Nhà báo Lý Kiến Trúc tường trình Hội nghị Biển ở Manila: "Tố cáo Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Đông Nam Á"

02 Tháng Tư 20159:09 CH(Xem: 19503)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 03 APRIL 2015

Nhà báo Lý Kiến Trúc tường trình Hội nghị Biển ở Manila:
"Tố cáo Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Đông Nam Á"

LÝ KIẾN TRÚC
tường trình từ Manila-Philippines

MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.

Các ban tổ chức gồm có:

- US Pinoys for Good Governance (USP4GG);
- DI KA Pasisiil (Pinoy Patriots United);
- Institute  for  Maritime  Affairs  &  Law  of  the  Sea  (UP);
- Họp Mặt Dân Chủ (HMDC);
- VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment).

Các diễn giả đến từ các quốc gia hiện diện:

- Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez (Philippines);
- Tiến sĩ Carlyle A. Thayer (Australia);
- Tiến sĩ Celia Belocora-Lamkin (USA);
- Tiến sĩ Sophie Boisse au du Rocher (France);
- Học giả Francois-Xavier Bonnet (France);
- Tiến sĩ Jay L. Batongbacal (Philippines);
- Phó Đề đốc Nhật bản Ota Fumio (Japan);
- Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (W.DC. Vietnam Oversea);
- Tiến sĩ Trần Huy Bích (UCLA-Vietnam Oversea);
- Thạc sĩ Hoàng Việt (ViệtNam);
- Học giả Nguyễn Đình Đầu (Việtnam).

Ngoài các diễn giả ở các quốc gia đến với tư cách cá nhân, hầu như các tham dự viên đều là thành viên của tổ chức VOICE (Ls Trịnh Hội), tổ chức Họp Mặt Dân Chủ (Gs Đoàn Viết Hoạt). Không thấy có tham dự viên người Phi Luật Tân.  Các cơ quan truyền thông báo chí có đài truyền hình số 5 - Philippines, Pacific News, đài RFA và báo Văn Hóa Online.
 
Diễn giả

Đúng 9 giờ sáng, Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc điều hành VOICE, đồng tổ chức hội nghị ngỏ lời chào mừng quan khách, tuyên bố khai mạc, và giới thiệu người điều hợp chương trình hội nghị - hội thảo đầu tiên là ông Jeremy Barns, Giám đốc National Museum of the Philippines.

Ông Jeremy Barns giới thiệu chương trình thứ nhất (a) gồm có: vị diễn giả đầu tiên là cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, cựu Thượng nghị sĩ Roilo Golez (1a. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ hai là Tiến sĩ Celia B. Lamkin, thuộc US Pinoys for Good Governance, Marianas Chapter  (CNMI and Guam) (2a. Xem toàn văn tham luận đính kèm), Diễn gỉa thứ ba là Tiến sĩ Jay Batongbacal thuộc Viện Hàng hải, Giáo sư về Luật biển Đại học Philippines. Sau ba bài thuyết trình là phần thảo luận dành cho các tham dự viên đặt câu hỏi.

Người điều hợp chương trình thứ hai (b) là ông Đặng Đình Khiết, thành viên tổ chức Họp Mặt Dân Chủ. Ông Khiết mời Diễn giả đầu tiên là Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội toàn quốc Việt - Mỹ (1b. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn gỉa thứ hai là Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Luật khoa Sàigon-Việt Nam (2b. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ ba là Tiến sĩ Trần Huy Bích, Thư viện Đại học UCLA (3b. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ tư là Học giả Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu Biển độc lập Việt Nam(Vì tuổi cao, ông Đầu không qua Manila chỉ gởi slide show thuyết minh một số hình ảnh, tư liệu biển Đông; Slide Show này giao cho ông Đoàn Viết Hoạt, không phổ biến). Sau ba bài thuyết trình là phần thảo luận dành cho các tham dự viên đặt câu hỏi.
 
Người điều hợp chương trình thứ ba (c) là Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Chủ tịch Viện Quốc tế-ViệtNam. Ông Hoạt mời vị Diễn giả đầu tiên là Tiến sĩ Carlyle A. Thayer, Viện Đại học New South Wales đến từ Úc châu (1c. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ hai là Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher đến từ Pháp quốc (2c. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ ba là Tiến sĩ Ota Fumio, nguyên Phó Đề đốc Hải quân Nhật đến từ Nhật bản (3c. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ tư là Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet đến từ Pháp quốc. Sau bốn bài thuyết trình là phần thảo luận dành cho các tham dự viên đặt câu hỏi.

Bước qua phần thứ tư của chương trình là phần hội thảo thông qua "Bản Tuyên bố chung và thành lập nhóm Công tác Xã hội Dân sự - Adoption of Joint Statement and Establishment of  Joint Civil Society Working". Bản Tuyên bố chung đã được ban tổ chức đánh máy sẵn, in ra phát cho các diễn giả và các tham dự viên. Cuộc thảo luận diễn ra có phần sôi nổi do sự đóng góp tích cực của các thành viên Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) vàVOICE.

Vai trò Xã hội Dân sự trong việc tranh chấp biển Đông

Phần thứ tư của ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" là phần kết thúc quan trọng của hội nghị. Phần này, ban tổ chức đưa ra một bản"Tuyên bố chung" (đã đánh máy sẵn). Nội dung Tuyên bố chung chia làm hai phần: phần đầu đánh giá tầm quan trọng của "Biển Đông" đối với Việt Nam và "Biển Tây - West Philippine Sea" đối với Philippines, trong việc duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực. Tuyên bố chung khẳng định đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Hoa tự vẽ không có giá trị pháp lý. Nhấn mạnh vai trò của các nhóm Xã hội Dân sự Việt - Phi phải được tham gia vào các cuộc thảo luận tranh chấp. Vì vậy:

Phần hai của bản Tuyên bố chung đề xuất 5 điểm. (1d. Xem toàn văn bản Tuyên bố chung đính kèm). Hội nghị đưa ý kiến đổi tên vùng biển đang tranh chấp thành biển " Đông Nam Á"; ủng hội một Ủy ban Quốc tế độc lập giải quyết các tranh chấp; phản đối những hành vi xâm chiếm, xây dựng quy mô biển đảo của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Trường Sa, tố cáo Trung Quốc đã trắng trợn vi phạm Luật biển quốc tế (UNCLOS).

Trong phần thảo luận, một tham dự viên là ông Lâm Đăng Châu (thành viên nhóm HMDC) mạnh mẽ phát biểu ủng hộ 5 điểm trong Bản Tuyên bố chung. Phát biểu của ông Châu được đa số vỗ tay đồng tình. Ông Châu đề nghị  Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với vai trò là người điều hợp tuyên đọc Bản Tuyên bố trước các diễn giả, trước sự chứng kiến của mọi người tham dự và thay mặt mọi người ký vào bản Tuyên bố chung. Mọi người vỗ tay đồng tình. Tuy nhiên, một số diễn giả tỏ ra hơi "ngỡ ngàng" trước sự "đột biến" của phần thứ tư cũng là phần cuối cùng của ngày hội nghị diễn ra từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Kết quả của "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" là một điểm son mang lại cho ban tổ chức Phi-Việt, đặc biệt hai ban đồng tổ chức là VOICE và HMDC đã quy tụ được một diễn đàn rộng rãi với sự tham dự - tham luận của nhiều nhân vật quốc tế.

Qua hội nghị, mối liên kết giữa nhóm VOICE và nhóm HMDC củng cố chặt chẽ. (Trong lời chào mừng thân hữu đế dự chung vui ở "tổng đàn" của VOICE ở Manila, ông Đoàn Viết Hoạt và Trịnh Hội đã chia sẻ những khóa học về Xã hội Dân sự cho hàng chục thành viên trẻ trong và ngoài nước. Riêng ông Hoạt cho biết tổ chức Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) sau nhiều năm hoạt động ở hải ngoại nay đã quy tụ được gần trăm thành viên dân chủ.

Tuy nhiên, ( tuy khá bất ngờ), qua hội nghị, việc hình thành để tạo sự liên kết với nhóm Xã Hội Dân sự Philippines là điều mới mẻ.Điển hình cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Roilo Golez đã cùng với Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cùng ký kết trong Bản Tuyên bố chung với tư cách là đồng tổ chức để "thiết lập một Nhóm Công tác Xã hội dân sự" (điểm 5 trong Tuyên bố chung).

Bốn nhân vật ghi sẵn tên ký trong bản Tuyên bố là Tiến sĩ Celia B. Lamkin (US Pinoys for Good Governace); Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Họp Mặt Dân Chủ Vietnam Democratic  Assembly); Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez (DI KA Pasisiil Movement - Pinoy Patriots United) và Ls Trịnh Hội (VOICE).

Trên bàn chủ tọa, những phút cuối cùng, chỉ có hai ông Bích và Golez lần lượt ký vào bản Tuyên bố chung, ngoài ra không thấy vị diễn giả nào khác ký.

 Điểm khá ấn tượng trong thảo luận vào giờ cuối của hội nghị là vấn đề nêu lên sự thay đổi danh xưng vùng biển rộng 3.500.000 km2 (1.400.000 sq mi) thường được dùng bấy lâu nay trong các hội nghị và trong các văn kiện quốc tế là: "biển Đông"; "biển Đông Nam Á"; "biển Việt Nam-Trung Quốc"; "biển South China Sea"; "biển Tây Philippines". Bản Tuyên bố chung đề nghị được gọi thống nhất là khu vực "biển Đông Nam Á" (Southeast Asia Sea). Qua sự thăm dò, các vị diễn giả Pháp, Úc, Nhật, Phi, Hoa Kỳ cho biết, họ ghi nhận cao và sẽ thảo luận về ý kiến danh xưng khu vực biển "Đông Nam Á".

Tạm kết

Trong sinh hoạt chính trị của tập thể người Việt hải ngoại trước đây, cao trào đòi hỏi Đa nguyên Đa đảng cho Việt Nam dâng lên mạnh mẽ, nhưng dạo này, cao trào đa nguyên đa đảng dường như đã "lặng" xuống nhường chỗ cho Xã hội Dân sự. Theo dõi tình hình Việt Nam, đã có một vài Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN lên tiếng  chắc nịch sinh hoạt chính trị ở VN hiện thời không có chuyện  đa nguyên đa đảng, nhưng thực tế, nhiều tiếng nói phản biện trong nước nổi cộm lên dù nhà cầm quyền ra tay trấn áp.

Để bù lắp vào tư duy thời sự chính trị , phong trào "Xã hội Dân sự" hải ngoại và quốc nội trở thành điểm tụ của các nhân vật bất đồng chính kiến. Trong nước đã có độ hơn hai chục tổ chức Xã hội Dân sự; ngoài nước khá hiếm hoi. Qua hội nghị Manila, tiếng nói của VOICE và nhóm Họp Mặt Dân Chủ hy vọng sẽ được góp mặt, góp tiếng trên bàn cờ tranh chấp chủ quyền biển đảo biển Đông mà bản Tuyên cáo đề nghị là biển "Đông Nam Á".

Tháng 8 năm 12014, báo Văn Hóa đã đưa tin về danh xưng vùng biển Đông đã được gọi là "Biển Việt Nam-Trung Quốc" qua bản thông cáo ký kết giữa ông Lê Hồng Anh và ông Lưu Vân Sơn dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 27 tháng 8, 2014.

Nhân chuyến ghé thăm Ấn Độ hôm  03/03/2015, Đô đốc Mỹ Harry Harris Jr, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó. »

Nhận định của giới quan sát chính trị cho rằng, sự hình thành và hoạt động các tồ chức Xã hội Dân sự hy vọng sẽ là một sinh lộ mới, một sinh khí mới "phù hợp hơn" với tiến trình dân chủ hóa VN; "hội nhập hơn" với tiếng nói của xã hội Việt Nam đang dâng lên mạnh mẽ, biến đổi khôn lường, và, có thể, ít bị "trấn áp" hơn./

Lý Kiến Trúc / www.nhatbaovanhoa.com 

tường trình từ Manila, 27 March, 2015

XEM THÊM:

- Tham luận của các diễn giả.
- Phỏng vấn Gs Nguyễn Ngọc Bích.
- Phỏng vấn Ls Trịnh Hội.
- Phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt.
- Phỏng vấn cựu Cố Vấn Roilo Golez.

HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ:
blank
Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc điều hành VOICE chào mừng quan khách khai mạc hội nghị tại Manila.  
blank
Ông Jeremy Barns, điều hành phần tham luận đầu tiên của các diễn giả trên bàn chủ tọa (từ trái): cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Thượng nghị sĩ Roilo Golez; Tiến sĩ Jay Batongbacal; Tiến sĩ Celia B. Lamkin. Người ngồi phía dưới đang ghi nhận là Tiến sĩ Carlyle A. Thayer.
blank
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Thượng nghị sĩ Roilo Golez.
blank
Tiến sĩ Jay Batongbacal
blank
Tiến sĩ Jay Batongbacal thuyết trình về đường lưỡi bò 9 đoạn tự vẽ của trung Quốc.
blank
Tiến sĩ Celia B. Lamkin
blank
Ông Đặng Đình Khiết (góc trái), diều hợp phần tham luận thứ hai. TS Carl Thayer đang nêu vấn đề biển Đông với ba diễn giả trên bàn chủ tọa (từ trái): Gs Nguyễn Ngọc Bích; Thạc sĩ Hoàng Việt; Tiến sĩ Trần Huy Bích.
blank
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đọc tham luận. Ngồi phía dưới là Phó Đề đốc Hải quân Nhật bản Ota Fumino và Tiến sĩ Carl Thayer.
blank
Thạc sĩ Hoàng Việt đọc tham luận.
blank
Tiến sĩ Trần Huy Bích thuyết minh về tấm bản đồ cổ biển Đông ông đã sưu tập được từ thư viện UCLA.
blank
Ông Trịnh Trung và tài liệu của cụ Nguyễn Đình Đầu gởi từ VN qua tham dự hội nghị.
blank
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt điều hợp phần tham luận thứ ba.
blank
Từ trái: Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet; Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher; cựu Phó Đề đốc Ota Fumino; Tiến sĩ Carlyle A. Thayer.
blank
Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet đọc tham luận.
blank
Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher đọc tham luận.
blank
Cựu phó Đề Đốc Ota Fumino đọc tham luận.
blank
Tiến sĩ Carlyle A. Thayer cẩn thận ghi chép những ý kiến trước khi đọc tham luận.
blank
Bức hình kỷ niệm trong giờ giải lao. Từ trái: Ts Batongbacal, Thượng nghị sĩ Roloi Golez, Gs Nguyễn Ngọc Bích, Tiến sĩ Celia B. Lamkin, Giám đốc Viện bảo tàng Quốc gia Phiippines Jeremy Barns và Luật sư Trịnh Hội.
blank
Ông Nguyễn Công Bằng, Chủ tịch Vì Dân Foundation đến tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên và Ts Carl Thayer.
blank
Tiến sĩ Carlyle A. Thayer và nhà báo Nguyễn Văn Khanh Giám đốc RFA Tiếng Việt.
blank
Tiến sĩ Carlyle A. Thayer và nhà báo Lý Kiến Trúc Chủ nhiệm báo Văn Hóa.

XEM TIẾP SỐ BÁO TỚI CÁC CUỘC PHỎNG VẤN DO VĂN HÓA THỰC HIỆN, NGUYÊN VĂN CÁC BÀI THAM LUẬN, THÔNG CÁO CHUNG.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18046)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16356)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16766)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18594)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24245)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22511)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16794)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23969)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19736)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17803)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18414)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16141)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22680)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16111)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19464)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19029)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17585)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24274)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”
08 Tháng Ba 2015(Xem: 20286)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16871)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.