Hiroyuki Noguchi: Cam Ranh nối Subic: “Thanh kiếm cắt đứt lưỡi bò 9 đoạn” / Gs Nguyễn Văn Canh: Công hàm Phạm Văn Đồng - Hoa Kỳ và An ninh Biển Đông

26 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 19511)

 

Hiroyuki Noguchi (Chuyên gia Nhật): Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”

image077-content

Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.

 

Trong bài viết mới đây trên nhật báo “Sankei Express” của Nhật Bản, chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi đã thẳng thắn vạch ra âm mưu đen tối của Bắc Kinh khi đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) bao trùm tới 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, để tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

Hiroyuki Noguchi viết, “Đáng chú ý là nếu dùng một cái que xiên lưỡi bò này từ Đông sang Tây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Trung Quốc đang có ý đồ nhòm ngó hai quân cảng quan trọng là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines”.

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp Việt-Mỹ trước các tướng lĩnh trên tàu hậu cần của Hải quân Mỹ khi đó đang neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Năm 2012, Việt Nam cũng cho biết sẽ chấp nhận để tàu chiến Nga neo đậu ở Cam Ranh.Trong bối cảnh đó, Việt Nam tuyên bố chính thức mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự như tàu sân bay và tàu ngầm nước ngoài neo đậu. Một khi cả Nga và Mỹ đều sửa chữa và tiếp vận ở vịnh Cam Ranh thì hiệu quả kiềm chế Trung Quốc là rất lớn.

Theo “gợi ý” của ông Hiroyuki Noguchi, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò. Năm 2010, Việt NamPhilippines đã ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng. “Khi cả Hà Nội và Manila cùng tăng cường thế trận “chung chiến hào” để phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ phải tính chuyện sử dụng sao cho hiệu quả nhất cả hai quân cảng Cam Ranh và Subic trong thế trận này”, ông Hiroyuki Noguchi kết luận./

image075-content 

Toàn cảnh vịnh Cam Ranh trước năm 1975

 

image078_0

Cảng Cam Ranh trước năm 1975

“Tiếng nói tự do của người dân Việt Nam

 

Hội Luận ngày 19/1/2014 từ 12 giờ trưa đến 3 giờ 15

 

(edited)

 

PHẦN I.

 

Linh Mục Phạm Sơn Hà ở Đức giới thiệu

 

Kính chào Quí vị và các anh chị trên Diễn Đàn.

 

Hiện nay ở trong nước, từ trí thức đến thường dân gồm cả truyền thông của Đảng đang nêu ra một cách sôi nổi là trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 của Hải quân VNCH chống trả lại hải quân Trung cộng tiến chiếm Hoàng Sa. Trung cộng tung ra một hạm đội hùng hậu gồm 11 tàu chiến và khoảng 30 tầu, thuyền hỗ trợ trong cuộc xâm lăng quần đảo. Hải quân VNCH chỉ có 4 chiến hạm được điều động tới bảo vệ.

 

Trong cuốn Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyên Dân Tộc, in lần 3 , tháng 4 năm 2010, trang 69, Giáo sư Nguyễn văn Canh viết “Ngay trong những phút giao chiến đầu tiên, lực lượng hải quân VNCH đã bắn chìm soái hạm 274 của TC . Toàn thể Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch dưới quyền điều động của Đô Đốc Phương quang Kính, tư lệnh phó Hạm Đội Nam Hải, kiêm Tư Lệnh Mặt Trận, cùng với 4 Đại tá, 6 Trung tá trong số này có 4 hạm trưởng, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp uý và một số thuyền viên trên tàu tử trận. Hộ tống hạm 271 của TC, và 2 trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng về sau bị phế thải, 4 ngư thuyền bị đánh chìm…”

 

Phía VN 74 anh hùng Hải quân VNCH bị tử thương trong đó có Hạm Trưởng, chiến hạm Nhật Tảo, HQ 10, Thiếu tá Nguỵ văn Thà và Hạm phó Đại uý Nguyễn thành Trí. 42 người bị bắt làm tù binh. Chiếc HQ 10 bị trúng đạn, rút ra ngoài vòng chiến, rồi bị chìm. Hạm trưởng Nguỵ văn Thà quyết định từ chối xuống thuyền bỏ chạy dù bị thương và đã chết theo tàu...

 

Gương hi sinh anh dũng cũa chiến sĩ Hải quân Việt nam Cộng Hoà trong sứ mệnh bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ phải được đề cao và ghi nhận đời đời trong lòng dân tộc. Liệu có ai không hãnh diện về các hi sinh cao quí của các anh hùng Nguỵ văn Thà, Nguyễn thành Trí và 72 chiến sĩ hải quân VNCH ấy? Chỉ có lãnh đạo Việt cộng từ đó đến nay hoặc ngấm ngầm ngăn cản làn sóng ghi ơn này của con dân nước Việt , hoặc giữ thái độ im lặng để được an toàn với quan Thày Trung Cộng. Lòng can trường và quyết chí hi sinh mạng sống của các tử sĩ VNCH nói trên quả là tấm gương sáng cho mọi người. Điều này trái ngược hẳn với thái độ và hành vi ươn hèn, và còn nối giáo cho giặc ngoại xâm của các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt nam, và của cái gọi là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân của Hồ chí Minh. Ngay cả đến suốt thời gian TC xua quân xâm lăng, Cộng Sản Bắc Việt cũng giữ thái độ im lặng. Một điều nực cười là trong suốt thời giam cuộc chiến xảy ra, một quan thày khác của Đảng Cộng Sản Việt nam là Liên Bang Sô Viết đã cho Đài phát thanh Mạc Tư Khoa lên án cuộc xâm lăng ấy. Và tập đoàn lãnh đạo đàn em của Hồ không nắm bắt lấy cơ hội nhờ lãnh đạo Liên Bang Sô Viết giúp đỡ để bảo vệ lãnh thổ.

 

Hôm nay, 19 tháng 1 năm 2014 là ngày kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng, sau một cuộc chiến đấu anh dũng ấy của Hải quân VNCH. Để vinh danh các chiến sỹ anh hùng, đã xả thân bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ mà ông cha chúng ta đã đổ bao xương máu bảo vệ và để lại giải sang sơn gấm vóc này cho đến ngày nay.

 

Vì đã có nhiều đoàn thể nói lại về trận chiến oai hùng này, nên chúng tôi đề nghị sẽ nói tới một số vấn đề khác nhưng có liên hệ, góp phần cắt nghĩa tấm gương sáng của các chiến sĩ ấy để nói lên ý nghĩa đích thực của sự hi sinh này. Đó là:

 

Chủ đề I: Vài vấn đề liên quan đến Biển Đông trong đó có Hoàng Sa

Trường Sa; Đó là Công Hàm Phạn văn Đồng với Tình trạng Biển Đông hiện

nay.

Chủ đề II: Dự tính của Hoa Kỳ là gì giúp ngăn chặn các âm mưu bành trướng của Trung Cộng hiện nay.. Đó là Hoa Kỳ và An Ninh Á Châu.

 

Hôm nay, Diễn Đàn một lẫn nữa hân hoan chào đón GS Nguyễn văn Canh trong buổi Hội Luận này.Chúng tôi có vài lời giới thiệu về GS Nguyễn văn Canh.

 

Cho đến năm 1975, GS Canh là Giaó sư Ban Công Pháp, Đại Học Luật Khoa, Sàigon. Ông cũng là thuyết trình viên các trường Cao Đẳng Quốc Phòng, và trường Chỉ Huy và Tham Mưu Quân Lực Việt nam Cộng Hoà. Tại Hoa Kỳ, Giáo sư nguyên là Học giả Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình, Đại Học Stanford, tiểu bang California và nay là Chủ Tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ .Trước khi đi vào nội dung buổi thảo luận, xin Giáo sư nói qua về Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ mà Giáo sư là Chủ Tịch. Cách đây 3 năm, vào dịp tháng 1, Giáo sư phát động ngày Hoàng Sa Toàn Cầu để vinh danh các chiến sĩ Hải Quân Việt nam Cộng Hoà nhân dịp Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng . Tại Đức, chúng tôi hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo sư, và nhân dịp tôi có hân hạnh được biết Giáo sư. Tôi rất khâm phục về kiến thức của Giáo sư và thấy Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ có một vai trò rất lớn và đã có đóng góp quan trọng cho dân tộc.

 

Trước khi đi vào đề tài, chúng tôi yêu cầu Giáo sư nói qua về Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thỏ.GS Nguyễn văn Canh:

 

Vào khoảng tháng 4 năm 1994, Cố Giáo sư Nguyễn khắc Kham ở San Jose, CA điện thoại cho tôi, nói rằng “ tôi có một bài báo viết nằng tiến Tàu, nói về một Hội nghị tại Đài Loan, trong đó có 10 học giả từ Hoa Lục sang và khoảng 100 học giả địa phương. Họ họp 2 ngày và cuối cùng họ lên tiếng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Hoa Lục. Họ kêu gọi Hoa Kiều trên khắp thế giới giúp đỡ họ tìm kiếm bằng chứng để chứng minh chủ quyền của người Tàu trên vùng này.” Giáo sư Kham nói thêm rằng “ lúc nào rảnh Giáo sư xuống gặp tôi về việc này”Cố Giáo sư Kham là thầy tôi. Vì vậy, tôi ghé thăm Giáo sư để xem Giáo sư nói gì. Giáo sư Kham nói “ Chính quyền Cộng sản Việt nam là kẻ bán đất, nên họ lặng yên. Trí thức trong nước phải có một thái độ về việc này. Họ cũng im luôn. Bọn Tàu, Quốc Cộng Trung Hoa chúng chống nhau, nhưng chúng lại hợp tác với nhau về vấn đề này. Ở hải ngoại. Mình không thể ngồi yên.” Giáo sư nói rằng tôi phải lên tiếng về việc này. Tôi đề nghị Giáo sư Kham lãnh đạo và tôi sẽ theo. Giáo sư Kham nói rằng người phải làm là tôi.Theo khuyến áo của GS Kham,, tôi triệu tập khoảng 30 trí thức đến họp vào ngày 22 tháng 6 năm 1994 tại một phòng họp thuộc Viện Nghiên Cứu Hoover Về Chiến Tranh Cách Mạng và Hoà Bình tại Đại Học Stanford, nơi tôi làm việc.

