VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG THỨ SÁU 02 JUNE 2017
Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc
(TBT Nguyễn Phú Trọng & TBT Tập Cận Bình làm tại Bắc Kinh 12/1/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thứ Năm, 12/01/2017, 23:09 [GMT+7]
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 12/1, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc; cho rằng chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp chu đáo, trọng thị, thân tình và hữu nghị.
Trong bầu không khí chân thành, thẳng thắn, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước và quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiệt liệt chúc mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu quan trọng về mọi mặt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra, sẽ sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam; mong muốn và sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt."
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu quan trọng, to lớn mà Đảng và nhân dân Trung Quốc đạt được trong sự nghiệp đi sâu cải cách mở cửa và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc; chúc Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo, thực hiện thành công sự nghiệp thúc đẩy xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện; hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa; tổ chức thành công Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam luôn hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc và chân thành mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị bền vững và hợp tác toàn diện cùng có lợi với Trung Quốc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Tiệc trà chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Hai Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng về đà phát triển lành mạnh và đánh giá cao những tiến triển tích cực của quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua; nhất trí cho rằng trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng và bất ổn đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay thì sự phát triển ổn định và những thành tựu mà Việt Nam và Trung Quốc đạt được có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân dân hai nước.
Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về các định hướng lớn nhằm tăng cường tin cậy, củng cố hữu nghị, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhằm kịp thời trao đổi, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phương, định hướng chiến lược, chỉ đạo thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác, duy trì cục diện hữu nghị và đà phát triển lành mạnh, ổn định cho quan hệ Việt-Trung.
Hai Tổng Bí thư đồng ý sẽ phát huy và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai Đảng, hai nước, nhất là cơ chế Cuộc gặp đại diện hai Bộ Chính trị, Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung nhằm tăng cường chỉ đạo thực hiện đầy đủ, hiện thực hóa các thỏa thuận cấp cao song phương; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa các cơ quan của hai Đảng, giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc; làm sâu sắc thêm hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa các lực lượng biên phòng và thực thi pháp luật hai nước, phối hợp tại các diễn đàn đa phương, ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ làm hết sức mình ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017; phía Việt Nam bày tỏ ủng hộ Trung Quốc tổ chức thành công Diễn đàn thượng đỉnh hợp tác quốc tế về “Một vành đai, một con đường” trong năm 2017.
Hai Tổng Bí thư nhất trí cần thúc đẩy mạnh mẽ, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và trên các lĩnh vực khác để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển nhanh và bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển quan hệ song phương; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước tập trung triển khai kịp thời, có chất lượng các kế hoạch, chương trình, dự án đã thỏa thuận; áp dụng các biện pháp hữu hiệu duy trì thương mại tăng trưởng ổn định và cân bằng hơn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn nữa để giữ đà phát triển nhanh quan hệ thương mại Việt-Trung theo hướng ngày càng cân bằng hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở văn phòng đại diện thương mại ở các địa phương Trung Quốc; khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam như gạo, sắn, sản phẩm sữa và hoa quả đã qua chế biến; triển khai các dự án đầu tư công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường tại Việt Nam.
Hai bên đồng ý mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu như lai tạo giống lúa, cây trồng thích nghi hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; tích cực trao đổi sớm gia hạn Thỏa thuận hợp tác về đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển; tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, sông Hồng-sông Nguyên.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tích cực bàn bạc các nguyên tắc và nội dung hợp tác cụ thể để sớm ký kết “Phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc”, tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất và tích cực thúc đẩy kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến "Một vành đai, một con đường” trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, lợi ích và chiến lược phát triển bền vững của mỗi bên.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước là nguồn sức mạnh và là nền tảng xã hội cho quan hệ Việt-Trung phát triển tốt đẹp, bền vững lâu dài; nhất trí tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ và giữa các địa phương hai nước trong thời gian tới.
Về vấn đề trên biển, hai Tổng Bí thư cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt-Trung; là vấn đề hết sức phức tạp và hệ trọng, tác động chi phối rất lớn đến sự tin cậy chính trị, tình cảm nhân dân và cục diện quan hệ hai nước, cũng như cục diện và tình hình khu vực, thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),” phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).”
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên nhất trí cần thúc đẩy tiến độ hợp tác trên biển để phát ra tín hiệu tích cực có lợi cho quan hệ hai nước; làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.
Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng COC; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Tiệc trà chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Trước đó, tại Đại lễ đường Nhân dân, sau khi cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng dự tiệc trà thân mật.
Đây là cử chỉ đặc biệt, chưa có tiền lệ, thể hiện sự coi trọng và thiện chí của nhà lãnh đạo hạt nhân của Trung Quốc mong muốn tăng cường sự gần gũi, tin cậy với lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.
Tại tiệc trà, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã giới thiệu và mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thưởng thức các loại trà nổi tiếng của tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc); giới thiệu về tỉnh Chiết Giang - nơi Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng công tác và lãnh đạo; trao đổi về chiến lược, chính sách và một số cột mốc phát triển quan trọng của Trung Quốc.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi thêm về các biện pháp tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương trong thời gian tới. Buổi tiệc trà đã diễn ra trong không khí vui vẻ, thân tình và hữu nghị.
Tối cùng ngày, tại Đại lễ đường Nhân dân, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc. Theo TTXVN/Vietnam+
Thông cáo chung Việt-Hoa 15/5/2017
25 Tháng Năm 2017
VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG THỨ SÁU 26 MAY 2017
Tuyên bố chung Việt-Hoa 15/5/2017
Điểm 6, Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc
Nguyên văn nội dung được nêu tại Điểm 6, Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc được ký kết bởi hai nguyên thủ Trần Đại Quang và Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 15/5/2017
“Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề trên biển; nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”;
Sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung; kiên trì thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được;
Tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này;
Tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thoả thuận.
Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC);
Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Ambassador Ted Osius·Wednesday, May 31, 2017
Ngày 31/5/2017, tại Nhà Trắng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump đề ra lộ trình cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, dựa trên những động lực tích cực của quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.
Với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương có lợi ích và cam kết rộng khắp Châu Á – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ chia sẻ với Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh có nhiều cơ hội đang mở ra trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại đang ngày càng được tăng cường; hợp tác ngày càng tăng lên trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh, giáo dục, giao lưu nhân dân, nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ thúc đẩy các cơ hội nói trên thông qua việc tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện dựa trên việc tôn trọng Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau.
Hai bên đồng ý tiếp tục tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao, bao gồm qua cả đối thoại thường kỳ giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Ngoại trưởng Hoa Kỳ để thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy các cơ chế đối thoại hiện có, trong đó có quan hệ kênh Đảng. Tổng thống Trump bày tỏ ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC 2017 và cho biết ông mong chờ chuyến thăm Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11.
Hai nhà lãnh đạo cam kết tích cực tăng cường quan hệ kinh tế cùng có lợi và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy thịnh vượng cho cả hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục ủng hộ hợp tác phát triển giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; thực thi và bảo vệ sở hữu trí tuệ; hoàn thiện luật lao động phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc xử lý một số vấn đề thương mại ưu tiên, bao gồm dịch vụ chuyển vùng điện thoại và thuốc thú y, và cam kết sẽ tiếp tục phối hợp trên tinh thần xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên khác của mỗi bên, như sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và quảng cáo, sản phẩm an ninh thông tin, nội tạng trắng, bột bã ngô, cá da trơn, tôm, xoài và các vấn đề khác. Phía Hoa Kỳ ghi nhận quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường và hai bên nhất trí tiếp tục tham vấn một cách hợp tác và toàn diện thông qua việc đẩy mạnh nhóm làm việc song phương. Hai bên hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá khoảng 10 tỉ USD.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về quyết định vừa qua của Chính phủ Hoa Kỳ chuyển giao tàu tuần tra lớp Hamilton cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển. Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận các biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như hợp tác nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh và an ninh biển. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về khả năng tàu sân bay Hoa Kỳ thăm cảng Việt Nam và các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các lực lượng hải quân hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm làm việc về Sáng kiến hợp tác lưu trữ vật tư y tế và hợp tác nhân đạo và nhất trí sẽ khẩn trương triển khai thỏa thuận này.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh và tình báo. Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết hợp tác về chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm mạng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và mong muốn Hoa Kỳ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trong đó có việc cung cấp trang thiết bị và hỗ trợ sự tham gia của cán bộ Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, vũ trụ, đổi mới sáng tạo. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ đối với Hiệp định khung về hợp tác sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, cũng như các cuộc trao đổi song phương và các diễn đàn về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh sự phát triển của mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, đặc biệt thông qua các chương trình trao đổi học thuật và chuyên môn. Hai bên ghi nhận sự đóng góp quan trọng đối với quan hệ hai nước của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và gần 4.000 cựu sinh viên trong các chương trình trao đổi giáo dục. Hai bên cũng cho rằng, với hơn 21.000 sinh viên Việt Nam đang học tập trong các chương trình đại học tại Hoa Kỳ, mối quan hệ học thuật giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ và sẽ được tăng cường thông qua việc Việt Nam hỗ trợ khai trương trường Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh. Phía Hoa Kỳ hoan nghênh ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam tới học tập tại Hoa Kỳ và duy trì cam kết cấp visa nhanh chóng, bao gồm visa cho sinh viên trên cơ sở luật pháp Hoa Kỳ. Hai bên cũng hoan nghênh việc thành lập Chương trình Hòa bình để thúc đẩy việc học tập tiếng Anh tại Việt Nam.
