Hồi ức Khương Hữu Điểu: Hụp lặn ở Lafayette College Pennsylvania, USA

14 Tháng Tư 20158:57 CH(Xem: 8434)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 15 APRIL 2015
CHƯƠNG 6
Hụp lặn ở Lafayette College Pennsylvania, USA
Chuyến bay Đầu tiên qua Thái Bình Dương, 1952
blank
Saigon-Manilla-Guam-Wake-Midway-Honolulu-San Francisco bằng DC-B
blank
Chuyến bay Đầu tiên qua Thái Bình Dương, 1952

Cuộc hành trình của tôi tới trường đại học Mỹ, nơi Đông và Tây trực diện, quả là thật dài. Tôi không chủ động trong việc chọn đi học ở Lafayette College vì lý do dễ hiểu tôi không biết chút gì về hệ thống đại học bên Mỹ cả. Gần như toàn thể các du học sinh Việt đều qua Pháp để tiếp tục việc học bởi lẽ từ nhỏ họ được đào tạo trong nền giáo dục thuộc địa với tiếng Pháp. Về phần tôi, tôi chưa hề học một lớp Anh ngữ nào vì trong trường trung học đệ nhứt cấp của tôi không có dạy sinh ngữ này. Do đó tôi lấy tiếng Pháp làm sinh ngữ chánh còn tiếng Việt làm sinh ngữ phụ.

Cơ quan thông tin Mỹ USIS (United States Information Service) ở Saigon xét đơn xin học bổng của tôi đi học môn Mechanical Engineering tại Hoa Kỳ. Bà Bertha von Allman phỏng vấn tôi tại văn phòng của bà trên đường Hai Bà Trưng, gần bệnh viện Grall nổi tiếng của Pháp. Dù điểm học của tôi rất cao nhưng vì kém Anh ngữ nên tôi hơi lo. Tôi giải thích với bà các môn toán và khoa học dùng ngôn ngữ quốc tế được mọi người trên thế giới hiểu. Như vậy, dựa vào điểm cao của tôi về các môn toán và khoa học cũng như bằng tú tài Pháp ban Toán hạng ưu của tôi thì tôi sẽ không gặp trở ngại gì để theo học các lớp engineering. Ngoài ra, từ thời dân Norman đến sống bên Anh tới nay thì 30% tiếng Anh đã có gốc tiếng Pháp rồi. Tôi còn hứa với bà là sẽ học tiếng Anh ngày đêm cho tới ngày đi Mỹ nữa. Rốt cuộc, phép lạ đã sẩy ra và tôi được cấp học bổng Fulbright để đi học Lafayette College tại Easton, Pennsylvania do cơ quan USIS chọn. Thượng Đế đã thương nên gởi tôi đến một trường tương đối nhỏ với khoảng 2,000 thay vì một nơi có tới cả chục ngàn sinh viên. Nhờ vậy, tôi không bị lạc lõng trong một rừng người.
Để đối phó với vấn đề Anh ngữ, tôi tức khắc đi mua một máy hát 78 RPM “La Voix de Son Maitre” và bộ dĩa nhựa Assimil với cả sách học đi kèm.  Suốt ngày tôi đọc “My taylor is rich, my teacher is poor…”… mỗi khi học xong một mặt dĩa tôi lại thay kim thép và quây dây thều của máy hát. Hôm nay nghĩ lại, tôi phải thú nhận khả năng Anh ngữ của tôi lúc đó chắc chỉ tạm đủ cho mứt khách đi du lịch dùng chứ không sao cho sinh viên năm thứ nhứt nghành engineering của bất cứ trường đại học Mỹ nào. Trong đầu tôi, tôi nghĩ mình sẽ cần hụp lặn trong chương trình học tiếng Anh khi vào đại học bên Mỹ mà không ngờ trước được cái giá tôi phải trả cho nó sẽ cực nhọc tới chừng nào.
blankblank
Châu, bạn cùng lớp, và tôi đi mua đồ trên Sài gòn để chuẩn bị cho chuyến đi vượt đại dương

Để chuẩn bị cho chuyến đi đến Tân Thế Giới, tôi mua những đồ vật thật tốt để đem theo trong va li. Vào năm 1952, nhà buôn Grand Magasin Charner, GMC, của Pháp là thương xá tốt và lớn nhứt thành phố Sài gòn. Nơi đó, tôi kiếm được cái va li nhẹ và tân tiến nhứt sản xuất bên Pháp. Lúc đó, mỗi hành khách đi máy bay chỉ được đem theo tối đa 20 kí lô hành lý thay vì 50 cân Anh như ngày nay. Tôi được tặng chiếc máy chụp hình hảo hạng hiệu Rolleiflex của gia đình và một đồng hồ đeo tay Omega.

Bộ com lê và áo choàng làm bằng len của Anh nhập cảng từ Hồng Kông đuợc tiệm Hanoi Taylor nổi tiếng nhứt tỉnh Mỹ tho may. Để giúp tôi đối phó được với những khó khăn bất ngờ khi sống lẽ loi nơi quê người, má tôi tặng cho tôi một chiếc nhẫn hột xoàn vài ca ra và một dây chuyền đeo cổ vàng y 24 ca ra khá nặng. Đương nhiên tôi rất cẩn trọng đối với những báu vật đó nên thuê một hợp an toàn tại ngân hàng địa phương để cất chúng vào đó.

