Nguyễn Thị Mắt Nâu: Hạc vàng Vũ hán

12 Tháng Sáu 20237:17 SA(Xem: 1341)

VĂN HÓA ONLINE – ĐỊA LÝ NHÂN VĂN – THỨ HAI 12 JUNE 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Hạc vàng Vũ hán

image001

NGUYỄN THỊ MẮT NÂU


Vũ Hán khi xưa có hạc vàng

Vần thơ Thôi Hiệu mênh mang giọt sầu

Dòng đời tuôn chảy về đâu

Ngày nay Vũ Hán thảm sầu thê lương

Dịch phổi lăn lóc đoạn trường

Còn đâu hoàng hạc tơ vương hôm nào.


Dịch Vũ Hán hoành hành, gieo rắc, lây lan, truyền nhiễm, gây chết chóc kinh hoàng


cho nhân loại liền suốt mấy năm (2019-2221, 2022).


Chưa kể còn biến thể.


Vũ Hán xưa và Vũ Hán nay


Hoang mang ngơ ngẩn suốt canh chày

Nhớ thơ Thôi Hiệu Lầu Hoàng Hạ

Nay chợt kinh hoàng với dịch lây

Thiên tai nhân họa vi sinh học

Nhân loại trầm luân một kiếp này


Vũ Hán ngày xưa:


Nguyên là thành Vũ Xương, có lầu Hoàng Hạc, có thơ Thôi Hiệu, có thơ L‎ý‎ Bạch.


Và bầu trời Vũ Hán là bầu trời của Hạc Vàng thi thoại.


Theo Liệt Tiên Toàn truyện, của Vương Thế Trinh đời Minh, giai thoại Hạc Vàng


Vũ Hán như sau:


Thời đó có người mở quán bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc, kiếm sống qua ngày.


Một hôm có người ăn mày rách rưới đến xin rượu uống. Người bán quán không giàu


nhưng tốt bụng, thấy ông lão đáng thưong, không coi thường, không khinh khi, mà mang


ra đãi ông một chén rượu lớn.


Lòng nhân hiền hậu đãi người

Nhân gian hiếm có, cuộc đời mấy khi

Thấy nghèo ai cũng khinh khi

Đằng này vui vẻ cho đi vui vầy.


Từ đấy ngày nào ông lão cũng đến xin rượu. Chủ quán vui, không hề khó chịu.


... Nhiều ngày tháng trôi qua.... Một hôm, người ăn mày đến từ biệt và nói với chủ


quán rằng


Suốt thời gian qua, ngày nào anh cũng cho lão rượu, ta nợ anh nhiều quá mà không


có tiền trả. Nay chẳng có gì đền đáp, chỉ có con hạc quí, tặng anh để tỏ lòng biết ơn"


...


Rồi ông lấy trong túi một mảnh vỏ cam, vẽ lên tường một con hạc bằng cái mảnh


vỏ cam ấy và dặn


 Anh chỉ cần vỗ tay, con hạc sẽ bay ra nhảy múa, làm vui cho khách


Nói rồi ông vỗ tay hát lên một điệu hát, quả thật con hạc trên tường nhảy ra và


múa theo điệu nhạc


Mảnh vỏ trái cam vẽ hạc vàng

Trên khung tường nhỏ, trần gian đáp đền

Cuộc đời vay trả không quên

Vỗ tay Hạc múa rũ mềm không gian ...


Sau đó ông lão biến mất. Anh bán rượu y lời làm theo... vỗ tay, quả nhiên con hạc


vàng bật ra từ bức tường, nhảy múa


Tiếng đồn lan xa. Từ đấy khách kéo tới quán rất đông, chẳng bao lâu quán rượu phát


đạt, anh bán rượu trở nên giàu có ở đất Vũ Xương.


Vũ Xương vang bóng một thời

Tin đồn như sóng dập dồi vang xa

Hạc vàng nhảy múa tài hoa

Giúp người bán quán thật thà hiền lương.


