Chờ thời để thu hồi trực tiếp Hoàng Sa
Các diễn giả đang thảo luận tại cuộc hội thảo về Hoàng Sa tại Harvard hôm 11/1/2014.
VOA 11.01.2014
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên
biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’
dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học
Harvard hôm 11/1.
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc
chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts,
cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận
hải chiến đẫm máu.
Ông Bình cũng nói rằng ý kiến của các chuyên gia Mỹ và
Ông nói: “Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia từ những góc độ
khác nhau, từ lịch sử, pháp luật, kinh tế hay thương mại. Nếu như kết quả của
các công trình nghiên cứu của các diễn giả và kết quả của hội thảo này được
nhiều người biết đến thì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ góp phần giải quyết vấn đề
biển đảo ở biển Đông một cách hòa bình”.
Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia,để mà người ta phải tới để điều đình với Trung Quốc.
Ông Ngô Vĩnh Long nói.
Ông Ngô Vĩnh Long, Giáo sư khoa lịch sử của Đại học Maine, là một
trong các diễn giả thuyết trình tại cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều
thành phần, trong đó có khá nhiều sinh viên người Việt.
Về tác động của cuộc chiến trên biển năm 1974 đối với các diễn biến những năm
sau đó, ông Long nhận định với VOA Việt Ngữ rằng nó là điểm khởi đầu cho một
loạt các rắc rối mà Trung Quốc gây ra sau này.
Theo ông, việc Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa là nhằm thâu tóm và kiểm
soát biển Đông.
Ông Long nói: “Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc
có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây
sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia, để mà người ta phải tới để điều đình với
Trung Quốc. Khi mà tới nói chuyện với Trung Quốc thì Trung Quốc tuyên bố chỉ
nói chuyện song phương thôi, chứ không nói đa phương. Trung Quốc dùng sức mạnh của
các nước lớn để ăn hiếp các nước nhỏ”.
Liên quan tới khía cạnh pháp lý trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông, nhiều ý
kiến cho rằng Việt
Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường luật của Đại học Harvard nhận định
với VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội nên theo gót
Bên kia có trình hồ sơ thì họ xem, không trình thì họ cứ
tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó
cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về chính nghĩa cho Việt
Tiến sỹ Tạ Văn Tài nói.
Ông Tài nói: “Hai tòa án chính
là tòa trọng tài và tòa luật biển. Muốn giải thích điều khoản nào về luật biển,
một bên có quyền đưa ra và bên kia không ngăn cản được. Bên kia có trình hồ sơ
thì họ xem, không trình thì họ cứ tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có
tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về
chính nghĩa cho Việt
Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này không có ý định tham gia vụ kiện
mà Bắc Kinh cho là nỗ lực của
Tiến sỹ Tài cho rằng Hà Nội hiện chú tâm theo dõi vụ kiện do
Ông nói: “Đối với Trung Quốc, một anh khổng lồ hung hăng, dùng ngoại giao súng
ống thì chỉ có cách dùng luật pháp, là khí giới của kẻ yếu chống kẻ mạnh, giống
như Nguyễn Trãi nói, đem đại nghĩa (tức luật pháp) để thắng hung tàn. Trước tòa
án, dù là không có lôi được ông Tàu ra, nhưng nếu mà có một bản án, kết án lập
trường của ông Tàu, điều đó rất có lợi cho dư luận quốc tế chống nước Tàu và
bảo vệ các nước nhỏ ở Đông Nam Á”.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt, một chuyên
gia từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc và hiện nghiên cứu về cuộc tranh chấp biển
Đông, cũng có cùng quan điểm với ông Tài.
Ông Việt cho rằng Việt
Việt
Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói.
Ông nói: “Việt
Ông Paul Reichler, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài
quốc tế từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống
với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái, khi được hỏi về việc Manila đưa Bắc Kinh ra
tòa, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng đó là ‘thẩm quyền của
Philippines’ và rằng Việt Nam ‘tôn trọng Philippines”.
Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Như Bình cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải cho
người dân thấy rõ ‘quan điểm của mình, quan điểm của phía Việt
'Chờ thời để thu hồi trực tiếp Hoàng Sa'
Quốc Phương
BBC Việt ngữ - thứ sáu, 17 tháng 1, 2014
Nhà nghiên cứu nói VN nên chờ đợi thời cơ, củng cố lực lượng để 'thu hồi Hoàng Sa'.
