Tiếng kêu đoạn trường của quốc gia đàn em đang bị đàn anh mở đường xâm lược từ biển

15 Tháng Tư 20209:00 SA(Xem: 8661)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 16 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Tiếng kêu đoạn trường của quốc gia đàn em đang bị đàn anh mở đường xâm lược từ biển


image001image002

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

15/4/2020


Trong lần đầu tiên xác nhận việc vi phạm của tàu này ngày 19-7-2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh khi ấy: "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên." (đã cùng ký vào!)


Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi Công hàm số22/HC-2020 tới ông Antonia Guterres Tổng thư ký Liên hợp quốc ở New York. Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng khẳng định Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại Công hàm này.


Đây là một thái độ chính trị được giới quan sát cho rằng có sự chuyển biến sâu sắc trong giới lãnh đạo Việt Nam chuyển biến mối quan hệ " hữu hảo" xưa nay với nước lớn phương Bắc và đối với nước lớn phương Tây.


Ngày 9/4/2020, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định theo các quy định của UNCLOS 1982”.


Theo đó, lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở của luật pháp quốc tế như đã được thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).


Việt Nam "lật tẩy" âm lưu chính trị của Trung Quốc ở Liên hợp quốc


Thế nhưng, việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở của luật pháp quốc tế như đã được thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 có được "thuận buồm xuôi gió" như Việt Nam mong muốn, hay đang diễn biến phức tạp vô lường?


Ngày 14/04/2020, báo Tuổi trẻ loan tin hãng tin Reuters dẫn dữ liệu quan sát Marine Traffic khẳng định tàu Hải Dương địa chất 8 cùng nhóm tàu hải cảnh hộ tống đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).


Ngay trong tối 14/4/2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam đang theo sát các diễn biến ở Biển Đông, liên quan tới thông tin về hoạt động của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương địa chất 8.


Trên một bài viết của Ts Vũ Thanh Ca trên báo Tuổi trẻ ngày 15/4/2020, Ts  Ca nói:


Trong diễn biến mới nhất, dữ liệu quan sát Marine Traffic ngày 14-4 cho thấy tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 cùng nhóm tàu hải cảnh hộ tống đã quay lại Biển Đôngchạy song song cách bờ biển của Việt Nam khoảng 158km, theo Hãng tin Reuters.


Phân tích dữ liệu nêu trên, Reuters cho biết ít nhất 3 tàu Việt Nam đã đi theo giám sát hoạt động của Hải Dương địa chất 8 khi con tàu Trung Quốc này di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.


Hiện chưa rõ mục đích của đội tàu khảo sát này là gì, nhưng rõ ràng vụ điều tàu khảo sát lần này nằm trong một chuỗi hành động hung hăng của Trung Quốc trong giai đoạn đại dịch.


Thật ra, vào thời điểm này nói một cách rõ ràng: tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 cùng nhóm tàu hải cảnh hộ tống đã xâm nhập công khai vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chỉ cách bờ biển Việt Nam 158km (EEZ - 200 hải lý tương đương với 370,4 km theo Công ước UNCLOS 1982).


Các nhà phân tích nêu lên câu hỏi hiện chưa rõ mục đích của đội tàu khảo sát này là gì. "Khảo sát" hay "Thám sát" hay "Do thám"?


Nhưng dù "sát" gì đi nữa, Trung cộng đã đưa Hd-8 vào sát nách sườn duyên hải Việt Nam, thách thức dàn tên lửa phòng thủ của Việt Nam ở các vùng bờ biển trọng yếu. Với hỏa lực tên lửa ngoài khơi bắn vào, con số 158km là mục tiêu tầm bắn tối hảo ở bất cứ nơi nào.


Quan trọng hơn hết là HD08 đang thám sát các hải lộ tiến công từ ngoài biển đánh vào đất liền Việt Nam. (Theo Văn Hóa Online dự đoán, các mục tiêu của Trung cộng ngắm là đảo Trường Sa lớn, đảo Phan Vinh, hải cảng Đà Nẵng và quân cảng Cam Ranh).


Bức ảnh dưới đây cho thấy vị trí di chuyển tầu HD-8 của Trung cộng đang hoạt động dưới dạng gọi là "khảo sát" ở vùng biển ngoài khơi Nha Trang và Cam Ranh.


image003

Tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 di chuyển ngoài khơi Nha Trang lúc 18h40 ngày 14-4-2020. Ảnh: Tuổi Trẻ/Marine Traffic


Hoạt động bất thường của Hd-8 cho người viết nhớ lại câu nói của ông cựu Tổng bí thư Lê Duẩn phát biểu trong về Trung Quốc năm 1979: " Bè lũ phản động Bắc Kinh sẽ xâm lược nước ta từ Biển Đông".


