Lý Kiến Trúc: Năm mới Giáp Ngọ, biết chúc sóng Biển Đông những gì? / Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc

12 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 18305)

Lý Kiến Trúc: Năm mới Giáp Ngọ, biết sóng chúc Biển Đông những gì?

LÝ KIẾN TRÚC
image020

Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng

 I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam

Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
Có lẽ vì như vậy, hầu như chính quyền hai miền nam bắc Việt Nam trước đây không đầu tư lớn vào lực lượng hải quân cai quản Biển Đông về lâu về dài. Miền nam Việt Nam có hay chăng chỉ tuần tra duyên hải, ngoài khơi ỷ vào Hạm đội Bẩy. Miền bắc tập trung toàn bộ sức lực vào các binh đoàn nam tiến qua đường mòn Hồ Chí Minh. Nhắc tới Biển Đông tất phải nhắc tới các sự kiện ở Vịnh Bắc Bộ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Suốt thời gian diễn ra chiến cuộc Việt Nam, Biển Đông chỉ xẩy ra vụ Maddox ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964, vụ xâm nhập Vũng Rô Phú Yên (Trung Việt) năm 1965 và trận thủy chiến Hoàng Sa năm 1974 (cận kề dưới vĩ tuyến 17). 
Vụ Maddox là cái cớ mở màn chiến dịch không tập miền Bắc; vụ Vũng Rô thúc đẩy hải quân Mỹ dính líu sâu hơn vào chiến cuộc; vụ Hoàng Sa, Hạm Đội Bẩy với sức mạnh vô địch khoanh tay nhìn Hoàng Sa như một “ngoại cảnh”! Sau năm 1975, vụ Gạc Ma năm 1988 (Johnson South Reef) chính là mở màn cho mặt trận Trường Sa giữa Hà Nội và Bắc Kinh sau này.

1. Hoàng Sa: lãnh thổ bất khả phân ly.

Năm 1909, Chính quyền Quảng Đông cho Paracels là đất vô chủ, bắt đầu tranh chấp chủ quyền.
 Ngày 29 tháng 2 năm 1933, năm Bảo Đại thứ 13 (30Mars 1933), Vua Bảo Đại ra Dụ số 10 quyết định nhập các Cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên; về phương diện hành chánh các Cù lao này thuộc dưới quyền quan tỉnh.

image022-content
Bản chụp trang bìa Bạch thư về Hoàng Sa – Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa - Sàigon năm 1975 và Dụ số 13 Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo (trang 44) chiếu chỉ về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên do Vua Bảo Đại ấn ký ngày 29/2/1933. Tư liệu của Văn Hóa Magazine.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Vua Bảo Đại tuyên bố Quốc gia Việt Nam độc lập có chủ quyền toàn bộ lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Bảo Đại là Quốc Trưởng. Lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc kỳ.Tháng 12 năm 1946, quân Tưởng Giới Thạch đến giải giáp quân đội Nhật ở Hoàng Sa, Trường Sa, chính quyền Pháp cũng cho quân đóng xen kẽ. Đầu năm 1947, Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) đặt tên lại toàn bộ các đảo tại Hoàng Sa & Trường Sa, trong đó tên đảo lớn nhất Trường Sa là Thái Bình, tên một chiến hạm đến đảo cuối năm 1946. Năm 1949, quân Tưởng bị Mao Trạch Đông hất ra Đài Loan. Năm 1950, quân Tưởng bỏ Hoàng Sa kéo quân về trấn thủ Đài Loan (Formosa); thừa cơ Mao chiếm Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất. Năm 1951, Hội nghị 51 nước diễn ra ở San Francisco, Thủ tướng Trần Văn Hữu cầm đầu phái bộ Quốc gia chính phủ Bảo Đại dõng dạc xác nhận trước quốc tế chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, toàn thể hội nghị không có nước nào phản đối, có vài nước phe CHCN đòi để cho Trung Quốc nhưng hội nghị không đồng ý. Năm 1954, sau Hiệp định Genève Pháp chuẩn bị rút toàn bộ khỏi Đông Dương, chính thức trao trả quần đảo Hoàng Sa dưới vĩ tuyến 17 cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.Sau tháng 4 năm 1956, quân Pháp cuối cùng rút ra khỏi Đông Dương, thừa cơ Đài Loan chiếm đảo lớn nhất của Trường Sa là đảo Itu Aba mà họ gọi là Thái Bình. Sử gia Nguyễn Nhã gọi là đảo Ba Bình.Ngày 27 tháng Giêng, 1973, Hiệp định đình chiến Paris ký kết kết thúc cuộc chiến Việt Nam trên bộ. Tháng 9/1973, VNCH ra tuyên bố sáp nhật đảo Nam Yết và Thái Bình ở Trường Sa cùng 10 đảo khác thuộc vào lãnh thổ trên đất liền (tỉnh Phước Tuy- BBC) nhằm giữ quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên như dầu.Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra công bố “xác nhận chủ quyền của nước này Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa và toàn bộ các nguồn lợi tự nhiên xung quanh là thuộc về CHND Trung Hoa”. (BBC 23/1/2013)Ngày 19/1/1974, Quân Mao chiếm hẳn nhóm đảo Hoàng Sa đông. Trong một bài viết trước đây khá lâu, tác giả tạm phân chia quần đảo Hoàng Sa tính từ 112o Bắc kéo xuống nam, bên trái là cụm đảo Hoàng Sa tây, bên phải là cụm đảo Hoàng Sa đông. Hướng tây nhìn về cù lao Ré, hướng đông nhìn về đảo Luzon đất Phi.Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hải quân CSVN đưa quân ra tiếp thu các đảo ở Trường Sa do quân đội VNCH trấn giữ.
2. Nhắc lại, một năm sau ngày ký hiệp định Paris, ngày 19/1/1974, Trung Quốc điều động hạm đội của họ từ đảo Phú Lâm, đổ bộ cắm cờ lên một số đảo Hoàng Sa tây, cho tầu cá võ trang khiêu khích kích động sát sườn chiến hạm hải quân VNCH. 
Các chiến hạm VNCH tiến vào vũng biển Nguyệt Thiềm (Hoàng Sa tây) đưa người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa, súng nổ. Tuân theo bút tích chỉ thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chiến hạm VNCH khai hỏa dẫn tới trận hải chiến lịch sử. Trong trận này, chiến hạm VNCh bắn chìm soái hạm Trung Quốc mang theo tướng tư lệnh Ngụy Minh Sâm. Bên VNCH hy sinh hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà. Ý đồ nuốt trọn Hoàng Sa tây từ lâu ấp ủ trong tham vọng khống chế Biển Đông của Bắc Kinh. Lợi dụng hiệp định Paris chưa ráo mực, Quân ủy Trung ương Trung Quốc gồm Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Tô Chấn Hoa đề nghị chiếm nốt Hoàng Sa tây do Việt Nam Cộng Hòa đang trấn giữ; Mao Trạch Đông đồng ý chiếm trọn.Vào thời điểm này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gác ngoài tai khoản “Sài gòn và Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam được kêu gọi hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử, chấm dứt xung đột võ trang”, ông mai mê “giành dân chiếm đất cắm cờ” với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bỏ luôn kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa do Đại tướng Cao Văn Viên đề xuất. (*) Gần đây, tác giả có viết một bài trên tờ tạp chí Văn Hóa Magazine ”Thủy chiến bất phân thắng bại, tại sao rút? 
image023
Nhóm đảo Hoàng Sa tây bên trái 112o Bắc, nơi diễn ra trận hải chiến lịch sử ngày 19/1/1974. Tài liệu phóng đồ của Trần Đỗ Cẩm. Chú thích của Văn Hóa Magazine.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc xua chiến hạm xuống nam Biển Đông bao vây, bắn phá bộ đội CSVN đồn trú trên đảo Gạc Ma (Johnson South Reef), bãi Collins (Johnson North Reef) và đụn cát Len Đao (Lansdowne Reef nằm trong cụm đảo Sinh Tồn Trường Sa), tàn sát 64 sĩ quan thủy thủ, bắn chìm 3 vận tải hạm của hải quân Bắc Việt. Hà Nộit rất đau đớn trận này. Hai trận Hoàng Sa tây và Gạc Ma đi vào lịch sử Biển Đông của Việt Nam.
Năm 1994-1995, Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef). Năm 2012, Trung Quốc thừa thắng chiếm luôn bãi đá Scarborough Reef cách Palawan-Philippines khoảng 100km. Cả hai bãi đá này đều nằm trong vùng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. 