Việt Nam có thể tính tới phương án 'thu hồi trực tiếp' chủ quyền trên Hoàng Sa khi có cơ hội, mặc dù các con đường ngoại giao và pháp lý vẫn cần thiết, theo một cựu quan chức ngoại giao từ Hà Nội.
Các động thái này là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ, mà quan trọng nhất là phải 'giáo dục ý thức thu hồi chủ quyền' này cho người dân, theo ông Dương Danh Dy, cựu Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc trong những năm của thập niên 1990.
Trao đổi với BBC hôm 17/1, trong dịp Việt Nam đánh dấu 40 năm trận Hải Chiến Hoàng Sa (17/1/1974), cựu quan chức ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam cần ý thức được vấn đề 'thời cơ'.
Nói một cách hình ảnh về quan hệ với Trung Quốc, ông cho rằng cần phải hiểu rằng không ai 'mạnh được mãi' và không ai 'yếu được mãi'.
Trước hết, nhận xét về hiệu quả của con đường ngoại giao và pháp lý mà Việt Nam có thể tiếp tục tiến hành trong giải quyết vấn đề thu hồi chủ quyền trong tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, ông Dy nói:
"Không phải bây giờ Việt Nam yếu hơn TQ như thế này, thì sau này 5, 10 năm nữa VN vẫn yếu hơn TQ đâu, thì có thể phải thu hồi lại và phải giáo dục cho người dân Việt Nam biết cái đó"
"Quan trọng nhất Việt
"Cái chính là chuẩn bị lực lượng để mà thu hồi Hoàng Sa khi thời cơ đến, chuẩn bị về mọi mặt, trên mọi phương diện. Pháp lý thì cũng cần, nhưng tôi nghĩ phải thu hồi..."
Về vấn đề 'thời cơ' ông Dy nói thêm:
"Và thu hồi bằng nhiều cách, thế sự, thời cuộc nó thay đổi, không phải là ai cũng mạnh mãi, không phải Trung Quốc mạnh như bây giờ thì sau này 10, 20, 30, 50 năm nữa, Trung Quốc vẫn mạnh đâu,
"Và không phải bây giờ Việt Nam yếu hơn Trung Quốc như thế này, thì sau này năm, mười năm nữa Việt Nam vẫn yếu hơn Trung Quốc đâu, thì có thể phải thu hồi lại và phải giáo dục cho người dân Việt Nam biết cái đó."
'Biện pháp cụ thể?'
Cựu quan chức ngoại giao tỏ ra không tin tưởng vào con đường pháp lý quốc tế.
Ông nói:
"Những đấu tranh về pháp lý thì xưa nay cứ nhìn trên thế giới, cãi nhau có thu hồi được không, bao giờ kẻ có sức mạnh hơn nó vẫn chiếm."
Về các biện pháp chuẩn bị cho phương án 'thu hồi' này, ông Dy giải thích thêm:
"Tôi nghĩ rằng phải tuyên truyền, phải giáo dục, phải nhấn mạnh rằng muốn yêu nước, muốn giải phóng, muốn thu hồi Hoàng Sa, yêu Hoàng Sa là của Việt Nam, thì phải có những hành động cụ thể,
"Bản thân mình phải cố gắng, đương đi học phải học cho giỏi, đương làm nghề, làm nghề cho giỏi, làm cho nước Việt Nam giàu mạnh lên, làm cho thế giới phải kính nể, Trung Quốc phải e ngại..."
"Tôi thấy là chủ trương và không khí năm nay khác hẳn mọi năm, vì đây là lần đầu tiên vấn đề kỷ niệm ngày chúng ta bị mất một nửa Hoàng Sa được tiến hành một cách khá phổ biến và khá rộng rãi"
Về việc Việt Nam đánh dấu 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra có những thay đổi khi nhìn lại lịch sử quan hệ Việt - Trung gần đây và các cuộc xung đột ở cả Hoàng Sa, Trường Sa, lẫn Chiến tranh Biên giới 1979.
Ông nói:
"Tôi thấy là chủ trương và không khí năm nay khác hẳn mọi năm, vì đây
là lần đầu tiên vấn đề kỷ niệm ngày chúng ta (Việt
"Nhiều tổ chức, dân chúng, đoàn thể, các tờ báo, báo chí được công khai phát biểu những bài nói của mình về sự kiện này."