Bẵng một thời gian dài, một ngày kia ông lão trở lại... chủ quán cảm ơn và ngỏ ‎ý


muốn chu cấp cho ông, và nuôi ông suốt đời


Ông lão cười bảo:


L‎ý‎‎ do ta quay lại không phải vì điều này, và ta cũng không cầu mong đền đáp


Quay lại không để lấy ơn


Cái duyên hạnh ngộ mây vờn trời xanh

Cuộc đời xao xác yến oanh

Có duyên có phận long lanh ngọt ngào

Là do duyên phận trên cao

Cho đi không nhận, trăng sao dịu dàng


Nói xong ông lão rút trong túi ra cây sáo, thổi một điệu nhạc êm đềm.


Khi tiếng sáo cất lên, những đám mây trắng như bông trên thành Vũ Xương,


từ trên cao tít, là đà sa xuống đất, và từ đám mây trắng một con hạc vàng giang rộng


cánh bay về phía hai người.


Ông lão nhẹ nhàng cưỡi lưng hạc, vẫy tay từ biệt, ông theo cánh hạc bay về trời.


Chủ quán nhớ ơn hạnh ngộ, cho đây là tiên ông từ trời sai xuống. Và dốc toàn bộ


của cải, xây một ngôi lầu thật đẹp, nổi tiếng nhất Trung Hoa thời ấy.


Vì truyền thuyết này, từ đấy căn lầu kia, có tên Lầu Hoàng Hạc.


Giai thoại nhẹ nhàng như lá bay

Tiên ông xuống thế rượu nồng cay

Dăm ba chén rượu vui ngần ấy

Hoàng hạc tung mây thỏa mộng này


Và bài thơ Hoàng Hạc Lâu tức Lầu Hoàng Hạc, được nhà thơ Thôi Hiệu viết từ thời


ấy, nổi tiếng, và mang mang cảm xúc tới tận bây giờ.


Những người yêu thơ Đường, nhiều người biết bài thơ Hoàng Hạc Lâu:


Hạc vàng ai cưỡi đi đâu/ Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ

Hạc vàng đi mất từ xưa / Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay

Hán Dương sông tạnh cây bay/ Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non

Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.


Nghe câu thơ lòng buồn thương nhung nhớ


Hoàng Hạc về trời mâylơ lửng ở tầng cao

Xa quê khuất nẻo xôn xao

Nhìn qua khói sóng cồn cào nhớ nhung.


Bài thơ Hòang Hạc thì nhiều người biết, nhưng tiểu sử Thôi Hiệu thì ít tài liệu ghi


chép lại. Vì Thôi Hiệu không là một vị quan cao nên không xuất hiện trong Đường thư.


TRong Quốc Văn Học Sử, trong Quốc thi sử, trong Trung quốc Tác giả Tiểu truyện,


xuất bản ở đại lục, ở Hồng Kông và Đài Loan... đều không có tiểu sử của Thôi Hiệu.


Mãi sau trong đồ bản Trung Quốc văn học sử của Trịnh Chấn Đạt, Thuơng vụ Ấn


thư quán ở Hồng Kông mới tìm thấy một đoạn viết về Thôi Hiệu là:


Thôi Hiệu người Biện Châu, năm khai nguyên thứ 11 (723) thi đỗ tiến sĩ.


Làm quan đến chức Tư Huân Viên Ngoại Lang - Mất năm Thiên Bảo thứ 13 (754).


Tiểu sử vài dòng ngắn gọn thôi

Vì không quan chức nên đời bỏ quên

Công danh thiên hạ đề tên

Thường do bè phái mà nên chuyện đời

Đường thư rạng rỡ một thời

Cũng là như vậy, cuộc đời bể dâu.


Hồi trẻ Thôi Hiệu làm thơ phần nhiều dùng lời bóng bẩy diễm lệ.


Đến cưối đời cốt cách và phong thái của ông vẫn mạnh mẽ, rắn dỏi.


Khi lên chơi Vũ Xương, lên lầu Hoàng Hạc, trong lòng cảm khái mà làm bài thơ


trong đó có câu:


Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản / Bạch Vân thiên tái không du du


Để rồi L‎ý Bạch khi tới nơi, nhìn trước nhìn sau mới nóirằng:


Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc/ Thôi Hiệu đề thi tại Thượng đầu


(nghĩa là nhìn cảnh trước mắt mà không dám tả, vì đã có Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu.)


Và L‎ý Bạch thôi không làm thơ nữa.


Tức cảnh sinh tình muốn đề thơ

Nhưng ai đó đã làm thơ trước rồi

Nhân sinh tự cổ bao đời

Tâm tư lãng đãng cảnh trời phiêu du.