II. Liệt cường muốn gì?

1. Nhìn thấy tính chất nguy hiểm về các hoạt động lấn chiếm du côn của Trung Quốc đội lốt dưới dạng tranh chấp chủ quyền, nhất là ở khu vực quần đảo biển Trường Sa, 10 nước trong khối ASEAN hoảng hốt ngồi lại với nhau tính kế. 
Năm nước nhẩy vào tranh chấp trực tiếp là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Taiwan; trong năm nước đó, Việt Nam chịu nhiều áp lực nhất của Trung Quốc, sau mới đến Philippines. Riêng Taiwan bình chân như vại ở đảo lớn Ba Bình. Cho đến nay, Philippines may mắn hơn Việt Nam, chưa phải trả giá bằng máu và khói súng. Có phải Trung Quốc nương tay với Phi chăng? Không, vì bên cạnh Phi là Hiệp ước quốc phòng hỗ tương (Liên minh phòng thủ) Mỹ-Phi 1951 còn sờ sờ.
Phản ứng của Mỹ đối với hành xử của Trung Quốc ra sao? Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nói: “Mỹ không tham dự vào tranh chấp ở Biển Đông, cũng không đứng về phía nào, chỉ bảm đảm an ninh con đường hàng hải quốc tế”. Tuyên bố cho thấy Mỹ thừa hiểu cách hành xử của Trung Quốc không chừa một hành động hung bạo nào chỉ là chiến thuật áp chế giành thế chủ động ở Biển Đông, nó được coi như cách gởi “thông điệp cứng” tới các nước nhỏ nhằm cảnh cáo xu hướng nghiêng dần về Mỹ. Tất nhiên Mỹ cũng không vừa, một mặt vận động dư luận ASEAN cho thấy việc Trung Quốc tự vẽ đường lưỡi bò 9 đoạn đòi chủ quyền 85% diện tích Biển Đông rõ ràng là kiểu mới của chủ nghĩa đế quốc thực dân, thay vì mang lính đi xâm lược đất đai, mang hải quân đi “tuyên bố chủ quyền”. Chủ nghĩa đại dương này va chạm trực tiếp nền an ninh và quyền lợi chung của các quốc gia ven biển Đông Nam Á; một mặt Mỹ đóng vai “trung lập” không đối đầu quân sự, cũng không đứng về phe nào. 
Bên cạnh các diễn đàn đa phương, Đối thoại Shangri-La kết thúc, Hội nghị ARF 2010 bế mạc, với chiến thuật “ngoại giao pháo hạm”, cung hiến kỹ thuật tối tân thăm dò nguồn mỏ, từng bước Mỹ nhẩy sâu hơn nữa vào Biển Đông kéo theo đồng minh trợ lực, đưa chiến hạm vào thăm Sàigon, Cam Ranh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Manila, Singapore… Chiến thuật này tỏ ra khá hữu hiệu bẻ gẫy chiến thuật “dụ khị” song phương của Trung Quốc. 
Thế nhưng, song phương bí mật vẫn diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc kéo Việt Nam cùng phản ứng: “không quốc tế hóa vấn đề biển Nam Hải”. Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Khả Phiêu liên tục khẳng định: “Không thay đổi nguyên trạng Biển Đông, nước nào giữ được chỗ nào thì giữ lấy, chỗ nào còn trong vùng tranh chấp thì “đối thoại” với nhau”. Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng CSVN còn cả quyết quyền chủ quyền: “Việt Nam là nước trấn giữ được nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa”. 

2. Chiến thuật

Chiến thuật “vừa đánh vừa đàm” của Trung cộng là một trong nhiều biện pháp vũ lực khống chế Biển Đông. Chiến thuật “đánh” này điển hình như cho toán tầu cá võ trang 10-15 thước, liều mạng bao vây tàu thăm dò USNS Impeccable chỉ cách mũi tầu vài mét hôm 8/3/2009, ngăn cản tầu này đang thăm dò đại dương ở hướng tây nam, cách Hải Nam 75 dặm (120km), buộc Impeccable phải quay lui. 
image026-content
image028-content

Lần thứ hai 5/12/2013, Trung cộng cho chiến hạm tùy tùng mẫu hạm Liêu Ninh nghênh mũi cản ngang đầu tuần dương hạm USS Cowpens chỉ cách mũi tầu khoảng 100 yards (khoảng 91mét) ở hướng đông nam-đông.
Không tin tức nào nói rõ USS Cowpens cách đảo Hải Nam bao nhiêu dặm, hoặc là xâm lấn vào khu vực đặc quyền bao nhiêu dặm, nhưng hai phía đều đưa ra lập luận bảo vệ hoạt động của mình. Trung cộng nói rằng rằng tầu Mỹ “bám theo đuôi Liêu Ninh quấy rối”. Mỹ nói rằng hành động của chiến hạm Trung cộng là “vô trách nhiệm mang tính kích động”. Và cũng không biết hai chiến hạm “đối thoại” với nhau những gì trong lúc “ngang đối đầu”, sau cùng USS Cowpens quay lui!. 
 Vị trí hai chiến hạm Mỹ- Hoa “ngang đối đầu” ở hướng đông-đông nam không rõ cách đảo Hải Nam bao xa và Liêu Ninh đang ở đâu?
image030-content
Sự kiện hai cuộc đụng độ giữa Impeccable với tầu cá “đặc công biển” vũ trang, Cowpens với chiến hạm Trung cộng không phải là cuộc “tao ngộ chiến” hay “thách thức chiến” mà là khúc dạo đầu “Prelude Navy Sea” thử lửa có tính toán. Mỹ đưa tầu thăm dò, Trung cộng đưa “đặc công biển”, Mỹ đưa tuần dương hạm “bám theo đuôi Liêu Ninh”, Trung cộng đưa chiến hạm “ngang đối đầu”. 
Vấn đề là hai con hổ biển có ý định thực sự “đối đầu” với nhau không, hay trong cuộc thử lửa bên này buộc bên kia thành một “đối đầu” trước. Vấn đề là không bên nào dại dột nổ súng trước. Hai con hổ biển nuốt nước miếng phục thế “rập rình”. Các luật gia quốc tế về biển hiện vẫn chưa chỉ rõ biên độ hải phận quốc tế và 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ có khoảng cách “an toàn” là bao nhiêu dặm, bao nhiêu mét, không như vùng phi quân sự có kẽm gai cột mốt qui định rõ trên đất liền. Ranh giới khoảng cách biển an toàn còn mơ hồ, do đó các bên sẽ còn phải ngồi với nhau để bàn về vấn đề này.
Tuy nhiên, xét về thái độ ứng xử của Mỹ qua hai trận “đụng”, Mỹ biểu tỏ sự khôn khéo khi “nhường một bước” trước sự hung hăng “mang tính kích động” (lời Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel) của một anh phú gia có vũ khí trong tay.

