị và càng ít quan tâm đối với lịch sử Việt nam. Họ, hay đúng hơn một vài trí thức có trình độ trung bình ủng hộ họ, chỉ biết phản pháo bằng cách cũng lên án Lê Chiêu Thống nhưng buộc tội đảng cộng sản bỏ tổ quốc, đem Liên Xô, Trung Quốc và chủ nghĩa cộng sản ngoại lai về đầy đọa quê hương như Lê Chiêu Thống. Nhưng lập luận của phe quốc gia hời hợt nên đã thiếu hẳn sức thuyết phục. Kết quả là hai bên thi nhau mạt sát Lê Chiêu Thống, và hơn nữa lại cũng đồng ý với nhau rằng Lê Chiêu Thống là con người nhu nhược và hèn nhát, một điều hoàn toàn không đúng sự thực vì Lê Chiêu Thống là con người rất có đảm lược và bản lãnh, không ngại vào sinh ra tử. Lê Chiêu Thống đã là nạn nhân của sự khôn ngoan của phe cộng sản và sự nông cạn của những người càm đầu phe quốc gia, một nạn nhân đáng thương vì con cháu nhà Lê không còn để bênh vực ông, số rất ít cựu thần nhà Lê đã thành cựu thần nhà Nguyễn. Nhưng bây giờ thì cuộc chiến đã xong rồi. Có lẽ nên để cho người chết yên nghỉ thì hơn.Vả lại, nếu buộc tội Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào, thì tại sao người cộng sản không ca tụng Ngô Đình Diệm đã chết vì không chịu cho Mỹ đổ bộ? Người cộng sản nên ôn hòa hơn với Lê Chiêu Thống khi họ cũng dùng vũ khí và cố vấn Liên Xô, dùng cả quân Trung Quốc trong cuộc chiến vừa qua. Nhất là hiện nay họ cũng rất lễ độ với Trung Quốc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục lấn chiếm.
Đảng cộng sản từ trước vẫn tự coi là có chính nghĩa nhờ một lập luận quái đản: các anh có tội đem quân nước ngoài vào để nó giết người Việt, trong khi chúng tôi có chính nghĩa vì chúng tôi tự tay giết người Việt. Vậy mà lập luận này đã có sức thuyết phục trong nhiều thập niên. Điều này chứng tỏ rằng một dân tộc hiểu sai lịch sử của mình cũng không khác một người mất trí và có thể chìm rất sâu trong sự mê muội. Khi ông Hồ Chí Minh chết, ông là chủ tịch nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng ông chỉ mơ ước về bên kia thế giới gặp cụ Marx, cụ Lênin. Khi Lê Chiêu Thống chết, ông lưu lạc bơ vơ và bị non sông ruồng bỏ nhưng ông lại mong được tìm về đất cũ. Giữa hai tâm hồn ấy, kể ra cũng có một sự khác biệt. Về chiều sâu, tôi nghĩ rằng khi một người đã chết thì không còn gì quan trọng nữa. Dù chết đi trong tiếng khóc thương, hay trong tiếng nguyền rủa hận thù thì cũng thế thôi, cát bụi vẫn là cát bụi.
Nhưng còn một lý do nữa khiến tôi thấy cần nhắc lại trường hợp Lê Chiêu Thống, đó là để rút ra một bài học có ích. Tại sao một con người xuất chúng như Lê Chiêu Thống lại có thể làm việc đi cầu cứu quân Thanh? Và tại sao một số đông đảo dân chúng Bắc Hà lúc đó lại tán thành hành động này? Đó là vì tinh thần dân tộc của ta đã rách nát sau những cuộc phân tranh triền miên. Đó cũng là vì các phe phái hận thù nhau đến độ mất cả sự sáng suốt. Bài học mà ta cần phải rút ra là sự liên đới dân tộc và tinh thần trách nhiệm chỉ có thể xây dựng trong hòa bình mà thôi.Một bài học khác là không nên dựa vào lý mà cũng đừng dựa vào thế mạnh để bắt bí nhau, đừng đẩy người đuối lý hay kém thế vào những chọn lựa tuyệt vọng.
Từ năm 1945 cho đến năm 1975, người cộng sản không những không muốn thỏa hiệp với người quốc gia để tìm một giải pháp chấp nhận được cho mọi người, mà trái lại họ còn cố đẩy người quốc gia vào chỗ càng ngày càng lệ thuộc ngoại bang hơn, và họ vui mừng khi thấy phe quốc gia dựa vào ngoại bang để họ giành độc quyền chính nghĩa. Phe quốc gia cũng có cùng một thái độ, tuy không có cùng một mức độ thành công. Kết quả ra sao cho đất nước, chúng ta đều đã thấy. Bài học đó đang có chiều hướng lập lại một lần nữa.
