Những điểm khác lạ-khác biệt trong chuyến đi làm việc ở Singapore và Việt Nam của Phó TT Kamala Harris

31 Tháng Tám 20219:33 SA(Xem: 5552)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 31 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Những điểm khác lạ-khác biệt trong chuyến đi làm việc ở Singapore và Việt Nam của Phó TT Kamala Harris

image002

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

01/9/2021

Kỳ 1


*

image003

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống đời thứ 46 Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ, sinh năm 1964, 57 tuổi. Năm bà Harris sinh ra là năm đội quân viễn chinh hùng mạnh nhất thế giới đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến Đông Dương mà người Mỹ mệnh danh là Vietnam War.


10 giờ đêm (giờ Hà Nội) ngày 24/8/2921, Air Force 2 chở bà từ quốc gia Sư Tử đáp xuống phi trường Nội Bài trong bầu trời tối tăm như mực. Mặc dù đèn pha sáng rực cầu thang từ cửa chính chiếc Boeing đứng hàng thứ hai nước Mỹ, bà Harris vẫn phải dùng tay phải nắm chặt cầu thang để giữ thế, tay trái giơ lên chào mọi người.


Hình ảnh này gây xúc động cho hàng triệu con mắt nhìn vào một phụ nữ, dù đó là một Phó Tổng thống nước Mỹ đầy quyền uy và ánh sáng tương lai. “Rõ là thân gái dặm trường”, “Con ong


chưa tỏ đường đi lối về”.


image005Thay vì 7 giờ chiều, 10 giờ tối Hà Nội ngày 24/8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris mới đáp xuống sân bay Nội Bài. Bà bước xuống cầu thang “HANOI GROUND”, tay phải nắm chặt thang, giơ tay trái chào những người đến đón. Reuters.


Nhưng nhiều người, rất nhiều người có lòng e ngại.


Bà Harris lần đầu tiên trong sự nghiệp đời chính trị, đặt chân đến thủ đô Hà Nội cộng sản, mảnh đất Thăng Long có dư ngàn năm lịch sử dệt lên vô vàn huyền thoại mơ màng đẹp, giai thoại duyên ngẫu công chúa Huyền Trân, An Tư, Ngọc Vạn … kể cả độc địa thoại.


Bà Harris sẽ đối diện với tập đoàn hậu duệ thừa kế di sản các “lãnh tụ cộng sản sừng sỏ nhất nhì thế giới”, vang bóng một thời luôn vỗ ngực từng đánh thắng đế quốc Hán phong kiến bá quyền, thực dân Pháp, phát xít Nhật và … đế quốc Mỹ xâm lược. 


Bà Harris sẽ chạm vào Thăng Long ngàn năm lịch sử chiến tranh và hòa bình, bà sẽ chạm với Biển Đông đang nổi sóng với thế lực thế giới đa phương.


**


Nhớ lại thời Vietnam War, hầu như trong các cuộc hành quân của quân xanh, tảo thanh, bình định, tái chiếm hay tấn công mục tiêu, thông thường các tư lệnh chiến trường đều dùng pháo binh hay phi pháo làm cỏ sạch sẽ mục tiêu (clearing area zone).


Trên chiến địa, hỏa lực khủng khiếp của pháo binh, phi pháo, trước mắt mang lại tiết kiệm sinh mạng binh sĩ và dọn vùng an toàn trước khi khởi binh. Hầu như trên khắp các vùng chiến thuật miền nam VN, quân đỏ đã tận dụng thường xuyên chiến thuật “tiền pháo hậu xung, công đồn đả viện”.


Nhưng trên “Chiến trường biển South China Sea” thì khác. Hải quân chính là lực lượng chủ yếu giữa Hoa Kỳ - đồng minh bộ tứ (The Quad) và Trung cộng với một vài tiểu quốc đồng minh ven biển nhưng rất lợi hại. Ai nói tiểu quốc châu chấu đá xe không làm nghiêng cán cân qyền lực.


Những cuộc tập trận của quân đỏ và quân xanh cho thấy chiến trường biển là chiến trường mới lạ. Tùy theo địa hình vùng chiến thuật biển, mùa biển, (biển êm, biển động từ cấp số 1-15) mà có những cuộc tập trận khác nhau.