 

Nhóm này được mệnh danh là Nhóm trí Thức Hải Ngoai lên tiếng phản bác Tuyên Cáo của các học giả người Tàu vê chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, xác nhận chủ quyền của Việt nam về phương diện lích sử và pháp lý. Ít lâu sau, thỉnh thoảng tôi được tin qua báo chí Tàu cho biết có một học giả nọ tìm thấy một mảnh bát ở trên một đảo của Trường Sa, rồi một học giả kháthấy một mảnh lọ vỡ năm trên một đảo khác. Vì thế tôi nghĩa tới có một tổ chức thường trực để đối phó với bấn đề này. Do đó một năm sau, Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ ra đời. Uỷ Ban này gốm GS Vũ quốc Thúc, GS Nguyễn cao Hách, LS Vũ ngoc Tuyên, LS Võ văn Quan và tôi.

 

Một cánh tay đắc lực của Uỷ Ban là Center For Vietnam Studies, được lập từ 1987 để tiếp sức cho tôi làm việc nghiên cứu, tồn trữ rài liệu, nay được giao thêm nhiệm vụ về Hoàng Sa- Trường Sa ( hay Biển Đông). Đến năm 2007, khi Trung cộng lập huyện Tam Sa để quản trị 2 quấn đảo này của Việt nam, Uỷ Ban Lãnh Thổ lấp thêm Uỷ Ban Hoàng Sa.

 

Mục đích của Uỷ Ban Lãnh Thổ là sưu tầm, đánh giá, phân tích, tổng hợp, giải đoán các tài liệu liên hệ, phổ biến và lưu trữ tại nhiều nơi, nhất là một số Trung Tâm Nghiên Cứu để cho bất cứ ai cần có thể sử dụng trong hiện tại, kể cả trong tương lai xa, như 100 năm tới. Về phổ biến, Uỷ Ban cung cấp tài liệu cho các giới chức trong chính quyển Hoa Kỳ để họ biết ( thường viết bằng Anh Ngữ). Uỷ Ban có 8 đường giấy chuyển tin bằng các phương tiên khác nhau, kể cả điện tử vào trong nước. Uỷ Ban biết rằng nhiều nơi nhận được an toàn. Các giới trong nước cần được thông tin đầy đủ, được cung cấp các bản nghiên cứu đứng đắn, như thế việc đâu tranh hữu hiệu hơn.

 

-Đã phổ biến 2 cuốn 1) Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, 2) Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Bắc Kinh. Có hơn 30 bản đồ, và phần lớn là cổ, vẽ từ thế kỷ thứ 16, chứng minh chủ quyền Việt nam trên vùng biển này, với hơn 100 bức hình chụp cơ sở quân sự , đồ sộ được xây cất trên quần đảo Hoàng Sa và độ 40 hình chụp các căn cứ quân sự kiên cố xây trên các bãi đá ngầm, mọc sừng sững trên biển, trong số 16 đảo trong vùng quần đảo Trường Sa mà TC chiếm đoạt từ 1988.

 

-Cũng đã phổ biến cuốn Bạch Thư về Âm Mưu Bành Trướng của Bắc Kinh với sự Đồng Loã của Đảng Cộng Sản VN. Một bản tài liệu nghiên cứu liên hệ khác như bản Phản Đối Chủ Nghĩa Bá Quyền Trung Cộng có sự tiếp tay của CSVN với các Bản Đồ về bành trướng bao coi tất cả Á Châu (ngoại trừ Nhật Bản) là lãnh thổ của chúng , và bản đồ phòng thủ trên Thái Bình Dương. Các tài liệu này đã được gửi cho các nhà lãnh đạo tối cao Liên Hiệp Quốc. ….

 

-Từ 1994, khoảng 60 bản tiếng về các vấn đề liên hệ đến Chủ Quyền Việt Nam trên Biển Đông và trên đất liền cũng đã được công bố….

 

LM Sơn Hà: Tiếp theo đây, Xin Gíao sư Canh đi vầ đề tài.

 

GS Canh:

 

CHỦ ĐỀ I: CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ

 

HIỆN TRẠNG BIỂN ĐÔNG

 

I. CÔNG HÀM CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VỀ HOÀNG SA-

TRƯỜNG SA:

 

Bằng chứng quan trọng và duy nhất mà Trung Cộng (TC) dựa

 

vào đó để biện minh rằng chúng có chủ quyền là văn thư của

 

Phạm văn Đồng chuyển nhượng Hoàng Sa và Trường Sa cho TC.

 

Nó chính là nguồn gốc của mọi vấn đề tại Biển Đông hiện nay.

 

Biện minh này của TC được công khai nhắc đi nhắc lại để công

 

chúng và quốc tế hiểu. Một thí dụ điển hình trong tuần lễ bắt đầu

 

ngày 14 tháng 9 năm 2008, Toà Đại Sứ Trung Cộng tổ chức một

 

buổi lễ long trọng ngay tại Hà nội để kỷ niệm 50 năm ngày ký

 

công hàm ấy, nhắc nhở nhà cầm quyền Hà nội và dân chúng Việt

 

nam nhớ lại sự việc này.

 

NỘI DUNG CÔNG HÀM

 

Chúng ta biết rằng, với tư cách Thủ Tướng của Chính Phủ Hồ

 

chí Minh, Phạm văn Đồng gửi một công hàm cho Chu ân Lai đề

 

ngày 14 tháng 9 năm 1958 công nhận quyết định của Trung Cộng

 

mà 10 ngày trước đó TC tuyên bố về chủ quyền của chúng trên

 

các quần đảo này.

 

Trước hết, tôi nhắc lại Công hàm của Phạm văn Đồng:

 

 

 

Thủ Tuớng Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà

 

Thưa Đồng chí Tổng lý,

 

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

 

 

 

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán

 

thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ

 

nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận

 

của Trung-quốc.

 

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết

 

định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm

 

triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong

 

mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt

 

bể.

 

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân

 

trọng./.

 

Ngày 14 tháng 9 năm 1958.

 

 

 

Văn thư này được Phạm văn Đồng tự nguyện viết để trả lời

 

Bản Tuyên Bố đơn phương của Chu ân Lai.

 

 Bản tuyên bố của Chu ân Lai đề ngày 4 tháng 9 nói gì?

 

Bản Tuyên bố này gồm 4 điều khoản và điều khoản I được

 

viết như sau:

 

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung

 

Quốc về Lãnh Hải

 

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân

 

Trung Quốc là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho toàn lãnh

 

thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất

 

Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan….

 

và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần

 

đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo

 

khác thuộc Trung Quốc.

 

……………….

 

Tóm lại, nhân dịp xác nhận giới hạn lãnh hải mà mỗi

 

quốc gia hải cận thường làm, Trung cộng qua Bản Tuyên cáo

 

này lại đơn phương công khai tự nhận chúng có chủ quyền

 

trên Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) của Viẽt nam.

 

Đáp ứng lời tuyên bố đơn phương ấy, Thủ tướng của Viêt

 

Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Phạm Văn Đồng gởi văn thư ấy đến

 

Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính

 

Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết

 

định này”.

 

Như vậy, VC nhìn nhận Trung Cộng có chủ quyền trên 2 quần

 

đảo ấy.

 

NGUYÊN NHÂN NÀO ĐƯA TỚI SỰ CHUYỂN NHƯỢNG CHỦ

 

QUYỀN CHO TRUNG CỘNG

 

Đây rõ ràng là hành vi bán nước. Tại sao Lãnh đạo VC có

 

hành vi như vậy?

 

Ngay từ 1979, theo Tạp Chí Kinh tế Viễn Đông số

 

ra ngày 16/3/1979, vì công luận ngạc nhiên về sự công

 

nhận cho Trung cộng chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường

 

Sa, Phạm văn Đồng đã biện minh rằng “Lúc đó là thời kỳ

 

chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”. Biện minh đó lại

 

gây thêm thắc mắc, vì lẽ trong khu vực này vào thời kỳ ấy,

 

không có một cuộc chiến tranh nào xảy ra.

 

Rồi phải tới năm 1992, trước sức ép của công luận

 

về hành vi này, Nguyễn mạnh Cầm, với tư cách Bộ trưởng

 

Ngọai Giao của Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà khai triển thêm

 

lời phát biểu về ‘cuộc chiến tranh’của Đồng trong cuộc họp

 

báo vào ngày 2 tháng 12 năm 1992, do hãng Thông Tấn VN

 

tường thuật ngày 3 tháng 12, như sau:

 

“ Bản Tuyên bố trước đây của lãnh đạo chúng tôi được

 

công bố trong hoàn cảnh sau đây: Với Hiệp Định Genève vào

 

năm 1954, phần lãnh thổ phía Nam Vĩ Tuyến 17, gồm cả 2

 

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản trị của

 

chính quyền Miền Nam. Hơn nữa, Việt nam phải tập trung mọi

 

lực lương cho mục tiêu cao nhất để chống cuộc chiến tranh

 

xâm lược của Mỹ ngõ hầu bảo vệ độc lập quốc gia, cần có hậu

 

thuẫn của các bạn bè khắp thế giới. Trong khi đó, các mối quan

 

hệ Việt Trung rất thắm thiết và hai quốc gia tin cậy lẫn nhau.

 

Trung Hoa đã thuận cung cấp cho Việtnam một yểm trợ đồ sộ

 

và viện trợ vô giá. Trong bối cảnh đó và bắt nguồn từ nhu cầu

 

cấp bách kể trên, việc lãnh đạo của chúng tôi công nhận chủ

 

quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Hoa đòi hỏi là

 

điều cần thiết để ngăn ngừa đế quốc Mỹ dùng các hải đảo tấn

 

công chúng tôi, vì nó phục vụ trực tiếp cuộc chiến đấu bảo vệ

 

độc lập và tự do của tổ quốc.