Vấn đề cơ bản hiện nay là dân chủ hóa. Đối lập dân chủ có lý hoàn toàn khi đòi dân chủ da nguyên và đảng cộng sản vô lý hoàn toàn khi phủ nhận dân chủ đa nguyên. Nhưng hậu quả gần như tất nhiên của việc áp dụng dân chủ đa nguyên là đảng cộng sản sẽ mất chính quyền, cho nên đảng cộng sản coi những đòi hỏi dân chủ như một sự bắt bí. Ngược lại họ có quyền, có sức mạnh và họ sử dụng sức mạnh đó để đàn áp những nguyện vọng dân chủ, dần dần họ bị cô lập với dân chúng. Càng yếu đi họ càng phải nhượng bộ ngoại bang, quy luỵ với Trung Quốc dù Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải, quy luỵ với các thế lực tài phiệt ngoại quốc và nhượng cho họ những vùng đất có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất. Chìa khóa của giải pháp cho đất nước là phải thỏa hiệp với nhau để tìm ra một giải pháp vẫn thực hiện được dân chủ mà không để dọa tương lai của bất cứ ai. Trong tình hình đất nước hôm nay trái tim cần hơn lý trí. Chúng ta cần những luật sư hơn những biện lý.
(3) Ts Nguyễn Đình Huỳnh:
"
Văn Việt: Gần đây một số nhà báo, nhà nghiên cứu dùng
từ “
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống xâm lược, chống đô hộ, chống đồng
hóa trong tiếp thu tinh hoa văn hóa, chống lệ thuộc trong quan hệ ngoại bang –
trong đó, theo cách nói số liệu mang tính khái quát của người Việt, đã có cả
ngàn năm dành cho việc chống xâm lược China, hoặc như ca từ của Trịnh Công
Sơn:một ngàn năm đô hộ giặc Tàu…
Từ quá khứ người Việt đã nhiều lần ra “tuyên ngôn”: Việt không là
Vì vậy, lịch sử Việt
Trong dòng lịch sử trang nào cũng thấm máu chống lệ thuộc ngoại bang đó, cùng
với ý thức độc lập về ngôn ngữ và chữ viết, là cách xưng hô thể hiện vị trí chủ
nhân. Người Việt gọi người nước
Mà không chỉ trong dân gian: học giả Trần Trọng Kim, còn là nhà hoạt động chính
trị, từng làm thủ tướng chính phủ, khi biên soạn Việt Nam sử lược, bộ sử quốc
ngữ đầu tiên của nước ta xuất bản năm 1920, gần ngàn trang viết ông chỉ dùng
mỗi từ Tàu để chỉ China. Báo Nam Phong cũng vậy; bậc sĩ phu như Phan Bội Châu,
Trần Quý Cáp cũng vậy; đến các nhà văn thế hệ cách tân Tự Lực Văn Đoàn cũng
vậy: Tàu.
Mấy năm gần đây, và nhất là từ khi “mũi dao” 981 đâm vào vùng biển Tổ quốc,
khắp nơi, từ quán nước đến nghị trường, từ trang blog đến nhật báo, cách gọi
Tàu thay vì Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là phản ứng tự vệ dân tộc,
là ý thức đề kháng lệ thuộc, là phủ nhận thân phận “lũ mọi phía Nam” đối với
“trung tâm thiên hạ” mà China đã trịch thượng, khinh miệt áp đặt. Nói cách
khác, chấp nhận gọi China là “Trung Quốc”, thì trong chừng mực nào đó, là vô
tình chấp nhận hệ qui chiếu “Trung Hoa – Bắc Địch – Đông Di – Tây Nhung – Nam
Man” của China.
Đặc biệt gần đây, trên các diễn đàn ở nước ta, đã xuất hiện nhiều bài viết dùng
China thay cho “Trung Quốc”, như Một đối phương quá xấu của GS Nguyễn Văn Tuấn,
hay Suy nghĩ về công thư của ông Phạm Văn Đồng của Hoàng Mai.
Người Việt vốn có truyền thống gọi và viết tên các nước không phụ thuộc vào tên
họ tự xưng, như Mỹ, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên… nên sẽ không vấn đề gì khi gọi
China không theo tên tự xưng. Nhưng người Việt gọi
Vì vậy, người Việt ta hãy gọi
Thay đổi thói quen như vậy không chỉ giúp người Việt hòa nhập cộng đồng quốc tế
trong lĩnh vực ngôn ngữ mà còn là một hành động cần thiết để “thoát Trung”, xác
lập và khẳng định tư cách độc lập, bình đẳng của dân tộc Việt Nam, đất nước
Việt Nam. (Source: VanViet.info).
