TT Joe Biden viếng chỗ Phi công McCain bị bắn rơi ở hồ Trúc Bạch

11 Tháng Chín 20238:58 SA(Xem: 964)

VĂN HÓA ONLINE –XÃ HỘI NHÂN VĂN – THỨ HAI 11 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


TT Joe Biden viếng chỗ Phi công McCain bị bắn rơi ở hồ Trúc Bạch


John McCain: Hồi ký Hỏa Lò “Hanoi Hilton”

https://www.nhatbaovanhoa.com/a10881/john-mccain-hoi-ky-hoa-lo-hanoi-hilton-


Thượng nghị sĩ John McCain từng nói gì về Biển Đông?


Thượng Nghị sĩ John McCain: cầu nối Mỹ-Việt


image006Nguồn hình ảnh, Getty Images. TT Joe Biden đặt vòng hoa trước bức phù điêu về cố Thượng nghị sĩ John McCain bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội hôm 11/09/2023


image021Bia xim 8ang phù điêu ghi dấu ngày chiến đấu cơ Skyhawk do Thiếu tá Hải quân McCain lái oanh tạc Hà Nội bị hỏa tiễn của Nga bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch ngày 26/10/1967. Tấm bia bề ngang rộng khoảng hơn hai mét khắc những hàng chữ bên trái. (Viền vuông do tòa soạn làm cho sáng hơn hàng chữ để cho dễ thấy). Ảnh Lý Kiến Trúc chụp ngày 10 tháng 5, 2014 tại Hà Nội.


image022Nguyên văn hàng chữ khắc trên bia xi măng: “NGÀY 26-10-1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỦ ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY”.


 John McCain bị mất “tên”


Ted Osius


27-7-2021


image024TNS John McCain và cựu đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius. Ảnh: FB tác giả


Ngay khi tôi đến Hà Nội, dòng chữ khắc về ông John McCain trên tượng đài cạnh hồ Trúc Bạch đã được sửa lại. Khi ông McCain thăm Việt Nam vào tháng 5/2015, tôi dẫn ông cùng một số thượng nghị sĩ khác đến thăm tượng đài này, sau khi nó được chỉnh trang và trùng tu.


Chữ “tên” trước tên của ông McCain trong dòng chữ tiếng Việt đã được thay thế bằng “phi công”. Tên của ông McCain cũng được khắc lại đúng chính tả. Những việc sửa chữa này diễn ra thầm lặng, không khoa trương.


Tôi được biết rằng chính ông Phạm Quang Nghị (khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội) chỉ đạo việc sửa chữa này.


Trước khi ông McCain gặp gỡ ông Nghị, dòng chữ trên tượng đài có nội dung như sau: “NGÀY 26-10-1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỤ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY.”


Đầu năm 2015, nội dung trên tượng đài được sửa lại thành: “NGÀY 26-10-1967, TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG PHI CÔNG JOHN SIDNEY McCAIN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN THUỘC LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ ĐÃ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỤ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY.”


https://baotiengdan.com/2021/07/27/john-mccain-bi-mat-ten/


Điều khác biệt là: (1) tên ông McCain đã được viết đúng chính tả; (2) cấp bậc trong quân đội và binh chủng mà ông tham gia được giới thiệu chính xác hơn (USNAF, chứ không phải USAF); (3) việc bỏ từ “tên” khỏi cụm “tên phi công” khiến dòng giới thiệu trang trọng hơn, và công bằng hơn.


Trong tiếng Việt, chữ “tên” vốn là cách gọi thể hiện sự khinh thường, dành cho những kẻ thù, trộm cướp, gian lận hoặc đối tượng hiếp dâm.


Thượng nghị sĩ John McCain để lại những phát ngôn mạnh mẽ về Biển Đông và chỉ trích sự hung hăng của Bắc Kinh, theo báo Philippines.


Trang Philstar hôm 27/8 điểm lại những phát ngôn và hành động đáng chú ý của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain vừa qua đời vì bệnh ung thư não.


Tại sự kiện Đối thoại An ninh Shangri-la diễn ra ở Singapore năm 2012, McCain và Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Joe Lieberman cảnh báo rằng Trung Quốc không hành động như một cường quốc "trưởng thành" tại Biển Đông.


"Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói rằng ông tin rằng Trung Quốc sẽ đối xử rất tốt với chúng ta cho đến khi họ hải quân của họ đủ mạnh để bảo chúng ta rời khỏi Tây Thái Bình Dương (gồm cả Biển Đông," ông McCain nói.


Khi xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam leo thang về vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào gần quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014, McCain lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh thay đổi hiện trạng trong khu vực.


"Những hành động này của Trung Quốc dựa trên những yêu sách không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Thực tế, giàn khoan của Trung Quốc đang đặt tại khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được định nghĩa rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Phận sự của các quốc gia có trách nhiệm là phải kiên quyết đòi nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện các bước ngay lập tức giảm căng thẳng và trả lại hiện trạng của Biển Đông."


image026Nguồn hình ảnh, AFP/Robyn Beck. Thông cáo do văn phòng John McCain phát đi nói: "Khi ông qua đời, ông đã tận tụy phục vụ nước Mỹ trong 60 năm"


"Trong khi Trung Quốc đang xây dựng và quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông và ngày càng hung hăng để đạt được mục đích, Hoa Kỳ phải tiếp tục trợ giúp các đối tác và đồng minh khi các nước này đương đầu với Bắc Kinh. Điều này đòi hỏi không chỉ thường xuyên thực thi tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, mà còn giúp tăng cường năng lực hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á, cũng như tiến hành các đợt tập trận và tuần tra chung."


Từ nhiều tháng trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ban hành phán quyết về Biển Đông vào tháng 7/2016, TNS John McCain thúc giục Hoa Kỳ điều hạm đội tàu sân bay đến bãi cạn Scarborough.


Thời điểm đó, ông nói: "Nếu Trung Quốc tuyên bố lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, Mỹ phải chuẩn bị thách thức yêu sách này ngay lập tức bằng cách điều chiến đấu cơ đến khu vực bị ảnh hưởng mà không tuân thủ yêu cầu nộp kế hoạch bay theo đòi hỏi của Bắc Kinh."


"Đây là lúc để Hoa Kỳ vượt lên những biểu hiện tượng trưng và khởi động một chiến dịch tự do hàng hải mạnh mẽ."


"Các cuộc tuần tra, tập trận chung nên được mở rộng và các cuộc tuần tra giám sát đại dương để thu thập thông tin tình báo trên khắp Tây Thái Bình Dương cần được tiếp tục."


image028Nguồn hình ảnh, VGP. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh viết trong sổ tang về ông McCain tại Hà Nội


'Biểu tượng'


Theo trang Thông tin Chính phủ, hôm 27/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để chia buồn về việc Thượng nghị sĩ John McCain từ trần.


Ông Minh viết trong sổ tang mở tại Đại sứ quán Mỹ: "Đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngài Thượng nghị sĩ John McCain luôn là biểu tượng cho thế hệ nghị sĩ - cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.


"Chúng tôi luôn trân trọng những nỗ lực của ngài Thượng nghị sĩ trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua".


Thông cáo do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phát đi hôm 26/8 ghi: "Trong nhiều thập kỷ, ông McCain ủng hộ manh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác. Ông sẽ luôn được tưởng nhớ."


"Để tôn vinh những đóng góp của Thượng nghĩ sĩ McCain và của cựu đồng nghiệp của ông tại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng là cộng sự lâu năm của ông trong các vấn đề về Hoa Kỳ - Việt Nam, là ông John Kerry, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ khởi động Chương trình McCain/Kerry. Mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam có sự cam kết với dịch vụ công sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc và thúc đẩy di sản tích cực của Thượng nghị sĩ McCain."


Ông McCain, 81 tuổi, được chẩn đoán bị u não vào tháng 7/2017.


Ông rời Washington nhưng vẫn là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng.


Gia đình ông nói trong một thông cáo gửi tới giới truyền thông Hoa Kỳ hôm 24/8: "Năm ngoái, Thượng nghị sĩ John McCain đã chia sẻ về việc ông được chẩn đoán u não và tiên lượng xấu."


"Tiến triển của bệnh và tuổi tác ngày càng cao đã đưa ông tới quyết định này."


"Với ý chí mạnh mẽ vốn có, ông đã chọn ngừng điều trị y tế."


image030Nguồn hình ảnh, Getty Images. Ông John McCain trải qua hơn 5 năm ngồi tù tại Hà Nội


Ông McCain từng là Thượng nghị sỹ suốt sáu nhiệm kỳ, và là ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008.


