Những sự khác lạ-khác biệt quanh chuyến đi của bà Harris

08 Tháng Chín 20219:41 SA(Xem: 5854)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 10 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Kỳ 2


Những sự khác lạ-khác biệt quanh chuyến đi của bà Harris

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

10/9/2021

Kỳ 2


thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc, thế Đông Hải Liệt Quốc ai kém ai hơn?


Kỳ 1: Những điểm khác lạ-khác biệt trong chuyến đi làm việc ở Singapore và Việt Nam của Phó TT Kamala Harris


Trục tam giác khắc tinh lưỡi bò, phủ nhận lãnh hải mơ hồ vô giá trị


Trong lúc Phó Tổng thống Kamala Harris còn đang ở Hà Nội, trên Văn Hóa Online ngày 26/8/2021 chúng tôi đã đưa ra phóng đồ “Trục Tam Giác Chiến Lược Singapore - Việt Nam – Philippines” bao vây 90% diện tích “lưỡi bò” mà Trung cộng tự vẽ ở vùng biển South China Sea.


image001Phóng đồ mô tả “Trục tam giác” ba quốc gia có vị trí trọng yếu ở biển South China Sea (Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippines gọi là Biển Tây và Singapore bao trùm đầu mũi vùng eo biển Malacca và mút tận cuối biển nam Trường Sa). Nếu trục “Trục tam giác” này được hình thành, nó sẽ là mạng lưới địa chính trị - quân sự “khắc tinh” mọi áp lực của Trung cộng ở South China Sea.


(Mũi tên màu xanh lá cây: Ba quốc gia Singapore. Việt Nam và Philippines); Mũi tên màu xanh đậm nối kết thêm Đài Loan. Phóng đồ do Văn Hóa Online đề xuất ngày 23/8/2021. Mũi tên màu tím là các đường thủy trợ lực phong tỏa South China Sea.


 


Điều đó không có nghĩa là “Trục tam giác” sẽ hóa giải dễ dàng mọi yêu sách và tham vọng bành trướng bá quyền của đại Hán Trung cộng, nhưng nó sẽ mở ra một chương mới trong chiến lược phản công của phương Tây và sách lược của các nước ven biển ở vùng biển 3, 5 triệu km2; hơn nữa, nó còn có khả năng làm thay đổi diện mạo Đông Nam Á trong tương lai.


Một diễn biến bất thường về an ninh và an toàn ở Biển Đông. Ngày 01/9/2021, Bắc Kinh đã cho tung ra “Luật an toàn hàng hải” ở Biển Đông. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên lên tiếng phản đối. Giới quan sát đưa ra câu hỏi: Lãnh hải Trung Quốc nằm ở đâu? Không thấy vị trí hay khung tọa độ xác định chỗ nào là lãnh của Trung Quốc. Mơ hồ, hoàn toàn mơ hồ trên mặt biển, lòng biển, đáy biển.


Cho dù Bắc Kinh cố tạo ra cái luật mới có cụm từ “lãnh hải Trung Quốc”, thì vùng lãnh hải này cũng rơi vào “Trục tam giác chiến lược Singapore-Việt Nam-Philippines”. Trục tam giác là khắc tinh của lưỡi bò, phủ nhận mọi vị trí lãnh hải mơ hồ vô giá trị.


Những diễn biến bất thường


Ghi nhận các cuộc đối thoại về quan niệm chính sách ngoại giao 


Ngày 24/7/202, tại Singapore, theo hãng tin Reuters, trước khi đến Hà Nội gặp Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang, ông Austin tuyên bố: “Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào”.  Bộ trưởng Austin nói: "Một trong những mục tiêu chính yếu của chúng tôi là bảo đảm cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi có được sự tự do và không gian để kiến tạo tương lai của chính họ".


Viết trên twitter, Bộ trưởng Austin đề nghị quan hệ Việt-Mỹ được nâng lên tầm Đối tác Chiến lược trong tương lai.