Bài viết dưới đây chúng tôi xin nhắc lại một số diễn biến QUÂN SỰ của Hải quân Hoa Kỳ và đồng minh thi hành chiến dịch FONOPs (Freedom of Navigation Operations – Tự do Hàng không Hàng hải) trên biển South Chiana Sea (biển Đông Việt Nam và biển Tây Philippine), trước và sau thời gian các đời Tổng thống Hoa Kỳ và hiện nay Phó Tổng thống Kamala Harris - đến làm việc ở Singapore rồi bay sang Việt Nam.


Chuyện vui bên lề: “đường phượng bay mù không lối vào …”. Air Force 2 từ Singapore sẽ bay ngang qua bầu trời nam Việt mới đến Hà Nội, vấn đề là phi công có dám hạ thấp độ cao chiếc phản lực cơ, nghiêng cánh cho bà Harris nhìn thấy một Saigon buồn vắng như chùa bà đanh đang thê thảm bởi đồ mắc dịch Covid-19. 


I.   Diễn biến Quân sự của Liên quân


Trước khi Tổng thống George W. Bush
đến Hà Nội tham dự hội nghị APEC ngày 18-19/11/2006; Chiến hạm Hộ vệ USS Salvor (ARS 52) mở màn chiến dịch CARAT 2006 (Cooperation Afloat Readiness and Training) cùng với sáu quốc gia Đông Nam Á rầm rộ trên Biển Đông ngày 07/06/2006.


image007USS Salvor 2006 ở Biển Đông. Photo by Mass Communication Specialist 1st Class Kathryn Whittenberger.


https://commons.wikimedia.org/wiki/File:US_Navy_060607-N-4205W-003_Rescue_and_salvage_ship_USS_Salvor_(ARS_52)_operates_at_sea_during_the_Singapore_phase_of_Cooperation_Afloat_Readiness_and_Training_(CARAT)_2006.jpg


Trước và sau Tổng thống Barrack Obama đến thăm Việt Nam từ ngày 23-25/5/2016; trước đó, ngày 27/10/ 2015, Khu trục hạm USS Curtis Wilbur hành quân quanh vòng ngoài 12 hải lý đảo Tri Tôn (Triton Reef); cuối tháng 10/2015, Khu trục hạm USS Lassen (DDG-84) tiến vào bãi đá ngầm Subi ở trung tâm biển đảo Trường Sa; ngày 30/1/2016, Khu trục hạm USS Curtis Wilbur hành quân áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (Triton Reef), một đảo đá nằm xa nhất phía Nam quần đảo Hoàng Sa tây, (Tri Tôn cách đảo lý Sơn-Quảng Ngãi khoảng 123 hải lý); ngày 10/5/2016, Khu trục hạm USS William P. Lawrence hành quân quanh đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) nhưng không vượt vào phạm vi 12 hải lý; ngày 13/10/2016, Khu trục hạm USS Decatur (DDG-73) lại áp sát đảo Tri Tôn và đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa.


USS Curtis Wilbur áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn cách Lý Sơn 123 hải lý.


image009Ngày 10/5/2016, Khu trục hạm tên lửa dẫn đương USS William P. Laurence của hải quân Mỹ hành quân quanh đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef). USNI. NAVY PHOTO


image011image013Tháng 9/2016, Khu trục hạm USS Benfold tập trận Valiant Shield ở Biển Đông thử tên lửa hành trình RGM-84.


image015Ngày 13/10/2016, Khu trục hạm USS Decatur (DDG-73) USS Decatur (DDG-73) tiến hành hoạt động gần các khu vực đóng quân của Trung Quốc ở đảo Tri Tôn (Triton) và đảo Cây (Woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa. NAVY PHOTO.


https://news.usni.org/2016/10/21/u-s-warship-conducts-south-china-sea-freedom-navigation-operation


https://news.usni.org/2016/05/10/u-s-destroyer-passes-near-chinese-artificial-island-in-south-china-sea-freedom-of-navigation-operation


Trước và sau Tổng thống Donald Trump đến Đà Nẵng dự hội nghị APEC từ ngày 10-12/11/2017;


image017Ngày 24/5/2017 USS Dewey 105 áp sát đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef), và cho thuyền bobo đi sâu vào phạm vi 12 hải lý quan sát.  Ảnh chụp từ bobo nhìn về USS Dewey. NAVY PHOTO.


image019Ngày 11- 15/6/2017, Khu trục hạm tác chiến cận bờ tối tân của Mỹ USS Coronado (LCS 4) tiến vào quân cảng Cam Ranh. Nguồn: Đại sứ quán Mỹ.