Ông được chẩn đoán ung thư não sau khi các bác sĩ phát hiện ra khối u trong quá trình phẫu thuật loại bỏ cục máu đông trên mắt trái của ông hồi tháng Bảy năm ngoái.


Có cha và ông đều là đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, ông McCain là một phi công của Hải quân Hoa Kỳ chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam. Khi máy bay của ông bị bắn hạ, ông trở thành tù nhân chiến tranh ở Bắc Việt Nam trong năm năm.


Khi ở trong tù, ông đã chịu những trận tra tấn khiến ông bị tàn tật.


Mối quan hệ với Việt Nam


image032Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thượng nghị sĩ John McCain (phải) trong chuyến thăm nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, năm 2009


Năm 2009, Thượng nghị sỹ John McCain từng trở lại thăm di tích nhà tù Hỏa Lò nơi giam giữ ông suốt 5 năm trong thời gian chiến tranh Việt Nam.


Ông xem những vật dụng trưng bày, trong đó có cả bộ quân phục ông mặc năm 1967 khi máy bay của ông rớt tại Hồ Trúc Bạch.


Trong chuyến thăm này, ông John McCain kêu gọi bước tiến mới trong quan hệ Mỹ-Việt và đề cập vấn đề nhân quyền.


"Chúng tôi muốn thấy sự gia tăng quan hệ quân sự giữa hai đất nước và khi trả lời các câu hỏi, tôi nhấn mạnh cùng với phát triển kinh tế phải có tiến triển chính trị và tăng cường tôn trọng nhân quyền."


Ông cũng nhắc đến vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Hoa Kỳ "có mối quan tâm và lợi ích trong tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các nơi khác."


Tiểu sử trên trang web của ông McCain nói thời gian trong tù, ông bị quản giáo đánh đập, bị biệt giam - các cáo buộc mà chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ. (28/8/2018)


+++++++++++++++++++++++++++++


Xem lại video BBC phỏng vấn thiếu tá hải quân David Wheat về thời gian ngồi tù Hỏa Lò. Ông là một người bạn của thiếu tá John McCain.


Phi công Mỹ ở Hỏa Lò: “Tôi đã từng ở đây và tôi biết cái gì là sự thật, cái gì không”


28 tháng 4 2015


image034Thiếu tá Tá Hải quân David Wheat


Một Thiếu tá Hải quân Mỹ ngồi tù ở Hỏa Lò hơn bảy năm khi chiến đấu cơ bị trúng đạn kể lại cho BBC về những gì đã xảy ra.


Vào tháng 10 năm 1965, phi cơ của Thiếu tá Tá Hải quân David Wheat và phi công trưởng là Trung Tá Roderick Mayer điều khiển bị bắn hạ ở miền Bắc Việt Nam. Ông David Wheat bị bắt và đưa về nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong khi đồng đội tử nạn. Cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt thực hiện vào tháng 04/2015 ở California.


BBC: Nhiệm vụ của ông được giao trong lần bay bị bắn hạ là gì?


David Wheat: Nhiệm vụ của lần không kích đó của chúng tôi là ném bom một cây cầu ở Thái Nguyên để chặn đường tiếp tế từ Trung Quốc sang. Khi phi cơ của chúng tôi bị trúng đạn thì vì được huấn luyện từ trước tôi thấy là cần phải bấm nút để bật thoát ra ngoài. Và khi xuống đất rồi thì tôi tháo dây dù ra và bò ngược lên đồi và trốn trong bụi cây. Tôi có thể nhìn thấy đồng đội của tôi vẫn còn dù gắn vào người và anh ta bị thương rất nặng. Tôi nghĩ rằng một hai ngày sau đó thì anh ta qua đời.


Lúc đó tôi bị thương ở đầu gối và không đi được. Khi dân quân phát hiện ra tôi thì họ lục soát xem trong người có gì hay không và dẫn đi. Có người nhổ nước bọt vào tôi. Có hai dân quân đỡ tôi để đi lên đồi và sau đó họ kiếm được một cái cáng và đưa tôi đi. Rồi từ làng này qua làng khác và rốt cùng là dùng xe quân sự chở tôi về Hỏa Lò hay còn gọi là ''Khách sạn Hilton'' vào sáng sớm.