Thân quyến và bạn bè đặc biệt đi từ Mỹ tho lên phi trường Sài gòn để tiễn tôi đi Mỹ. Như thường lệ, anh Năm luôn tỏ ra là con người tốt và cho tôi mượn chiếc xe Renault 4 CV nhỏ do Pháp chế tạo của anh để tôi tới thăm người bạn học thân ở Lycée Yersin đang sống trên đường Laregnere. Đậu xe xong, tôi quên tắt đèn! Khi đến lúc phải về nhà gấp để lên đường ra phi trường thì bình ắc-quy của chiếc xe 4CV bị hết điện. Ai cũng hoảng hồn! May thay xe này cũng nhẹ thôi. Người bạn và tôi cùng đẩy chiếc xe rồi tôi nhảy vào trong dùng “embrayage” đề cho máy nổ. Nhờ ơn Thượng Đế, chiếc xe nổ máy và tôi không bị lỡ chuyến bay tối quan trọng đó. Gia đình không ai biết chi về chuyến phiêu lưu này. Quả là một hoạn nạn cho tôi và gia đình nếu tôi bị kẹt ở Sài gòn vì chiếc xe 4 CV đó. Sau này tôi được biết người bạn học ở Yersin đó trở thành giáo sư toán ở trường École Polytechnique lừng danh của Pháp và nay đã về hưu ở đường Rue Xaintrailles tại Paris.

Tôi trả lại chiếc xe 4 CV cho anh Năm mà tim hãy còn đập mạnh. Nhiều người có mặt để chia tay với tôi tại phi trường. Trước đây, khi rời nhà lên học ở Đà lạt chỉ cách Mỹ tho 400 cây số tôi đã nhiều lần nếm mùi chia ly, nhớ nhà, và cô đơn dù biết rõ rằng tôi chỉ phải xa nhà trong vòng 10 tháng trời mà thôi. Lần này, tôi sẽ phải xa cách gia đình 14,000 cây số trong vòng ít nhứt 4 năm. Một ý nghĩ không làm mình thoải mái chút nào! Có thể nào học bổng đi Mỹ đặc biệt đủ sức làm dịu phần nào nỗi đau lòng lúc đó chăng? Người ta chẳng khuyên: hãy sống ngày nào hay ngày nấy và “Que sera, sera” đó sao? Tôi gắng hết sức để không nhỏ lệ trước mặt ba má và họ hàng. Tôi tự nhủ là “nỗi buồn của buổi chia tay chỉ dành cho những ai còn ở lại mà thôi.” Đây đúng ra chỉ là một cách tự an ủi mình. Cuộc đời đâu đơn giản như vậy được!

Phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt ở Sài gòn nhỏ đến độ chỉ có một tòa nhà hai từng xinh xắn. Cái hay của nó là trên mái nhà có một bar bán cà phê và rượu cho khách viếng thăm. Họ có thể vừa ngồi uống vừa vẫy khăn chào đón hay tạm biệt bạn bè hoặc bà con của mình chỉ đứng cách họ hơn chục thước. Vào thời buổi an bình đó không ai phải quan tâm đến quân khủng bố cả.

Một thanh niên của Đồng Bằng Sông Cửu Long như tôi trong lòng thấy nôn nao đến Tân Thế Giới nằm bên kia quả địa cầu. Đây là lần đầu tiên tôi đi máy bay. Trong thập niên 1950, máy bay cánh quạt không thể đi một mạch tới Mỹ được. Đường bay trực tiếp ngắn nhứt thời đó là: Sài gòn tới Manila, Guam, Wake, Midway, Honolulu, San Francisco, Pittsburgh, Harrisburg và sau cùng đáp xuống phi trường địa phương nhỏ Allentown-Bethlehem-Easton, Pennsylvania.
blankblank
Phi trường Tân Sơn Nhứt  Sài gòn 1952                          
blank
Tiếp đãi viên Pan Am
blankblank
Lần đầu chúng tôi nghỉ ở khách sạn danh tiếng Manila Hotel, do Pan Am đưa tới vì gặp bão ở Thái Bình Dương
blankblank
Tại khách sạn Manila Hotel

Tác động do biến cố “Đông gặp Tây” trong tôi khởi đầu tại Đà lạt nay trở thành dồn dập hơn với một môi trường và trạng thái hoàn toàn khác lạ.

Sau “Chuyến bay đầu tiên của Đại bàng” từ Đồng Bằng Sông Cửu Long tới vùng vịnh San Francisco, cuộc đời tôi bị đảo lộn một cách quyết liệt. Tôi giã từ đất thuộc địa Đông Dương kém mở mang của Pháp, bay ngang Thái Bình Dương để học engineering tại một quốc gia tân tiến nhứt thế giới sau Thế Chiến Thứ Hai. Đúng là một chuyến đi ngàn dặm đối với một thanh niên non trẻ như tôi.

Tôi ráng mở lớn đôi mắt để theo dõi những diễn tiến bí mật đang nằm trong “Pandora’s Box”.

Những năm sống tại Yersin đã dạy tôi cách xã giao tốt đẹp của người Pháp. Nay, tôi sẽ làm quen với lối sống của người Mỹ.

Cuộc hành trình xuyên đại dương của tôi, dài 8,880 dặm Anh (14,200 km) từ Đông sang Tây được đánh dấu bằng một cơn bão lớn trên Thái Bình Dương. Các máy bay DC-6B và Constellation thời đó không thể bay trong thời tiết xấu như những phi cơ phản lực ngày nay được. Vì thế, hãng máy bay xếp đặt cho chúng tôi tạm nghỉ tại khách sạn nổi tiếng Manila Hotel ở Phi luật Tân trong cơn bão. Nơi này được nhiều người biết đến nhờ trước đó dùng làm đại bản doanh của đại tướng MacArthur trong Thế Chiến Thứ Hai.