Thôi Hiệu là người thích đánh bạc, nghiện rượu.


Lấy vợ thì phải chọn vợ đẹp, hơi không vừa ‎ý‎‎ là bỏ, thay vợ đến ba bốn lần.


Ông khổ sở vì ngâm vịnh làm thơ, khi hết bệnh trở dậy, ngơ ngẩn xanh xao hốc hác.


Thơ Thôi Hiệu truyền đến nay, phần nhiều vẫn là thơ diễm lệ, như bài Trường Can


Quân gia trú hà xứ/ Thiếp trụ tại Hành Đường/ Đình thuyền tạm tương vấn/


Hoặc


Khủng thị đồng hương


(Nàng ở nơi nào vậy/ Nhà thiếp ở Hành Đường/ Dừng thuyền


tạm thăm hỏi/ Biết đâu chẳng đồng hương)


Hoàng Hạc Lâu được xây thời Tam quốc, các đời sau bị hủy đi, rồi xây lại.


Tuy nhiên theo Vương Tương Chi đời Bắc Tống viết trong Dư Địa Kỷ Thắng, thì ghi


chép sở dĩ được gọi là Hoàng Hạc Lâu vì cái tháp này nằm trong Hoàng Hộc Sơn.


Thời cổ đại, chữ Hộc còn có nghĩa là Hạc, cũng như ngỗng trời gọi là thiên nga, nên


sau này người ta dùng chữ Hạc thay cho chữ Hộc.


Giai thoại bao giờ cũng là mơ

Địa dư địa lý tỏa mây mờ

Lầu cũ hôm xưa còn đâu đó

Vọng nhớ người xưa lầu còn trơ

Quê hương xa tít mờ khói sóng

Chập chờn mây trắng mấy dòng thơ

Hạc hay Hộc cũng mang một nghĩa

Như ngỗng trời mà gọi thiên nga

Hán tự trau chuốt mượt mà

Văn chương chữ nghĩa kiêu xa gợi hình


Lầu Hoàng Hạc là một đài quan sát, được xây từ thời Tam Quốc, bên bờ sông


Trường Giang - Đài này tồn tại 50 năm, thì nước Ngô bị diệt.


Từ đấy không mang ‎ý nghĩa quân sự nữa, nhưng vì xây trên một vị trí to lớn hùng


vĩ, nên trở thành địa điểm cho tao nhân mặc khách thăm viếng vãn cảnh, đồng thời


cũng là niềm tự hào của Vũ Hán.


Vũ Hán xa xưa rất tự hào

Núi non hùng vĩ đẹp biết bao

Bỗng chốc biến thành ra ổ dịch

Lan toả lây truyền khổ làm sao


Lầu Hoàng Hạc nguyên thủy được kiến trúc bằng gỗ chạm trổ, ba tầng.


Trải qua nhiều triều đại phong kiến, chịu nhiều chiến tranh hủy diệt, rồi lại trùng tu


Ngày nay được tái sinh với phong cách độc đáo, lộng lẫy hơn, với 5 tầng lầu, chiều


cao 51m 4. Lợp ngói vàng trộn đỏ.


Các tầng mái vểnh cong như đôi cánh hạc.


Mái lầu cong như đôi cánh hạc

Ngôi lầu buồn như vạc kêu sương

Chiến tranh, hủy điệt, tai ương

Tái sinh, tu bổ còn vương nơi này


Đứng ở tầng cao nhất, có thể ngắm cảnh trời bao la hùng vỹ, nhìn dòng sông Hán


Thủy, hợp lại thành hình chữ Nhân trong Hán tự


Chữ Nhân là hai nét như dấu sắc, dấu huyền chụm đầu vào nhau, chân dang rộng ra.


Các bài thơ về Hoàng Hạc Lâu, theo tài liệu của văn học Trung quốc có khoảng 300


bài, bài thơ Thôi Hiệu xuất sắc nhất, có giá trị vuợt thời gian và lưu truyền tới bây giờ...


Để ghi nhớ giai thoại Thôi Hiệu đề thơ, L‎‎ý Bạch gác bút, tức là không làm thơ nữa,


người ta xây một cái đình gác bút , để làm thắng cảnh cho du khách dừng chân.