 

Sự công nhận ấy không có dính dáng gì đến nền tảng

 

lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai

 

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

 

Như vậy, Nguyễn mạnh Cầm đã khai triển rõ hơn vềc

 

cuộc “chiến tranh” mà Phạm văn Đồng nêu ra. Đó là cuộc

 

chiến tranh xâm lược của Mỹ. Nhằm vào cái mà gọi là bảo

 

vệ độc lập quốc gia, Hồ đã phải nhượng bộ theo đòi hỏi

 

của Mao là cho Phạm văn Đồng chuyển nhượng 2 quần

 

đảo ấy cho Mao với danh nghĩa là ngăn ngừa đế quốc Mỹ

 

dùng hai quần đảo ấy tấn công Việt nam.

 

Tập San Kinh Tế Viễn Đông số ra ngày 16 tháng 3 năm

 

1979 kể trên nhận xét về vấn đề này: “Những gì xảy ra ngày

 

nay có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn

 

xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.

 

Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn

 

xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do

 

rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của

 

Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một

 

nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã dùng một ‘tiểu xảo’ để lừa

 

dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào

 

thoát được khỏi bàn tay của Trung Quốc, trong khi họ lại

 

phải theo cách ‘đổi mới’ của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa

 

xã hội.”

 

“Do sự hồ hởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho

 

cả hai miền Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế

 

cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng,

 

nhượng một phần đất “tương lai sẽ có” để cho Trung Quốc,

 

dù biết không chắc gì có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt

 

Nam.

 

 “ Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng

 

làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt

 

Nam, ngay cả việc bán đất? Bán đất trong thời chiến và khi

 

cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó

 

bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh”.

 

Frank Ching trong Tạp Chí này trong số ra ngày 10,

 

1994 kết luận:

 

“Rõ ràng là Hồ chí Minh qua tay của Phạm văn Đồng

 

đã dâng hiến cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa một cái

 

“ bánh ngọt to lớn” (món quà quá hậu hĩ) vì lúc đó Họ Hồ

 

đang chuẩn bị xâm lăng Miền Nam. Hồ cần viện trợ to lớn

 

và đã nhắm mắt chấp nhận mọi điều kiện Bắc Kinh đưa

 

ra. Thật là rất dễ cho Hồ chỉ bán trên giấy hai quần đảo

 

ấy vì vào lúc đó thuộc Miền Nam.”

 

Tóm lại, riêng về hai quần đảo này, thì một tay đại gian

 

hùng như Hồ chí Minh, dù rất khôn ngoan, thành thạo dùng

 

tiểu xảo trong mọi trường hợp, nay gặp phải Trung cộng là

 

bậc Thày thâm độc lừa lại vì lẽ TC biết rằng Hồ đâu có làm

 

chủ 2 quần đảo ấy vào lúc đó. Hơn nữa, Trung Cộng theo

 

truyền thống bành trướng của của Hàn Tộc nên có thể “mai

 

phục tường kỳ” dù mất 100 năm chờ cơ hội thuận tiện đánh

 

chiếm “vật” ấy. Vì trí đoản, Hồ chỉ biết và quen dùng mưu

 

thuật nhằm đạt chiến thắng nhất thời, như chỉ tìm kiếm ít lợi

 

lộc trước mắt, nên đã bị mắc kẹt trong vụ này. Về sau, việc

 

biện hộ rằng vì bị chiến tranh, vì cần phải bảo vệ tổ quốc

 

chống đế quốc Mỹ xâm lăng, nên đã “tôn trọng quyết định”

 

ấy của Mao là một sự chạy tội, phản ảnh trạng thái trí tuệ u

 

mê của họ Hồ. Không có bóng ma chiến tranh nào, cũng chẳng

 

có đế quốc Mỹ nào hiện diện, hay dình dập để thực hiện âm

 

mưu xâm lăng vào lúc đó.

 

Tuy nhiên, với “yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá” cho Hồ,

 

Mao đã đạt được cả 2 mục tiêu:

 

a)Thụ đắc được 2 quần đảo này một cách hoà bình.

 

Mao không mất một giọt máu để được làm chủ. Ngược

 

lại, Hồ và đồng bọn tỏ ra rất hồ hởi vì hưởng được món

 

viện trợ lớn, mà không thấy mất mát gì.

 

b) Đánh chiếm Miền Nam, Việt nam. Thay vì phải tự

 

mang quân xuống đánh chiếm Nam Việt Nam, Mao

 

không làm nổi và đã dùng Hồ và đồng bọ làm lính tiền

 

phong cho công tác này.

 

Thực vậy, những lời giải thích của Phạm văn Đồng và

 

Nguyễn mạnh Cầm cho thấy điều đó. Sau khi chiếm

 

được Miền Bắc vào năm 1954, Hồ đã lập một dự án bành

 

trướng thế lực cộng sản trên bán đảo Đông Dương trước

 

khi tiến xa hơn. Hồ chia vùng này làm 4 chiến trường :

 

A, Bắc Việt; B, Nam Việt; C, Miên Lào; và D, Thái Lan và

 

Hồ lãnh nhiệm vụ tiền phong thực hiện cuộc chiến tranh

 

này. Đây là một nghĩa vụ cao cả của người Cộng Sản quốc

 

tế.

 

Trong kế hoạch này, B là Nam Việt nam, là mục tiêu đâu

 

tiên. Hồ cần Mao gấp rút “yểm trợ đồ sộ (cần hậu thuẫn

 

của các bạn bè khắp thế giới) và viện trợ vô giá ( tiền bạc,

 

súng ống và các quân dụng khác…) , vì đó là “nhu cầu cấp

 

bách.”

 

Mao biết rằng Nam Việt Nam là bàn đạp để Mao

 

diến xa hơn trong chủ nghĩa bá quyền. Các lực

 

lượng dân tộc Việt, đối kháng với bá quyền Bắc Kinh

 

còn lại nằm ở Nam Việt nam. Mao biết rằng kẻ ngoai

 

xâm như Mao không làm nổi. Hơn 1000 Bắc thuộc đã là

 

những bài học tủi nhục. Cách hay nhất là dùng người bản

 

xứ làm công việc này. Mao đã quá khôn ngoan biến Hồ

 

và các thế hệ tay em trở thành lính đánh thuê, mà các kẻ

 

này không ý thức được vai trò của chúng. Chính những

 

kẻ này gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp

 

giúp Mao tận diệt các thế lực dân tộc Việt thù địch ấy.

 

Trong cuộc chiến này, Hồ và đồng bọn đã không nương

 

tay chém giết tàn bạo đồng bào của họ, tiêu huỷ các giá

 

trị nền tảng của chủ nghĩa dân tộc và các sức mạnh khác

 

chống lại Mao để bảo vệ độc lập và tự chủ của dân tộc.

 

Nếu xét về mọi phương diện như văn hoá, xã hội, lãnh

 

thổ, kinh tế, chính trị…., những gì đã và đang xảy ra trên

 

tòan cõi Việt nam từ thập niên 1950 đến nay, ta có thể

 

thấy âm mưu thực hiện mục tiêu này đã lộ rõ.

 

Hồ và đàn em chiếm được Nam Việt nam vào tháng 4,

 

1975 và cho đến nay chúng vẫn còn đang nỗ lực làm tròn

 

sứ mạng hoặc đặt ách thống trị trên lãnh thổ như xưa kia

 

hay biến Việt nam thành một phần lãnh thổ của Hoa Lục.

 

Liệu nhưng kẻ nội thù nảy có đạt được mục tiêu này hay

 

không?

 

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CÔNG HÀM

 

 Liệu Công Hàm Phạm văn Đồng có giá trị pháp lý để giúp

 

cho TC căn cứ vào đó nhìn nhận chủ quyền trên HS & TS

 

một cách hợp pháp?

 

A. Về nội dung, ‘chuyển nhượng’ trong Công Hàm phải

 

dựa trên tinh thần tự do, trong sáng, minh bạch, bình

 

đẳng, ngay thẳng, …., ngay cả đến động lực của sự công

 

nhận này cũng phải có tính cách chính đáng. Nếu không,

 

hành vi này sẽ bị coi là có hà tì và sẽ trở thành vô giá trị.

 

 

 

a) Không ai có thể chuyển nhượng cho một đệ tam nhân

 

cái gì mà mình không có. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

 

Sa này lúc đó thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng Hòa.

 

Vì không là chủ tài sản, VC không có quyền nhượng cho TC.

 

Hành vi này có thể giải thích là một sự lừa đảo; Hồ có ý định

 

đành lừa TC để được hưởng viện trợ. Ngược lại, Trung cộng

 

biết sự lừa đảo này, nhưng đòi VC phải công khai công nhận

 

sự chuyển nhượng. Mặt khác, đây có thể còn là một sự lạm

 

quyền, một hành vi bất hợp pháp, vì chủ nhân ông tài sản là

 

Việt nam Cộng Hoà, không ban cấp cho Hồ và đồng bọn quyền

 

ấy.

 

b). Hồ và đồng bọn ký công nhận này trong trạng thái

 

tinh thần u mê, không sáng suốt. Phạm văn Đồng viện cớ

 

“vì chiến tranh nên đã phải nói như vậy”. Rồi Bộ trưởng

 

Ngoại giao VC Nguyễn mạnh Cầm còn thêm: “chúng tôi đang

 

dồn nỗ lực vào chống đế quốc Mỹ xâm lược.” Chiến tranh

 

ám ảnh quá mạnh đến trí óc nên chúng mất khả năng phán

 

đoán, vì lúc là thời kỳ toàn thịnh của VC, và không có đế quốc

 

Mỹ nào dình dập để xâm lược, và cũng chẳng có con ma chiến

 

tranh này đe doạ Bắc Việt. Cũng vì u mê, nên chúng mất hết

 

khả năng nhận biết về sự hành động và hậu quả việc làm

 

của sự công nhận ấy. Một người bình thường có thể nhìn thấy

 

hiện nay những gì đang xảy ra ở Biển Đông. Hơn nữa, chúng

 

u mê và mờ mắt vì TC đã chấp thuận viện trợ quá nhiều như

 

Nguyễn mạnh Cầm nhấn mạnh “Trung Hoa đã thuận cung

 

cấp cho chúng tôi một yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá….”,

 

để đáp ứng “nhu cầu cấp bách” là “ chống đế quốc Mỹ xâm

 

lược để bảo vệ tổ quốc”. Cũng vì thế mà hồ hởi quá độ, say

 

sưa và xung phong đóng vai trò của kẻ thừa sai trong âm mưu

 

của Cộng Sản quốc tế ấy cho Mao mà không biết.