Ngày 17/6/2017, Khu trục hạm nổi tiếng USS John S. McCain (DDG-56) xâm nhập vào trong phạm vi 12 hải lý Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa.


Hòn đảo nhân tạo này vốn chỉ là một bãi đá ngầm trước khi Trung cộng nỗ lực thiết lập và quân sự hóa hòn đảo nói trên ở Biển Đông- quần đảo Trường Sa. Căn cứ Vành Khăn là nơi Trung cộng đặt 8 hầm trú ẩn tên lửa, một giàn ăng ten lớn để liên lạc và giám sát giao thông, và một mái vòm radar được cho là một phần của hệ thống nhận dạng và phòng thủ tên lửa lớn.


image021Ngày 17/6/2017, Khu trục hạm nổi tiếng USS John S. McCain (DDG-56) đã xâm nhập vào trong phạm vi 12 hải lý Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Navy Photo.


image023Ngày 02/07/2017, Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn, quân hai bên có thể nhìn thấy nhau; (Tri Tôn cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc nhóm đảo Hoàng Sa tây. Sau trận hải chiến giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung cộng ngày 19/1/1974, quân Trung cộng đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông Bắc Kinh đã chiếm từ năm 1949, có đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất nơi Bộ tư lệnh tiền phương Chiến khu Miền nam.


image025Lính Trung cộng từ trong đảo Tri Tôn không vũ khí đứng nhìn chiến hạm Mỹ từ xa xa tiến dần vào phạm vi bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn ngày 02/7/2017. Tri Tôn cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 123 hải lý. Nguồn trích từ video BBC.


image027Ngày 05/7/2017, Khu trục hạm USS Coronado (LCS 4) trụ tại Cam Ranh nhiều ngày, theo thông tin là để bảo dưỡng kỹ thuật viễn chinh. Ảnh: Trung Tân/TTO.


image029Ngày 10/8/2017, Khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FONOPs), tiến vào gần một trong những đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông hôm thứ Năm. By Alex Hollings .


USS John S. McCain passes within 12 miles of armed Chinese artificial island in the South China Sea


image031Từ căn cứ Guam ở tây Thái Bình Dương bay ngang qua Biển Đông thẳng đến Đà Nẵng, ngày 11/11/2017, Tổng thống Donald Trump đọc diễn văn khai mạc hội nghị APEC 2017. Trong bài diễn văn, Tổng thống nhắc lại từ năm 1804, Tổng thống Thomas Jefferson đã cử 2 nhà thám hiểm Lewis và Clark đến bờ biển Thái Bình Dương. Họ chính là những người đầu tiên trong số hàng triệu người Mỹ dám mạo hiểm vượt bờ Tây để làm sống dậy tinh thần khám phá lục địa rộng lớn của chúng ta; đến năm 1817, Quốc hội Hoa Kỳ đã lần đầu tiên phê chuẩn việc điều một chiếc tàu chiến của Mỹ đến Thái Bình Dương và hiện diện thường trực tại đó. Sáng kiến về sự hiện diện Hải quân này nhanh chóng phát triển thành một hải đội rồi một hạm đội để đảm bảo tự do hàng hải cho số lượng tàu bè vượt biển lớn đến các thị trường Philippines, Singapore và Ấn Độ tăng lên nhanh chóng; năm 1818, chúng tôi bắt đầu thiết lập quan hệ với Thái Lan và 15 năm sau, 2 nước đã ký một hiệp ước hữu nghị và thương mại - hiệp ước đầu tiên của Hoa Kỳ với một quốc gia châu Á.


Tại Đà Nẵng, TT Trump nói: Tôi sẽ ký kết các hiệp định thương mại song phương với bất kỳ quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nào muốn trở thành đối tác thương mại của chúng tôi và sẽ tuân thủ các nguyên tắc về thương mại bình đẳng và có đi có lại, vì thế, chúng tôi sẽ chỉ ký kết dựa trên việc tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích chung. Chúng tôi sẽ tôn trọng quyền độc lập và chủ quyền của các bạn. Chúng ta hãy hợp tác vì một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDO-PACIFIC) hòa bình, thịnh vượng và tự do.