Gác bút thôi chẳng đề thơ

Lưu linh đáy nước hững hờ gió trăng

Nhìn trăng mơ tưởng chị Hằn

Ôm trăng đáy nước cung hằng vỡ tan

Say sưa mơ tưởng cung hàn

Lý bạch tiên tửu tan hoang một đời.


Lầu Hoàng Hạc tức Hoàng Hạc Lâu ở Vũ Hán, qua ngòi bút Nguyễn Du:


Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì/ Do lưu tiên tích thử giang mi

Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng/ Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi

Hiên ngoại yên ba không diểu diểu/ Nhãn trung thảo thụ thượng y y

Truy tình vô hạn bằng thùy tố/ Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.


Hoàng Hạc Lâu Quách Tấn dịch:


Nào thuở tiên đi mãi đến giờ

Dấu tiên bên bến đứng trơ vơ

Xưa qua nay lại Lư dồn mộng

Hạc khuất lầu không Hạo đề thơ

Thăm thẳm nước mây ngoài vạn dặm

Rờn rờn cây cỏ vẫn nghìn xưa

Nỗi lòng ấp ủ cùng ai tỏ

Gió mát trăng thanh luống hững hờ.


Hoàng Hạc Lâu của thi sĩ Vũ Hoàng Chương:


Đã bao giờ có hạc vàng đâu

Mà có người tiên để có lầu

Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở/

Lầm Thôi Hiệu trước, Nguyễn Du sau

Hạc chưa thoát khỏi mê hồn kịch 

Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu

Trăng gió hão huyền như khói sóng

Nồi kê đã chín nghĩ mà đau.


Tuy nhiên năm 1981, lầu hoàng hạc trong thơ Thôi Hiệu đã bị người Trung quốc


đập bỏ và xây lại một cái lầu khác, cách vị trí cũ chừng hơn cây số, và không biết có còn


gọi là lầu Hoàng Hạc nữa hay không?


Và bây giờ thật mai mỉa và kinh hoàng, khi Vũ Hán lan tràn dịch Covid-19 chết


người....


Những người dân Trung quốc, các chuyên viên, các nhà khoa học, các bác sĩ, y tá,


rất nhiều đã chết vì trận chiến vi sinh học này.


Cả thế giới lên án dịch viêm Phổi Vũ Hán.


Các lò thiêu ở Vũ Hán và Hồ Bắc, Trung quốc, hoạt động 24/24 thiêu đốt thật


nhanh những thân xác con người để xóa đi dấu tích giết người trong nhân loại ....


Bầu trời Vũ Hán rợp trời bởi hàng tỉ con quạ đen tụ về trong hơi người, trong xác


chết vì Covid-19 kinh hoàng:

Quạ đen thay thế hạc vàng

Ngàn năm Vũ Hán mơ màng Vũ Xương

Oan oan tương báo đoạn trường

Xác người vùi lấp tai ương trùng trùng.


Vũ Hán ngày xưa với lầu hoàng hạc, mái cong như trong cổ tích, qua vần thơ Thôi


Hiệu đã làm vuơng vấn hồn thơ trong tâm tưởng những kẻ tha hương, nhất là ở hai câu


cuối tha thiết của Tản Đà:


Quê hương khuất bóng hoàng hôm

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Khói trên sông cho lòng ai ngơ ngẩn

Quê hương xa mờ khuất bóng hoàng hôn

Mây bay nhả khói lam buồn

Hạc bay đi mất sầu tuôn chạnh lòng.


Lơ lửng đâu đây dòng nhạc trôi rất nhẹ, vút lên không trung:


… Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.... Về thành đô... ta nhớ người vô bờ...;


Để chạnh nhớ Thăng Long thành Hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan:


Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy hơi sương

Dấu xưa xe ngụa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thuong

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.


Soi lại cổ kim đầy dấu tích

Dấu tích điêu tàn thế sự hoang liêu

Nhân sinh thấp thoáng tiêu điều

Đêm đen vắng lạnh liêu xiêu lụi tàn.

Để ngẫm lại nhân gian đau khổ

Người hại người, tan tác, phù du

Dấu tích hôm xưa, một khúc âm thừa.


Nguyễn Thị Mắt Nâu
01 Tháng Tám 2023(Xem: 1107)