3. Chiến lược

Tôi tạm chia Biển Đông thành bốn vùng biển khác biệt.
Vịnh Bắc Bộ, biển và đảo Hoàng Sa, biển và đảo Trường Sa, biển và đảo nam-tây nam Trường Sa (tính từ mũi Cà Mau kéo tới Hà Tiên, Phú Quốc giáp ranh Vịnh Thái Lan). 
Vịnh Bắc Bộ là vùng biển có độ sâu cạn khoảng 60mét, rộng khoảng 130,000 km2 kể như vùng đặc quyền an ninh giữa Việt Nam và Trung cộng thông qua Hiệp định năm 2000. Toàn cảnh Vịnh Bắc Bộ không có cứ điểm đảo quan trọng ngoài đảo Bạch Long Vĩ; từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh nhìn thẳng ra hướng đông là đảo Hải Nam. 
Trong cuộc phỏng vấn của nhà báo lý Kiến Trúc với Đại sứ Lê Công Phụng Thứ trưởng Ngoại giao, cựu Trưởng ban biên giới, vào tháng 9, 2008, nhà báo có đề cập đến việc Việt Nam phải ký vội Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 chịu mất cả chục ngàn km2 biển do sức ép của Trung cộng nhằm bảo vệ hướng tây căn cứ tầu ngầm nguyên tử xây dựng ở Hải Nam. 
image032-content
Vịnh Bắc Bộ phân chia theo Thỏa ước giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887. Source Google. 
image034-content
Vịnh Bắc Bộ phân chia theo Hiệp định Phân định vùng đánh cá chung Hà Nội và Bắc Kinh năm 2000. Theo hiệp định này, VN mất hơn 10,000 km2 biển. Source Google.
Phía nam-đông nam Hải Nam là quần đảo Hoàng Sa (cách khoảng 230 hải lý). Hoàng Sa ví như phòng tuyến Maginot vừa bảo vệ quân cảng Hải Nam vừa khống chế con đường ngang chiến lược lao thẳng ra eo biển Luzon Philippines - Heng Chun Formosa. Hoàng Sa là vị trí quân sự tiền tiêu tiến về phương nam. Không chiếm lĩnh Hoàng Sa không thể thực hiện chính sách Hán hóa Biển Đông. Hoàng Sa cách cù lao Ré 123 dặm.
image036-content

Biển và quần đảo Hoàng Sa tây và đông rộng khoảng 15,000 km2. Source Wikipedia. 

So với vùng biển Hoàng Sa, vùng biển Trường Sa rộng lớn hơn (khoảng 180,000km2), phức tạp hơn. Tổng diện tích đảo, đá, đụn, cồn, bãi nổi bãi chìm chỉ có khoảng 11km2, cho nên, việc di chuyển qua lại các quần thể đảo liên đới kể như rất ngắn đối với tốc độ duyên tốc đỉnh. (2) Từ Cam Ranh đi tới Trường Sa khoảng hơn 500km. 
Dụng thế liên hoàn một số đảo liên đới, chỉ cách nhau độ 10 km, thiết lập một vành đai hỏa lực trung tâm, biến nó thành pháo lũy liên hợp uy hiếp biển đảo chung quanh, trận liệt nằm trong tầm ngắm của pháo. Nếu Gạc Ma, Cô lin, Len Đao quan sát trực diện đường đi từ Singapore tới Luzon, thì Scarborough quan sát trực diện Manila, cách vịnh Subic và bờ biển Manila không đầy 100km. 
image038-content

Biển và quần đảo Trường Sa rộng khoảng 180,000 km2. Source Wikipedia.

Không có gì ngạc nhiên vì sao Trung cộng cắn răng trước con mắt dè chừng của quốc tế khi ra tay tàn sát 64 sĩ quan thủy thủ vận tải của hải quân Bắc Việt để chiếm cho bằng được đảo Gạcma, Cô Lin, Len Đao ở mạn bắc Trường Sa (Mất Gạc Ma, VN cố thủ được Cô Lin và Len Đao), và vì sao Trung cộng quyết tâm “cắm dùi” ở Scarborough Reef mạn đông bắc Trường Sa. 
image040-content

Chấm đỏ trái: Scarborough; chấm đỏ phải: Manila. Chú thích của Văn Hóa Magazine. 

Với địa quân sự bao la ở Biển Đông, Trung cộng phải mua ngay cái hàng không mẫu hạm thế hệ cũ của Nga về tân trang. Tuy nhiên Liêu Ninh chưa phải là mẫu hạm tiêu biểu của Trung cộng, nhưng thích hợp với biển Hoàng Sa với diện tích khoảng 15,000km2. Liêu Ninh là căn cứ nổi di động tôi tạm gọi là Liêu Ninh I khá lợi hại trong việc phòng thủ căn cứ tầu ngầm nguyên tử Hải Nam, ngăn chận ra vào eo biển Luzon-Cao Hùng. Tháng 1 vừa qua soái hạm Liêu Ninh I đã hoàn tất nhiệm vụ chỉ huy, điều hợp hạm đội hợp đồng tác chiến ở biển Hoàng Sa.
Với vị trí xung yếu của biển Trường Sa lại qui tụ quần thể đảo phức hợp, mặt trận Trường Sa khác hẳn Hoàng Sa. Trường Sa cần một hàng không mẫu hạm khác, tối tân hơn, tôi tạm gọi là Liêu Ninh II, nó sẽ bám ven bờ Subic-Manila, dựa vào Scarborough làm pháo đài trợ chiến, tung chiến hạm, chiến đấu cơ tiến vào con đường biển ngoằn nghèo xuyên qua vịnh Leyte ra Thái bình dương. (3)
image042-content

Vị trí xung yếu của quần đảo Trường Sa gần đảo Palawan, Manila. Source Google. 