Hai bên cam kết hợp tác giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có rà phá bom mìn, tẩy độc dioxin; ghi nhận những tiến triển trong hợp tác tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng, cũng như sẽ thảo luận về các bước phối hợp tiếp theo về tẩy độc tại sân bay Biên Hòa. Tổng thống Trump đánh giá cao sự hợp tác liên tục của Việt Nam trong các hoạt động nhân đạo nhằm tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, và cam kết sẽ hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm tin tức của bộ đội Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ làm việc tích cực với phía Hoa Kỳ để sớm đưa trở lại những người Việt Nam đã nhận được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ lần cuối lấy cơ sở là Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về nhận trở lại công dân năm 2008. Hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ thành lập nhóm làm việc để trao đổi về vấn đề này.
Hai bên nhất trí tích cực cùng nhau làm việc để hoàn tất thỏa thuận về việc chọn vị trí đất phù hợp và thỏa thuận thuê đất đối với trụ sở mới của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam mua trụ sở mới cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết quả của các cuộc đối thoại thẳng thắn, xây dựng về quyền con người, đặc biệt là vòng 21 Đối thoại nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 5 năm 2017, nhằm thu hẹp khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin. Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và sự liên hệ giữa quyền con người với an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hai nước khuyến khích tăng cường hợp tác để bảo đảm tất cả mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng như người khuyết tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người. Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực củaViệt Nam trong việc cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền cho mọi người dân.
Về các vấn đề khu vực, hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân Triều Tiên, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hai bên tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, và thúc giục tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Biển Đông là tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại về tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. Hai bên cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng, như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tổng thống Trump nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện các nguyên tắc chung mà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ đã nhất trí, thúc đẩy các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và 40 năm quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cam kết tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ, ủng hộ các nỗ lực chung xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Hai nước cam kết tiếp tục hợp tác nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có bảo vệ môi trường, y tế toàn cầu, an ninh y tế toàn cầu, chống buôn bán người và động vật hoang dã. Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam xây dựng một phòng thí nghiệm quốc gia để tăng cường năng lực phát hiện nguy cơ các bệnh mới nổi trong khu vực. Hai nước khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Chương trình An ninh y tế toàn cầu (GHSA) nhằm ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm. Hai nước cũng khẳng định quan hệ đối tác lâu dài trong khuôn khổ Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống về Phòng, Chống HIV/AIDS. Với tư cách là đối tác phát triển của Ủy hội Mê Công, và là thành viên sáng lập của Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công, Hoa Kỳ tái khẳng định ủng hộ hợp tác giữa các thành viên Ủy hội, cũng như giữa các thành viên Ủy hội với các cơ chế khu vực khác trong việc sử dụng, quản lý và phát triển hiệu quả, bền vững các nguồn nước xuyên biên giới. Hoa Kỳ khẳng định hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng cụ thể.
Hai nhà Lãnh đạo đã mở ra tương lai tươi sáng cho quan hệ Đối tác toàn diện được tăng cường; nhất trí thúc đẩy mối quan hệ này sâu sắc, thực chất, hiệu quả hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.
----
THE WHITE HOUSE
Office of the Press Secretary
FOR IMMEDIATE RELEASE
May 31, 2017
Joint Statement for Enhancing the Comprehensive Partnership between the United States of America and the Socialist Republic of Vietnam
The President of the United States of America Donald J. Trump hosted the Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam Nguyen Xuan Phuc at the White House today to chart an agenda for United States-Vietnam relations, building on the positive momentum of the Comprehensive Partnership between the two countries.