Đồng quan điểm với Bộ trưởng James Austin;


Ngày 20/8/2021, trong cuộc phỏng vấn của đài VOA với bà Susan Sutton, cựu Phó Đại sứ Mỹ ở Việt Nam từ 2015-2017, bà Sutton nói: “… phát triển quan hệ với Việt Nam là việc thật sự quan trọng để chúng ta có cơ chế tốt để giải quyết các bất đồng và tiếp tục mở rộng các lĩnh vực hợp tác”;


Chúng tôi xem Việt Nam là một đối tác thực sự quan trọng và chúng tôi không cần có thêm một tính từ nữa;


“Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, ở Việt Nam, người ta thực sự rất mong muốn gia tăng hợp tác với Mỹ, từ bộ quốc phòng, từ các tỉnh, từ các trường, từ hầu như mọi nơi. Mặc dù vậy, họ luôn có sự thận trọng, không tiến quá nhanh so với chính sách cấp quốc gia;


Như một lời nhắn nhủ gởi đến giới lãnh đạo Việt nam, bà Susan Sutton xác quyết:


“Việt Nam là một thành tố quan trọng trong quá trình chúng tôi phát triển quan hệ với khu vực….


“Vì vậy, việc tuyên bố nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược sẽ gửi đi tín hiệu quan trọng đến tất cả các quan chức Việt Nam;


“Vì lý do đó, theo tôi, việc Việt Nam tiến tới nâng cấp quan hệ là hoàn toàn vì lợi ích của Việt Nam, và từ đó mở ra những cánh cửa phục vụ lợi ích của cả hai nước;


“Nhưng nói một cách rất thực tiễn, điều quan trọng là tôi nghĩ các quan chức Việt Nam hiểu rất rõ, đó là Mỹ quan tâm đến an ninh và tôn trọng luật lệ ở Biển Đông không phải là vì lòng vị tha, không phải là vì điều đó ảnh hưởng đến các nước khác, mà là vì chúng tôi có lợi ích to lớn trong việc bảo vệ an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông và trên toàn thế giới;


“Về hoạt động tích cực của Mỹ ở Biển Đông để bảo vệ an ninh và tự do hàng hải có bản chất là lợi ích an ninh của chúng tôi. Mọi người nên ghi nhận rằng Mỹ sẽ hoạt động tích cực và cam kết dành nguồn lực để bảo vệ lợi ích của chúng tôi”.


image006Bà Susan Sutton khi còn là Phó Đại sứ Mỹ ở Hà Nội (ảnh của Đại sứ quán Mỹ, 2017)


Ngày 23/8/2021, Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Singapore hội đàm với thủ tướng Lý Hiển Long và Tổng thống Halimah Yacob.


Trong cuộc đối thoại giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và Thủ tướng Lý Hiển Long ở Singapore, bà Harris nói: “củng cố tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở"; ông Lý Hiển Long nói: “Nhận thức của Hoa Kỳ đối với khu vực sẽ được xác định bằng những gì mà Hoa Kỳ sẽ làm trong tương lai, cách Mỹ xác định lại chỗ đứng của mình trong khu vực, cách Mỹ thu hút bạn bè, đối tác và đồng minh của mình”.


image008Thủ tướng Sigapore Lý Hiển Long và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đang trao đổi với nhau ngày 23/8/2021 trong căn phong bày biện rất đơn giản. Reuters.


Ông Lý Hiển Long thật thâm thúy. Ông là người Á châu. Ngụ ngôn: Chỉ có người phương Đông mới hiểu người Đông phương. Diễn đạt thêm: Chỉ có người Việt Nam mới biết rất rõ dã tâm xâm lược của Bắc phương hàng ngàn năm qua và Hán triều Trung nguyên luôn coi phương Nam là Man.