image033Ngày 05/3/2018, Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đến "trụ" ở vịnh Đà Nẵng gần bãi biển Mỹ Khê Sơn Trà; hai năm sau, ngày 05/3/2020, Mẫu hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt do Tư lệnh Hạm đội Thái bình dương Đô đốc John Aquilino dẫn đầu đến "trụ" ở vịnh Đà Nẵng (cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý). Tiên Sa-Sơn Trà là cảng biển lịch sử thuộc vịnh Đà Nẵng, được xem là trọng điểm phát xuất đi ra quan sát quần đảo Hoàng Sa và ngược lại. Ảnh trên: Hàng không Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson neo đậu gần cảng Tiên Sa cách khoảng 1-2km. Nguồn ảnh: Zing.VN


Hoạt động hải quân trước và sau Phó Tổng thống Kamala Harris đến Singapore và Hà Nội từ ngày 21-26/8/2021;


image035Ngày 26/7/2021, Ảnh chụp từ trên phi đạo HMS Queen Elizabeth ở vịnh Singapore nhìn về phía thành phố Sư Tử Singapore.

https://www.forces.net/news/hms-queen-elizabeth-and-carrier-strike-group-pass-through-singapore-strait


image037HMS Queen Elizabeth từ vịnh Singapore tiến vào biển South China Sea.


image039Ngày 28/7/2021, HMS Queen Elizabeth từ vùng biển phía nam Trường Sa tiến lên phía bắc áp sát vùng biển phía nam đảo Hải Nam. Hai vòng tròn không ảnh chụp HMS Queen Elizabeth vào ngày 29/7/2021, tiếp tục ngày 02/8/2021 vượt qua eo biển Luzon-Cao Hùng tiến ra tây Thái Bình Dương và Guam. Source: Satellite photo of HMS Queen Elizabeth and PLAN Type 002 carrier Shandong in the South China Sea 28 July 2021. Posted by u/VodkaProof.


image041Ngày 06/8/2021, HMS Queen Elizabeth đang tiến vào căn cứ Guam sau đó tập trận với hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Guam là cái đuôi của dường dây chiến lược Indo-Pacific. Source: Photo by Richard Lemmer - The News


image043HMS Queen Elizabeth (R08) sits along the pier at U.S. Naval Base Guam following its arrival for a port visit, Aug. 6. 2021 (U.S. Navy) ASAN, Guam - The United Kingdom Carrier Strike Group (CSG), led by aircraft carrier HMS Queen Elizabeth (R08), pulled into Apra Harbor in the midst of the CSG21 deployment to the Indo-Pacific region, Aug. 6. 2021.

https://www.cpf.navy.mil/news.aspx/130897


image045Ngày 06/8/2021, HMS Queen Elizabeth ở Guam.


image047Ngày 06/8/2021, HMS Queen Elizabeth ở Guam.


ttps://www.guampdn.com/news/uk-to-increase-footprint-in-region/article_4db6370a-f686-11eb-94e2-1770abaa6348.html


image049Sáng 21/8/2021 (giờ Việt Nam), Phó Tổng thống Kamala Harris thông báo trên Twitter rằng bà đang trên đường tới Đông Nam Á để thăm Singapore và Việt Nam. Ảnh chụp màn hình Twitter. 


Ngày 28/7/2021, HMS Queen Elizabeth hiện diện ở vùng biển phía nam đo Hải Nam.


Ngày 15-18/8/2021, trước khi Phó Tổng thống Kamala Harris đặt chân tới Singapore, bốn chiến hạm Ấn Độ trên đường hành trình “Hướng về phương Đông” tới Đông Nam Á đã đến trụ ở quân cảng Cam Ranh, và sau đó thực hiện một cuộc tập trận ngoài khơi vùng biển tỉnh Khánh Hòa (miền Trung Việt Nam - cách đảo nhân tạo Chữ Thập) khoảng 500km.


Cuộc tập trận có sự tham dự của Hộ vệ hạm Lý Thái Tổ hải quân Việt Nam. Sự kiện tập trận chung Ấn-Việt như để chứng minh chủ quyền vùng biển ngoài khơi miền Trung thuộc quyền chủ quyền Việt Nam, bóng bẩy thể hiện khu vực biển Đông nằm trong chuỗi chiến lược Indo-Pacific.