'Đưa tin rộng rãi'
Theo nhà quan sát này, nhiều tờ báo chính thức ở Việt
"Ngoài ra những tổ chức dân chúng như Tổ chức Minh Triết cũng tổ chức rất công khai và như tôi biết ngày 19/1 này người ta dự định meeting kỷ niệm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ở Vườn hoa Lý Thái Tổ, ở Bờ Hồ, Hà Nội," ông Dy nói thêm.
Mới đây Việt
Hôm thứ Sáu, nhiều tờ báo trong nước đã đồng loạt đưa thêm tin bài về sự kiện trận Hải Chiến, một số tờ báo như Công An Nhân Dân cũng có bài báo giới thiệu cuộc trao đổi giữa phóng viên với cựu binh sỹ ở Hoàng Sa.
Tờ Thanh Niên mở hẳn một chuyên trang với hàng chục mục tin bài.
Tuy nhiên, một số tờ báo chính thống quan trọng như Quân Đội Nhân Dân và Nhân Dân chưa thấy có bài vở nào đánh dấu sự kiện.
Và cho tới ngày 17/1 chưa thấy có hoạt động chính thức nào tưởng niệm Hoàng Sa 40 năm do các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước tham gia hoặc đứng ra chủ trì.
Trái lại trong dịp kỷ niệm cuộc chiến Việt
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã phát biểu tại một buổi lễ ở Hà Nội về sự kiện này, trong khi Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam đã tiếp Thủ tướng Hunsen, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin của Campuchia sang tri ân và dự các hoạt động kỷ niệm tại Hà Nội./
Tổng thống Thiệu 'đồng ý dùng vũ lực'
BBC - chủ nhật, 19 tháng 1, 2014
Cựu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, là một trong các chỉ huy trận Hải chiến Hoàng Sa 40 năm về trước.
Ông là người đã ra lệnh khai hỏa vào lực lượng của hải quân Trung Quốc khi
các tàu của TQ xâm nhập hải thổ của Việt Nam Cộng Hòa tại quần đảo Hoàng Sa mà
quân lực VNCH khi đó đang quản lý và thực hiện chủ quyền.
"Nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền "
Cựu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Khi được hỏi về quyết định khai hỏa, Phó đề đốc Thoại mô rả rằng quyết định này là do từ quyết định của Tổng thống VNCH ông Nguyễn Văn Thiệu.
Khi ngồi trong phòng họp của Bộ Tư lệnh Quân 1 duyên hải, có các tướng lãnh của Bộ Tổng tham mưu cũng như có vị trung tướng quân đội 1 thì sau khi tình hình và tin tức tình báo thì ông quyết định rằng tôi [ông Thoại] phải làm tất cả những gì để chứng minh chủ quyền.
“Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.
“Tuy nhiên nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.
Nguyên Tư lệnh cũng cung cấp các chi tiết về việc vì sao, sau nhiều nỗ lực, cuối cùng một lực lượng dự phòng, trực chiến gồm cả hải quân lẫn không quân của Việt Nam Cộng Hòa đã không được lệnh xuất phát ra Hoàng Sa để 'tái chiếm' quần đảo.
Trước câu hỏi về có thông tin không quân VNCH lúc đó ở thế sẵn sàng để tái chiếm đảo Hoàng Sa nhưng đã không xảy ra việc này, Phó đề đốc Thoại nói rằng ông “thực sự không nhớ có kế hoạch gì để đưa không quân VNCH ra tái chiếm”.
“Riêng tôi thì tôi không được biết. Những gì trao đổi ở Sài Gòn, nếu có xảy ra, thì không được thông báo. Ông Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cũng như Tư lệnh Quân khu 1 là Trung tướng Ngô Quang Trưởng với tôi là ba người chỉ huy và chịu trách nhiệm những gì xảy ra ở Quân khu 1 thì tôi không được nghe biết và tôi cũng không nhớ rằng tôi có nghe những kế hoạch nào từ trong Sài Gòn dùng không quân để tái chiếm lại Hoàng Sa.
“Quyết định đó có thể có và cũng có thể không.
“Nhưng có một điều tôi biết là Sư đoàn 1 Không quân, phi đoàn khu trục phản lực F5 lúc nào cũng sẵn sàng ở phi trường để cất cánh khi có lệnh để bảo vệ các chiến hạm của Hải quân VNCH.”
'Ngọn đuốc can trường'
Ông Thoại nói Tổng thống Thiệu dùng cả vũ lực để chứng minh chủ quyền.
Nhân dịp đánh dấu trận Hải chiến năm nay, cựu Phó Đề đốc gửi lời tưởng niệm tới các binh sỹ, đồng đội là tử sỹ trong trận chiến, gửi lời thăm hỏi, chia sẻ tới những cựu binh sỹ còn sống và gia đình, người thân của các tử sỹ, binh sỹ ở Việt Nam và hải ngoại.
"Tôi cũng nhân dịp này nghêng mình trước anh linh của 74 tử sĩ VNCH và tôi xin có lời hỏi thăm tới các gia đình tử sĩ và nhất là các chiến hữu còn ở lại Việt Nam cũng như các chiến hữu ở khắp năm châu đã tham dự hải chiến Hoàng Sa lời hỏi thăm và lời chúc chân thành nhất của tôi.”
Khi được đề nghị gửi ra thông điệp cho thế hệ trẻ người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại, Phó Đề đốc Thoại nói “kinh nghiệm cho thấy từ Đệ nhị Thế chiến cho thấy cuộc xâm lăng của một quốc gia mạnh với những nước nhược tiểu nếu không được một cường quốc khác can thiệp ngay từ lúc đầu thì cuộc xâm lấn sẽ bành trướng thêm và sự thiệt hại là rất lớn đối với các quốc gia liên hệ.
“Riêng về phần Việt Nam thì người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng.
“Cùng nhau có hành động thích ứng và khẩn cấp trước khi quá trễ và để cả thế giới và con cháu mình thấy là sự hy sinh của 74 chiến sỹ ở Hoàng Sa năm 1974 là một ngọn đuốc, biểu tượng cho sự can trường của người chiến sĩ hải quân và là phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc trong vùng Đông Nam Á và trong thế kỷ 21”, Phó Đề đốc Thoại nói.
Cuộc phỏng vấn do nhà báo kiêm đạo diễn Trần Nhật Phong, một cộng tác viên của BBC Việt ngữ đang làm việc tại Hoa Kỳ, gửi cho chúng tôi trong dịp này.
‘Khai hỏa để chứng minh chủ quyền’
Trần Nhật Phong
Gửi cho BBC từ
BBC - thứ hai, 20 tháng 1, 2014
Hộ tống hạm HQ-10 Nhựt Tảo
Cựu Phó Đề đốc quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, một trong các chỉ huy trận Hải chiến Hoàng Sa 40 năm về trước, nói về quyết định khai hỏa vào lực lượng của hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa mà quân lực VNCH khi đó đang quản lý và thực hiện chủ quyền.
Nhân dịp bốn mươi năm sự kiện bi hùng này, cựu Phó Đề đốc hồi tưởng lại bối cảnh của trận hải chiến.
“Năm 1973 mặc dù lực lựợng chiến đấu của Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam nhưng tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH rất cao, sau chiến thắng ở An Lộc, tái chiếm Quảng Trị vào năm 1972.
“Các căn cứ hải quân Mỹ đều được bàn giao lại cũng như các chiến hạm cỡ lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm để hoạt động tại Biển Đông.
Khi được hỏi về quyết định khai hỏa, Phó Đề đốc Thoại mô tả rằng quyết định này là do điều ông gọi là "từ quyết định của Tổng thống VNCH ông Nguyễn Văn Thiệu."
Khai hỏa
Khi ngồi trong phòng họp của Bộ Tư lệnh Quân 1 duyên hải, có các tướng lãnh của Bộ Tổng tham mưu cũng như có vị Trung tướng Quân đội 1 thì sau khi nghe tình hình và tin tức tình báo thì ông [ông Nguyễn Văn Thiệu] quyết định rằng tôi phải làm tất cả những gì để chứng minh chủ quyền.
“Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.
“Tuy nhiên nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.
Phó Đề đốc Thoại cũng xác nhận rằng không có lệnh nào không cho nổ súng.
“Nếu mà tôi không thi hành đúng lệnh đó [dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền] thì sau cuộc hải chiến rồi cũng sẽ có người hỏi tôi từ Bộ Tổng tham mưu hay từ Phủ Tổng thống.