Trong Thế chiến Thứ hai (10/1944), lực lượng phía Nam của tướng Shoji Nishimura và tướng Kiyohide Shima xứ sở Phù Tang ẩn trú ở các căn cứ bí mật quần đảo Trường Sa (Ba Bình), tầu ngầm dấu dưới hang động ngầm, từ nơi này hải quân Nhật xuất kích tấn công hải quân Mỹ ở vịnh Leyte ven bờ Tây thái bình dương, nhưng thất bại. (4) 
Một vị trí trung tâm Trường Sa là đảo Thái Bình (Itu Aba Island), Sử gia Nguyễn Nhã gọi là Ba Bình, đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa. Năm 2012, Đài Loan đã cho xây thêm pháo đài súng cối tầm xa, đại bác tầm gần, dàn rada, phi trường quân sự C130 trên đảo này và lập doanh trại đồn trú cho Thủy quân Lục chiến. 
Dù Ba Bình vẫn còn nằm trong vòng tranh chấp của 4 nước, nhưng Việt Nam và Trung cộng hầu như không phản ứng mạnh về việc Đài Loan tăng cường quân sự ở đây. Chưa biết rõ ý đồ của Đài Loan muốn cái gì, nhưng việc xây pháo đài ở Ba Bình không thể tách rời với việc bảo vệ tài sản dầu mỏ đang có triển vọng khai thác.
Các cuộc gặp gỡ giữa Việt Nam và những nhân vật “nắm giữ chìa khóa Đông Á” đều hướng vào con đường hàng hải mà Trường Sa là khâu yết hầu lưu thông tàu bè qua lại với mật độ đông nhất thế giới. (Mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa- theo Wikipedia).
 image044

TT Putin và CT Trương Tấn Sang 12/11/2013

image046

TT Lý Khắc Cường và TT Nguyễn Tấn Dũng 14/10/2013
image048
TT Nguyễn Tấn Dũng và TT Shinzo Abe 14/12/2013

image050

NT John Kerry và TT Nguyễn Tấn Dũng 16/12/2013.

III. Bảo vệ lãnh thổ chủ quyền, bảo vệ tài sản dầu khí

1. Vũ đài Biển Đông: từ tranh chấp biển đảo đến tranh chấp dầu khí

Dù các bên kêu gọi các bất đồng trên biển phải được giải quyết trong “niềm tin chiến lược”, nó vẫn không che đậy được cơn sóng ngầm tranh chấp chủ quyền lịch sử biển đảo, quyền chủ quyền nguyên trạng, tái nguyên trạng. Viễn ảnh tươi sáng của nguồn năng lượng dầu mỏ, nguồn hải sản và các loại tài nguyên khác là một trong những nguyên nhân chính khởi phát vũ đài Biển Đông.
Nếu nhìn lại hoạt động “bên lề” của Trung Quốc ở Hội nghị 1951 San Francisco, trận cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974, trận tàn sát Gạc Ma 1988, khởi điểm xuyên suốt kế hoặch vươn xa hơn nữa biển xanh phương Nam của Bắc Kinh. 
Việt Nam cố thủ giữ được một số đảo quan trọng như Bạch Long Vĩ ở Vịnh Bắc Bộ và gần 30 đảo ở Trường Sa. Tuy nhiên cũng mất một số đảo bãi như đảo đá Hoa Lau 1983, mất bãi Kiêu Ngựa 1986, mất đá Kỳ Vân, mất đá Suối Cát 1987, mất bãi Thám Hiểm và đá Én Ca 1999 về tay Malaysia). 
Căng thẳng nhất vẫn là Philippines mất Vành Khăn (Mischief Reef) 1994-1995, mất Scarborough Reef năm 2012. Đối với Philippines hai đảo này vừa có vị trí xung yếu vừa tiềm tàng mỏ dầu. Đó có thể cũng là việc vì sao Trung cộng quyết chiếm Scarborough mà không chiếm đảo Trường Sa lớn của Việt Nam? 
image052-content
Lược đồ vị trí một số đảo thuộc Biển Đông mà Malaysia chiếm đóng và tranh chấp chủ quyền.. (Theo Wikipedia) Vị trí Trường Sa lớn không phải là vị trí chiến lược như Scarborough. Cho đến nay gần như Scarborough, Vành Khăn trở thành “lãnh thổ chủ quyền tái nguyên trạng” của Trung Quốc.
Phản ứng về tầm mức quan trọng vụ Scarborough, ngày 5/6/2013, Đô Đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tuyên bố: "Chúng tôi sẽ phản đối việc bất kỳ ai dùng vũ lực để thay đổi trạng thái nguyên trạng (status quo)”…Ông nói thêm: "Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế cho tới khi chúng ta có được bộ qui tắc ứng xử hoặc một giải pháp mà các quốc gia liên quan chấp nhận một cách hòa bình." 
Phản ứng của Mỹ chỉ là phản ứng sau việc “cái cầy đặt trước con trâu”! 
Những cuộc lấn chiếm bật ra tranh luận về bản chất chiến lược của Trung cộng. Trong các cuộc hội thảo quốc nội lẫn quốc tế có cả Trung cộng, Mỹ tham dự, Việt Nam đã nhiều lần bẻ gẫy lập luận chứng cứ lịch sử của học giả Trung Quốc đưa ra đối với Biển Đông là vô giá trị.
Cuộc tranh chấp biển đảo thực tế đã bước sang giai đoạn tranh chấp mỏ dầu khí. Đây là giai đoạn Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức, điển hình như vụ tranh chấp các lô khai thác dầu mỏ vùng Tư Chính-Vũng Mây, bồn trũng Nam Côn Sơn dù nó nằm trên thềm lục địa Việt Nam. 
Giai đoạn mới của các quốc gia trực tiếp tranh chấp ở Biển Đông là giai đoạn vừa điều quân lính ra chiếm cứ, phòng thủ, xây dựng pháo đài, vừa tranh chấp vùng khai thác tài nguyên, vừa đàm phán song phương thỏa thuận lợi nhuận. 
Trước cận ảnh dầu nổi lềnh bềnh trên thềm lục địa Việt Nam và Biển Đông, Việt Nam và Trung cộng tỏ ra rất nhạy bén trong các cuộc đàm phán song phương. Các cuộc họp thượng đỉnh giữa Nguyễn Minh Triết (2011) với Hồ Cẩm Đào, và mới đây ngày 19/6/2013, Trương Tấn Sang - Tập Cận Bình ký kết các văn kiện hợp tác về Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, hai bên cùng có lợi trên các lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế - thương mại; nhắc lại, trước đó, tháng 4, 2010, trong cuộc họp song phương giữa Nguyễn Tấn Dũng với Tổng Thống Philippines Gloria Macapagal-Arroyo, Dũng đẩy đưa mồi chài: win-win solution.
Tranh chấp quyền lợi khai thác dầu khí đã vượt qua mức tranh chấp biển đảo. Tháng 9 năm 1989, Trung cộng áp lực hai tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) và Exxon Mobil không được cộng tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn nằm trên thềm lục địa Việt Nam. 
Trong cuộc phỏng vấn của Nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại sứ Michael Michalak tại Quận Cam hôm 10 tháng 10, 2008, ông Đại sứ nói rõ: “Chúng tôi phản đối việc Trung Hoa can thiệp vào việc các công ty của Hoa Kỳ tiến hành công việc kinh doanh của họ. Khu vực tư nhân, chuyện làm ăn, cần phải được phép tiếp tục hợp đồng với bất kỳ ai họ muốn. Giải quyết vấn đề là rất quan trọng và được quốc tế thừa nhận về tự do giao thương.”
Thế nhưng, cơ hội bằng vàng đã đến với Mỹ. Chẳng khác gì vụ Maddox “gài độ” năm 1965, BP và ExxonMobil “cáp độ” Việt Nam năm 1989. Trung Quốc nổi giận trước việc các đại công ty Mỹ làm ăn với Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị Đối thoại Shangri-La 2010 hôm 05/06/2010, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói: "Chúng tôi phản đối bất cứ hành động nào nhằm sách nhiễu các công ty của Mỹ cũng như của các quốc gia khác đang thực hiện hoạt động kinh tế hợp pháp (tại Biển Đông)."
Ngày 17 tháng 7, 2010, tại Hội nghị Asean Regional Forum (ARF) diễn ra tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố thẳng tuồn tuột quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông: “Tôi muốn nói ngắn gọn quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi, ra vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn.”
Tháng 5/2013, một động tác quân sự được coi là qui mô nhất của hải quân Trung Quốc khi điều động 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, và Nam Hải thao diễn thị uy ở Biển Đông, trong lúc phái đoàn của họ đi phó hội Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore.
Ba chiến hạm Trung Quốc đã được điều đến chỉ trong vòng 5 hải lý cách Bãi Ayungin (bãi Cỏ Mây), nơi có khoảng một chục lính thủy quân lục chiến Philippines đang đóng quân trên một con tàu cũ mà Manila bị mắc cạn vào năm 1999 (BBC 27/31/5/2013). 
Ngày 3 tháng 6, 2013, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông David Shear nhân chuyến viếng thăm Quận Cam, trong buổi nói chuyện tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí ông thông báo công ty Chevron vừa tìm thấy mỏ dầu lớn tại vịnh Thái Lan gần đảo Phú Quốc thuộc thềm lục địa Việt Nam. (1) Thông báo tin này củng cố khả năng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam ngày càng lớn. Lời tuyên bố của Đại sứ Shear cùng thời điểm ba chiến hạm thuộc lớp tối tân nhất của Hoa Kỳ tập trận ở Singapore. 
image054