(4) PHS: Câu
hỏi của hậu thế
Bertrand Russell (1872-1970) trí thức
quí tộc người Anh, thuộc số những bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Suy tư của
ông đi sâu vào nhiều địa hạt tri thức của nhân loại như toán học, luận lý học,
triết học, xã hội học, v.v.
Đương thời Russell còn là một trí thức dấn thân, một nhà hoạt động nhiệt thành
vì hòa bình, chống vũ khí hạt nhân. Đặc biệt, Russell quyết liệt chống sự can
dự của Hoa Kỳ, cũng như phương Tây, vào cuộc chiến tại Việt
Cho tới nay tính đúng-sai, khách quan-thiên lệch hay thiển cận-viễn kiến của
Russell trong cương vị một nhà hoạt động chống chiến tranh Việt Nam có thể còn
là một đề tài bỏ ngỏ nhưng khó có thể phủ nhận sự thành thật, triệt để của nhà
hoạt động xã hội Bertrand Russell.
Người như Russell, đương nhiên, phải được (bị) chính quyền Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và các trí thức đi theo đảng cộng sản nhận là “người bạn” quí. Cách
đây không lâu, một số tờ báo của Việt
Tờ Tia Sáng, tạp chí của Bộ Khoa học và Công nghệ, với nhóm cộng tác viên có
những cái tên vang tiếng như Hoàng Tụy, Phạm Duy Hiển, Tương Lai, Hồ Ngọc Đại,
Nguyễn Sĩ Dũng,…, ra ngày 15/05/2014, hai tuần sau sự kiện Giàn khoan Haiyang
981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam, đăng lại một bài viết đã công bố năm 1988 của
giáo sư Hà Văn Tấn, Lịch sử, sự thật và sử học, trong đó có đoạn: “…Ngay người
bạn của chúng ta là Bertrand Russell cũng nói rằng:"Sử học chỉ là dẫn
ra những ngu xuẩn ngày hôm qua để giúp con người chịu đựng được những ngu xuẩn
ngày hôm nay". Tháng 3 trước đó, Xưa & Nay, tạp chí của Hội Khoa
học lịch sử Việt Nam, cũng đăng lại bài viết vừa kể với câu trích đầy ấn tượng
vừa dẫn. Nhưng cả hai tờ tạp chí không nói tới hành động ly khai chính trị của
Bertrand Russell.
Trong nhiều năm qua ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều trí thức, như Bertrand
Russell, ngoài chuyên môn, còn dấn thân cho các vấn đề chính trị, xã hội, đặc
biệt là vấn đề chủ quyền quốc gia bị Trung Cộng xâm hại. Nhìn vào các cuộc
xuống đường, các vận động xã hội, các chữ ký trong các thỉnh nguyện thư, thường
rộ lên sau mỗi cuộc gây hấn của Trung Cộng, có thể thấy nhiều người vừa là giáo
sư, tiến sỹ hoặc thạc sỹ, nhà nghiên cứu, nhà văn lãnh đạo,… lại vừa là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự kiện Giàn khoan Haiyang 981 đang diễn ra chỉ là một dấu mốc mới nhất trong hành
trình Bắc thuộc hóa Việt
Chiến dịch Biên
giới 1950 - Hiệp ước Genève 1954 - Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 - Hoàng Sa 1974
- Gạc Ma 1988 - Thành Đô 1990 - Hiệp ước biên giới 1999 - Hiệp định vịnh Bắc Bộ
2000 - Tam Sa 2007-Bauxite Tây nguyên 2007 - Cho thuê rừng đầu nguồn 2010 - Cắt
cáp 2011 - Giàn khoan Haiyang 981.
Nhìn một cách khác, những dấu mốc có tính tượng trưng này sẽ khoát ra hình
ảnh một chiếc thòng lọng nhiều tròng, có lõi là Đảng Cộng sản Việt
Lẽ tự nhiên, người Việt
(5) Thơ từ Bạn bè
ám quẻ. Từ một đấu kinh sôi
hiện thực
lù lù. một đống chình ình
dàn khoan? không phải. thiệt hình bóng ma
tréo tròng
đường sào có mấy tâm hoa
thuyền không bến đổ giạt ra phù kiều
từ ghẻ tàu tới sâu [guo]ảng
ghẻ tàu. mày ở ngoài da
lung lăng cái ngứa lây nhà phương nam
xương đồng ta vững non ngàn
thì da sắt há sợ loài ngo ngoe
thừa kế
hậu duệ lưu
chỉ còn lại
manh
[gọn bâng]
đ.m thằng tàu cộng
6 chữ vàng hữu nghị
bọn côn đồ, lũ mất dạy
diên hồng
ơi ới bà con ơi
tổ cuốc
mỗi người tha một bộ xương
để cho cái bóng lót đường ma đi
trời ôm cái bóng nặng chì
cuốc cò gộp lại thành trì máu xương
võ định hình
(tháng 5 tháng 6/ 2014)