Trước câu hỏi về có thông tin không quân VNCH lúc đó ở thế sẵn sàng để tái chiếm đảo Hoàng Sa nhưng đã không xảy ra việc này, Phó đề đốc Thoại nói rằng ông “thực sự không nhớ có kế hoạch gì để đưa không quân VNCH ra tái chiếm”.
Ông Thoại nói Tổng thống Thiệu cho phép ông dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền.
“Riêng tôi thì tôi không được biết. Những gì trao đổi ở Sài Gòn, nếu có xảy ra, thì không được thông báo. Ông Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cũng như Tư lệnh Quân khu 1 là Trung tướng Ngô Quang Trưởng với tôi là ba người chỉ huy và chịu trách nhiệm những gì xảy ra ở Quân khu 1 thì tôi không được nghe biết và tôi cũng không nhớ rằng tôi có nghe những kế hoạch nào từ trong Sài Gòn dùng không quân để tái chiếm lại Hoàng Sa.
“Quyết định đó có thể có và cũng có thể không.
“Nhưng có một điều tôi biết là Sư đoàn 1 Không quân, phi đoàn khu trục phản lực F5 lúc nào cũng sẵn sàng ở phi trường để cất cánh khi có lệnh để bảo vệ các chiến hạm của Hải quân VNCH.”
Phó Đề đốc Thoại cho biết thêm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều tài liệu tiết lộ cho thấy tình báo quân đội Mỹ biết về các cuộc thao tập của Trung Cộng tại các hòn đảo phía đông bắc Hoàng Sa từ tháng 9/1973 để chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào các hải đảo Hoàng Sa.
“Họ chỉ cho mình những tin tức tình báo thôi còn những quyết định làm gì thì do phía Chính phủ VNCH quyết hết. Họ cũng không khuyên mà cũng không cản việc gì cả," ông Thoại cho biết.
'Nguy hiểm tột cùng'
"Người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng"
Cựu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Trước câu hỏi về có ý kiến cho rằng phía chính phủ VNCH chưa làm hết để bảo vệ cho Hoàng Sa, ông Thoại nhận xét:
“Tôi không hiểu chưa làm hết là như thế nào. Mình phải nhớ rằng vào giai đoạn 1973-1974 khi không còn lực lượng quân đội Mỹ thì quân lực VNCH có trách nhiệm rất lớn.
“Ngoài những nhiệm vụ có sẵn rồi thì còn đảm nhận thêm nhiệm vụ của 500 ngàn quân Mỹ đã rút đi thì lực lượng của VHCH bị xé lẻ ra rất nhiều.
“Thành ra nhiệm vụ chính là làm sao cho miền
Khi được đề nghị gửi ra thông điệp cho thế hệ trẻ người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại, Phó đề đốc Thoại nói:
“Kinh nghiệm cho thấy từ Đệ nhị Thế chiến cho thấy cuộc xâm lăng của một quốc gia mạnh với những nước nhược tiểu, nếu không được một cường quốc khác can thiệp ngay từ lúc đầu, thì cuộc xâm lấn sẽ bành trướng thêm và sự thiệt hại là rất lớn đối với các quốc gia liên hệ.
“Riêng về phần Việt Nam thì người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng.
“Cùng nhau có hành động thích ứng và khẩn cấp trước khi quá trễ và để cả thế giới và con cháu mình thấy là sự hy sinh của 74 chiến sỹ ở Hoàng Sa năm 1974 là một ngọn đuốc, biểu tượng cho sự can trường của người chiến sĩ hải quân và là phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc trong vùng Đông Nam Á và trong thế kỷ 21.
"Tôi cũng nhân dịp này nghiêng mình trước anh linh của 74 tử sĩ VNCH và tôi xin có lời hỏi thăm tới các gia đình tử sĩ và nhất là các chiến hữu còn ở lại Việt Nam cũng như các chiến hữu ở khắp năm châu đã tham dự hải chiến Hoàng Sa lời hỏi thăm và lời chúc chân thành nhất của tôi,” Cựu Phó Đề đốc nói thêm.
Cuộc phỏng vấn với ông Hồ Văn Kỳ Thoại, hiện ở Houston Texas Hoa Kỳ, do nhà báo kiêm đạo diễn Trần Nhật Phong, một cộng tác viên của BBC Việt ngữ đang sống làm việc tại Nam California