Ngày 3/6/2013, Đại sứ David Shear khi đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam ông thông báo công ty Chevron tìm thấy mỏ dầu ở gần Vịnh Thái Lan trên thềm lục địa Việt Nam gần đảo Phú Quốc. Photo: Source Google. 

Ông Hank Tomlinson, Tổng giám đốc Chevron Việt Nam cho biết: “Chevron đang đàm phán với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam về dự án khí ở ngoài khơi biển Đông trị giá 4 tỷ USD, trong đó Chevron sẽ góp 2,5 tỷ USD. Tính đến nay Chevron đã đầu tư 300 triệu USD làm công tác thăm dò. Dự án nhằm cung cấp khí cho khu vực Mekong để chạy các nhà máy điện, đáp ứng nhu cầu điện năng. Nếu dự án sớm được Chính phủ phê duyệt, Chevron sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay” (theo EMSVN).
Nếu hai vụ BP và ExxonMobil Trung Quốc làm dữ thì đến vụ Chevron Trung Quốc im hơi lặng tiếng. Phải chăng Mỹ và Trung Quốc đã dọn được con đường đối tác với Việt Nam hay ngược lại Hà Nội đã “tranh thủ” làm ăn với hai siêu cường? Nếu Mỹ dựa vào khả năng kỹ thuật và lợi nhuận trên nguyên tắc win-win solution thì Trung Quốc ỷ vào sức mạnh nước lớn áp chế nước nhỏ. Đó cũng là câu trả lời của làn sóng chống đối Trung Quốc rầm rộ ở trong nước Việt và hải ngoại. Lại càng “tội nghiệp” cho đảng CSVN tối tăm giữa hai lằn đạn; đối với “lửa gần nước xa”, phải cho phú gia Trung Quốc thuê rừng, bán mỏ Bauxite, cho trúng thầu hàng loạt hợp đồng béo bở để vừa hưởng lợi “nhóm lợi ích” vừa tránh cú đấm sau lưng.
image056-content

Ảnh bản đồ các lô khai thác dầu mỏ vùng Tư Chính-Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn nằm trên thềm lục địa Việt Nam.

Bơm sức cho ASEAN có sức mạnh trong đàm phán với Trung Quốc tiến tới thỏa thuận Bộ qui tắc cụ thể ứng xử Biển Đông (COC – tất nhiên trong đó phải có điều luật chung về khai thác mỏ dầu khí). Họp báo tại Hà Nội chiều 16/12/2013, Ngoại trưởng John Kerry thông báo Mỹ “hỗ trợ” 32,5 triệu đô la cho việc thực thi luật pháp hàng hải ở các nước Đông Nam Á; riêng với Việt Nam, ông nói rõ: “Chỗ nào có lợi thì hai bên (Mỹ-Việt) cùng làm”. Sau John Kerry, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng vừa bơm 20 tỉ đô la cho ASEAN.

2. Giải pháp và viễn ảnh

Dù ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nói bóng gió “cường quốc” nào đi nữa người ta vẫn hiểu vị trí an ninh và quyền lợi của Việt Nam-Biển Đông hiện phải đối mặt với tham vọng bá chủ Biển Đông của Trung cộng, chiến lược “xoay trục” lực lượng hải quân Mỹ về Châu á Thái bình dương và cường quốc Thái Bình Dương Nhật Bản đang khuếch trương sức mạnh vào Đông Nam Á.