Đáng chú ý trong cuộc tập trận của các chiến hạm Ấn Độ diễn ra ở biển Đông sau khi HMS Queen Elizabeth đã tiến lên phía bắc áp sát vùng biển phía nam đảo Hải Nam, chuẩn bị vượt qua eo bể Luzon.


image051Ấn Độ-Ấn Độ Dương là đầu mối đường dây hàng hải chiến lược Indo-South China Sea-Pacific thông qua eo bể Malacca. Chấm đỏ trên hải đồ là khu vực tập trận của các chiến hạm Ấn Độ. Hai vòng tròn không ảnh chụp HMS Queen Elizabeth vào ngày 29/7/2021.


image053Ngày 18/8/2021, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Việt Nam tập trận ngoài khơi vùng biển Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Photo Credit: PTI via @PRO_Vizag via The Hindu.


Ngày 23/8/2021, Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đặt chân tới Singapore họp với Thủ tướng Lý Hiển Long. Cùng ngày bà đi thăm chiến hạm USS Tulsa Hoa Kỳ trụ ở căn cứ Hải quân Changi. Bà Harris nói với các sĩ quan và thủy thủ đoàn trên chiến hạm rằng: “một phần lớn lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết ở chính khu vực này”.


Ngày 24/8/2021, tại Singapore, bà Harris nói trong bài phát biểu gay cấn: “Bắc Kinh tiếp tục cưỡng ép, đe dọa và đưa ra các yêu sách đối với phần lớn vùng biển South China Sea”.


Theo quy định trong Công ước, quyết định của La Haye là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận phán quyết PCA 12/7/2021 không có giá trị pháp lý,


Thực tế Bắc Kinh vẫn đè nặng áp lực 90% diện tích Biển Đông nằm trong đường chữ U lưỡi bò tự vẽ; thỉnh thoảng lại đưa hải cảnh và tàu nghiên cứu biển xâm phạm sâu vào EEZ các nước ven biển.


Ngày 26-28/8/2021, trong lúc Phó Tổng thống Kamala Harris đang ở Hà Nội, đài truyền hình Philippines, ABS-CBN, đưa tin Liên quân Hoa Kỳ, Anh Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung trong vùng biển tây Philippines. Những ngày tới, Nhật Bản cũng sẽ đưa chiến hạm tham gia cuộc tập trận này. 


Biển Tây Philippines và biển Đông Việt Nam được đáng giá là đoạn giữa gai góc nhất trong chuỗi Indo-Pacific. Văn Hóa Online gọi là cái “mắt xích” khóa mọi luồng thế lực; hai chìa khóa có thể phá được cái mắt xích này là thái độ chính trị của Việt Nam và Philippines.


Truyền thông Philippines dẫn nguồn từ Hài Quân Hoàng Gia Anh thông báo các chiến hạm của Anh, dưới sự chỉ huy của Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth, đã gia nhập nhóm chiến hạm tác chiến Mỹ dưới sự chỉ huy của Mẫu hạm USS America thuộc hạm đội 7, liên quân đã mở ra cuộc tập trận trên vùng biển Tây Philippines.


Ngoài lực lượng hải quân, còn có các Phi đội Chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Anh và Mỹ.


Theo Hải Quân Hoàng Gia Anh, các cuộc thao diễn chung trên không diễn ra liên tục trong 48 giờ. Chỉ huy Ken Ward, cho biết cuộc tập trận nói trên nhằm chứng minh hai nước có thể tiến hành các « phi vụ tác chiến trên không rất phức tạp ».


Hải Quân Anh còn cho biết hai chiến hạm của hải quân Nhật cũng sẽ tham gia cuộc tập trận và sẽ kéo dài 12 ngày.  


image055Ngày 24/8/2021, HMS Queen Elizabeth hiện diện ở biển Tây Philippines và khởi động cuộc tập trận với hải quân Mỹ ở vùng biển Philippines. IMAGE U.S. NAVY, PHILIPPINE NAVY, SHUTTERSTOCK  


https://www.esquiremag.ph/politics/news/china-backs-down-a00293-20210416-lfrm


image057Liên quân Hải quân Anh Mỹ.


II.  Phản ứng Quân Sự của Bắc Kinh


Chiến khu Miền nam tập trận
từ ngày 6/8 - 10/8/2021, Bắc Kinh tung ra quy định mới.


