VĂN HÓA ONLINE - TÀI LIỆU - THỨ TƯ 12 JULY 2017
Tòa án trọng tài thường trực PCA là gì?
16h chiều nay (giờ Việt Nam) – ngày 07/12/2016 Tòa án trọng tài thường trực (viết tắt là PCA) đã có phán quyết chính thức về vụ kiện của Philipin. Theo đó, Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để gọi các bãi đá san hô ở Trường Sa là các hòn đảo có khả năng duy trì sự sống con người, từ đó đưa ra yêu sách về lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý quanh các bãi đá này.
Tuy nhiên, phán quyết này cũng được coi là không thừa nhận tuyên bố về chủ quyền với các bãi đá san hô do những nước khác đang kiểm soát ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Malaysia và Việt Nam.
Về phán quyết kể trên, nhiều người quá lạc quan tới mức cho rằng chỉ cần khởi kiện và thắng kiện thì có thể giành lại những đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Tuy nhiên khi đã hiểu rõ PCA là gì hay PCA hoạt động như thế nào thì ta mới thấy “đời không toàn màu hồng”.
- Tòa Án Trọng Tài Thường Trực là gì ?
Có trụ sở tại La Haye (Hà Lan), Tòa Án Trọng Tài Thường Trực là cơ quan liên chính phủ thường trực đầu tiên nhận đứng ra giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua thủ tục trọng tài và các phương tiện ôn hòa khác.
Được khai sinh năm 1899 nhân Hội nghị Hòa bình La Haye lần thứ nhất, do Sa hoàng Nicolas đệ nhị của Nga triệu tập, mục tiêu của tòa án này là tìm kiếm “những phương cách hiệu quả nhất để bảo đảm cho mọi dân tộc lợi ích của một nền hòa bình thực sự và lâu dài”.
Các trọng tài dựa vào những hợp đồng, các thỏa thuận và hiệp ước khác nhau, như của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết. Hiện có 116 hồ sơ đang được nghiên cứu.
- Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có phải là một tòa án thực sự ?
Cái tên Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có thể gây hiểu lầm, vì đây không phải là một tòa án theo đúng nghĩa truyền thống, với các thẩm phán tuyên các bản án. Tòa Án Trọng Tài Thường Trực là một định chế thường xuyên, thông qua các phiên trọng tài để giải quyết những bất đồng cụ thể.
Các phiên tòa thường họp kín, không mở rộng cho công chúng hay báo chí, trừ phi có sự đồng ý của đôi bên.
- Tòa Án Trọng Tài Thường Trực hoạt động như thế nào ?
Một vụ kiện được đưa ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực khi các nỗ lực ngoại giao giữa hai Nhà nước thất bại, hay khi bất đồng xảy ra giữa một Nhà nước và một tổ chức công hoặc tư, hay có thể giữa hai đối tác tư nhân.
Một phiên trọng tài sẽ được chỉ định để phụ trách hồ sơ này. Gồm một, ba hay năm thành viên do các bên tranh chấp chỉ định, phiên tòa này do một trọng tài làm chủ tọa, và trọng tài này cũng phải được các bên đồng ý.
- Tòa Án Trọng Tài Thường Trực đặt ở đâu ?
Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực nằm trong Cung điện Hòa bình ở khu vực ngoại giao của La Haye, chung với Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ – International Court of Justice), định chế tư pháp cao nhất của Liên Hiệp Quốc.
- Các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có mang tính ràng buộc ?
Tất cả các quyết định của tòa, được gọi là phán quyết (chứ không phải bản án), mang tính bắt buộc đối với tất cả các bên tham gia vụ kiện, và phải được thực thi ngay. Tuy nhiên nếu một trong các bên không hài lòng về phán quyết, thì có thể yêu cầu Tòa Án Trọng Tài Thường Trực giải thích.
Nhưng làm thế nào để buộc các bên tôn trọng phán quyết của tòa là một điều rất khó khăn. “Theo luật quốc tế, Trung Quốc được phép miễn thực thi phán quyết của tòa. Điều tương tự từng xảy ra khi Australia không chấp nhận phán quyết trong vụ tranh chấp lãnh thổ với Đông Timor.” – Trích Đơn vị tác chiến điện tử.
P/s: Đời không toàn màu hồng nên đừng vội mừng khi còn quá sớm. Đó là lý do vì sao Việt Nam vẫn phải tiếp tục nuôi cá quả và thả chuồn chuồn.