Đi trước một bước, Trung Quốc đã là nước đưa ra giải pháp cùng hợp tác - cùng khai thác Biển Đông - hai bên cùng có lợi. Nước nào đầu tiên tham gia vào giải pháp này: Việt Nam và Trung cộng. Đây là chiến thuật “đầu vào kinh tế, đầu ra chính trị”.
Tháng 10/2013, đích thân Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khai trương nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn ở tỉnh Thanh Hóa với mức đầu tư hơn 9 tỉ đô la, liên doanh giữa PetroVN, Kuwait và Nhật Bản. Nghi Sơn được xem là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á. Tỉnh Thanh Hóa chỉ cách quân cảng Hải Nam chính đông khoảng hơn 300km. 
Lý do rất hấp dẫn đối với các quốc gia ven biển, nếu tận dụng khai thác được các bồn trũng chứa mỏ dầu khí ở vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, lợi nhuận trước mắt về chi phí vận chuyển sẽ tương tác với giá thành sản phẩm. 
Các nhà máy Thanh Hóa, Dung Quất, Vũng Tàu, với công suất tổng thể hóa dầu và các phó sản lên đến hàng chục triệu tấn/năm, không kể đến việc bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia, không kể đến việc cung cấp cho hai anh khổng lồ tiêu thụ là Trung cộng và Nhật bản, chỉ riêng ASEAN thôi, dầu thô cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường APEC. Việt Nam trở thành nước xuất cảng dầu đầu tiên ở Đông Nam Á.
Một góc cạnh của giải pháp cho một Biển Đông hòa bình không thể không tính tới việc hiện đại hóa lực lượng quân sự, nặng nhất là hải-không quân. 
Động tác quốc phòng mới đây của Việt Nam tiếp nhận hai nguồn “viện trợ” vũ khí “không sát thương” của Mỹ và Nhật, mua vũ khí “sát thương” của Nga, thực hiện tuyên bố song phương hôm 14/11/2013 giữa Trương Tấn Sang và Putin ký hợp đồng thăm dò-khai thác dầu khí ở thềm lục địa, thực hiện hợp đồng song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh cùng khai thác dầu mỏ vịnh Bắc Bộ (nhấn mạnh: ở khu vực còn đang tranh chấp), cho thấy chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam đã minh chứng chủ thuyết “quốc tế hóa uyển chuyển Biển Đông” trong hòa bình và win - win solution. 
Khai thác nhu cầu hiện đại hóa quân lực nhằm đáp ứng tình thế mới của nhiều quốc gia trong khối ASEAN; cường quốc xuất khẩu vũ khí kín tiếng nhất không ai khác hơn: “chú Gấu Nga”. Chú Gấu thực hành tốt câu “Ngao cò tranh nhau ngư ông đắc lợi”, vả lại Việt Nam tỏ ra rất ưa thích món vũ khí của chú Gấu nên thẳng tay chi ra hàng chục tỷ đô la sắm tầu ngầm, chiến hạm, chiến đấu cơ, ra đa, tên lửa,v.v… 
Thời gian tiến tới ký kết COC cũng là thời gian cốt tủy để Trung Quốc và các bên (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines) gia tăng lực lượng hải quân trên biển hầu có trọng lượng trên bàn hội nghị. Nó cho thấy vì sao Việt Nam thi đua phá kỷ lục qua việc mua “nhiều” mua “gấp” vũ khí Nga. (Tầu ngầm lớp Kilo 636, khu trục hạm lớp Gepard, chiến đấu cơ SU-MK2V, tên lửa Yakhont/SS-N-26, v,v… cùng chủng loại một số vũ khí Trung cộng sắm của Nga). 
Gần đây khi sự kiện Trung cộng “nhận dạng phòng không” vùng biển Hoa Đông khiến quốc tế quốc nội om sòm, Việt Nam tảng lờ không ý kiến, phải chăng Bộ chính trị “phấn khởi” trước việc mặt trận Biển Đông đã được và đang “di dời” do sức hút của Hoa Đông, hay ở nơi nào khác, nhường chỗ cho một Biển Đông giầu có dầu khí và nỗ lực mưu tìm hòa bình trong mối tương tác đa phương. (5) 
An ninh Biển Đông hay tài sản Biển Đông nếu bị một nước hay một liên minh quốc gia nào đó khống chế độc quyền chỉ tạo ra tình trạng mất cân đối cho toàn khu vực. Thế nhưng, không ai có thể lường được hết thời khắc lịch sử trước biến cố bất ngờ, mọi giải pháp sẽ tan theo mây khói một khi khói súng đầu tiên của phe nào đó lỡ lẩy cò. 
Năm Giáp Ngọ, xin chúc sóng Biển Đông đừng vạ vào câu Sấm: “Kình thôn đại chiến huyết do hồng”./ 
Lý Kiến Trúc
Văn Hóa Magazine- California tháng Giêng, 2014
(*) - Đọc thêm bài viết chi tiết cùng tác giả trên Văn Hóa Magazine phỏng vấn cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Tý, nguyên trưởng phòng văn thư Bộ TTM nói về hồ sơ của Tướng Viên trình lên TT Thiệu. - Đọc thêm chi tiết trận đánh trong sách “Can trường trong chiến bại” của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại. (1) Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, (Biển Đông Wikileaks)
 (2) Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Việt Nam và số liệu của Ts Nguyễn Hồng Thao Trường Sa có khoảng 140 đảo, đá, bãi…
(3) Năm 1941- 1944, quân Nhật từ Tokyo, bắc – đông bắc, tiến xuống nam, lập tổng hành dinh Okinawa - tràn xuống Formosa - chiếm Luzon - khống chế bán đảo Đông Dương - chiếm Malaysia, Miến Điện, Singapore, uy hiếp Tân tây nam, châu úc. Năm 1974- 2012, ngược lại, Trung cộng lấy Biển Đông (Nam Hải) làm bàn đạp tiến ngược lên đông bắc, thọc qua tây Thái bình dương. 
(4) Nhớ lại năm 1944, khi Thống tướng Mc Arthur thất bại ở Philippines tháng 3/1942) chạy sang Melbourne Úc, ông nói câu lịch sử: ”I shall return”-Tôi sẽ trở lại! MacArthur đổ bộ lên đảo Leyte vào ngày 20/10/1944 tổng tư lệnh hai Hạm đội Thứ ba và Thứ bẩy thư hùng chiến thắng hạm đội hùng hậu số một của Nhật tại vịnh Leyte Gulf . Quân sử hải quân thế giới đánh giá trận Leyte Gulf là trận hải chiến lớn nhất thế giới. Sau chiến thắng quân Nhật ở Phi, dân Phi coi Thống Tướng McArthur như vị anh hùng dân tộc của họ.
(5) Thông tin về việc Trung cộng vẽ ra vùng “nhận dạng phòng không biển Hoa Đông” làm nhiều người giật mình. Thật ra, các nhà quân sự quốc phòng không gian đã nhìn thấy “vùng nhận dạng chủ quyền không gian” từ khuya. Vì chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia phải bao gồm cả chủ quyền trên không, đại dương và đất liền; tuy nhiên do thời điểm thực hiện quyền chủ quyền nêu trên chưa tới lúc nóng bỏng hoặc là chưa đủ khả năng kiểm soát do còn yếu kém về kỹ thuật vũ khí nên ít ai để ý. Cứ xem vụ U 2 của Mỹ bay qua Nga, vụ thám thính cơ của Mỹ buộc phải hạ cánh ở Hải Nam, vụ phi công Lý Tống với chiếc Cesna nhỏ bé bay tới “vùng nhận dạng không gian” Cuba thả truyền đơn, cũng ông Lý Tống nhà ta thả truyền đơn ở không gian Saigon. Vụ “nhận dạng không gian biển Hoa Đông” có thể được hiểu thêm rằng Trung cộng xác định vùng nhận dạng không gian Hoa Đông chính là xác định quyền chủ quyền từ trên không xuống tài nguyên đáy biển và quần đảo Senkaku./

RFI Thứ su 10 Thng Ging 2014

Biển Đông : Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá

image057
Ảnh minh họa : Đánh cá giờ phải xin phép Trung Quốc ?

Reuters

Thanh Phương

Hôm nay, 10/01/2014, Philippines, Việt Nam và hôm qua Hoa Kỳ đã lên án các quy định mới của Bắc Kinh buộc các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương Trung Quốc khi hoạt động ở phần lớn vùng Biển Đông. Các quy định nói trên đã được thông qua từ năm ngoái và đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đã yêu cầu phía Trung Quốc ngay lập tức làm rõ những quy định mới về đánh cá mà chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra. Đối với Manila, luật mới này củng cố đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên phần lớn vùng Biển Đông, còn được gọi là bản đồ đường lưỡi bò, nằm lấn sang lãnh hải của Việt NamPhilippines.

Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định hành động nói trên của Trung Quốc là một sự « vi phạm thô bạo » công pháp quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Ngoài ra, theo Manila, luật mới của Trung Quốc còn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và tự do đánh cá của tất cả các quốc gia trên vùng biển sâu, như quy định của Công ước LHQ về Luật biển ( UNCLOS ).

 Về phần Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị hôm nay cũng đã phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, cũng như phản đối thông báo ngày 24/12/2013 của Trung Quốc về thời gian nghỉ đánh bắt cá tại một số khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.

 Theo ông Lương Thanh Nghị những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) ».

Theo tin báo chí trong nước hôm nay, Hội Nghề cá Việt Nam cũng vừa có văn bản phản đối việc Trung Quốc cản trở ngư dân đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Chủ tịch Trung ương Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói : « Trước đây, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 1/1974). Sự việc lần này thể hiện rõ ý đồ hợp lý hóa việc xâm lược trước đây của Trung Quốc và đây là ý đồ lâu dài cho việc tiếp tục mở rộng xâm lược vùng biển của Việt Nam. »

Còn Hoa Kỳ hôm qua cũng đã lên án những quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông là « mang tính khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng ». Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, luật mới này làm nhằm khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn vùng Biển Đông, mà Bắc Kinh không hề đưa ra giải thích nào, cũng như không dựa trên pháp lý quốc tế nào. Bắc Kinh hôm nay, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, đã bác bỏ lời chỉ trích nói trên của Mỹ.

 Theo hãng tin AP, chính quyền “thành phố Tam Sa” ngày 01/01 vừa qua đã mở một cuộc diễn tập huy động 14 tàu và 190 người thuộc nhiều lực lượng, với kịch bản là ngăn chận những hoạt động đánh cá « trái phép »./

RFI Thứ năm 09 Tháng Giêng 2014

Biển Đông : Bước leo thang mới của Trung Quốc nhắm vào Việt NamPhilippines ?

image058

Tàu cá của Việt Nam tại Biển Đông. Ảnh minh họa.

Reuters

Trọng Nghĩa

Sự kiện chính quyền tỉnh Hải Nam âm thầm biến khu vực bên trong đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông thành nơi có thể gọi là « vùng cấm tàu cá nước ngoài », đã bị giới phân tích đánh giá là phi pháp, có nguy cơ làm tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Theo một số quan sát viên, quy định mới này chủ yếu nhắm vào hai đối tượng : Việt Nam và Philippines, hai nước ở tuyến đầu trong cuộc tranh chấp chủ quyền mà Trung Quốc đòi hỏi trên Biển Đông.

Theo trang mạng Washington Free Beacon, đã loan tin rất sớm (ngày 07/01/2014) về quy định này, đây là lần đầu tiên mà Trung Quốc luật hóa một cách rõ ràng đòi hỏi chủ quyền của họ trên vùng Biển Đông đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei…

Nhiều nhà phân tích, theo trang mạng nói trên, nhận định rằng động thái Trung Quốc sẽ làm dấy lên những căng thẳng mới trong khu vực. Chuyên gia về Trung Quốc John Tkacik, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, thẩm định : « Đây là một diễn biến thực sự có ý nghĩa, nhưng không phải là bất ngờ ».

Theo chuyên gia này, quyết định của tỉnh Hải Nam nằm trong chiến lược từng bước xiết chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, mà bước trước đây chính là việc công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò rất mơ hồ về mặt pháp lý. Biện pháp cấp tỉnh vừa được ban hành, theo ông Tkacik, có thể là một quả bóng nhằm thăm dò phản ứng của khu vực và quốc tế.

Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là « một hành động leo thang quan trọng của Trung Quốc trong việc áp đặt quyền tài phán của họ trên các vùng mà họ đòi chủ quyền của họ ở Biển Đông », có mục tiêu hợp pháp hóa một loạt những vụ chặn bắt, bắn phá, tịch thu tài sản, bắt nộp phạt mà Trung Quốc đã tiến hành từ trước đây đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.

Theo Giáo sư Thayer, chỗ yếu trong các quy định mới của Trung Quốc chính là tính chất pháp lý. Nếu Trung Quốc thực hiện công việc mà họ gọi là thực thi luật pháp trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, thì các hành vi đó sẽ bị đồng hóa với hoạt động cướp biển do một Nhà nước tiến hành.

Một số chuyên gia đã ghi nhận tính chất bao quát của khu vực nơi Trung Quốc áp dụng các quy định mới. Phải chăng là đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới không phải là mọi nước, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia ?

Đây chính là ý kiến của ông Lâm Úc Phương (Lin Yu-fang), một dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng Đài Loan. Theo nhân vật này, được báo chí Đài Loan trích dẫn hôm 08/01, động thái của Trung Quốc nhắm cụ thể vào Việt Nam và Philippines, vốn bắt đầu tăng cường khả năng quân sự của mình trong khu vực trong những năm gần đây.

Lập luận của dân biểu Đài Loan phải chăng đã được thực tế chứng minh ? Bản tin trên tờ Washington Free Beacon ghi nhận là chỉ mới hôm 03/01, một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa . Đối với tờ báo, đây là hành động đầu tiên của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc nhằm áp dụng quy định mới.

Trong những ngày tới đây, tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ sôi sục trở lại, vì khó có thể nghĩ rằng các láng giềng của Trung Quốc sẽ răm rắp tuân lệnh của chính quyền tỉnh Hải Nam./

Thứ bảy, 11/01/2014

 40 năm trận chiến Hoàng Sa nhìn lại
image059-content 

Trà Mi-VOA 10.01.2014

 

Từ lâu nay, thế hệ trẻ Việt Nam không hề biết nhiều. Giờ đây, nhà nước Việt Nam đã công bố công khai trận hải chiến Hoàng Sa thì tôi nghĩ giới trẻ từ từ họ sẽ biết về những người chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa thế nào, nhưng lực bất tòng tâm vì lực lượng ta ít mà Trung Quốc rất đông.

Cựu chiến binh Lữ Công Bảy

Năm nay kỷ niệm tròn 4 thập niên trận hải chiến Việt-Trung khi Bắc Kinh đưa quân sang đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng giêng năm 1974.


74 chiến sĩ hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa thời bấy giờ đã oanh liệt ngã xuống trong cuộc chiến ngày 19/1 trước đội quân xâm lược hùng mạnh từ phương Bắc.

Trong khi Trung Quốc lâu nay tưởng niệm-vinh danh những chiến sĩ của họ tử trận trong cuộc hải chiến Hoàng Sa, những người lính Việt hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước trong trận chiến này chưa hề được Việt Nam ghi công chỉ vì họ không phải là binh sĩ của chế độ CHXHCN Việt Nam hiện nay.

40 năm qua, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa 1974 vẫn chưa chính thức được đi vào sử sách giáo khoa của nhà nước Việt Nam. Các liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược ấy vẫn chưa được vinh danh chính thống như các liệt sĩ chống Mỹ, chống Pháp khác tại Việt Nam.

Sự ghi ơn đối với những người hy sinh vì lãnh thổ dân tộc ở Hoàng Sa có chăng chỉ qua sự truyền miệng từ các nhân chứng lịch sử còn sống, qua các hoạt động tưởng niệm của các hội nhóm yêu nước.