 

c) Lầm lẫn vì tin ở lòng tốt của TC. Cầm ca ngợi mối

 

liên hệ ấy là “ các mối quan hệ Việt Trung rất thắm thiết,

 

và hai quốc gia tin cậy lẫn nhau”; Bọn Hồ còn bị lầm vì

 

tưởng “viện trợ đồ sộ và vô giá” là cho không ( bất hoàn

 

trái) để giúp VC, đảng cộng sản anh em xây dựng xã hội chủ

 

nghĩa ở Miền Bắc, và đang chuẩn bị đánh chiếm Miền Nam, rồi

 

từng bước tiến chiếm Đông Nam Á là nghĩa vụ quốc tế; mặt

 

khác, Hồ còn có lầm lẫn khác và thiếu trí tuệ với hiểu biết

 

nông cạn vì tưởng rằng dù có công nhận cho TC có chủ quyền

 

nhưng “vẫn còn chủ quyền lịch sử và pháp lý.”

 

d) Tính chất bất bình đẳng trong hành vi này: “Yểm trợ đồ

 

sộ và viện trợ vô giá” của đàn anh vĩ đại mồi nhử to lớn cho

 

VC là kẻ nghèo đói, tham lam, đang có “nhu cầu cấp bách”

 

để xâm chiếm Miền Nam. Trong bối cảnh này, Hồ đã bị buộc

 

chấp thuận “đòi hỏi” của Trung cộng phải công nhận Hoàng

 

Sa và Trường Sa là của Trung Cộng để đổi lấy viện trợ ấy.

 

e) Động lực công nhận cũng bị dị nghị. Họ Hồ và đồng

 

bọn đã đánh đổi đất đai của dân tộc lấy viện trợ để thực hiện

 

một âm mưu không trong sáng của Đảng Cộng Sản Việt

 

nam: theo đuổi mục tiêu của Cộng Sản quốc tế và dùng làm

 

phương tiên để thực hiện một cuộc chiến tranh xâm lăng. Đó

 

là cuốc chiến tranh huy đệ tương tàn. Và sự kiện này đã được

 

chính Phạm văn Đồng, Nguyễn mạnh Cầm, thú nhận. Nói cho

 

rõ hơn, như lời nhận xét của ký giả Frank Ching của Tạp Chi

 

Kinh Tế Viễn Động đã noi ở trên rằng đây chỉ là ‘dàn xếp mờ

 

ám’ của hai đảng Cộng Sản anh em….

 

Tóm lại, hành vi công nhận của VC được biểu lộ trong Công

 

hàm này bị coi là hà tì. Do vậy, hành vi công nhận ấy không

 

có giá trị.

 

Và chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo này không

 

thể thay đổi.

 

B. Giá trị pháp lý của công hàm của Phạm văn Đồng về

 

phương diện hình thức.

 

Công hàm chỉ là một văn thư hành chánh, trao đổi quan

 

điểm giữa hai chính phủ (hành pháp) của hai quốc gia. Một

 

văn thư hành chánh như vậy lại là văn thư ấy công nhận chủ

 

quyền như trường hợp này không có giá trị trong việc chuyển

 

nhượng chủ quyền lãnh thổ hay lãnh hải. Muốn chuyển

 

nhượng một lãnh thổ, luật pháp quốc tế đòi hỏi phải thục hiện

 

bằng một hiệp ước. Để một hiệp ước có hiệu lực, trước hết,

 

hai bên đối tác phải ký kết một văn kiện về chuyển nhương.

 

Khi nói tới điều này, phải nói rõ trao đổi giữa hai bên như

 

việc mua bán một vật gì đó. Dĩ nhiên, phải có tính cách chính

 

đáng, công khai để cho công chúng hiểu biết và tham gia ý

 

kiến. Kế đó, Quốc Hội mỗi bên phê chuẩn đúng cách văn kiện

 

ấy. Và cuối cùng, nguyên thủ quốc gia phải ban hành đúng

 

cách thì việc chuyển nhượng ấy mới có giá trị. Có một số quốc

 

gia đòi hỏi một điều kiện khó khăn hơn là phải có trưng cầu

 

dân ý của toàn dân về Hiệp ước mua bán lãnh thổ. Thủ tục

 

như vậy biểu lộ ý chí thực sự của toàn dân về vấn đề này. Nếu

 

không được thực hiện như vậy, hành vi ấy bị coi là hà tì và trở

 

thành vô hiệu và bị bác bỏ..

 

C. Hành vi của Trung cộng là bất hợp pháp. Trong bản

 

tuyên bố, họ Chu tự nhận TC đã là chủ 2 quần đảo ấy. Đơn

 

phương tuyên bố làm chủ hai quân đảo như vậy là hành vi

 

bất hợp pháp. TC không bao giờ thụ đắc hợp pháp quyền làm

 

chủ hai quần đảo này. Việt nam đã là chủ từ cả ngàn năm nay

 

và đang còn là chủ. TC là chủ bất hợp pháp một tài sản , thì

 

việc ‘tán thành’/’công nhận’ của Phạm văn Đồng chẳng có giá

 

trị gì..

 

D. Tuyên bố lãnh hải là 12 hải lý theo luật biển và vùng

 

lưỡi bò. Luật biển 1982 cho phép một hải đảo được nới rộng

 

một phần biển là thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế rộng

 

200 hải lý ngoài lãnh hải 12 hải lý, nghĩa là nới rộng lãnh thổ

 

ra biển khơi. Để một hải đảo được quyền này, hải đảo ấy

 

phải có đầy đủ điều kiện như tự sinh tồn (kinh tế) mới được

 

hưởng qui chế ấy. Các đảo trong hai quần đảo này không hội

 

đủ điều kiện của Luật biển 1982. Mặt khác, về phương diện

 

địa lý, hai quần đảo này cách quá xa lục địa Trung Hoa , nhất

 

là Trường Sa cách bờ biển Hoa Lục cả ngàn cây số không thể

 

nào là lãnh thổ Trung Hoa. Khi Chu ân Lai tuyên bố chủ quyền

 

trên Hoàng Sa và Trường Sa với vùng biển 200 hải lý nới rộng

 

như trên, Trung Cộng không thể dựa vào đó để biện minh

 

bản đồ lưỡi bò được phổ biến hồi tháng 6 năm 2006, để rồi

 

nhằm chiếm cả Biển Đông. Hành vi ấy là hành vi của bọn bá

 

quyền, không bao giờ có thể biện minh được.

 

---------------

 

Tóm lại, về phương diện pháp lý, Công hàm của Phạm

 

văn Đồng là một hành vi không có giá trị. Do đó việc Trung

 

cộng viện dẫn công hàm đó để chứng minh chủ quyền chỉ là

 

một cái cớ không chính đáng của kẻ mạnh, theo chủ nghĩa bá

 

quyền.

 

Chính vì Công hàm của Phạm văn Đồng được dùng làm

 

cái cớ để TC chiếm trọn hai quần đảo này. Nay chúng đã có

 

hàng không mẫu hạm, chúng đã xây dựng nhiều căn cứ quân

 

sự trên hai quần đảo để bảo vệ tài sản mà chúng đã đánh

 

chiếm một cách bất hợp pháp trên đó, chúng đã thiết lập cơ

 

quan hành chánh để quản trị và như vậy là chính thức sát

 

nhập toàn bộ Biển Đông vào lãnh thổ Trung Hoa. Vậy VC phải

 

chịu trách nhiệm về vấn đề này và ở vị trí nhà cầm quyền

 

chúng phải làm gì để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa?

 

GIẢI PHÁP ĐÒI LẠI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

 

Đảng Cộng Sản Việt nam phải có trách nhiệm lớn lao để

 

mất Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Cộng. Đây là một

 

tội ác nghiêm trọng đối với dân tộc Việt, vì chúng thực hiện

 

âm mưu bán Hoàng Sa-Trường Sa cho kẻ thù của dân tộc, và

 

không bao giờ có thể được tha thứ.

 

Trước nguy cơ việc Trung Cộng chiếm hữu vĩnh viễn để

 

làm tài sản của chúng như mọi người chứng kiến, để chuộc tội

 

này, ít nhất, Đảng Cộng Sản Việt nam với Cộng Hoà Xã Hội Chủ

 

Nghĩa Việt nam phải làm một vài việc sau đây, làm nền tảng

 

pháp lý cho các thế hệ tương lai đòi lại, nếu không phải bây

 

giờ, nghĩa là phải làm bằng chứng về duy trì tính cách liên tục

 

của chủ quyền. Chỉ có Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

 

mới có danh nghĩa làm việc này.

 

a). Đảng phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa

 

Việt nam công khai tuyên bố huỷ bỏ Văn Thư của Phạm văn

 

Đồng và coi văn thư ấy là vô giá trị. Cũng không cần phải gửi

 

Bản Tuyên Bố như vậy cho Trung Cộng. Hành vi này có thể

 

có hay không cần viện dẫn lý do và tôi nhấn mạnh rằng đơn

 

phương tuyên bố là đủ.