Chuyến bay của tôi khá độc đáo vì các đường bay thương mải xuyên Thái Bình Dương lúc đó chưa được hoàn chỉnh lắm. Ở nhiều chặng, máy bay phải đáp xuống để đổ xăng máy bay tại những căn cứ Hải quân Hoa kỳ như Wake và đảo Midway vì chưa có phi trường dân sự. Quân nhân Mỹ phụ trách việc đổ xăng cho máy bay của chúng tôi trong khi hành khách vô nhà ăn tập thể của Hải quân để dùng bữa. Tôi thích thú học hỏi được phần nào cách sống trong Hải quân Mỹ. Cuộc phiêu lưu của tôi đã bắt đầu như vậy.

Dưới mắt tôi, trong những năm đầu của thập niên 1950, đáp những đường bay quốc tế được coi như những chuyến đi du lịch cho người nhà giàu. Hành khách thường ăn mặc đàng hoàng. Ghế ngồi trên máy bay rộng rải và thoải mái hơn bây giờ nhiều. Chén dĩa bằng sứ và muỗng nỉa bằng bạc xi được dùng trong các bữa ăn. Hoàn toàn không có khăn và ly giấy hoặc muỗng nỉa bằng nhựa. Ngay cả đi hạng bình dân cũng rất thoải mái. Không có cảnh bị kiểm soát an ninh rườm rà hay khám mình trần/strip search như trong thế kỷ 21 này. Cũng không phải cởi giày để khám nữa! Đi máy bay thời đó là cả một kinh nghiệm sang trọng, thích thú và lịch thiệp.

Một bất ngờ khác đã sảy ra trong đời tôi: trong một tuần đó, Trời cho tôi được sống hai ngày Thứ Năm vì máy bay đã băng qua đường đổi ngày quốc tế. Chúng tôi được các tiếp đãi viên phát cho chứng thư kỷ niệm dịp đặc biệt nầy. Trong nhiều giờ tôi chỉ nhìn thấy một cách nhàm chán những đám mây trắng trôi lơ lửng trên đại dương. Cuối cùng, chiếc máy bay đáp xuống phi trường Honolulu trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Lần đầu tiên tôi được xem cảnh ngoạn mục của các vũ nữ người Hạ Uy Di nhảy điệu Hula mặc váy sặc sỡ đan bằng cỏ và những bó đuốc sáng rực.
blank
Điệu Múa Hawaii Hula
blankblank
Điệu múa Hawaii Hula                                  Điệu Múa Lửa
blankblank                               
Một thử thách mới lại đến với tôi: tôi phải điền những giấy tờ của sở di trú Mỹ trước khi tiếp tục bay đến đất liền nhưng tôi không biết điền các mẫu đơn bằng tiếng Anh. May mắn cho tôi là có anh bạn cùng trường ở Yersin tên là TN Châu đi cùng chuyến bay giúp tôi làm việc này. Cuối cùng tôi cũng nhận ra được hình dáng cầu Golden Gate Bridge nổi tiếng thế giới hiện ra nơi chân trời. Tôi đã tới Tân Thế Giớ! Lúc đó tôi đâu ngờ rằng 23 năm sau cây cầu nầy  và Vùng Vịnh San Francisco sẽ là nơi tôi định cư lâu dài với quốc tịch Mỹ.
blank
Cầu Golden Gate
blankblank
Khúc “Hot Dog” đầu tiên Đặt chơn tới phi trường San Francisco, tháng 9, 1952                         
                                             

Học bổng dự trù cho tôi dự thính một khóa hướng dẫn vài ngày tại San Francisco để giúp tôi làm quen với nếp sống mới bên Mỹ. Đó là những giây phút quan trọng trong đời tôi khi mà “Đông Tây gặp nhau” với một cường độ mạnh mẽ hơn nhiều so với lần tôi trải qua đầu tiên ở thành phố Đà lạt nhỏ bé.  Một cuộc hành trình mới vừa dài vừa đầy thử thách đã bắt đầu. Ở San Francisco, một hướng dẫn viên vui tính người Mỹ tên Frank giúp cho tôi biết cuộc sống của một cư dân mới tại Vùng Vịnh sẽ như thế nào.

Coi cầu Golden Gate xong, tôi viếng thăm nhà hàng và tiệm bán đồ kỷ niệm Cliff House. Tôi bị một cú sốc nhẹ khi Frank mời tôi ăn “Hot Dog”. Đối với tôi, khi thấy dân làng bên nhà ăn thịt chó thì cũng là chuyện bình thường thôi. Nhưng tôi không thể tưởng tượng được rằng ở Hoa Kỳ người ta cũng ăn vậy nữa! “Không phải vậy đâu” Frank trấn an tôi “xúc xích được làm bằng thịt bò và heo đó.”

Sau đó tôi khám phá ra trưóc đây lâu lắm rồi, dân Đức cũng có ăn thịt chó nữa. Như vậy việc người ta nghi ngờ là xúc xích đôi khi cũng có thịt chó trong đó không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Bên xứ đó, hot dog còn được gọi bằng nhiều tên khác như frankfurter, frank, wiener, and weenie. Vào cuối thế kỷ 19, một số sinh viên tinh nghịch của đại học Yale ở New Haven, Connecticut, bắt đầu kêu xúc xích là “dogs”. Một xe bán thức ăn tại nơi đó ban đêm có tên là "The Kennel Club/Hội quán chú cầy" chuyên bán loại xúc xích này kẹp trong bánh có trét “mu-tạc.”  Do đó bánh được gọi là Hot Dog. Chữ “dog” đã được dùng đồng nghĩa với chữ sausage từ năm 1884 và lời đồn đại là người ta có trộn thịt chó vào đó sớm nhất cũng xuất phát từ năm 1845. Frank giải thích cho tôi nghe như vậy để thuyết phục tôi rằng không có thịt chó trong hot dog bán ở Mỹ. 
blankblank
Nhà hàng Cliff House, nổi tiếng vì               Xe Cable car

những hòn đá có hải cẩu nằm
blank
 Cổng vào Chinatown nơi có dân số người Hoa sinh sống đông nhất sau Trung Quốc và Đài Loan
blank
Union Square ở trung tâm thành phố và khách sạn nổi tiếng Saint Francis Hotel