Ông Lê Duẩn kể chuyện khi gặp Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh:


"Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội [Trung Quốc] đến giúp chúng ta xây dựng đường xá! "


Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.


Chúng tôi biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ (sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.


Sau đó, ông ta (Mao Trạch Đông) bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ (thuật ngữ tiếng Việt chỉ miền Nam Việt Nam). Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu. Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào."


Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông

image004

TBT Nguyễn Phú Trọng uống trà tại Bắc Kinh cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm đầu năm 2017. Nguồn tài liệu.


Ác độc hơn nữa, đau đớn hơn nữa, các hoạt động liên tục gần đây của Trung cộng trên các đảo đá của Việt Nam, đặc biệt là vụ đâm tàu cá ngư dân Việt ở Phú Lâm- Hoàng Sa (1 chết, bắt 8 ngư  dân rồi thả ngay), Hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc công khai thông báo sẽ tiến hành tập trận trên biển South China Sea.


Sự kiện này nói lên thái độ và âm mưu của Bắc Kinh không coi UNCLOS 1982 là gì, không coi DOC hay COC là gì, các hiệp ước ký kết trước đây với các lãnh đạo chóp bu của Bộ chính trị Việt Nam về việc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ ViệtTrung" chỉ là mớ giấy lộn, và ... cũng không coi các hoạt động FONOPs của Mỹ chẳng ra gì, thậm chí "chế giễu" Mỹ.


Tính từ ngày 05/3/2020, kể từ khi Hàng không Mẫu hạm USS Roosevelt đến trụ ở ngoài khơi Đà Nẵng và cho binh lính lên bờ tham quan ca hát giao lưu văn hóa v.v..., cho đến nay không có một hoạt động FONOP nào diễn ra. (Có thể do các Hàng không Mẫu hạm, soái hạm của biên đội tác chiến Mỹ đang bị xé giãn, oằn mình trước con quỉ đỏ Covid - 19, Tổng thống Trump phải lên tiếng "thắc mắc" về vụ USS Roosevelt đến Việt Nam).


image005

Mỹ hiện không có Mẫu hạm nào đang hoạt động ở Thái Bình Dương. Nhóm Mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều đang neo đậu tại cảng sau khi phát hiện các thủy thủ nhiễm COVID-19 - Ảnh chụp màn hình USNI nguồn TTO ngày 14/4/2020.


Washington hiện không có tàu sân bay nào đang triển khai trên biển ở khu vực Thái Bình Dương trong khi số tàu sân bay có người nhiễm COVID-19 đã lên tới con số 4. Không chỉ trên biển, các hoạt động quân sự khác của Mỹ trên đất liền cũng bị tạm hoãn, bao gồm cuộc tập trận lớn nhất trong vòng 25 năm qua với các nước châu Âu hay việc rút quân khỏi Afghanistan.


Tổng số ca nhiễm trong quân đội Mỹ hiện đã lên tới 3.000 với 2 ca tử vong, trong đó ổ dịch lớn nhất là tàu sân bay USS Theodore Roosevelt - con tàu vừa hoàn thành đợt huấn luyện và tuần tra bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. (ct: Sau khi đến thăm và "giao lưu" với Đà Nẵng). (theo TTO 14/4/2020)


Sau rốt, Biển Đông, biển South China Sea thả nổi cho Trung cộng "giương oai diễn võ".


image006


Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng kêu lên: Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, phải chăng chỉ là "Tiếng kêu đoạn trường của quốc gia đàn em đang bị đàn anh mở đường xâm lược". (lkt)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Lãnh đạo Việt-Trung uống trà bàn 'định hướng lớn'


Canh bạc quốc tế Biển Đông lật ngửa?


Kết quả chuyến đi sứ của Lê Hồng Anh:“Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc


Biển Đông tiêu tùng! “Biển Việt Nam - Trung Quốc”!

10 Tháng Năm 2015(Xem: 24585)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19883)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18059)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16367)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16779)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18610)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24264)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22529)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16817)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23984)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19748)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19519)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17824)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18442)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16166)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22698)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16126)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19476)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19042)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17600)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.