Ở cấp độ nhà nước, sự công nhận đối với trận chiến Hoàng Sa xem chừng chỉ mới dừng lại ở một vài bài viết trên truyền thông nhà nước thời gian gần đây mà chính thức là tháng Giêng năm ngoái, cuộc chiến này chính thức được tưởng niệm lần đầu tiên bởi một tờ báo của nhà nước là báo Thanh Niên.

Cựu chiến binh Lữ Công Bảy, người có mặt trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 trực tiếp tham gia trận chiến Hoàng Sa 1974, chia sẻ cảm nghĩ với VOA Việt ngữ:

“Từ lâu nay, thế hệ trẻ Việt Nam không hề biết nhiều. Giờ đây, nhà nước Việt Nam đã công bố công khai trận hải chiến Hoàng Sa thì tôi nghĩ giới trẻ từ từ họ sẽ biết về những người chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa nhưng lực bất tòng tâm vì lực lượng ta ít mà Trung Quốc rất đông.”

Bà Huỳnh Thị Sinh, vợ liệt sĩ Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10 hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa, nói thân nhân các liệt sĩ chống Trung Quốc năm 1974 không hề được hưởng các chính sách trợ giúp, đãi ngộ của nhà nước.

Niềm an ủi trước nay đối với họ, theo lời bà Sinh, là sự chia sẻ từ những người Việt ái quốc trong nước lẫn hải ngoại:

"Đau buồn nhưng cũng vui mừng vì các anh em ở phương xa cũng còn biết tới, dành tình cảm cho anh Thà. Những người đồng bào yêu nước muốn bảo vệ Hoàng Sa cũng gọi điện thăm hỏi. Những việc này không từ nhà nước, từ anh em đồng bào bên ngoài. Tôi đâu được ai trong nhà nước mới này giúp đỡ đâu cô."

Những người lính đã mang xương máu của mình bảo vệ Hoàng Sa 40 năm về trước ôm ấp một nguyện vọng được lịch sử đối xử công bằng, không vì quyền lợi cá nhân, mà vì các thế hệ yêu nước tiếp nối sau này.

Cựu chiến binh Lữ Công Bảy nói:

“74 người đã hy sinh thật ra họ đâu phải bảo vệ cho tổ chức nào, mà họ đã bảo vệ cho tổ quốc Việt Nam. Lẽ ra lịch sử phải công bằng. Họ phải được vinh danh trước mọi người. Tôi mong một ngày nào đó những người bạn của tôi sẽ được phục hồi danh dự, tức là được ghi vào sử sách. Tôi chỉ ước mong được như vậy thôi. Phải nói những người đó đã bảo vệ cho Việt Nam được độc lập, tự do, cho lãnh thổ của Việt Nam. Mong nhà nước công nhận những liệt sĩ đó là những người đã bảo vệ tổ quốc.”

Trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, lực lượng Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc mỗi bên có 4 chiến hạm tham chiến.

Về tổn thất nhân mạng, phía Việt Nam có 74 binh sĩ tử trận. Phía Trung Quốc có 18 binh sĩ thiệt mạng. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong được nhà nước Trung Quốc phong danh hiệu Anh Hùng và được tặng Huân chương Hạng nhất.

Trung Quốc chiếm đóng toàn phần quần đảo Hoàng Sa từ đó đến nay.

Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa năm nay, trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều lời kêu gọi đóng góp ủng hộ thân nhân của các binh sĩ tử trận để tỏ lòng tri ân đối với những người bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong số này có nhóm NO-U Sài Gòn với kế hoạch thăm và tặng quà Tết gia đình các quân nhân trong cuộc chiến.

Những năm gần đây xuất hiện một số ý kiến trong nước đề nghị nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận các binh sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh trong trận Hoàng Sa là liệt sĩ. Trong số những lời kêu gọi có kiến nghị của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người đang thọ án 7 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Các nhà quan sát cho rằng để đối phó với các hành động bành trướng từ Trung Quốc giữa bối cảnh căng thẳng Biển Đông leo thang, nhà nước Việt Nam cần quy tụ cả sức mạnh nội địa lẫn quốc tế, đoàn kết lòng dân trong nước kết hợp với sự ủng hộ của bạn bè thế giới để chống chọi với bản đồ đường lưỡi bò đầy tham vọng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Vấn đề Hoàng Sa hiện nay có vai trò thế nào đối với an ninh của Việt Nam và cả khu vực? Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, nhà nghiên cứu và giảng dạy về Châu Á học thuộc đại học Maine (Hoa Kỳ), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhận định:

“Hoàng Sa là vấn đề rất quan trọng về khía cạnh chủ quyền, an ninh cho khu vực, và về luật pháp. Về mặt luật pháp, nếu mình để càng lâu, Trung Quốc càng có thời gian. Sau này nếu có đem ra tòa kiện được, người ta cũng cho rằng Trung Quốc đã chiếm đóng lâu rồi, người ta không muốn làm lộn xộn vấn đề. Cho nên, mình phải dùng vấn đề an ninh khu vực. Chẳng hạn lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc gần đây rõ ràng là sự đe dọa an ninh cho cả thế giới chứ không phải chỉ cho một nước Việt Nam. Nếu hai nước bị thiệt hại nhiều nhất là Việt NamPhilippines đẩy mạnh vấn đề thành trách nhiệm chung của thế giới thì tôi nghĩ có thể giải quyết sớm vấn đề.”

Giáo sư Long cho rằng Việt Nam là nước phải đứng ra kiện Trung Quốc vì quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và khi chiếm đóng, Trung Quốc còn giết người Việt Nam.

Nhưng vẫn theo lời ông, để thành công, Việt Nam cần đẩy mạnh khía cạnh quốc tế của vấn đề, buộc Liên hiệp quốc phải xét xử vụ này vì đây không phải chỉ là chủ quyền lãnh thổ mà là vấn đề an ninh biển, ảnh hưởng đến Luật Biển Liên hiệp quốc.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long tiếp lời:

“Trách nhiệm và quyền lợi của Mỹ bây giờ rất rõ trong vấn đề này. Trong khi đang tìm cách đối phó, Mỹ cần sự giúp đỡ của các nước như ở Đông Nam Á có quyền lợi bị đe dọa. Cho nên các nước cần tìm cách áp lực Mỹ hay giúp Mỹ có cớ để giữ an ninh trong khu vực. Việt Nam là nước có lãnh thổ, lãnh hải dài nhất ở Biển Đông nên tiếng nói của Việt Nam có sức nặng. Nếu không, sẽ xảy ra sự cố."

Một cuộc hội thảo đánh dấu 40 trận hải chiến Hoàng Sa sẽ diễn ra tại đại học Havard Hoa Kỳ vào ngày 11/1 với sự tham dự của nhiều học giả danh tiếng, trong đó có Giáo sư Ngô Vĩnh Long./

30 Tháng Ba 2014(Xem: 19681)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 18875)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 20145)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 18642)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 24277)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 18535)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 18384)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 165079)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 21199)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 21514)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18649)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 16620)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17193)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 16208)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16989)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 17264)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 19758)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 17053)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 16983)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17727)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.