Khách sạn St. Francis là nơi các tổng thống đảng Cộng Hòa ưa cư ngụ khi tới San Francisco.
blank
Khách sạn cổ kính Fairmont
blank
Khách sạn cổ kính Fairmont

Trong khi đó các tổng thống đảng Dân Chủ thường chọn khách sạn Fairmont để ở. Vào năm 1945, khách sạn Fairmont đón tiếp các thủ lãnh trên thế giới tới họp để thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc. Hiến Chương của tổ chức này được soạn thảo tại phòng Garden Room trong khách sạn. Biến cố lịch sử đó được ghi nhớ lại bởi một tấm bản đặt tại khách sạn.
blank
Chiếc máy bay Constellation của TWA, bay chuyến San Francisco-Pittsburgh- Harrisburg, Pennsylvania

Mấy ngày vui vẻ ở San Francisco trôi qua thật lẹ. Chẳng bao lâu sau, tôi lại một mình lên phi cơ tiếp tục cuộc hành trình tới Lafayette College, ở Easton, Pennsylvania. Tôi có ghé lại Pittsburgh, Harrisburg, và cuối cùng lên máy bay nhỏ đến phi trường Allentown-Bethlehem-Easton. Không có chuyến bay đi thẳng tới thành phố nhỏ bé Easton này. Chuyến đi tới khuôn viên trường Lafayette College nhiều hứng thú. Lần này tôi đi một mình, không có sự giúp đỡ của anh bạn TN Châu giỏi tiếng Anh cùng đi! Tôi chọn ngồi chiếc ghế gần cửa sổ để dễ quan sát Tân Thế Giới. Khi máy bay xà thấp trên mặt đất trước khi hạ cánh, cảnh cả triệu con gà trắng chạy lung lăng trong các căn trại xanh tươi làm tôi ngạc nhiên. Ở xứ mình, không có những trang trại rộng lớn như vậy để nuôi gà và lấy trứng. Ngoài ra tôi còn nhận thấy những cây liễu tươi tốt khổng lồ mọc trong các trại đó nữa. Bên Việt Nam, cây liễu biểu tượng cho hình dáng mảnh mai, tha thướt, nhỏ bé và yểu điệu của người phụ nữ. Lại một sự khác biệt nữa giữa Đông và Tây sau câu chuyện về “hot dog” ở San Francisco.

Lòng tôi thấy nhẹ nhõm khi được ông Lee, vị giám đốc giúp sinh viên ngoại quốc ở Lafayette, tới phi trường Easton giúp tôi lấy hành lý và đưa tôi tới khuôn viên nhà trường. Chúng tôi ghé Pardee Hall (xin xem hình) để hoàn tất thủ tục ghi danh cho tôi vào năm thứ nhứt về môn engineering và lấy một phòng trọ cho tôi ở ký túc xá Easton Hall.
blank
Pardee Hall, Lafayette College

Cho tới thời điểm đó, hành trình một tuần của tôi được tạm coi là một chuyến du ngoạn. Bây giờ mới là khởi điểm của thời kỳ đèn sách và giai đoạn Hụp lặn/ Immersion experience đầy cam go thử thách.
blank
Campus Lafayette College ngày xưa

Trưóc đây tôi có nếm mùi ngụp lặn với tiếng Anh trên chuyến bay tới khuôn viên trường ở Pennsylvania nhưng bây giờ tôi bỗng nhiên bị “đưa vào biển cả để học lội.” Không có thấy một ai nói tiếng Việt, ngay cả tiếng Pháp, do đó tôi không còn chọn lựa nào hơn là phải dùng tiếng Anh với những người chung quanh mình. Tình trạng nầy không khác gì khi ba tôi đưa tôi vào dòng sông Cửu Long để dạy tôi lội. Tôi bị sặc và nghẹt thở mấy lần trong nước đục của con sông. Ngày nay, có nhiều phương pháp nhân đạo hơn để dạy bơi lội . Tuy vậy luc đó cũng như bây giờ tôi rất sợ chết nên phải làm mọi cách để khỏi bị chết chìm.
blank
blank
Pardee Hall nơi tôi ghi danh, xây năm 1873
blank
Easton Hall, ký túc xá của tôi, xây năm 1926.Phòng tôi ở từng một, phía sau, nhìn vào một khu rừng xanh nhỏ.
blank
Easton Hall Gate dẫn về hướng trung tâm thành phố Easton
blank
Khuôn viên Lafayette College
blank
Khuôn viên Lafayette College vào mùa thu
blank
blank
Khuôn viên nhà trường vào mùa thu

Tôi sẻ không bao giờ quên những ngày đầu tiên ở Lafayette. Sanh ra trong một nước bị chiến tranh, tôi ngạc nhiên hết sức khi nhìn thấy nhiều ngôi nhà cổ kính cả trăm năm trong khuôn viên nhà trường chứng tỏ nước Mỹ đã hưởng thanh bình một thời gian dài trong lịch sử xứ nầy. Ở miền Nam Việt Nam không sao kiếm được những công trình xây cất lịch sử như vậy vì bị sự tàn phá của năm mươi năm chinh chiến và gần một thế kỷ sống dưới ách cai trị của thực dân Pháp.