Ngày 06/8/2021, trong lúc HMS Queen Elizabeth đang hiện hiện ở vùng biển đảo Hải Nam và vùng biển Quảng Đông, Chiến khu miền Nam trung cộng đã tung ra cuộc tập trận ở khu vực này.


image059Khu trục hạm Nam Ninh 162 (phải) và tàu tiếp liệu Chaganhu (trái) của TQ xuất hiện trên Biển Đông hồi tháng 6/2021. Ảnh: WEIBO


Tờ Thời báo Hoàn Cầu, trực thuộc tờ Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ), thông báo quân đội TQ đang tiến hành một đợt tập trận quy mô lớn kéo dài từ ngày 6 đến 10/8/2012. Một thông báo khác của Cục Hải sự Hải Nam TQ cho hay khu vực tập trận nằm ở phía bắc Biển Đông và bao phủ phần lớn quần đảo Hoàng Sa. (theo PLO 09/8/2021).


Vị trí vùng tập trận bắn đạn thật của Hải quân Chiến khu miền Nam Trung cộng chính ở khu vực biển đảo Hoàng Sa. Bộ tư lệnh tiền phương Chiến khu miền Nam đặt ở đảo lớn Phú Lâm. Căn cứ quần đảo Hoàng Hoa vốn là mục tiêu quan sát và áp lực bao vây của FONOPs trong nhiều năm qua.


Sau cuộc tập trận ở Hoàng Sa, tờ The Hindu ngày 29/8/2021, thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) cho biết, bắt đầu từ ngày 1/9/2021, tàu bè quốc tế các loại bắt buộc phải khai báo nhận diện khi đi vào vùng biển đường chữ U chín đoạn lưỡi bò Bắc Kinh tự vẽ.


Tờ Hoàn cầu thời báo trong bản tin về quy định mới khẳng định đây là bước tiến mới trong nỗ lực bảo vệ "an ninh quốc gia Trung Quốc trên biển".


Từ năm năm nay, Bắc Kinh đã ngang ngược phớt lờ phán quyết của Tòa thường trực La Haye kết luận chung cuộc ngày 12/7/2016. Phán quyết PCA phủ nhận yêu sách chủ quyền lịch sử của Trung Quốc ở South China Sea và kết luận vùng biển chữ U lưỡi bò là vô giá trị.


Thật ra, thông tin đưa ra quy định mới của Bắc Kinh chỉ nói chung chung là phải khai báo trong phạm vi lưỡi bò, nhưng nó không xác định ở tọa độ hay vị trí nào (vì chưa bao giờ Bđưa ra các tọa độ chính xác về đường chữ U), trong lúc Luật pháp Quốc tế Hàng Hải đã coi vùng biển South China Sea là vùng Biển Quốc Tế, ngoại trừ vùng đặc quyền kinh tế EEZ (Exclusive Economic Zone) - 200 hải lý của các nước ven biển đã được UNCLOS 1982 công nhận.


Một lý do nữa, có thể Bắc Kinh đưa ra quy định mới nhằm xác định an ninh phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo ở trung tâm quần đảo Trường Sa, nam Trường Sa, cận biển Tây Palawan và Philippines.


Ví dụ như vụ Ba Đầu (Whitsun Reef) nổ ra vào ngày 22/3/2021. (Trung tướng Cirilito Sobejana của quân đội Philippines cho biết một máy bay trinh sát của Philippines đã phát hiện 183 tàu Trung Quốc đang bám trụ xâm phạm chủ quyền bãi đá ngầm Ba Đầu).


image061Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) và vũng biển Ba Đầu chụp từ vệ tinh. CSIS.

image063

Đá Ba Đầu và vũng biển Ba Đầu là khu vực biển chưa xác định được nó trực thuộc EEZ Philippines hay thuộc vùng biển Quốc Tế. Vị trí của Ba Đầu (Whitsun Reef) khá gần đảo nhân tạo/căn cứ Vành Khăn (Mischief Reef). Vành Khăn cách chỗ gần nhất bờ biển Palawan khoảng 130 hải lý (240km). 


Có nguồn tin cho rằng Bắc Kinh đang bí mật xây dựng thêm đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực ở vùng biển Ba Đầu, có thể là sát cạnh EEZ của biển Tây Philippines nhưng vẫn nằm trong vùng biển Quốc Tế.


Thực tế, 7 căn cứ đảo nhân tạo đã được Trung cộng xây dựng bồi đắp từ năm 2013 đều lọt trong vùng Biển Quốc Tế.


Nhận xét chung về các hoạt động quân sự hải quân của Liên quân Anh-Mỹ-Nhật và Trung cộng:


Từ cuộc tập trận QUÂN SỰ HẢI QUÂN của Hải quân Ấn Độ khai diễn ở vùng biển Đông Việt Nam cho đến cuộc tập trận hải - không quân của Liên quân Anh-Mỹ ở căn cứ Guam/vùng biển tây Thái Bình Dương, đây là chặng đường hành quân chót của HMS Queen Elizabeth từ Ấn Độ Dương qua Tây Thái Bình Dương.