 

 Nếu muốn viện dẫn lý do, VC có thể nói rằng bị TC dụ

 

dỗ như đã được TC hứa cung cấp nhiều viện trợ để xâm lăng

 

Miền Nam; bị mê hoặc vì ý thức hệ, nên đã mù quáng công

 

nhận; bị TC lừa dối nay mới biết rõ sự thật về mưu mô của

 

TC; bị TC áp lực thực hiện Xã Hội Chủ Nghĩa tại Việt nam;

 

bị quá say mê, quá hồ hởi, mất sáng suốt, vì chiến thắng

 

mới thu được vài năm trước đó, nên không đoán trước được

 

những gì sẽ xảy ra hàng chục năm về sau; bị áp lực (đòi hỏi

 

của TC) phải nhượng Hoàng Sa- Trường Sa cho TC, để lập

 

vòng đai phòng vệ , bảo vệ tổ quốc; sự công nhận này rõ ràng

 

là bất bình đẳng, vì sức mạnh của Trung cộng; không có ý

 

định thực sự chuyển giao chủ quyền vì nghĩ rằng VC dù

 

có công nhận quyết định của TC về chủ quyền, vẫn còn chủ

 

quyền lịch sử và pháp lý….

 

 b). Phải làm hồ sơ đưa vấn đề ra Toà Án quốc tế về

 

vụ Trung Cộng dùng võ lực xâm lăng, đánh chiếm Hoàng Sa

 

vào năm 1956, 1974, và chiếm 6 đảo đá ngầm thuộc vùng

 

Nam quần đảo Trường Sa vào năm 1988, và 10 đảo đá khác

 

từ năm 1992. Trung cộng hiện đã xây biết bao công sự quân

 

sự kiên cố để bảo vệ sự chiếm đóng vĩnh viễn của chúng. Việc

 

nộp hồ sơ này là khởi đầu của công tác đòi lại chủ quyền. Dù

 

tiến trình có kéo dài đi chăng nữa, ít nhất đó là bước căn bản.

 

Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ đã có đủ tài liệu, bản

 

đồ, hình ảnh làm bằng chứng .

 

VC hãy ngưng hành vi tiếp tay cho Trung cộng củng cố và

 

chiếm hữu vĩnh viễn Biển Đông của ông cha để lại. Đừng tiếp

 

tục hèn nhát và che dấu sự hèn nhát ấy bằng các hoạt động

 

bề ngoài như chỉ lên tiếng xuông như VN có chủ quyền pháp

 

lý và lịch sử, hay loan báo mua võ khí để cho mọi người giải

 

thích là bảo vệ lãnh thổ.

 

Phi Luật Tân là bài học cần phải theo ngay.

 

c). Dĩ nhiên hai việc này là giải pháp pháp lý cần phải có,

 

và chỉ là bước đầu của công tác phải làm để bảo vệ lãnh thổ.

 

Kế đó phải chuẩn bị lâu dài nhiều giải pháp khác về mọi

 

phương diện như ngoai giao, kinh tế, quân sự,…. nhất là

 

củng cố nội lực cho công cuộc bảo vệ lãnh thổ và đồng thời

 

giành lại phần đất tổ mà Đảng CSVN đã để cho giặc ngoại

 

xâm chiếm.

 

Các điều này đã được UBBVSVTLT đòi hỏi VC phải làm

 

nhiều lần từ trước đến nay.

 

Âm mưu của Hồ dẫn đến tình trạng hiện nay ở Biển Đông.

 

Vậy tình trạng Biển Đông như thế nào?

 

Xem tiếp phần II

DIỄN ĐÀN

 

“Tiếng nói tự do của người dân Việt Nam

 

Hội Luận ngày 19/1/2014 từ 12 giờ trưa đến 3 giờ 15

 

PHẦN II (tiếp theo)

 

Văn Thư của Phạm văn Đồng như tôi đã nói ở Phần I là cái cớ duy nhất để Trung Cộng

 

biện minh cho hành động xâm chiếm Biển Đông bằng võ lực. VC đã ký giấy bán và

 

nhận ‘tiền rồi’, lại tìm cách né tránh không giao “vật” hay Hoàng Sa và Trường Sa, nay

 

Kẻ mua là Trung cộng mang quân xuống chiếm hay dùng sức mạnh để cưỡng hành lời

 

cam kết.

 

Phần I ở trên đề cập đến khía cạnh quốc tế công pháp trong việc đòi lại chủ quyền

 

Trường Sa và Hoàng Sa của Việt nam.

 

Văn thư ấy đưa đến tình trạng sau đây trên Biển Đông.

 

(Nội dung phần này là Phần Nhận Định ( có cập nhật) của Bản Tuyên Cáo của Uỷ Ban

 

Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ v/v TC sát nhập Biển Đông vào Hoa Lục qua việc thiết

 

lập Thành Phố Tam Sa. Tuyên Cáo được cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Thái văn Hoà long

 

trọng đọc trong buổi lễ Tổng Kết Hoạt Động của Uỷ Ban Hoàng Sa ngày 1 tháng 9 năm

 

2012 tại phòng Khánh Tiết, Nhà hàng Kobe, Santa Clara, CA.)

 

 II. HIỆN TRẠNG BIỂN ĐÔNG

 

Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Quốc Vụ Viện Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (TC) phê

 

chuẩn sự thiết lập “Địa Các Tam Sa Thị”, nghĩa là lập thành phố

 

Tam Sa và trụ sở của thành phố này nay đặt tại Đảo Phú Lâm,

 

trên quần đảo Hoàng Sa của Việt nam. Tam Sa nguyên là địa

 

danh một khu vực nhỏ trên đảo Hải Nam, và được dùng làm tên

 

một huyện mà TC lập ra tại đây vào tháng 11 năm 2007, với

 

nhiệm vụ là quản trị 3 quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và

 

Trường Sa của Việt nam. Việc nâng cấp đơn vị hành chính này từ cấp huyện lên cấp

 

thành phố là để nêu cao tầm quan trọng của nó và cũng nhắc cho quốc tế biết nay TC

 

thực sự sát nhập vùng lưỡi bò (Biển Đông của Việt nam) vào lãnh thổ Hoa Lục. Để

 

chính thức hoá việc quản trị vùng biển này, TC cho thiết lập một cơ quan hành chánh,

 

dù không có dân chúng lập nghiệp tại đây, không có một sinh hoạt kinh tế (1). Ủy ban

 

Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam, tại phiên họp lần thứ

 

32 ngày 17 tháng 7, 12 đã quyết định thành lập Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Tam

 

Sa. Đây là Cơ quan Quyết Nghị (lập pháp) gồm 45 thành viên (2), đặt tại ngôi nhà gạch

 

hai tầng lầu (3) trên đảo Phú Lâm có nhiệm vụ ban hành luật lệ về các vấn đề trong

 

khu vực lien hệ. Con số to lớn hội viên Hội Đồng Nhân Dân này làm nhiều người lầm

 

tưởng các quần đảo này có một dân số rấtđông. Đồng thời, Tân Hoa Xã cho biết phiên

 

họp đầu tiên của 'hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa' đã kết thúc hôm thứ Hai 23/7,

 

và đã bầu Bố Tráng, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam, làm Chủ tịch

 

Hội Đồng và Tiêu Kiệt được cử làm Thị trưởng, đứng đầu cơ quan chấp hành của

 

thànhphố. Ngoài ra, Hoàn cầu Thời báo cùng lúc cũng loan tin TC đang xây dựng một

 

nhà tù và nói rõ có mục đích giam giữ các ngư dân nước ngoài mà Bắc Kinh cáo buộc

 

xâm nhập trái phép vùng biển của chúng

 

Thêm vào đó, đặc biệt để cảnh giác các quốc gia trong vùng, TC loan báo quân sự hoá

 

thành phố Tam sa. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng TC Dương Vũ Quân cho biết là TC đã

 

thiết lập Bộ Chỉ Huy Quân sự Tam Sa. Thái Hỷ Hồng, đại tá, được cử làm tư lệnh thành

 

phố, và Lưu Triều Nghi, đại tá, làm chính ủy. Đại diện bộ Quốc phòng TC còn nói rằng

 

các nhiệm vụ chính của cơ quan quân sự Tam Sa là huy động lực lượng quốc phòng,

 

bảo vệ thành phố Tam Sa, hỗ trợ phòng chống thảm họa thiên tai. Còn các hoạt động

 

quốc phòng trên biển (ngoài phạm vi hai quần đảo trên) vẫn do hải quân TC phụ trách

 

(China Daily ngày 27 tháng 7, 12).

 

Mặt khác, Đài phát thanh Quốc tế TC phổ biến bản tin nói rằng ngày 28/6, trong một

 

cuộc họp báo tại Bắc Kinh, một viên chức quốc phòng là Cảnh Nhạn Sinh nói là quân

 

đội TC đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để "phòng ngừa chiến tranh trên vùng

 

biển Trường Sa", trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ « chủ quyền quốc gia »…. ,«

 

quyết tâm và ý chí của quân đội Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn

 

lãnh thổ là không thể lay chuyển. Bối cảnh mà TC tạo ra có nghĩa là những đội tuần tra

 

sẽ ở trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. Cảnh Nhạn Sinh nói thẳng rằng TC sẽ kiên quyết

 

chống lại « mọi hành động gây hấn quân sự từ các nước láng giềng.”

 

Loan báo quyết định lập bộ tư lệnh Tam Sa và đặt quân đồn trú dưới sự chỉ huy của bộ

 

tư lệnh ấy và nhiệm vụ của nó mang ý nghĩa là quân đội TC sẵn sàng dùng võ lực để đối

 

đầu với các đe doạ để bảo vệ chủ quyền.

 

 ooo

 

Từ thập niên 1970, sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH, TC xây các doanh trại,

 

các cơ sở, phi trường, bến tàu, lập các kho võ khí, hệ thống

 

viễn thông… khắp nơi.

 

Sau đây là một số kiến trúc quân sự bằng xi măng cốt sắt

 

trên:

 

A) Quần đảo Hoàng Sa: -Phú Lâm là trung tâm quan trọng

 

nhất với 1 phi đạo dài 2700 m, chiều ngang rộng 120 m cho

 

phi cơ phản lực của quân đội TC lên xuống. Vì Phú Lâm rất

 

nhỏ, Trung cộng phải kè thêm xi măng và đá ở 2 đầu phi đạo

 

ra biển để nới rộng thêm (vào thập niên 1970, chiều dài phi đạo là 1000 m, cho phi cơ

 

cánh quạt sử dụng); hai hải cảng cho tàu chiến; hai toà nhà, mỗi cái có 2 tầng lầu, bãi

 

trực thăng, 4 hồ chứa nước, mỗi hồ chứa được 5000 thước khối nước mưa (mỗi năm

 

quân đội TC hứng được tất cả 140,000 tấn nước mưa) cho quân đội sử dụng; các cơ sở

 

viễn thông, đài khí tượng, hệ thống radar. Doanh trại được xây cất cho cả ‘ngàn’ quân

 

(thuỷ quân lục chiến) ra trú đóng. Về phía đông bắc, một cồn nhỏ có một con đường

 

dẫn ra. Ở nơi đây là các kho đạn. Phú Lâm là một trong 4 đảo, Quân đội TC trong gần

 

một thập niên qua đã bắt, giam giữ, đánh đập, cướp bóc và xử phạt tù và đòi tiền chuộc

 

mạng đối với ngư dân Việt thuộc đảo Lý Sơn hành nghề ngoài khơi Hoàng Sa.

 

Không có một bóng dáng dân chúng lập nghiệp tại đây, cũng không có một sinh hoạt

 

kinh tế nào.

 

-Quang Hoà, nơi đã xảy ra cuộc chiến chống xâm lăng của Trung cộng vào tháng 1, năm

 

1974, là đảo có một bộ chỉ huy khang trang.

 

-Các căn cứ quân sự cũng được sây cất trên các đảo Cù Mộc, Linclon, Hữu Nhật, Quang

 

Ảnh. Đảo Tri tôn, cách Cù Lao Ré thuộc Quảng Ngãi 123 hải lý có xây một kiến trúc viễn

 

thông và trong năm 2012 TC cho xây một hải cảng ở đây.

 

B.Tại Trường Sa, hơn một chục kiến trúc quân sự, kiên cố, đồ sộ sừng sững mọc trên

 

mặt nước tại các bãi đá ngầm nằm về phía Nam của quần đảo (xuống mải vĩ tuyến 8)

 

như Khu Chữ Thập (5 kiến trúc), Khu Vành Khăn (4 kiến trúc), và trên bãi đá Gạc Ma,

 

Su bi, Colin, Đá Nam, Đá Tây, Hòn Sáp Chiqua , Châu Viên ( Đá Hoa Lau) v.v.

 

Xem Hình chụp các kiến trúc trên được in trong cuốn Bản đồ Chủ Quyền và Bành

 

Trướng Bắc Kinh, và Cuốn Hồ sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Lãnh Thổ.

 

Tóm lại, tất cả các hoạt động và hành vi trên của TC được thực hiện trong một tiến

 

trình dài để hợp thức hoá âm mưu chiếm đoạt Biển Đông của VN và nay như vậy là sát

 

nhập Biển Đông vào lãnh thổ TC. Trong tình trạng này, TC đã tự coi Biển Đông là lãnh

 

thổ của chúng và sẵn sàng bảo vệ bằng võ lực.

 

 ooo

 

Đơn phương tự nhận là chủ nhân ông trên một dải đất mà kẻ xâm lược biết rằng sự

 

chiếm đoạt là bất hợp pháp, TC tìm cách hợp thức (pháp) hoá phần lãnh thổ ấy. Cách

 

nào đây? Ép VC ký hiệp ước như trên vùng biên giới? VC không dám (4), dù mặc thị/

 

âm thầm tiếp tay cho giặc để đạt mục tiêu này.

 

Chỉ còn cách là hành sử chủ quyền và bảo vệ chủ quyền bằng cách mua chuộc bằng tiền

 

bạc, như vụ bauxite ở Tây Nguyên để kéo dài thời gian, hay hù doạ kể cả bằng cách phô

 

trương sức mạnh đã chuẩn bị sẵn từ nhiều thập niên, hoặc bằng các hoạt động liên tục

 

và kiên trì chứng tỏ hiện diện của chúng một cách thường trực, lâu dài gây sự chú ý

 

của mọi người và lâu dần sẽ chấp nhận thực trạng này, gồm cả bằng cách khua chiên

 

gõ mõ om sòm/ngăn chặn những ai đi qua, và tố cáo họ vi phạm lãnh thổ dù là hành

 

nghề như đánh bắt hải sản như trường hợp ngư dân VN v.v.. Còn nữa, với tư cách là

 

chủ nhân ông, khi cần chúng có thể đứng ra thương thảo chia sẻ quyền lợi với bất cứ

 

ai có đủ sức mạnh đòi hỏi và loại VC ra ngoài…. Các hoạt động loại này có thể kéo dài

 

dù nhiều năm, hay cả hàng thế kỷ cũng được và sẽ giúp cho kẻ xâm lược trở thành chủ

 

nhân ông thực sự, bất khả tranh cãi về sau. Tuy nhiên, các hoạt động ấy không được

 

thực hiện, khi chúng còn thấy còn yếu. Khi tự cảm thấy đủ mạnh võ lực, chúng sẽ dùng

 

sức mạnh ấy, để đánh bại các đối thủ và trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng.

 

----------------

 

Các hoạt động của TC trên Biển Đông để xác nhận chủ quyền. Có 2 lãnh vực hoạt động

 

là hành sử và bảo vệ chủ quyền.

 

A. Hành Sử Chủ Quyền

 

Một mặt, vì đây là hành vi xâm lược lãnh thổ Việt nam một cách bất hợp pháp, và mặt

 

khác vì là con đường hàng hải quốc tế chạy qua Biển Đông, nghĩa là nó có liên quan

 

đến quyền lợi thiết yếu của nhiều quốc gia nhất là Hoa Kỳ, trong lúc này, TC lựa chọn

 

các hành vi để hành sử chủ quyền ở một mức độ chừng mục chứng tỏ rằng chúng là

 

chủ Biển Đông một cách hoà bình, cốt để tránh đối đầu trực tiếp về quân sự nhất là với

 

Hoa Kỳ và thế giới. Cần có hiện diện thường trực trên Biển Đông là chính.

 

1). Hoạt động tuần tra, giám sát bằng phương tiện “dân sự.”

 

Theo Tân Hoa Xã ngày 04 tháng 07, đội tàu hải giám của TC tuần tra tại « vùng biển

 

do TC quản trị tại Nam Hải », đã quan sát “gần”, để « thu thập chứng cứ, giữ gìn quyền

 

lợi » đối với một số đảo và bãi đá ở miền trung quần đảo Trường Sa. Sáng 3 tháng 7,

 

đội tàu hải giám đó cũng đã đi qua một số bãi ngầm và bãi cạn phía đông quần đảo này.

 

Vì là nguỵ trang, các tàu hải giám (tầu quân sự được sơn màu trắng để giảm bớt tính

 

cách gây hấn) được công khai sử dụng để tuần tra khắp Biển Đông. Hiện nay, TC có 4

 

chiếc và căn cứ của chúng là đảo Hải Nam. AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã nói rằng

 

đó là bốn chiến hạm của hải quân được nguỵ trang là các tàu hải giám, và thuộc quyền

 

quản trị của Quốc gia Hải dương Cục, trực thuộc Bộ Tài Nguyên Lãnh thổ Trung Quốc,

 

chứ không thuộc lực lượng hải quân.

 

Trong những năm trước đây, các tàu hải giám được dùng để tuần tra, giám sát ngăn

 

chặn ngư dân Việt bắt đánh cá. Chúng bắt bớ họ, tịch thu tàu thuyền, ngư cụ, cướp đạt

 

hải sản đã bắt được, cướp đoạt tiền bạc, giam cầm và đưa các nạn nhân về các đảo Phú

 

lâm, Lincoln, Hữu Nhật giam giữ, truy tố vì xâm phạm “lãnh hải”, có cả đòi tiền chuộc

 

mạng. Chúng là tác giả nhiều vụ đánh chìm ngư thuyền Việt hành nghề trên Biển Đông,

 

rồi bỏ chạy. Và VC không dám tố cáo, chỉ nói là tàu lạ.

 

Chúng không ngần ngại bắn giết ngư dân Việt.

 

Ngoài ra các tàu này còn hộ tống và bảo vệ ngư thuyền TC hành nghề, như ngày 15

 

tháng 7, 2012 vừa qua các tàu hải giám đó hộ tống một đoàn 30 tàu cá TC đến Khu Chữ

 

Thập, phiá Nam quần đảo Truờng Sa.

 

TC cho biết có kế hoạch cho đến 2020 sẽ có 500 chiếc hải giám để tuần tra, thực thi

 

pháp luật tại các vùng đánh bắt cá, bảo vệ ngư trường, bảo vệ ngư dân hành nghề, bảo

 

vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia cũng như giám sát các đường hàng hải, bảo vệ an

 

ninh hàng hải. 500 chiếc này cũng hỗ trợ cho ngư dân Hải Nam nuôi cá lồng nhiệt đới ở

 

Khu Vành Khăn.

 

-Nhân dân Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 1 tháng 8, cho biết Chính phủ TC đã cho

 

hạ thủy một tàu tuần tra mới nhất, loại 5.400 tấn. Tàu được thiết kế đặc biệt để bảo

 

vệ "chủ quyền biển".

 

Kế hoạch thi hành sự hiện diện của hải giám trên Biển Đông là để chứng minh chủ

 

quyền của chúng trên vùng biển này.

 

Khi đưa một đoàn tàu gọi là « dân sự » của Cục Quản lý Đại dương hay của Cơ quan

 

Ngư chính ra khơi, và tàu thuyền ấy được trang bị vũ khí nặng, có cả trực thăng, Bắc

 

Kinh đang bền bỉ dùng chính sách « sự đã rồi » để áp đặt chủ quyền của họ. Trên bề

 

mặt, đây không phải là “dùng bạo lực” để dành giật chủ quyền, và như vậy né tránh

 

được đòi hỏi ấy của Hoa Kỳ.

 

2). Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức để ngư dân TC hành nghề thường trực trong một kế

 

hoạch qui mô có chủ đích tại Trường Sa .

 

- Hơn 1.000 tàu cá tại thành phố cảng Dương Giang, tỉnh Quảng

 

Đông, hôm 1 tháng 8, đã hướng ra

 

biển ngay sau khi lệnh cấm đánh cá

 

kết thúc. Phó chủ tịch tỉnh Quảng

 

Đông Liu Kun đã đến khai mạc lễ

 

hội đánh bắt cá của tỉnh và cho biết

 

thêm rằng hơn 14.000 tàu cá đăng ký tại tỉnh Quảng Đông đã

 

xuất phát đến biển Đông từ ngày 1-8 (Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 2-8)

 

-Còn ở tỉnh Hải Nam, vào 12 giờ trưa ngày 1/8, khi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển

 

Đông hết hiệu lực, ở nơi mà TC gọi là “ngư trường Tam Sa”, thì tổng cộng có 8994 tàu

 

cá với 35.600 ngư dân Hải Nam đồng loạt đổ ra Biển Đông hành nghề. Ngay từ ngày

 

hôm trước, 31/7, rất nhiều tàu cá Hải Nam đã tụ tập về các cảng cá ở đảo Hải Nam,

 

chuẩn bị xăng dầu, tích trữ lương thảo. Một viên chức thuộc Sở Ngư nghiệp và Hải

 

dương thuộc Hải Nam cho biết tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc

 

toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họ đổ ra Biển Đông đánh bắt

 

từ trưa 1/8 (Nhật báo Hải Nam ngày 1/8).

 

-Bản tin của Tân Hoa Xã hôm ngày 24 tháng 8, 12 loan báo tàu yểm trợ của Trung Cộng

 

đã được đưa tới khu vực quần đảo Trường Sa để hậu thuẫn cho đoàn tàu đánh cá ấy.

 

Đó là tàu tiếp liệu và chế biến thủy sản có tên là Quỳnh Tam Á F-8138 trọng tải 4,000

 

tấn của công ty Giang Hải đi từ đảo Hải Nam tới Trường Sa mới đây. Con tàu này có đủ

 

khả năng đánh bắt trên biển, cắt lát sấy khô, ướp lạnh, đồng thời bảo đảm đầy đủ dịch

 

vụ tiếp vận cho các tàu cá ở Trường Sa. Với khả năng tiếp viện thực phẩm, nước uống,

 

nhiên liệu gần hơn và nhanh hơn, đám tàu đánh cá Trung Cộng tràn xuống khu vực

 

Trường Sa từ đầu tháng 8 vừa qua có thể kéo dài thời gian trên biển thay vì phải quay

 

về Hải Nam sớm hơn, tốn nhiên liệu, tiền bạc.

 

3). Các hoạt động khác để hành sử chủ quyền:

 

- TC dùng Tàu ngư chính để xâm phạm vào sâu trong thềm lục địa VN như cắt dây cáp

 

tàu thăm dò dấu khí của VC như Bình Minh (cách Vũng Tàu, 180 hải lý) và Viking (cách

 

Tuy Hoà, 140 hải lý) như hồi tháng 5 và tháng 6 năm 2011, với lý do “VC đã vi phạm

 

lãnh hải của chúng.”

 

-Kêu gọi đấu thầu khai thác dầu khí trong phạm vi Thềm Lục Địa và Khu Đặc

 

Quyền Kinh Tế của VN.

 

Vào ngày 23 tháng 6, 2012, tập đoàn dầu khí Hải Dương CNOOC của TC phân lô (9 lô)

 

nằm trên thềm lục địa Miền Trung và Nam của Việt Nam. Các lô trên có tổng diện tích

 

hơn 160.000 km2, chồng lên những lô mà Việt Nam đã đánh số từ 128 đến 132, và từ

 

145 đến 156, và TC mời các tập đoàn quốc tế đến tham gia đấu thầu, thăm dò dầu khí.

 

Theo Reuters trong bản tin hôm 01/08/2012, “Bắc Kinh mở ra mặt trận này nhằm

 

áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và

 

quân sự.” Vào tháng bảy vừa qua, Vương Nghi Lâm, chủ tịch tập đoàn CNOOC đã tuyên

 

bố với báo chí rằng lời mời thầu họ đưa ra về 9 lô ngoài khơi Việt Nam đã thu hút

 

nhiều mối quan tâm từ các công ty Mỹ, dù từ chối cho biết đó là những công ty nào….

 

Mới đây, ngày 28/08/2012 , CNOOC đã loan báo một quyết định khác, mời quốc tế đấu

 

thầu thăm dò 26 lô dầu khí, đại đa số nằm ngoài vùng Biển Đông. Tuy nhiên, theo bộ

 

Ngoại giao VC, lô dầu khí mang ký hiệu 65/12 lại “nằm cách đảo Cù Mộc thuộc quần

 

đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý”

 

- TC cảnh cáo, áp lực hay đe doạ các công ty dầu khí ngoại quốc đã, đang hay sẽ thăm

 

dò dấu khí trên thềm lục địa VN, và đòi hỏi các công ty đang hoạt động rút lui, như

 

công ty dầu Ấn độ ONGC đang tìm dầu tại các lô 127 và 128 trên thềm lục địa VN và yêu

 

cầu rút lui khỏi khu vực ấy, dù đã làm, đã hoạt động từ nhiều năm về trước…. Trước

 

đây, TC đã áp lực với các công ty của Hoa Kỳ, Anh, Ý, Nga v.v.

 

- Ngày 29 tháng 11, 2014 vừa qua, tỉnh đảo Hải Nam ra một thông cáo cho biết các ngư

 

phủ ngoại quốc phải xin phép đến hành nghề trong vùng Hoàng Sa, nếu không sẽ bắt

 

giữ các thuyền đánh cá xâm nhập trái phép lãnh hải, truy tố và phạt các kẻ xâm nhập

 

tại toà án xây trên đảo Phú Lâm. Quyết định này có hiệu lực tứ 1 tháng 1, 14.

 

B. Bảo vệ Chủ Quyền

 

TC đã chính thức loan báo TC có quyền lợi cốt lõi trên Biển Đông. Với tuyên bố này, TC

 

coi Biển Đông là một phần lãnh thổ phải bảo vệ, kể cả bằng võ lực.

 

Vậy chúng trù liệu những gì để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của VN

 

mà chúng chiếm đóng trước một tình thế mà cả thế giới chống đối, nhất

 

là từ Hoa Kỳ, để có thể giữ được phần lãnh hải này?

 

1). Quân sự hoá Tam Sa và lực lượng quân sự cơ hữu trong phạm vi

 

Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh quân sự của Thành

 

Phố Tam Sa. Các cơ sở quân sự cũng thuộc Bộ Chỉ Huy Tam Sa gồm kho tàng, phi

 

trường, hải cảng chiến cụ cùng với quân trú phòng đóng trên các đảo của quần đảo

 

Hoàng Sa, các kiến trúc kiên cố ở Phú Lâm, Lincoln, Hữu Nhật, Hoàng Sa, Quang Hoà,

 

Tri tôn, Cù Mộc … và trên các đảo của quần đảo Trường Sa, các kiến trúc được xây trên

 

các khu bãi đá Chữ Thập, bãi đá Vành Khăn, các đảo đá ngầm: Giác Ma, Chigua, Subi,

 

Hoa Lan, Châu Viên, Len Dao, Colin, ….

 

Đảo Phú lâm có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng sa và đang bị Trung Quốc

 

chiếm giữ, có một vai trò rất lớn vì dủng làm "bàn đạp" thâu tóm Biển Đông.

 

2). Hải quân TC nằm ngoài khu vực Tam Sa có nhiệm vụ bảo vệ toàn vùng. Căn cứ hải

 

quân Tam Á, phía Nam của Đảo Hải Nam đã được thiết lập từ lâu sẽ đóng vai trò chính,

 

đối đầu với các lực lượng thù địch.

 

Với hai cầu tầu dài 800 m, đã xây xong, đủ cho 8 HKMH cùng đậu cùng một lúc, và 3

 

cầu tàu cho các tầu ngầm nguyên tử 094, Jin Class, trang bị hoả tiễn tầm xa, mang đầu

 

đạn nguyên tử, hay Song S-20 trang bị hoả tiễn Yingji-8 có thể tấn công HKMH đối

 

phương từ dưới đáy biển, căn cứ Tam Á có một hầm có thể chứa được 20 tầu ngầm

 

094, được dùng làm bàn đạp để yểm trợ các mũi xung kích cho cuộc

 

chiến. Hiện nay, chúng mới có 5 chiếc.

 

-Ngoài ra, để yểm trợ cho căn cứ Tam Á, TC vừa thành lập một lữ đoàn

 

hoả tiễn 827 ở tỉnh Quảng Đông. Theo United Daily News của Đài Loan số

 

ra ngày 02/07/2012 thì Lữ đoàn 827 này là một phần của chiến lược đối

 

phó với những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Bắc Kinh. 827

 

có các hoả tiễn Đông Phong, DF-21D và Đông Phong, DF -16. Hoả tiễn DF -21D là hoả

 

tiễn diệt chiến hạm, có tầm bắn từ 2000 đến 3000 km, có thể bắn trúng mọi mục tiêu

 

đang di chuyển, với độ chính xác rất cao. Còn DF- 16 là hoả tiễn mới, có tầm bắn 1.200

 

km, có thể tới Hà nội, vì chỉ cách xa 1,000km.

 

3). Hoạt động quân sự để bảo vệ chủ quyền.

 

-Ngày 31/7, đúng dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội giải phóng nhân dân,

 

Bộ Quốc phòng TC tuyên bố thành lập "một hệ thống tuần tra trực chiến" tại các vùng

 

biển "thuộc quyền tài phán" của TC, nghĩa là Biển Đông của Việt nam.

 

Đồng thời đài truyền hình Phượng Hoàng loan báo TC có các loại chiến đấu cơ cất cánh

 

từ căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm như máy bay ném bom JH-7 và Su-30MKK của

 

Lực lượng Không Hải quân TC. Các phi cơ này sẽ được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu

 

“gây hấn” trên phạm vi Biển Đông. Phượng Hoàng còn cho biết rằng với sự trợ giúp

 

của các máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tầm tấn công của những chiến đấu cơ này

 

còn có thể “tiếp cận các căn cứ của Mỹ ở Guam, Australia và Diego Garcia".

 

Ngoài phi trường ra, một số hải cảng cũng sẽ được xây dựng thêm trên đảo Phú Lâm

 

và các đảo khác để yểm trợ hoạt động của các tàu hải quân cỡ lớn (bao gồm cả tàu khu

 

trục) được Bắc Kinh điều động đến Biển Đông làm nhiệm vụ giữ chủ quyền và bành

 

trướng.

 

Tàu vận tải chở khách lớn nhất TC có tên "chuỗi ngọc lục bảo Bố Hải" lớp Roro đã rời

 

cảng Yên Đài (một cảng nằm ở bờ biển phía đông TC) xuống phía Nam. Tàu được nguỵ

 

trang là “tàu dân sự” với trọng tải 36.000 tấn được thiết kế để có thể chở được quân

 

nhân và phương tiện quân sự hạng nặng. Tàu dài 178m, rộng 28m, có thể chở 2.000

 

quân và hơn 300 chiến cụ cùng lúc. Đây là chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này. TC đang có

 

kế hoạch đóng 3 chiếc cùng lớp. Theo lời của giám đốc Cục vận tải quân sự thuộc quân

 

khu Tế Nam, những chiếc tàu thuộc lớp này cho phép chuyển một số lượng lớn quân

 

và chiến cụ.

 

Tân Hoa Xã loan tin chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã trở về cảng ở Thanh Đảo

 

ngày 1 tháng 1 năm 2014, sau khi kết thúc 35 ngày « thử nghiệm và huấn luyện » đầu

 

tiên tại Biển Đông. Tháp tùng Liêu ninh có khu trục hạm, hội tống hạm với tàu ngầm

 

theo đội hình giống như đội hình di chuyển của HKMH Hoa Kỳ.

 

Thực chất của hoạt động này là để thị uy với các nước làng giầng, nhất là Cộng Hoà Xã

 

Hội Chủ Nghĩa Việt nam. Trong một bài viết cách đây khoảng 15 năm, tôi đã ghi nhận

 

Tung cộng còn dự trù xây dựng thêm 3 HKMH nữa để thành lập 2 hạm đội Biển Xanh

 

như chúng quảng cáo từ cuối thập niên 1990. Các HKMH này sẽ đồn trú tại căn cứ Tam

 

Á (Du Lâm), Hải Nam. Về các kiến trúc quân sự, doanh trại, hải cảng, quân trú phòng,

 

cơ sở thông tin viễn liên, tàu ngầm nguyên tử, kho đạn v.v., xem hình trong cuốn Chủ

 

Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Bắc Kinh.

 

Ngày 01/07/2012 Tân Hoa Xã đưa tin Bắc Kinh đã bố trí bốn tàu hải giám tại đảo đá

 

ngầm mang tên Đá Châu Viên do Việt Nam đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa,

 

mà phía TC gọi là đảo Hoa Dương, làm căng thẳng thêm tình hình tại Biển Đông. Đá

 

Châu Viên, tên quốc tế là Cuarteron Reef, là một bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa

 

bị quân TC chiếm đóng từ năm 1988, cùng với 5 đảo đá khác là Gạc Ma, Chiqua, Đá Ba

 

Đầu, Len Đảo và Colin. Châu Viên là một đảo san hô, phần cao nhất ở phía bắc, có độ

 

cao 1,5 m so với mặt biển. Kể từ năm 2011, TC đã cho xây dựng những pháo đài kiên

 

cố và sân bãi có thế chịu đựng được sức gió với vận tốc 71 hải lý/ 130 km giờ, tức cấp

 

10/12 theo thang sức gió Beaufort. Bắc Kinh còn trang bị các thiết bị thông tin cao tần

 

và siêu cao tần, radar cũng như đại bác dành cho hải quân và đại bác phòng không trên

 

đảo. TC có thể sử dụng đảo san hô này làm căn cứ cho các chiến hạm của họ.

 

Tháng 1 năm 2014, Bắc kinh loan báo sẽ cho một tàu Hải Giám 5,000 tấn đậu thường

 

trực tại Phú Lâm để đi tuần tra.

 

-------------

 

Với kế hoạch này, TC kéo dài hoạt động cả chục hay trăm năm, Biển Đông của Việt nam

 

sẽ trở thành lãnh hải của Trung cộng; cũng như Quảng Tây, Vân nam hiện nay chỉ là

 

một cái gì tồn tại trong ký ức của một ít dân Việt, rằng các nơi đó xưa kia là của Việt

 

nam. Kẻ đóng góp thành quả này cho Trung Cộng phải ghi nhận là công lao họ Hồ và

 

các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Đảng Cộng Sản Việt nam. Trước kia, dân tộc Việt mất

 

Quảng Tây, Vân Nam, dân Việt còn đường tiến phía Nam. Biển Đông là không gian sinh

 

tồn của dân Việt mà mất, thì sẽ mất tất cả. Về vấn đề này trong một bài viết cách đây

 

nhiều năm, tôi đã nói rằng hàng chục triệu dân Việt từ Thanh Hoá xuống mãi tận Cà

 

mâu dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN nếu sinh sống bằng nghề đánh cá phải trở thành

 

con dân nhà Hán, treo cờ TC trên thuyền, sẽ được bình yên. Và rồi toàn thể dân tộc, đất

 

nước Việt nam cũng sẽ trở thành một bộ phận của Đại hán.

 

Đó là tội ác ghê gớm của chúng ./.

 

Cước chú:

 

1). Quân đội TC xây các bể hứng nước mưa tại ven phi đạo để chứa nước từ phi đạo

 

chảy xuống. Ngay sau khi phổ biến Phần I, một cựu sinh viên trường Cao Đẳng Quốc

 

Phòng gọi cho tôi. Trong điện đàm, tôi có nói đến vấn đề nước uống là nhược điểm

 

trầm trọng của quân đội Trung cộng tại Phần II, khi chúng xân dựng các công sự,

 

chiếm đóng các đảo của Việt nam như hiện nay. Vị này có khuyến cáo là Thủ Tướng VC

 

Nguyễn tấn Dũng nên hành động ngay. Cách đây không lâu , Dũng dám tuyên bố bảo vệ

 

lãnh hải. Với tàu ngầm Kilo trang bị hoả tiễn tối tân và với hoả tiễn siêu thanh đặt mua

 

cua Ấn Độ, VC có thể phá huỷ hết các kiến trúc quân sự khắp nơi một cách dễ dàng, và

 

tiêu diệt hết quân chiếm đóng bằng cách phóng một loạt hoả tiễn trong cùng một lúc.

 

Riêng về đảo Phú Lâm, chỉ cần phóng 6 hoả tiễn vào đoạn giữa phi đạo trên đảo Phú

 

Lâm, các bể chứa nước sẽ vỡ hết và quân trú phòng sẽ phải đầu hàng….Đạo quân “Dân

 

Quân Tự Vệ Biển” mà Quốc Hội VC lập ra cách đây 3 năm, chỉ việc tiếp thu các đảo ấy.

 

(2) Số 45 hội viên của Hội Đồng thành phố này chỉ là trò bịp bợm, đánh lừa quốc tế.

 

Quảng cáo này làm cho người ta có cảm tưởng rằng ở các quần đảo liên hệ có tới cả

 

triệu dân sinh sống nên có nhiều đại biểu như vậy. Thực tế trên đảo Phú Lâm chỉ có

 

doanh trại với các ngôi nhà trệt để quân đội đồn trú. Trên các đảo khác cũng chỉ có

 

quân nhân mà thôi. Không có nhà cửa cho dân sinh sống, và rất ít đường xá lưu thông

 

vì các đảo quá nhỏ.

 

(3) Văn phòng Thành Phố đặt trong toà nhà 2 tầng, là cơ sở của quân đội. Đó là 1 trong

 

2 toà nhà xây giống nhau được tuyên bố là văn phòng hành chánh để phục vụ dân

 

chúng.

 

(4) Việc làm như vậy đã xảy ra trước đây là một thí dụ. Năm 2000, VC và TC đã ký Hiệp

 

Ước Nghề Cá trong Vịnh Bắc Việt. Hiệp Ước có chia dôi vùng rõ rệt. Tuy nhiên, TC rất

 

tham lam, nên đòi được thêm ‘đánh cá chung’. Mọi người hiểu là mỗi bên mang tàu

 

bè vào lập thành một đội tàu biển để hành nghề trong vùng biển của phía bên kia, rồi

 

chia đôi. Sau khi chót ký rồi Quốc Hội VC không dám phê chuẩn, vì lẽ TC có nhiều đội

 

tàu cỡ lớn khoảng 200 Mã Lực hay hơn và lưới dùng để đánh bắt cá dài khoảng 60 hải

 

lý, do 2 tàu kéo ( trawlers) ở 2 đầu lưới để vét cá. Chỉ có Trung Cộng có các tàu ấy,

 

còn phía VC, thì chỉ có thuyền làm bằng gỗ. Ai cũng biết tàu như vậy là của TC. Một hay

 

nhiều hạm đội to lớn hành nghề như vậy trên Biển Đông sẽ bị quốc tế phanh phui. Vì

 

trì hoãn quá lâu, nên tháng 2 năm 2002 Giang Trạch Dân sang tận Hà nội đòi Nông đức

 

Mạnh phải cho Quốc Hội phê chuẩn để thi hành. Mãi tới 2 năm sau Quốc Hội VC mới

 

thông qua. So với Hiệp Ước phân chia lãnh thổ trên vùng biên giới, hiệp ước ấy được

 

phê chuẩn trong vòng 6 tháng sau khi ký.

 

Xem tiếp Phần III: Hoa Kỳ và An Ninh Á Châu

23 Tháng Ba 2014(Xem: 19842)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 18436)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 24109)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 18337)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 18216)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 164771)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 20999)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 21307)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18479)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 16450)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17016)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 16041)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16793)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 17045)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16827)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 16774)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 18117)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17546)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16145)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 17271)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.