BBC:Việc hỏi cung được thực hiện như thế nào?


Tôi được đưa vào một phòng giam khoảng 12 foot vuông (9 mét vuông) và trong phòng không có gì cả. Chỉ là nền gạch đỏ và tôi nằm xuống ngủ vì tôi mệt quá. Chẳng bao lâu sau thì họ hỏi cung tôi. Vào thời điểm đó là giai đoạn kể như đầu tiên của tù binh chiến tranh nên những gì tôi khai họ cũng không biết thực hư thế nào. Một ngày hỏi cung hai lần, một lần vào khoảng 10 giờ sáng và một lần vào khoảng 5 giờ chiều.


Và tôi bắt đầu nghĩ tới cách liên lạc với các tù binh ở các phòng giam khác như thế nào. Bữa ăn thì có cơm với bí ngô và thỉnh thoảng có chuối, nghiền ra ăn cùng với cơm.


BBC: Ông trao đổi với tù binh khác trong nhà giam như thế nào?


Trong khu nhà giam chúng tôi thì có khoảng 6-8 phòng giam và mỗi người bị giam riêng biệt. Chúng tôi đã được học cách gõ vào tường để liên lạc với nhau bằng mã riêng và chỉ cần dùng một bàn tay là có thể ra ký hiệu về chữ cái và số. Chúng tôi cũng thỉnh thoảng ho hoặc hắng giọng theo cách mã hóa các chữ cái để nói chuyện với nhau.


Chúng tôi cũng viết lên giấy đi vệ sinh để liên lạc với nhau hoặc khi bị thẩm vấn thì đôi khi bẻ đầu bút chì và gài mẩu chì đó vào quần áo để dùng sau này khi cần viết cho nhau. Và hộp thư của chúng tôi nằm trong nhà tắm, để ở chỗ không ai để ý cả. Nếu chúng tôi mà bị phát hiện là liên lạc với nhau trong tù thì chúng tôi bị phạt nặng.


BBC:Trong những năm tháng ở tù thì ông thường nghĩ về điều gì nhất?


Nghĩ nhiều nhất là ngày tự do. Cả ngày thì chẳng có việc gì làm nên cũng chỉ nghĩ ngợi là khi ra tù thì mình sẽ đi đâu, làm gì. Vì tôi độc thân khi đó nên tôi nghĩ về căn nhà mình xây sau này cho mình sẽ thế nào. Rèm cửa kiểu cách ra sao. Chủ đề này có thể giúp tôi nghĩ ngợi khoảng một tháng.


Rồi cũng rất chán và không thể ép mình nghĩ mãi về một chủ đề. Đôi khi thể nằm mơ ra cái gì đó khác như xe hơi chẳng hạn thì lại nghĩ về đi du lịch. Cứ như thế và rồi khi chán thì lại quay lại nghĩ về chủ đề cũ là xây nhà mà mình đã nghĩ vài tuần trước.


Đôi khi ngồi quan sát xem con nhện nó bắt ruồi thế nào. Và chán quá nữa thì ngồi giết một vài con kiến để rồi gây náo loạn cho cả đàn kiến đang di chuyển phải đổi hướng đi. Hoặc xem kiến mang thức ăn về tổ thế nào.


BBC: Ông có thể kể lại ngày ông được trả tự do? Ông có được thông báo trước?


Trước khi chúng tôi được thả thì chúng tôi được chuyển đi một nơi khác vì đó là vào mùa Giáng sinh 1972 khi đó có ném bom ở Hà Nội. Nhưng sau đó họ lại đưa chúng tôi trở lại 'Khách sạn Hilton'. Khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973 thì một trong các điều khoản là phải thông báo cho tù binh chiến tranh là họ sẽ được thả. Và chúng tôi được thông báo là họ sẽ sớm thả chúng tôi nhưng không biết sớm là thế nào. Sau đó khoảng hai tuần thì chúng tôi được thả. Và đêm trước hôm thả chúng tôi thì họ tập trung tất cả vào một khu và phân phát quần áo dân sự, tất, giày...