Cuộc phiêu lưu của tôi khi nhập học tại trường đại học Mỹ khởi đầu bằng việc tìm hiểu các bạn sinh viên đồng khóa với tôi ở Easton Hall. Họ hỏi tôi từ đâu tới. Khi tôi trả lời là Việt Nam thì họ không biết xứ mình ở đâu cả! Tôi buộc lòng phải giải thích nước mình trước đây được gọi là Đông Dương thuộc Pháp thì lúc đó hình như họ mới hiểu là xứ mình nằm đâu đó bên Á Châu. Hình như người Mỹ không biết địa dư thế giới nhiều. Sau đó, ngay cả khi tôi được mời đi nói chuyện về xứ mình với những “clubs” như Kiwanis và Rotary, người ta cũng hay hỏi tôi những câu tương tự. Có lần, nhân viên đài truyền hình Wilkes-Barres, Pennsylvania đưa cho tôi hình chụp đồng bào thượng gần như khỏa thân và cho đó là dân Việt Nam.

 Một sự ngạc nhiên nữa đối với tôi là phòng tắm chỉ là một phòng thật lớn có gắn sáu hoa sen. Không có gì là riêng tư cả. Mọi người đều trần truồng tắm chung như vậy. Tôi cảm thấy lại bị cú sốc mới. Được dạy dỗ theo nề nếp Viet Nam, tôi không thể tưởng tượng được rằng việc tắm rửa lại có thể là một hoạt động tập đoàn như vậy tại ngôi trường mới của tôi. Dầu tôi hăng hái đe hội nhập vào cách sống của Mỹ, tôi chưa sẵn sàng tắm trần truồng trước công chúng và chịu mất sự riêng tư. Nhiều năm sau, tôi lại trải qua kinh nghiệm tương tự ở trại ty nan Camp Pendleton. Tôi chọn giải pháp là mặc quần tắm để đi tắm.

Người bạn sống trong căn phòng kế cận của tôi là Don Sayenga, sinh viên năm thứ nhứt đến từ Pittsburgh, Pennsylvania. Anh cao hơn một thước tám và thuộc loại nặng cân. Ngược lại, tôi chỉ cao một thước sáu và nhẹ hơn anh ta nhiều. “Don” chơi cho đội “football” My voi trai banh  bầu dục và đội đô vật của trường. Anh hết sức cởi mở và tanh tinh rat tốt. Anh không ỉ vào vóc dáng cao lớn và sức mạnh của mình để hù dọa hay bắt nạt tôi. Ngược lại, anh muốn che chở tôi trong những tình huống bất lợi cho tôi trong từng lầu chúng tôi ở. Chúng tôi trở nên bạn tâm giao và tình bạn của chúng tôi đã tồn tại tới ngày hôm nay. Với sự giúp đỡ của Don, tôi đối đầu được với nhiều sự bất ngờ cũng như tìm được cách thích nghi và hòa đồng với bối cảnh sống mới.
blank
Don Sayenga tới thăm tôi ở California sau ngày tôi rời trại ty nan Pendleton, 1975.

Một trong những việc mới lạ đối với tôi là vấn đề ăn uống. Nó hoàn toàn khác nhieu đối với tôi. Ngày đầu đặt chân lên đất Hoa Kỳ, tôi phải chuyển qua dùng dao nỉa thay vì đũa cũng như ăn ngũ cốc và bánh mì thay cho cơm, và uong sữa tươi nhu thế cho nước. Vì nước mình không có kỹ nghệ san xuat va chế biến sữa tươi nen tôi it co dip uong sua. Tôi chỉ dùng sữa đặc có đường nhập cảng đắt tiền để pha với cà-phê đen. Ngoài ra, với dáng người nhỏ thó của một thanh niên Á-châu, nói tiếng Anh khong ranh, tôi không giống ai tren “campus” trong những bộ quần áo do thợ bên nhà may.Tôi nhanh chóng chuyển qua mặc quần jeans, áo thung, và một áo khoác ngoài để cho giống mọi người.

 Tôi theo học các lớp toán, hóa học, và vât lý một cách dễ dàng. Nhưng tôi phải bỏ lớp địa hình vì viên đại tá dạy môn đó nói tiếng Anh với giọng miền Nam rất nặng của tiểu bang Alabama khiến tôi không hiểu gì cả. Ngược lại tôi ghi danh theo học lớp dạy đọc với tốc độ nhanh và tiếng Anh cho sinh viên ngoại quốc. Những tuần đầu ở trường căng thẳng tới độ tôi không còn biết ngày tháng là gì nữa; đầu óc tôi bận bịu khiến tôi không còn thời giờ để cảm thấy nhớ nhà và lẻ loi gì cả. Rồi đột nhiên tôi nhận được tin như xét đánh từ cơ quan coi học bổng là Institute of International Education ở New York báo cho biết học bổng của tôi chỉ kéo dài trong một năm và không thể gia hạn được. Tôi thực sự bị bàng hoàng! Ba má tôi không sao lo đủ Mỹ kim để trang trải cho ba năm học đại học còn lại cho tôi và tôi không thể chấp nhận ý tuởng về nước mà không có một bằng cấp ky su. Tôi không hiểu vì cớ chi văn phòng USIS tại Sài gòn không cho tôi biết trước gì cả. Đây có phải là số phận hay vận mạng của tôi chăng? Nếu biết trước có lẽ tôi đã từ bỏ giấc mộng đi học bên Mỹ của tôi rồi.