Song, khi HMS Queen Elizabeth quay trở lại chiến trường vùng biển Tây Philippines, các cuộc hành quân tập trận phối hợp liên quân Anh-Mỹ-Nhật lại mở ra phương án chiến thuật mới ở vùng biển này.


Kỹ năng tập trận ở vùng biển Tây Philippines không hẳn là kỹ năng tập trận ở Tây Thái Bình Dương. Bản chất trận liệt của hai vùng biển khác nhau, và đương nhiên, lực lượng hải quân và kỹ năng hải quân của Trung cộng ở hai vùng biển cũng khác nhau.


Sự khác lạ của các cuộc tập trận hải quân dưới thời Joe Biden-Kamala Harris đã nâng lên hàng “chiền dịch phối hợp hành quân quốc tế”, không còn tính đơn lẻ đột kích như thời Tổng thống Obama và Trump, chủ yếu là tuần tra, tảo thanh, xâm nhập vào 12 hải lý các đảo nhân tạo.


Mấu chốt của vấn đề ở South China Sea là các chiến hạm Hoa Kỳ hiện nay có tiếp tục hành quân áp sát sâu vào 12 hải lý gây áp lực các đảo nhân tạo của Trung cộng, hay chiến dịch FONOPs kể như hoàn thành nhiệm vụ và đến lúc chấm dứt.


Học thuyết quân sự hải quân của các chiến lược gia thời Joe Biden và liên minh nay đã chuyển hướng hoạt động theo phương hướng la bàn Indo-Pacific, đặc biệt nhóm bộ tứ kim cương Anh-Mỹ-Nhật-Úc (The Quad) đã tổ chức nhiều hội nghị quân sự bàn thảo.


Anh quốc đã điều hàng không mẫu hạm tối tân nhất của mình tham gia vào mạng lưới chiến lược Indo-Pacific. Kỹ năng phối hợp hành quân quốc tế của Anh-Mỹ (HMS Queen Elizabeth và các Mẫu hạm, chiến hạm Mỹ) điều phối các lực lượng hải-không quân hai bên đã tới mức cao nhất ít ra trên phương diện kỹ thuật thực tập tác chiến.


Cuộc tập trận của hải quân Ấn Độ ở biển Đông, cuộc tập trận của liên quân hỗn hợp Anh-Mỹ-Nhật ở biển tây Philippines, dường như đang manh nha phương hướng mới về chiến lược và chiến thuật của liên quân đối với vùng biển South China Sea.


Xét về mức độ nghiêm trọng ở khu vực biển Đông Việt Nam và khu vực biển Tây Philippines, vào thời điểm này, khu vực biển Tây Philippines trải dài từ đảo Mindoro island tới mũi đảo lớn Luzon, cực kỳ quan trọng trong đường dây chiến lược Indo-Pacific.


Riêng khu vực biển đảo Palawan trực diện với quần đảo Trường Sa và các đảo nhân tạo của Trung cộng dường như bước qua một ngã rẽ khác sau vụ Ba Đầu.


Đến chứng kiến tận mắt mạng lưới Indo-Pacific, Chiến trường South China Sea, và các cuộc hành quân tập trận của Bộ tứ Kim cương (The Quad), Phó Tổng thống Kamala Harris có dịp quan sát trận liệt, đánh giá và lượng định khả năng hải không quân của Mỹ và đồng minh trước đối thủ “bát quái trận đồ” Bắc Kinh.


Nói chung, các hoạt động quân sự hải quân của liên quân Anh-Mỹ-Nhật đối đầu với hải quân Trung cộng, diễn ra trong suốt thời gian chuyến đi làm việc và kết thúc của Phó Tổng thống Kamala Harris ở Singapore và ở Việt Nam.


Chúng ta kiên nhẫn chờ đợi các quyết sách mới về Indo-South China Sea-Pacific.


Có ý kiến về việc Việt Nam cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh khi mối quan hệ hai bên được nâng lên hàng Đối tác chiến lược không có gì là không thể một khi biển Đông nóng lại.


Lý Kiến Trúc

Nam California

Sep 01, 2021

(xem tiếp kỳ 2 số báo tới)
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 809)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1268)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1191)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông