Các diễn giả đang thảo luận tại cuộc hội thảo về Hoàng Sa tại Harvard hôm 11/1/2014.
11.01.2014
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên
biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’
dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard
hôm 11/1.
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc
chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts,
cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận
hải chiến đẫm máu.
Ông Bình cũng nói rằng ý kiến của các chuyên gia Mỹ và
Ông nói: “Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia từ những góc độ
khác nhau, từ lịch sử, pháp luật, kinh tế hay thương mại. Nếu như kết quả của
các công trình nghiên cứu của các diễn giả và kết quả của hội thảo này được
nhiều người biết đến thì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ góp phần giải quyết vấn đề
biển đảo ở biển Đông một cách hòa bình”.
Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia,để mà người ta phải tới để điều đình với Trung Quốc.
Ông Ngô Vĩnh Long nói.
Ông Ngô Vĩnh Long, Giáo sư khoa lịch sử của Đại học Maine, là một
trong các diễn giả thuyết trình tại cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều
thành phần, trong đó có khá nhiều sinh viên người Việt.
Về tác động của cuộc chiến trên biển năm 1974 đối với các diễn biến những năm
sau đó, ông Long nhận định với VOA Việt Ngữ rằng nó là điểm khởi đầu cho một
loạt các rắc rối mà Trung Quốc gây ra sau này.
Theo ông, việc Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa là nhằm thâu tóm và kiểm
soát biển Đông.
Ông Long nói: “Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc
có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây
sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia, để mà người ta phải tới để điều đình với
Trung Quốc. Khi mà tới nói chuyện với Trung Quốc thì Trung Quốc tuyên bố chỉ nói
chuyện song phương thôi, chứ không nói đa phương. Trung Quốc dùng sức mạnh của
các nước lớn để ăn hiếp các nước nhỏ”.
Liên quan tới khía cạnh pháp lý trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông, nhiều ý
kiến cho rằng Việt
Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường luật của Đại học Harvard nhận định
với VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội nên theo gót
Bên kia có trình hồ sơ thì họ xem, không trình thì họ cứ
tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó
cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về chính nghĩa cho Việt
Tiến sỹ Tạ Văn Tài nói.
Ông Tài nói: “Hai tòa án chính
là tòa trọng tài và tòa luật biển. Muốn giải thích điều khoản nào về luật biển,
một bên có quyền đưa ra và bên kia không ngăn cản được. Bên kia có trình hồ sơ
thì họ xem, không trình thì họ cứ tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có
tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về
chính nghĩa cho Việt
Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này không có ý định tham gia vụ kiện
mà Bắc Kinh cho là nỗ lực của
Tiến sỹ Tài cho rằng Hà Nội hiện chú tâm theo dõi vụ kiện do
Ông nói: “Đối với Trung Quốc, một anh khổng lồ hung hăng, dùng ngoại giao súng
ống thì chỉ có cách dùng luật pháp, là khí giới của kẻ yếu chống kẻ mạnh, giống
như Nguyễn Trãi nói, đem đại nghĩa (tức luật pháp) để thắng hung tàn. Trước tòa
án, dù là không có lôi được ông Tàu ra, nhưng nếu mà có một bản án, kết án lập
trường của ông Tàu, điều đó rất có lợi cho dư luận quốc tế chống nước Tàu và
bảo vệ các nước nhỏ ở Đông Nam Á”.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt, một chuyên
gia từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc và hiện nghiên cứu về cuộc tranh chấp biển
Đông, cũng có cùng quan điểm với ông Tài.
Ông Việt cho rằng Việt
Việt
Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói.
Ông nói: “Việt
Ông Paul Reichler, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài
quốc tế từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống
với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái, khi được hỏi về việc Manila đưa Bắc Kinh ra
tòa, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng đó là ‘thẩm quyền của
Philippines’ và rằng Việt Nam ‘tôn trọng Philippines”.
Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Như Bình cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải cho
người dân thấy rõ ‘quan điểm của mình, quan điểm của phía Việt
++++++++++++
Phan Thanh Nghiên
Lá thư Úc
Châu
Phỏng vấn Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt
Phạm Thanh Nghiên: Đã có dịp gửi đến quý độc giả hai buổi phóng vấn
trước với năm vị khách mời là anh Lê Hưng (Hải Phòng), ông Ngô Nhật Đăng (Hà
Nội), bà Ngô Thị Hồng Lâm, một người gốc miền Bắc hiện sinh sống tại Sài Gòn,
Linh mục Đinh Hữu Thoại (Dòng chúa cứu thế Sài Gòn) và anh Phạm Văn Hải, một
blogger tại Nha Trang. Vị khách mời thứ sáu và cũng là buổi phỏng vấn thứ ba
liên tiếp xin được gửi đến quý vị những chia sẻ của Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi.
Buổi phỏng vẩn thứ 4 với một bạn sinh viên tại miền Trung sẽ được chuyển đến
quý độc giả vào ngày mai, ngày 18 tháng 1 năm 2014.
***
PTN: Trước hết cháu xin cảm ơn Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi đã dành cho cháu,
một phóng viên “bất đắc dĩ” buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Câu hỏi đầu tiên, xin
cô cho biết cô biết gì về cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm?
NSUT Kim Chi: Mãi đến những ngày gần đây, qua email của bạn bè gửi tới
tôi mới biết chuyện có bảy mươi tư chiến sĩ Việt
PTN: Xin cô cho biết cảm nghĩ của cô đối với sự hi sinh của 74 người
lính hải quân VNCH?
NSUT Kim Chi: Tôi vô cùng xúc động, ngưỡng mộ và biết ơn những người
lính VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ hải đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VN của
chúng ta.
PTN: Suy nghĩ của cô như thế nào về những người lính của cả 2 bên chiến
tuyến bảo vệ đất nước? Đối với cô, có sự khác biệt gì không giữa những người
lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông với những người lính
QĐVN đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt-Trung vào năm 1979 và 1984?
NSUT Kim Chi: Với tôi những ai sẵn sàng đem tính mạng của mình ra để bảo
vệ đất nước thì tôi đều coi tất cả là anh hùng. Người lính VNCH năm xưa hy sinh
để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa và người lính QĐVN hy sinh để bảo vệ biên giới phía
Bắc đều cao cả. Các anh đều xứng đáng được tôn vinh.
PTN: Ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay
cô nghĩ sao về điều ấy?
NSUT Kim Chi: "Ngụy quân, ngụy quyền, lính ngụy". Chính bản
thân tôi cũng từng dùng những từ này khi kể chuyện hoặc khi viết lách mà không
hiểu rõ ý nghĩa của từ ấy. Dùng như một thói quen theo sách báo và các phương
tiện truyền thông của CHXHCNVN. Về sau một người bạn thuộc đàn anh đã giảng cho
tôi hiểu từ "ngụy". Tôi thấy xấu hổ về sự kém hiểu biết của mình và
từ đó không bao giờ dám dùng nữa.
PTN: Cô có nghĩ là nên vinh danh những người lính VNCH ở trận chiến HS
năm 1974 không? Nếu có, cô có sẵn sàng tham gia không?
NSUT Kim Chi: Vinh danh những người lính VNCH ở trận chiến Hoàng Sa năm
1974 là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Nó biểu hiện lòng biết ơn sâu sắc của
nhân dân và đất nước đối với những người con ưu tú của Tổ Quốc VN.
Về việc này nhà nước đi sau dân, dẫu muộn mằn nhưng như vậy là đáp ứng một
nguyện vọng đã chín muồi trong lòng nhân dân.
PTN: Theo cô, có những tương đồng hay khác biệt gì giữa những người lính
ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân VN ngày nay xuống đường thể
hiện lòng yêu nước và phản đối Trung Quốc xâm lấn HS, TS và Biển Đông?
NSUT Kim Chi: Tôi vô cùng ngưỡng mộ những công dân VN đã xuống đường
biểu tình chống lại hành động lấn chiếm biến đông của Trung Quốc. Những người
ấy đã từng bị bắt bớ tù đầy mà vẫn không hề nao núng. Tôi ngưỡng mộ và kính
trọng họ.
PTN: Bốn mươi năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển
đảo, ngày hôm nay HS vẫn bị chiếm đóng bởi TQ. Theo cô cần phải có những hành
động, công việc cụ thể gì mà cá nhân cô- một nghệ sĩ có thể thực hiện hay tham
gia góp phần?
NSUT Kim Chi: Tôi nghĩ để góp phần thiết thực vào việc chống TQ bành
trướng chính là lên tiếng ủng hộ và bảo vệ những người dám xuống đường. Tôi
muốn viết một kịch bản để ca ngợi những gương hi sinh cao cả của những người
quên cả mạng sống của mình để đòi công lý. Tôi ước mong có nhiều văn nghệ sĩ
mạnh mẽ hơn trong sự bày tỏ chính kiến... Nhưng điều này hình như không nhiều
người đồng tình với suy nghĩ của tôi.
PTN: Thưa cô, hiện No- U Hà Nội đang có Lời kêu gọi đồng bào tham gia Lễ
tưởng niệm 40 hải chiến Hoàng Sa năm 1974 vào 8 giờ 30 phút ngày 19 tháng 1 tại
Hà Nội. Cô nghĩ sao về việc này và cô có dự tính tham gia không?
NSUT Kim Chi: Chắc chắn vợ chồng tôi sẽ rủ nhiều bạn bè cùng tham dự
ngày lễ tưởng niệm các chiến sĩ VNCH. Một việc làm ý nghĩa như thế làm sao có
thể vắng mặt được.
PTN: Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân VN
ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, cô có suy nghĩ gì về các bạn trẻ khác
biệt về chính kiến? Ý cháu đang nhắc đến những bạn vẫn đang ra sức truyền bá sự
thật hiện tại và lịch sử về HS - TS bất chấp khó khăn, thậm chí tù đầy trong
khi nhiều bạn khác luôn muốn chối bỏ sự thật lịch sử? Tại sao lại có hiện thực
này thưa cô?
NSUT Kim Chi: Non sông đất nước chúng ta đời nào cũng dựa vào sức mạnh
của tuổi trẻ. Ngàn đời nay đội ngũ ra chiến trận đều là những chàng trai cô
gái. Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và sức lực. Khi người ta yêu nước thì người ta
hành động để bảo vệ đất nước. Nhưng cũng có rất nhiều người e ngại không muốn
dấn thân. Điều đó cũng rất dễ hiểu thôi bởi họ còn nhiều lo toan cho tương lai
cá nhân: tiền tài, danh vọng, địa vị... Thậm chí những người đó cười chê rằng
kẻ dấn thân là ngu dại. Người ta quan niệm rằng tiền đồ cá nhân là trên hết...
Loại người này thường là con nhà giàu có hoặc con các quan chức. Cái đích mà họ
nhắm tới là những chiếc ghế, những tập đoàn kinh tế giàu sụ. Cuộc sống cái tốt
và cái xấu lẫn lộn, đó là điều tất yếu.
PTN: Theo cô, 40 năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ gì
về thế hệ ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 40 năm hải chiến
HS năm 1974?
NSUT Kim Chi: Vừa qua đã có kỷ niệm chiến tranh biên giới Tây
Đấy là những động thái có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nếu làm sáng tỏ những điều này
ra phải gắn kết vấn đề Dân chủ với động lực lòng yêu nước chống kẻ thù xâm
lược. Khi hai yếu tố này gắn kết lại với nhau, sẽ tạo nên nguồn động lực rất
lớn, không gì có thể ngăn cản được. Từ trước đến nay vì sợ mất lòng TQ nên ta
đã né tránh sự thật. Đó là một đường lối sai lầm, không thể chấp nhận được. Bây
giờ nêu gắn Yêu nước với Dân chủ thì không gì hay hơn. Đã đến lúc phải có một
chính sách hòa giải và hòa hợp dân tộc, mới có thể tạo nên động lực mới để xây
dựng đất nước Việt
PTN: Cháu xin cảm ơn Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi đã dành cho cháu buổi trò
chuyện ngày hôm nay. Kính chúc cô sức khỏe, bình an và mong rằng, Dân chủ sẽ
hiện diện trên quê hương ta trong một tương lai không xa. Và Hoàng Sa, Trường
Sa sẽ trở về với đất mẹ Việt Nam như mong muốn của cô, của cháu và của hàng
triệu con dân nước Việt.