Ông không ngại ngùng, không e dè ve vuốt trước bà nữ Tổng thống Mỹ. Với tư cách một niên trưởng uy tín, độc lập ở Đông Nam Á, rất nhã nhặn, rất lịch sự, ông đưa ra lời “khuyến nghị” tới bà Harris, vị nữ Phó Tổng thống Mỹ lần đầu tiên đi Đông Nam Á, va chạm thực tế với Singapore và Việt Nam, có dịp quan sát trực tiếp, thi hành công tác, và khi trở về Hoa Thịnh Đốn sẽ đưa ra chính sách ngắn hạn, dài hạn trong nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden. Đặc biệt trong chuyến đi này, bà Harris lưu tâm hàng đầu là chiến lược Indo-Pacific trong đó có Biển Đông.


Nhưng có lẽ Lý tiên sinh quốc gia Sư Tử rất ngỡ ngàng, ông không thể nghĩ và ngờ rằng ngón võ công “Nhất dương chỉ Trung Nam Hải” thâm hiểm tới bực rúng động từ Hà Nội tới Singapore.


“Hội chứng Havana” và “Biến cố Hanoiva”


Chiều 24/8/2021, chỉ cách vài giờ trước Khi bà Harris lên chiếc Air Force Two bay đến Hà Nội, Đại sứ Trung cộng Hùng Ba ở Hà Nội bất ngờ đến trụ sở chính phủ gặp Thủ tướng VN Phạm Minh Chính.


image010Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba tại Hà Nội đến gặp Thủ tướng VN Phạm Minh Chính ở trụ sở chính phủ hôm 24/8/2021 trước khi bà Harris bay tới Hà Nội. Nguồn ảnh: VGP


Hành động của Đại sứ Trung cộng Hùng Ba ở Hà Nội và cuộc đối thoại với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tung ra là một “biến cố bất thường” đối với con mắt tình báo và các nhà ngoại giao Mỹ ở Hà Nội.


Sự quyết đoán của nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội gởi đến văn phòng bà Harris ở Singapore gợi ý về một cú “Hội chứng Havana” sẽ có thể xẩy ra gần đây ở Hà Nội trong lúc bà Harris chuẩn bị lên máy bay.


Suýt nữa thì chuyến đi Việt Nam kể cả Singapore của bà Harris tan như mây khói.


“Biến cố Hanoiva” là lối chơi cao thâm của Đại sứ Trung cộng Hùng Ba biết là không thể cản vị nữ Phó Tổng thống Mỹ đến Hà Nội với sự thân thiện, thật ra là muốn “nắn gân cốt” bà Harris.


Cuộc đối thoại về chính sách đối ngoại giữa Hùng Ba và Phạm Minh Chính qua baochinhphu.vn tung ra đúng vào thời điểm Harris là điều giới chức Mỹ quan tâm.


Nội dung được truyền thông trong nước loan tin: vào chiều tối ngày 24/8/2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc họp với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hùng Ba. Cuộc gặp diễn ra mà không được thông báo gì từ trước.


Không có một cơ quan truyền thông quốc tế nào được tham dự hay biết chi tiết về cuộc họp bất ngờ Hùng Ba-Phạm Minh Chính.


image012Chân dung Phó Tổng thống Kamala Harris được cho là “ấn tượng nhất” chụp tại Singapore trong cuộc gặp gỡ giới báo chí chiều 24/8/2021, khi nghe tin “vấn đề y tế mới đây có thể là bất thường tại Hà Nội” khiến Air Force 2 phải hoãn lại 3 tiếng. Thay vì đến Hà Nội lúc 7 giờ chiều thì gần 10 giờ đêm bà Harris mới tới sân bay Nội Bài trong bầu trời tối tăm như mực. Ảnh Reuters


Đối thoại Hùng Ba- Phạm Minh Chính


Theo baochinhphu.vn trích lời ông Chính nói tại cuộc gặp rằng: “Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, coi đây là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; công cuộc Đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp Cải cách mở cửa của Trung Quốc đều đang ở giai đoạn then chốt, việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung ổn định, lành mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của mỗi nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”


Ông Chính cũng khẳng định: “Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; Việt Nam không liên minh liên kết với nước này để chống lại nước khác.” 