As a Pacific power with widespread interests and commitments throughout the Asia Pacific, the United States shares many important interests with Vietnam. The two leaders emphasized that many opportunities lie ahead for United States-Vietnam relations, including increasingly enhanced political, diplomatic, economic and trade ties, and ever-growing cooperation in the areas of science and technology, national defense and security, education, people-to-people exchange, humanitarian and war legacy issues, as well as regional and international issues of mutual concern. The two leaders are committed to pursuing these opportunities under an enhanced Comprehensive Partnership, grounded in respect for the United Nations Charter and international law, each other’s independence, sovereignty, territorial integrity, and respective political systems.
The two sides pledged to continue high-level contacts and exchanges of delegations, including through regular dialogue between the U.S. Secretary of State and Vietnam’s Minister for Foreign Affairs to discuss measures to enhance the bilateral Comprehensive Partnership. They also committed to strengthen existing dialogue mechanisms, including party-to-party ties. President Trump expressed his support for Vietnam in successfully hosting APEC 2017 and noted that he looks forward to visiting Vietnam and attending the APEC Leaders’ meeting in November.
The two leaders pledged to actively promote mutually beneficial and ever-growing economic ties to bring greater prosperity to both countries. They underscored support for continued development cooperation. Prime Minister Nguyen Xuan Phuc affirmed that Vietnam would pursue a consistent policy of economic reform and international integration, creating favorable conditions for foreign companies, including those of the United States, to do business and invest in Vietnam; protecting and enforcing intellectual property; and bringing its labor laws in line with Vietnam’s international commitments. The two countries affirmed the importance of promoting bilateral trade and creating favorable conditions for the businesses of both sides, particularly through the effective use of the Trade and Investment Framework Agreement to address issues in United States-Vietnam relations in a constructive manner. The two leaders welcomed the resolution of several priority trade issues, including mobile phone roaming services and veterinary drugs, and they pledged to continue to work together constructively to seek resolution of other priority issues of each country, including those related to intellectual property, advertising and financial services, information-security products, white offal, distiller’s dried grains, siluriformes, shrimp, mangos, and other issues. The United States noted Vietnam’s interest in achieving a market economy status, and the two sides pledged to continue to consult in a cooperative and comprehensive manner via the bilateral working group. Both sides welcomed the announcement of more than $8 billion in new commercial deals.
The two leaders pledged to strengthen bilateral defense ties under the 2011 Memorandum of Understanding (MOU) on Advancing Bilateral Defense Cooperation and the 2015 Joint Vision Statement on Defense Relations. The two leaders discussed the U.S. Government’s recent transfer of a Hamilton-class Coast Guard cutter to help improve Vietnam’s law enforcement capabilities, and Prime Minister Nguyen Xuan Phuc expressed interest in acquiring more defense equipment from the United States, including additional Coast Guard cutters. The two leaders also discussed measures to expand cooperation in such prioritized areas as humanitarian cooperation, war legacies, and maritime security. They also looked into the possibility of a visit to a Vietnamese port by a United States aircraft carrier and discussed steps to further cooperation between the naval forces of the two countries. The two leaders welcomed the signing of the Memorandum of Understanding on the establishment of the working group on the Cooperative Humanitarian Assistance and Medical Storage Initiative, and pledged to implement the arrangement expeditiously.
The two leaders pledged to strengthen cooperation in the fields of security and intelligence. The United States and Vietnam pledged to work together to combat terrorism as well as transnational and cyber-enabled crimes. Prime Minister Nguyen Xuan Phuc expressed his appreciation and looked forward to the United States’ cooperation and assistance to Vietnam in the area of United Nations peacekeeping operations, including the provision of equipment and support for Vietnamese officers’ participation in United Nations peacekeeping.
The two leaders pledged to continue cooperation in the fields of science, technology, space, and innovation. The two leaders expressed their support for a Framework Agreement on Cooperation in the Peaceful Uses of Outer Space, as well as for bilateral discussions and forums on science, technology, and innovation.
The two leaders welcomed the growth of people-to-people ties, especially through academic and professional exchange programs. They recognized the important contributions of the Vietnamese–American community and the nearly 4,000 exchange alumni to United States-Vietnam relations. They also noted that, with over 21,000 Vietnamese students currently in higher education programs in the United States, academic ties between the two countries are strong and will be strengthened even further through Vietnam’s support for the launch of the Fulbright University in Ho Chi Minh City. The United States welcomed more Vietnamese students to study in the United States and remains committed to processing visas, including for students, in an expeditious manner in accordance with United States law. The two sides also welcomed the establishment of the Peace Corps program to advance English language learning in Vietnam.
The two sides committed to work together to address war legacy issues, including through such joint efforts as dioxin remediation, taking note of the progress that has been made at Da Nang Airport and intent to discuss continued collaboration at Bien Hoa Airport, and the removal of unexploded ordnances. President Trump expressed appreciation for Vietnam’s continuing cooperation in the humanitarian mission of accounting for United States personnel still missing from the war, and pledged to cooperate with Vietnam in its efforts to locate its missing soldiers.
Prime Minister Nguyen Xuan Phuc affirmed that Vietnam will work actively with the United States to expeditiously return Vietnamese nationals subject to final orders of removal, using the 2008 United States-Vietnam Agreement on the Acceptance of the Return of Vietnamese Citizens as a basis. The two leaders pledged to set up a working group to discuss this issue.
The two sides pledged to work actively together to finalize agreement on an appropriate representational site and land tenure arrangement for a new U.S. Embassy in Hanoi. The United States pledged to support Vietnam in acquiring new facilities for its representative offices in the United States.
President Trump and Prime Minister Nguyen Xuan Phuc welcomed the results of frank and constructive dialogue on human rights, including during the 21st round of the United States-Vietnam Human Rights Dialogue in May 2017, to narrow differences and continue to build mutual trust. The two leaders recognized the importance of protecting and promoting human rights, and the interconnection between human rights and the security and sustainable development of each country. They encouraged further cooperation to ensure that everyone, including members of vulnerable groups, regardless of their gender, race, religion, or sexual orientation, and including persons with disabilities, fully enjoy their human rights. The United States welcomed Vietnam’s ongoing efforts to refine its legal system to better protect and promote human rights for everyone.
On regional issues, the two leaders expressed their concern for the Democratic People’s Republic of Korea’s nuclear and ballistic missile tests, which violate multiple United Nations Security Council resolutions and escalate tensions in the region. Both sides reaffirmed their support for the denuclearization of the Korean Peninsula and urged all parties concerned to strictly implement all relevant United Nations Security Council resolutions.
President Trump and Prime Minister Nguyen Xuan Phuc affirmed that the South China Sea is a waterway of strategic significance to the international community. The two leaders underscored the importance of freedom of navigation and overflight and other lawful uses of the seas, and noted with concern the destabilizing impacts that unlawful restrictions to the freedom of the seas have on peace and prosperity in the Asia–Pacific region. The two sides also affirmed full support for the peaceful resolution of disputes without the threat or use of force or coercion, in accordance with international law, including full respect for diplomatic and legal processes, and called upon all parties concerned to implement their international legal obligations in good faith in any resolution to these disputes. They highlighted the importance that parties refrain from actions that would escalate tensions, such as the militarization of disputed features. President Trump stressed that the United States will continue to fly, sail, and operate anywhere international law allows.
The two sides affirmed their continued implementation of the principles decided upon by the leaders of ASEAN and the United States in the 2016 Sunnylands Declaration, and their promotion of activities to commemorate the 50th anniversary of ASEAN’s founding and the 40th anniversary of United States-ASEAN relations. The United States affirmed its commitment to the United States-ASEAN Strategic Partnership, and to supporting common efforts to develop a rules-based ASEAN Community and ASEAN centrality in the evolving regional architecture.
The two countries pledged to continue to work together to address global challenges, including environmental protection, global health, global health security, and trafficking in persons and wildlife. The United States expressed support for Vietnam in its development of a national reference laboratory to enhance the Vietnam’s ability to detect emerging disease threats in the region, and the two countries affirmed their strong support for the Global Health Security Agenda to prevent, detect, and respond to infectious disease threats. The two countries also affirmed their longstanding partnership under the President’s Emergency Plan for AIDS relief. As a development partner of the Mekong River Commission (MRC) and a founding member of the Lower Mekong Initiative (LMI), the United States reaffirmed its support for cooperation among MRC members, as well as between MRC members and other regional mechanisms, in using, managing, and developing trans-boundary water sources in an effective and sustainable manner. The United States also affirmed its assistance to Vietnam in combating climate change via concrete mitigation and adaptation measures.
The two leaders heralded the bright future for the enhanced United States-Vietnam Comprehensive Partnership and are committed to making it deeper, more substantive, and more effective to better serve the interests of the two peoples, and to better contribute to peace, stability, cooperation, and development in the Asia-Pacific region and the world