Rồi sáng hôm đó họ đưa chúng tôi ra sân bay bằng xe buýt. Lúc đó chúng tôi cũng chưa vui vì vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của họ. Sau đó khi ra sân bay rồi thì chúng tôi được trao cho quân nhân Mỹ để lên phi cơ. Chỉ khi máy bay ra đường băng và bắt đầu cất cánh thì tôi mới thấy thở phào là sau 7 năm rưỡi thì cuối cùng cảm thấy giây phút đang trở về quê hương mình.


BBC: 7 năm 4 tháng tù có ảnh hưởng gì tới thể lực và tâm trí của ông?


Trong suốt thời gian ở tù thì tôi không có vấn đề gì về thần kinh. Về thể lực cũng không bị ảnh hưởng đáng kể gì. Nhưng tôi bị áp xe răng vào năm cuối ở tù nên một bên mặt tôi bị sưng vù nhưng sau đó đỡ hơn. Và Hải quân Mỹ có chương trình khám, điều trị hay trợ giúp tù binh chiến tranh về tâm lý và thể lực và vẫn còn áp dụng cho tới tận bây giờ. Cuộc chiến Việt Nam có thể xem là có dài ngày đối với tù binh chiến tranh so với các cuộc chiến khác như Triều Tiên.


BBC: Ông trở lại thăm Hỏa Lò vào năm 2013, ông thấy gì ở đó và ông đã đi tới những đâu ở Việt Nam?


Tôi và vợ tôi đi cùng với một cựu thủy quân lục chiến cùng vợ ông và một vài người bạn người Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam lần đó. Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Nội Bài thì tôi có cảm giác khó tả vì đây vẫn là một nước Cộng sản và chẳng biết điều gì sẽ xảy ra ở một nước Cộng sản cả.


Chúng tôi đi taxi khá dễ chịu về khách sạn ở Hà Nội và chúng tôi ở một khách sạn rất đẹp. Sau đó thì chúng tôi bàn tới chuyện là phải quay lại “Khách sạn Hilton” và tôi đi qua cổng chính nhà tù, cái cổng mà tôi đã ra rồi lại vào ít nhất là bốn lần. Tôi rẽ phải và đi vào chính nơi tôi từng bị giam.


Tất nhiên là phòng giam có thay đổi so với trước đây bởi người ta mở rộng ra thành phòng lớn hơn (sau hiệp định Paris 1973) nhưng tôi vẫn nhớ như in chỗ mà tôi hay đứng, hay ngồi. Rồi chúng tôi đi sang khu trưng bày hiện vật và một phòng giam mà người ta tái hiện lại. Trong đó có một cái giường đơn cho một người nằm. Nhưng thời gian chúng tôi bị giam ở đó thì không có giường, tức là tôi ngủ trên nền bê tông. Rồi có một cậu hướng dẫn cho du khách thăm quan kể về những gì đã xảy ra ở đây.


Tôi bảo cậu ấy rằng “Này cậu, tôi đã từng ở đây và tôi biết cái gì là sự thật, cái gì không". Đó là lần ghé thăm thú vị và tôi vui là vợ tôi biết được nơi tôi từng bị giam tại đây.


BBC: Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện quan hệ trong đó có hợp tác quân sự. Hà Nội muốn Washington bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, ông nghĩ gì về đề nghị này?


Tôi đã từng nghe nói về việc này và tôi thực sự không có bình luận gì về chủ đề này. Nhưng tôi muốn nói tiếp rằng chuyến thăm của chúng tôi tới nhiều nơi ở Việt Nam, từ Hà Nội tới Huế, Đà Nẵng, rồi một số nơi ở miền Nam, và Sài Gòn thì mọi thứ thật tuyệt.


Mọi người đều chăm chỉ làm việc và bận rộn kiếm sống. Có những tour du lịch cho người ít tiền và người giàu có hơn. Đối với chúng tôi đó là chuyến đi thật tuyệt vời.


Thiếu tá Hải quân David Wheat là bạn cùng tù với Thượng Nghị sỹ John McCain, người cũng bị giam tại Hỏa Lò và ra tù sau ông Wheat một tháng. Ông David Wheat sinh ngày 16 tháng 12, năm 1939 tại thành phố Duluth, tiểu bang Minnesota. Tốt nghiệp Đại học Minnesota năm 1963, sau đó ghi danh vào Trường Sỹ quan Phi công Hải quân Hoa Kỳ.

01 Tháng Tám 2023(Xem: 1106)