Dù lên giây giọng câu Việt Nam không liên minh liên kết với nước này để chống lại nước khác không, nhưng Việt Nam đã có sự chọn lựa chiến lược là theo đuôi Bắc Kinh vĩ đại.


Văn kiện “Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”


Đáp lại cuộc đối thoại giữa Hùng Ba-Phạm Minh Chính về chính sách ngoại giao Việt – Trung, nhất là thái độ ông chủ của Trung cộng đầu đàn và trợ lý Việt Nam qua các hội nghị DOC, COC về tranh chấp Biển Đông; ngày 25/8/2021, trong lúc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang ở Hà Nội, trang web White House công bố văn kiện: “Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.”


Ngoài vô số chuyện Mỹ “bao đồng” hào phóng rải tiền, văn kiện thông báo chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Việt Nam.


Trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Phó Tổng thống Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ cho một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, lành mạnh và kiên cường…, đồng thời phát xuất từ mối quan hệ an ninh của hai nước đã mở rộng đáng kể khi Hoa Kỳ ủng hộ độc lập và chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải.


image014Ngày 25/8/2021, tại trụ sở chính phủ VN, Phó Tổng thống Kamala Harris đến họp với Thủ tướng VN Phạm Minh Chính; bức ảnh của Reuters cho thấy sự lạ lùng cảnh bà Harris không đưa tay ra bắt tay ông thủ tướng VN. Rất tiếc bức ảnh không ghi chú chụp lúc “trước” hay “sau” cuộc trao đổi giữa hai nhân vật Việt -Mỹ, tuy nhiên nhìn kỹ khuôn mặt hai đối thủ lộ vẻ căng thẳng.


Nỗi buồn và Niềm vui của bà Harris


Sáng ngày 25/8/2021, trong cơn mưa đầu thu ảm đạm ở Hà Nội vắng tanh, bà Harris đến hồ Trúc Bạch, lặng lẽ đặt bó hoa tươi lên bia đá nhỏ tưởng niệm di tích chiếc chiến đấu cơ của Phi công Thiếu tá McCain đi oanh tạc Hà Nội bị bắn rơi xuống hồ.   


image016Bà Harris ôm bó hoa đứng một mình đang đọc những dòng chữ khắc trên bia xi măng viết về cố Phi công hải quân Thiếu tá McCain bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch. Cố Thượng nghị sĩ McCain từng yêu cầu phía Việt Nam điều chỉnh dòng chữ nói ông là phi công của Không Quân Mỹ trong khi ông là phi công của Hải Quân. Trong lần ném bom trên bầu trời Hà Nội ngày 26-10-1967, chiến đấu cơ của John McCain bị bắn rơi, ông bị thương, bị bắt sau khi bung dù rơi xuống hồ Trúc Bạch trở thành tù binh nhốt ở Hỏa Lò (Hanoi Hilton) hơn 5 năm. Ông được trả tự do vào tháng 5-1973 sau khi Hiệp định Paris 1973 bốn bên ký kết. Ảnh Reuters


Cùng ngày vào lúc 3 giờ 30 chiều, bà Harris đến dự Lễ ra mắt Văn phòng Đông Nam Á của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) đặt tại Hà Nội, tổ chức tại Khách sạn JW Marriott.


Buổi lễ có sự tham dự của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Bộ trưởng y tế của các nước ASEAN cùng Papua New Guinea.


Bà Harris tuyên bố trước hàng chục ống kính giới truyền thông: “1 triệu Vaccine Mỹ tặng VN sẽ tới trong vòng 24 giờ”.


Cùng ngày vào lúc 4 giờ 50 chiều, bà Harris đến dự Lễ ký hợp đồng thuê đất cho Mỹ xây dựng Đại sứ quán Hoa Kỳ mới ở Hà Nội.


Tham dự lễ ký, có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng.


Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội Bùi Duy Cường và Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Mỹ Christopher Klein đã ký hợp đồng thuê đất.


Phát biểu tại đây, bà Kamala Harris nói:


"Chúng tôi có tầm nhìn và một giấc mơ, sẽ hình thành khi xây, rằng nơi đây sẽ là ngôi nhà và một cơ sở nơi nhiều điều quan trọng sẽ xảy ra. Là nơi sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục nộp đơn xin thị thực để tiếp nối truyền thống lâu đời của sinh viên Việt Nam tìm kiếm một nền giáo dục tại Hoa Kỳ."


"Trong những bức tường đó, chúng tôi mong đợi rằng sẽ có nhiều cuộc họp rất quan trọng, liên quan các thỏa thuận và công việc chúng ta sẽ làm cùng nhau về thương mại, cùng nhau xử lý các công nghệ mới và suy nghĩ về các lĩnh vực trọng tâm và hợp tác mới."


image018Phác họa khu phức hợp Đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội (Ảnh: ĐSQ Mỹ).


Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội nằm ở ô đất D30, có diện tích 3,2 ha tại đường Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội. Lễ động thổ sẽ diễn ra vào một thời gian phù hợp trong tương lai.


Địa điểm Cầu Giấy, hay còn gọi là Ô Cầu Giấy là một địa danh lừng danh trong lịch sử dân tộc Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp, nổi tiếng nhất là các trận phục kích của quân Cờ Đen dưới trướng tướng Tầu Lưu Vĩnh Phúc.


Năm 1873, thời Vua Tự Đức, quân Cờ Đen đã tổ chức trận phục kích giết chết Đại úy Francis Garnier khi viên sĩ quan này đem quân tấn công thành Hà Nội.


Mười năm sau, năm 1883, trận thứ hai cũng diễn ra tại Ô Cầu Giấy. Quân Cờ Đen và quân của Hoàng Tá Viêm đã phục kích giết chết Hải quân Đại tá Pháp Henri Riviere, khi viên sĩ quan cao cấp này đem hai chiến thuyền và lính ra tấn công và chiếm đóng thành Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 1882. Sau khi bắn chết Rivière, quân Cờ đen tiến tới cắt đầu và tay của ông ta để làm chiến lợi phẩm. (wikipedia).


image020Ảnh xưa chụp Ô Cầu Giấy năm 1885, nơi Đại úy Francis Garnier Hải quân Đại tá Pháp Henri Riviere bị quân Cờ Đen của tướng Lưu Vĩnh Phúc phục kích giết chết. Ảnh nguồn wikipedia.


Một điểm khác lạ và rất thú vị trong cung cách đối xử Việt - Mỹ:


Vì sao Mỹ lại OK địa điểm Ô Cầu Giấy để xây tòa Đại sứ mới, hay vì Việt Nam chủ động chọn đất Cầu Giấy, chọn “phong thủy” cho Mỹ thuê mảnh đất “thiêng”. Không hiểu nổi.


“Đại sứ quán Mỹ cho biết trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Washington, DC, Mỹ cũng được cho thuê 99 năm và nằm gần khu Ngoại giao đoàn, nơi đặt trụ sở của rất nhiều trong số 175 đại sứ quán và phái đoàn ngoại giao nước ngoài ở Washington.


Với chi phí hơn 1 tỷ đô la để xây tòa đại sứ mới với diện tích 3,2 hecta ở Ô Cầu Giấy, thật sự, có khó lắm không hay vì ý muốn của Mỹ, không có gì là không thể trong việc tìm đất chính trị ở thủ đô Hà Nội.


Bộ mặt Nhân quyền tại Việt Nam


Mặc dù có nhiều tiếng nói từ các chính khách Hoa Kỳ và tập thể cộng đồng VN tại Mỹ gởi đến Bà Harris khi đi làm việc ở Việt Nam, yêu cầu bà chú trọng tới nạn áp bức nhân quyền và giới tranh đấu Dân chủ, nhưng dường như quan niệm về lăng kính nhân quyền của bà Harris trong buổi gặp gỡ giới “dân sự” ở Hà Nội đã ra ngoài sự mong đợi của người Việt hải ngoại.


Một lần nữa, yếu tố bảo vệ nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam chỉ nổ dòn trên các bài diễn văn và giấy trắng.  


Sáng ngày 26/8/2021, một cuộc thảo luận bàn tròn giữa bà Harris và một nhóm mà phía Mỹ gọi là "Change Makers" (Những người tạo ra thay đổi) bắt đầu lúc 10:13.


Theo danh sách của phía Mỹ, có bốn người tham dự gồm:


• Ông Chu Thanh Hà: Người vận động quyền của người chuyển giới


• Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Người vận động quyền của người khuyết tật


• Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Live & Learn, Nhà vận động môi trường


• Ông Đoàn Thanh Tùng, Người ủng hộ LGBTQI +


Tại buổi gặp gỡ này, bà Harris chia sẻ:


"Chúng tôi tin rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới theo nhiều cách, chúng ta ở trong một thế giới mà phần lớn được định hình bởi sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ ràng giữa người và người," bà Harris nói.


"Và theo cách đó, tôi coi sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau dựa trên một số vấn đề, bao gồm vấn đề quyền con người."


Bà Harris nói thêm "người khuyết tật cần được tiếp cận đầy đủ và đó là điều mà chúng tôi vẫn đang nỗ lực để đạt được ở Hoa Kỳ."


"Người chuyển giới xứng đáng được tiếp cận bình đẳng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây là vấn đề mà chúng tôi vẫn phải đối mặt ở Hoa Kỳ và ở đây cũng là vấn đề ở Việt Nam". (theo Lê Quỳnh BBC 26/8/2021).


Vaccine nhân đạo và Lợi ích Chính trị


Bà Kamala Harris đến Việt Nam trong bối cảnh giặc dịch Covid đang ra sức hoành hành.


Sàigon và Hà Nội là hai điểm nóng của cả nước về số ca nhiễm. Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội “trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi” để vận dụng quốc tế hữu hảo chi viện vaccine. Vaccine trở thành món hàng nhân đạo và lợi ích chính trị cho các bên.


Đúng vào ngày bà Kamala Harris đến Việt Nam (24/8/2021), Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba tại Hà Nội, khi đến gặp Thủ tướng VN Phạm Minh Chính thông báo viện trợ thêm cho Việt Nam 2 triệu liều vaccin, sau khi đã tuyên bố tặng 200.000 liều cho quân đội Việt Nam vài ngày trước đó.


Lúc 11giờ11 phút ngày 26/8/2021, Phó Tổng thống Harris đã dừng chân ngoài kế hoạch, thăm Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để chứng kiến chuyến hàng vaccine Pfizer từ đợt viện trợ mới nhất của Mỹ.


Sứ quán Mỹ nói: "Tối qua, 533.520 liều vaccine đã đến thành phố Hồ Chí Minh và 263.250 liều đã đến Hà Nội. 269.100 liều khác dự kiến sẽ đến Hà Nội ngày mai." (theo Lê Quỳnh)


image022Bà Harris tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/8/2021. Reuters.


Ý và Romania tuần trước đã trở thành những quốc gia châu Âu mới nhất viện trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam. Các tuần trước, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary và Pháp đều đã viện trợ vaccine cho Hà Nội. DW ước tính rằng cho đến nay các quốc gia EU đã tài trợ hoặc cam kết cung cấp tổng cộng 2,6 triệu liều vaccine cho Việt Nam. (theo BBC 09/9/2021).


image024Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng chính phủ VN trong một dịp từ Hà Nội đi vào Saigon kiểm tra các cơ quan, quận, phường xã thi hành chống giặc dịch. Ảnh nguồn baochinhphu.vn


3 giờ chiều ngày 26/8/2021, cuộc họp báo của bà Harris được phát live stream trên trang Facebook của Sứ quán Hoa Kỳ.


Trong phát biểu mở đầu trước khi trả lời phóng viên, Phó Tổng thống Mỹ nói:


"Tôi tin rằng chuyến đi này báo hiệu sự khởi đầu của chương tiếp theo trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam."


"Chúng tôi đã có một cam kết lâu dài cho mối quan hệ này vì nó quan trọng đối với người dân, an ninh và sự thịnh vượng của người dân Hoa Kỳ và cho người dân Việt Nam."


"Cho dù ở Singapore hay Việt Nam, Đông Nam Á hay khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có ý định tăng cường sự tham gia và quan hệ đối tác với các đối tác và đồng minh của chúng tôi, củng cố lợi ích của chúng tôi theo cách hợp tác, đáp ứng những thách thức của thời điểm này và những thách thức của ngày mai, cùng nhau."


"Chúng tôi biết rằng việc duy trì và củng cố các mối quan hệ đối tác này có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân Mỹ. Và đó là lý do tại sao, trong những năm tới, chúng tôi sẽ quay lại, hết lần này đến lần khác, khi chúng tôi tiếp tục và lập biểu đồ cho chương tiếp theo này trong mối quan hệ đối tác, đôi bên cùng có lợi." (theo Lê Quỳnh BBC 26/8/2021).


Phát biểu trên cho thấy bà Phó Tổng thống Kamala Harris hầu như chấp nhận chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ là chỉ dừng ở cấp “Đối tác toàn diện”.


Lúc 3 giờ 25 chiều ngày 26/8/2021, Bà Harris và phái đoàn ra sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến làm việc ở Hà Nội. Air Force Two sẽ dừng ở Guam để tiếp liệu, hạ cánh xuống Honolulu, Hawaii, sau đó bà Harris sẽ về San Francisco, California.


Cùng ngày 26/8/2021, Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đăng lời tuyên bố chính thức trên Facebook của họ, "bày tỏ lập trường đối với việc Phó Tổng thống Mỹ có phát biểu công kích Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam".


Tuyên bố có đoạn: "Chúng tôi khuyến cáo phía Mỹ, đừng coi nhẹ quyết tâm kiên cường, ý chí kiên định, năng lực mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc để bảo vệ lợi ích phát triển và an ninh chủ quyền quốc gia!"


"Đừng cọi nhẹ tính quan trọng của việc độc lập tự chủ trong tấm lòng nhân dân các nước trong khu vực, đừng đánh giá quá cao vị thế và uy quyền "nước đứng đầu liên minh" của mình. Các nước trong khu vực sẽ không chạy theo gậy chỉ huy của Mỹ, càng sẽ không bị lôi vào thế trận chống lại Trung Quốc của Mỹ."


Người ta ví von: Nàng Kiều Hà Nội quả là giai nhân “đắt giá” nhất Biển Đông, tiếc thay nàng đã “Phụng khuyến Việt Nam lãng tử hồi đầu”. Vừa cơ trí lẫn nhan sắc khuynh thành, ở đâu, chỗ nào, người nào, thế trận nào, nàng cũng cho lọt qua cửa “An Nam nhất thốn thổ”.


Lý Kiến Trúc


California


10/9/2021


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Sự mơ hồ có chủ ý về tuyên bố “lãnh hải” mới của Trung Quốc


Hải Vũ

Lược dịch

(từ California)


Ngày 1/9/2021:  Các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông của Hải quân Mỹ và các đối tác từ các quốc gia khác nhằm mục đích gửi thông điệp tới Bắc Kinh rằng các yêu sách lãnh thổ của nước này đối với các vùng biển tranh chấp này vẫn chưa được công nhận. Nhưng Trung Quốc đang tiếp tục có lập trường hiếu chiến - không chỉ với các cuộc tuần tra của riêng họ trong khu vực, mà còn bằng cách gia tăng các trở ngại hành chính.