Tôi đọc kỹ lại bức thư và kiếm được một lối thoát. Trong đó, tôi đưọc cho biết cơ quan này sẽ giúp tôi gia hạn chiếu khán sinh viên nếu tôi chứng minh cho thấy tôi có thể tự trang trải chi phí sinh sống của mình trong năm tới. Sau khi bàn luận với các bạn, tôi đi tới một giải pháp. Tôi sẽ tiết kiệm tối đa số tiền học bổng của tôi cho năm đầu đồng thời kiếm mọi cách để đi làm lấy tiền trả cho tiền ăn. Tôi vững tin sẽ làm được điều này nếu tôi giới hạn việc chi tiêu xuống mức tối thiểu. Thử thách này rèn luyện tính tình của tôi giúp “đứa trẻ” trong tôi trưởng thành. Suy xét lại, nỗi sợ bị thất bại to tát tới độ nó khiến mọi hy sinh dù khổ cực đến đâu cũng trở thành nhỏ nhoi. Thời gian tranh đấu sống còn vô tiền khoáng hậu nầy đã ảnh hưởng trực tiếp tới những thành quả tôi gặt hái được sau đó cũng như su thành công của tôi trong đời. Nói cách khác, tôi đã qua được thời gian thử lửa ngay trong trường lúc đó.

Ông Frank R. Hunt, khoa trưởng sinh viên vụ, trở thành vị ân nhân người Mỹ đầu tiên của tôi. Ông bà Hunt sống trong ngôi biệt thự xinh sắn số 3 West Campus ngay trong khuon vien nha truong. Ông cho tôi sống miễn phí trong một phòng nhỏ gần căn bếp trong nhà nhằm giúp tôi có thể tiếp tục đi học. Để đền bù lại, tôi có thể làm những việc lặt vặt trong nhà như rửa xe, cắt cỏ và quét lá rụng ở trong sân.
blank
Nhà của khoa trưởng Hunt nơi tôi sống từ năm 1953 tới 1956
blank
Ngôi nhà của khoa trưởng Hunt
blankblank
Hình chụp tại sân cỏ trước nhà của khoa trưởng Hunt với anh song sanh của tôi đến từ Ba lê, ngày ra trường tháng Năm 1956

Tôi còn kiếm được việc làm rửa chén và đôi khi hầu bàn tại Watson Hall, một nhà cho sinh viên ở có luôn chỗ ăn uống cho họ. Việc quản trị căn nhà và sinh viên sống trong đó do chính nhóm họ đảm nhiệm với sự trợ giúp của người quản lý sống luôn tại đó. Trong trường hợp này, Tiến sĩ Saalfrank, khoa trưởng Khoa Toán học làm quản lý. Người làm việc toàn giờ duy nhất mướn từ bên ngoài trường đại học vào là người nấu bếp chuyên nghiệp.
blank
Watson Hall Student Residence do IBM tài trợ xây cất

Nhờ mỗi ngày làm hai tiếng nơi đó tôi được ăn ba bữa: điẻm tâm, trưa và tối miễn phí. Đối với một thanh niên xuất thân từ gia đình trung lưu khá giả bên xứ mình mà phải đi hầu bàn và rửa chén thật khó mà mường tưởng được. Người Á châu coi việc làm chân tay không được làm trọng. Dưới con mắt tôi, đó lại là điều “đất nào thói đó.” Hiển nhiên là con trai thống đốc tiểu bang Pennsylvania cũng làm lao công trong nhiều dự án xây xa lộ trong mua he. Tôi còn nhớ tôi cảm thấy e ngại mặc lên bộ đồng phục trắng để hầu bàn cho sinh viên nam nữ tại phòng ăn của Watson Hall. Nhưng mọi việc đã an bài. Vào ngày đầu đi làm, mấy bạn đồng nghiệp cùng nhau mở rộng hai cánh cửa của nhà bếp để đưa tôi ra phòng ăn như làm lễ phóng phi thuyền vậy! Tôi tiếp tục làm công việc đó trong ba năm kế để lo xong vấn đề ăn uống của mình.

Đương nhiên không ai được cho tiền “tip” khi làm ở đó. Đôi khi tôi được mời tới bàn ăn của những sinh viên học tiếng Pháp để giúp họ thực tập. Trong những dịp đó tôi không phải hầu bàn hay rửa chén. Thực ra việc rửa chén bằng máy cũng dễ dàng thôi. Dàn máy tự động rửa, tráng, và sấy khô chén đĩa. Nhiệm vụ của tôi là xếp chén đĩa vào máy để dàn máy rửa xong là tôi lấy ra khi đã sạch.

Tôi còn có thêm một việc hầu bàn ở Hogg Hall Cafeteria trông khuôn viên nhà trường. Tại đây, ngoài công việc hầu bàn là chánh tôi còn học cách nướng hamburger và hot dog nữa. Tôi được trả một Mỹ kim một giờ cộng với tiền “tip.” Tuy vậy, sinh viên không cho tiền “tip” nhiều. Trong xuốt thời gian từ 1952 đến 1956, tôi chưa hề nhận được tiền tip nào trên 25 xu cả. Ngày nay tôi luôn rộng rãi trong việc để lại tiền  tip cho người hầu bàn vì tôi thông cảm với họ.

Trong trường đại học, nhiều giáo sư mướn sinh viên dọn dẹp nhà cửa cho họ. Giáo sư Pascal dạy tiếng Pháp trả tiền cho tôi để xúc than đá  vào máy sưởi trong nhà ông. Trong thập niên 1950, nhiều căn nhà ở Pennsylvania dùng lò sưởi chạy bằng than đá đặt ở dưới tưng hầm. Xe chở  than đậu ở bên ngoài đổ than vào thung chứa to lớn của máy sưởi qua một ống lớn. Một  quặn hình kim tự tháp đặt ngược gắn ở phía trên máy sưởi đựng những than đó. Trách nhìệm của tôi là đi xuống từng hầm lạnh buốt và tối tăm trong nhà để lùa than đá vào cái quặn ở đó. Tôi còn nhớ trước khi xuống tôi dùng chiếc khăn tay màu trắng thịnh hành thời đó để bịt mũi lại. Xúc than xong thì phần khăn nơi che mũi trở nên đen xì. Tôi cũng chỉ được trả một Mỹ kim một giờ cho công việc cực nhọc này. Mạc nhiên, trị giá đích thực của những đồng lương đó là chúng đã giúp tôi rèn luyện tánh tình tôi . Suy gẫm lại, tôi sẽ lưỡng lự nếu phải sống lại cái kinh nghiệm đó. Tuy nhiên không phải mọi công vìệc tôi làm thời đó đều cực nhọc và lem luốc cả. Tỉ dụ như, cứ vài tuần, các giáo sư toán của tôi đã mướn tôi thế họ chấm điểm những bài thi của sinh viên.

Vào cuối tuần, một vài giáo sư thuê sinh viên thâu thập kết quả của những thí nghiệm trong phòng thử nghiệm dùng cho những nghiên cứu của họ. Tôi nhanh chóng nhận ra được nhiều sinh viên Mỹ cần đi làm mới có thể đi học được. Đây là việc bình thường và đáng trọng chứ không có gì đáng lấy làm hổ thẹn như thường nghĩ bên phương Đông. Nan giải chính cho tôi là vấn đề thời gian. Tôi luôn bị giằng co giữa việc học và việc làm. Hai niên học đầu là cả một thử thách đối với tôi. Tôi phải bỏ ra nhiều thời giờ làm bài cho các lớp engineering trong khi cần kiếm đủ tiền để có thể gia hạn chiếu khán sinh viên cho năm kế tiếp.

Nói về những thử thách trong lớp học, tôi thấy riêng đối với tôi, các thực tập trong phòng thử nghiệm tỏ ra khó khăn hơn là đối với những bạn đồng lớp người Mỹ. Nguyên nhân có thể họ đã sanh trưởng trong một xã hội máy móc nhieu hơn chăng? Ở Hoa kỳ, những thanh thiếu niên dưới hai mươi đã quen việc lái và bảo trì xe hơi của họ rồi. Bên mình chuyện này hiếm hoi hơn. Cũng trong  thể ấy, nhiều sinh viên sống gần gũi với máy móc và dụng cụ dùng trong các trang trại. Rõ ràng đời sống hàng ngày đã cho họ lợi thế trong phòng thử nghiệm. Để trừ bi tối đa sự khác biệt này giữa tôi và các bạn cùng lớp, tôi ráng đi thăm càng nhiều hãng xưởng càng tốt.

 Hôm nay, tôi không khỏi thấy ngỡ ngàng và thán phục trước các bước tiến về khoa học và kỹ thuật của thế giới trong quá nửa thế kỷ qua. Vào những thập niên 1950, các sinh viên engineering dùng những thước tinh toán “slide-rule” làm bằng tre va plastic. Họ không có computor , máy tính bỏ túi, iPads, hay tablets như bây giờ. Thước slide-rule dùng trong các tính nhơn hay chia, hàm số như căn số, logarithms và lượng giác học. Mỗi ngày, họ di chuyển từ lớp này qua lớp khác bên hông đeo lủng lẳng một bao da đựng cái thước slide rule dài khoảng 25 cm trông như những khí giới vậy. Dụng cụ này còn được xử dụng trong hai thập niên 1950 và 1960 cho tới khi máy tính bỏ túi ra đời khiến các slide rule trở thành lỗi thời trong thập niên 1970.
blank
Thước slide rule dài 25 cm với bao da
blank
Preston và tôi đang làm bài, Easton Hall 1953

Việc có tiền để trang trải tiền học cho năm tới không phải là động lực duy nhứt khiến tôi nộp đơn xin học bổng. Tôi cũng cần có điểm cao. Ngoài việc có điểm đậu cho các lớp tiếng Anh đáng nể sợ ra, tôi còn cần lấy điểm cao cho các môn toán, hóa học và vật lý nữa. Hệ thống giáo dục bên Hoa Kỳ hoàn toàn khác lạ với những gì tôi quen biết trước đó nhưng tôi càng ngày càng nhận thấy được những ưu điểm của nó. Trước hết, mối quan hệ giữa giáo sư và sinh viên cởi mở nên có được sự trao đổi ý kiến liên tục và dễ dàng giữa đôi bên. Thêm nữa, thay vì chỉ thi vào cuối năm như ở bên ta, sinh viên bên nay thi nhiều lần quanh năm. Tôi thích cách thi nầy vì nó cho phép tôi chia đều thời gian học ra trong cả niên học chứ không phải học thi rút vào cuối năm như bên mình. Ngoài ra, tôi cũng ưa cách trường đại học tôn trọng nhân phẩm của sinh viên trong lúc đối xử với họ. Người Mỹ gọi cái đó là “honor system”. Nhờ đó người sinh viên học được đức tính tự mình lãnh nhận trách nhiệm cho việc mình làm chứ không bị ai ép buộc cả.

Những ngày đầu của tôi tại Lafayette gặp nhiều chông gai. Tuy vậy như một mieng thep được rèn thành cây bảo kiếm, tôi  trở thành con người cương nghị và sắc bén hơn khi đối phó với thử thách. Đương nhiên, nhiều lúc tâm tư tôi cũng bị dằn vặt bởi nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình thân yêu. Tôi có cảm tưởng như họ xa cách tôi cả triệu dậm vậy!  Tôi sao quên được những đêm mưa ngồi nhìn qua cửa sổ của căn phòng ở Easton Hall để rồi nhỏ lệ trong âm thầm. Nhưng sau đó tôi lại tự nhủ là mình cần sẵn sàng trả giá đắt đó để đạt được sự đầy đủ tài chánh và tránh bị thất bại. Tôi nhận ra được là không có gì hèn hạ trong công việc tay chân hay hầu bàn cả. Mỗi khi có ai để lại cho tôi đồng  “dime” hay “quarter,” hai mươi lăm xu, tôi thấy đó là cách tưởng thưởng xứng đáng cho công việc tôi làm chứ không phải là một bố thí từ các bạn sinh viên của tôi tại trường Lafayette. Tôi đã học được giá trị của đồng tiền đến từ mồ hôi nước mắt của mình. Đó là một bài học đáng nhớ về sự độc lập tài chánh và lối sống lựa cơm gắpmắm rất hữu ích cho tôi nhất là khi đã ra đoi và đang về hưu.

Trong những năm học ở Lafayette, tôi còn khám phá ra một điều đáng quý khác: đó là khả năng làm lắng dịu của nhạc cổ điển. Ờ trung học, tôi học được từ nhà thơ Lamartine quyền năng an ủi con người của thiên nhiên. Bây giờ tôi biết được nhạc cổ đìển cũng có tác dụng như vậy. Trong những năm cắp sách đến trường ở bên nhà, tôi chưa bao giờ làm quen với nhạc của Beethoven, Mozart, Dvorack,Tchaikovsky, và các nhạc sĩ khác. Lúc nây, tôi bước chân vào thế giới âm nhạc cổ điển. Nhờ vậy tôi kiếm được nguồn an ủi và cảm hứng cho tâm hồn. Khi về nước, tôi đem theo mấy trăm dĩa hát và một dàn máy hi-fi thật tốt. Đó là ky niem quý nhứt của tôi từ Mỹ quốc.

Việc làm mùa hè :

Trong mùa hè, tôi đi làm để dành tiền đặng gia hạn chiếu khán sinh viên của mình. Tôi ưa thích công việc làm hướng đạo và dạy bơi loi cho các tre em tại trại hè ở Naples, Maine và đi viếng thăm rặng núi ở New Hampshire.
   blankblank
      Làm hướng dẫn viên ở New Hampshire                      Dạy bơi ở Naples, Maine 1953

Một việc làm mùa hè trong phòng thử nghiệm của nhà trường là san xuat khuôn cát cho viec nghiên cứu của giáo sư William Childs về lò đúc.

Đời sống xã hội:


Trong đại học có nhiều tín đồ của các tổ chức nhà thờ sẵn lòng đỡ đầu các sinh viên ngoại quốc và giúp họ làm quen với lối sống bên Mỹ để họ đỡ cảm thấy cô đơn lạc lõng nơi xứ người. Trong năm 1953, tôi may mắn được nhà thờ Presbyterian ở dưới phố giới thiệu tới gia đình Miller. Tôi đã là thành viên vĩnh viễn của gia đình này. Vào những dịp lễ, họ đưa tôi đi thăm nhiều nơi trong nước như Hershey's Chocolate World ở Hershey, PA, một khu giải trí có luôn công viên Hersheypark. Chúng tôi còn đi vieng bờ biển tiểu bang New Jersey, núi Pocono Mountains, khu giải trí Delaware Water Gap National Recreation Area, và luôn cả thành phố Nữu ước chỉ cách truong đo 70 dặm Anh.
blankblank
Cuối tuần tại nhà của Miller 1953               Cuối tuần tại nhà của Joan Flagler
blankblank
Chuyến đi Florida với bạn bè có Dean và bà Hunt     Đi thăm Nữu Ước với bạn học
blankblank
Chuyến đi Florida với Dean và bà Hunt   Đời sống xã hội tại Rutgers University 1956
blank
Giáng Sinh 1953, Rockefeller Plaza ở New York City

Tôi gặp hai bạn mới đến từ bên nhà là: Chẫn làm việc cho đài VOA ở New York và ông Mô, Tong Giám đốc Bưu điện Sài gòn đi công  tác bên Mỹ.
blank
Nếu đem so sánh thì biến cố “Đông gặp Tây” của tôi ở Lycée Yersin không sao quyết liệt bằng lúc tôi học ở Lafayette College. Khi tôi tập cách xã giao của Pháp tại Lycée Yersin, tôi vẫn còn sống bên nhà trong một bối cảnh quen thuộc với những phong tục và lề lối cổ truyền. Tôi còn là một thanh niên trẻ thuộc một gia đình khá giả, sống cuộc sống thoải mái rồi thỉnh thoảng còn được dịp về thăm gia đình và họ hàng. Ngược lại, ở Lafayette College, tôi bị ngụp lặn trong cách sống Mỹ và phải làm hầu bàn hay các việc lặt vặt nhằm trả tiền ăn ở để học cho xong. Chính tại Lafayette College tôi gặp trận chiến đầu tiên của mình khi “Đông gặp Tây” trên đất Mỹ và đây mới chỉ là khởi đầu mà thôi. Nhiều trận chiến khác với nhiều thử thách lớn hơn đang chờ tôi tại trường MIT nổi tìếng ở Boston, Massachusetts .../
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 15182)
Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