Vào cuối tuần qua, Bắc Kinh thông báo rằng bắt đầu từ ngày 1/9/2021 (chỉ vài ngày sau thông báo) Trung Quốc sẽ yêu cầu các tàu nước ngoài “báo cáo thông tin chi tiết” bất cứ khi nào đi vào vùng mà Trung Quốc tuyên bố là “lãnh hải” của họ. Các quốc gia khác đã nhanh chóng đặt câu hỏi yêu cầu như vậy sẽ được áp dụng như thế nào và ở khu vực cụ thể nào.


Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rằng đây là quy định mới do Cục An toàn Hàng hải của nước này đưa ra. Nó được bắt đầu bằng tuyên bố: Người điều khiển tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải báo cáo thông tin chi tiết khi đến lãnh hải Trung Quốc.


Bài báo tiếp tục nêu “các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc được quy định bởi luật, quy định hành chính hoặc quy định của Quốc vụ viện - nội các của Trung Quốc - cũng cần tuân theo quy định mới”. Điều này đòi hỏi các tàu phải đăng ký tên và biển báo, vị trí, cảng ghé tiếp theo và thời gian đến dự kiến.


Các yêu cầu báo cáo như vậy từ lâu đã được tranh luận trong lịch sử sử dụng đại dương và bối cảnh an ninh và quyền tự do hàng hải của các quốc gia ven biển, nhằm cân bằng các mối đe dọa tiềm tàng với luồng thương mại quốc tế tự do. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã tìm cách kết nối hai lợi ích này bằng cách đưa ra chế độ qua lại vô hại trong lãnh hải của các quốc gia ven biển, tạo ra một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của luật biển hiện đại.


UNCLOS cũng bao gồm ví dụ về các hoạt động có thể cấu thành hành vi vi phạm sự qua lại vô hại, bao gồm “bất kỳ đe dọa hoặc sử dụng vũ lực nào chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển”, “bất kỳ cuộc tập trận hoặc thực hành nào với bất kỳ loại vũ khí nào”, và “phóng, hạ cánh hoặc cất cánh bất kỳ thiết bị quân sự nào”. Nhưng điều kiện quan trọng là nó xảy ra trong “lãnh hải”.


Theo thông báo mới từ Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc, không rõ liệu tất cả các tàu thuyền có phải báo cáo hay không, hay chỉ “tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt hóa lỏng và các chất độc hại khác vật liệu xây dựng". Và trong số này, liệu có phải chỉ là những thứ “gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc”. Sự mơ hồ như vậy có thể là do cố ý.


Sự mơ hồ còn nằm ở vấn đề lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Trung Quốc ngày 25 tháng 2 năm 1992, điều 2 quy định rằng: Lãnh hải của [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] là vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ của nước mình. Và lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm đất liền và các đảo ngoài khơi, Đài Loan và các đảo khác bao gồm đảo Điếu Ngư, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa (Spratlys) và các đảo khác thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nội thủy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vùng nước chạy dọc giữa đường cơ sở của lãnh hải và đất liền.


Những từ ngữ này thường được thể hiện thông qua cái gọi là “đường chín đoạn” quét qua Biển Đông. Nhưng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đang bị tranh chấp - bao gồm cả quyền kiểm soát eo biển Đài Loan. Vì vậy, vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ tìm cách thực thi các quy định mới của mình ở đâu và cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng như thế nào.


Điều quan trọng nhất là Trung Quốc vẫn phải đảm bảo quyền qua lại vô hại và không gây thêm căng thẳng trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông./
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 809)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1268)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1191)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông