Vài hình ảnh về đảo Trường Sa Lớn do Văn Hóa thực hiện

18 Tháng Hai 20151:44 SA(Xem: 31109)
BIỂN ĐÔNG - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFONIA" THỨ NĂM 19 FEB MÙNG 1 TẾT  2015

Vài hình ảnh về đảo Trường Sa Lớn do Văn Hóa thực hiện
bd-001
Đảo Trường Sa Lớn cách Sàigon khảng 700km.
bd-002

Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông

bd-003
Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. 

bd-004
Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm.
bd-005
Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan.
bd-006
Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
bd-007
Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài quả Bàng vuông 4 cạnh. Quả Bàng vuông khi đến mùa Xuân nở hoa sắc hương mầu nhớ, đẹp rực rỡ, lạ thường; đặc biệt hoa chỉ nở về đêm thơm ngát biển trời.
bd-008
Cây Bàng vuông chăm chút từ nhỏ trên đảo Trường Sa, trải qua bao nhiêu năm phong ba bão táp mới nở ra loài hoa lạ thường.
bd-009
Chỉ có ở Trường Sa mới có loại Ốc càng đẹp, lạ. 
bd-010
Tìm đến lô cốt chiến đấu từ hai thập niên 1955-1975 Hải quân Việt Nam Cộng Hòa xây dựng giữ đảo Trường Sa Lớn. Gần đó là cột mốc xác định chủ quyền biển đảo do VN lập sau năm 1975. Trường Sa Lớn nổi lên ở vị trí tối quan trọng, nằm ở cực nam vùng biển quần đảo Trường Sa. Đảo cách Sàigon độ 600km. So với tầm bắn của tên lửa hiện đại, khoảng cách này chẳng thấm vào đâu. Trường Sa lớn vừa là vị trí tiến tiêu của bỏ biển phái nam VN, vừa là tai mắt nhìn về mũi Cà Mau, mũi Singapore và eo biển Malacca. Ngược lên phía bắc độ hơn trăm cây số, Trường Sa Lớn là căn cứ hỏa lực khống chế bãi đá Chữ Thập của VN. Hiện nay Trung cộng hiện đang nạo vét mở rộng xây dựng cứ điểm quân sự phục vụ cho hải không quân. Chứ Thập cách Sàigon độ 600km, cách Cam Ranh độ 700km. (VH)
bd-011
Một phút "thân tâm an lạc" viếng cảnh chùa cảnh Phật Trường Sa Lớn "an nhiên tự tại".
bd-012
Trường Sa Lớn là một trong 29 đảo VN đang kiểm soát hiện nay có vị trí trọng yếu trong số hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 1956,  Hải quân VNCH đã dựng cột mốc chủ quyền và lập căn cứ quân sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tháng Tư năm 2014, trong chuyến đi thăm Trường Sa (HQ-571), bổn báo Văn Hóa tận mắt thấy  phi đạo Trường Sa Lớn đang được gia cố bê tông, tu bổ hoàn chỉnh, khang trang, tương lai gần, hàng không dân sự có thể lên xuống đưa đón khách du lịch. 
bd-013
Trực thăng của Bộ Tư lệnh Hải quân VN từ Cam Ranh ra đảo kiểm tra phi đạo Trường Sa Lớn.

Việt Nam mở đường bay ra Trường Sa?

Trên đảo Trường Sa Lớn đã có đường băng và sân bay cấp ba.

Báo Việt Nam cho biết Bộ Giao thông-Vận tải đang tiến hành đề án tổng thể về đầu tư hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.

Công việc này, theo báo VnEconomy, được thực hiện trong năm 2015.

Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực tiếp xây dựng đề án đường bay này.

Theo VnEconomy, Cục Hàng không "cũng sẽ phối hợp với Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không-Không quân xây dựng một bản quy chế bay trong khu vực sân bay Trường Sa".

Được biết công việc khảo sát đã được Cục Hàng không tiến hành từ cuối năm 2013.

Đảo Trường Sa, hay còn gọi là Trường Sa Lớn, là đảo lớn nhất trong số các đảo thuộc Trường Sa mà Việt Nam kiểm soát.

Đảo này có diện tích khoảng 0,13 km và có dân cư cũng như cơ sở hạ tầng.

Chính phủ Việt Nam đã cho xây dựng đường băng trên đảo Trường Sa từ năm 1976-1977 và cải tạo thành sân bay năm 2000 nhưng đây mới chỉ là sân bay cấp ba, dành cho các loại máy bay cánh bằng chở khách.

Nếu lập đường bay mới, chắc chắn Việt Nam sẽ gặp phản ứng của Trung Quốc tuy Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo mà Trung Quốc kiểm soát đồng thời phát triển đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Tới tháng 1/2015, Trung Quốc đã hoàn tất 50% đường băng trên đá Chữ Thập.

Nước này còn đang có kế hoạch xây đường băng trên đảo Gạc Ma mà họ chiếm sau trận hải chiến đẫm máu ngày 14/3/1988. Trong trận đó, Việt Nam nói 64 lính hải quân của mình đã hy sinh./

theo BBC 16/2/2015

++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Bờ biển Việt Nam thực tế dài bao nhiêu km?

BienDong.Net: Theo cách tính của Viện Tài nguyên thế giới (Word Resources Institute) và Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc, bờ biển Việt Nam dài 11.409,1km, gấp 3,5 lần so với chiều dài được công bố chính thức theo phương thức đo đạc cổ điển.

Theo tiến sĩ Bùi Quốc Nghĩa, chuyên gia kinh tế biển, đồng tác giả các dự án cảng nước sâu Dung Quất (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), Chân Mây (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế), Nhơn Hội (tỉnh Bình Định), có hơn một phương pháp để xác định chiều dài bờ biển của một quốc gia, song thông thường có hai phương pháp.

 

Thứ nhất là đo thủ công bằng thước thẳng trên bản đồ, chiều dài đoạn đo càng nhỏ thì độ chính xác càng lớn- đây là phương pháp truyền thống.

Thứ hai là đo bằng công cụ GIS (hệ thống thông tin địa lý) với bản đồ kỹ thuật số được lập với độ chính xác rất cao và đã tính đến độ cong của bề mặt trái đất.

Với công nghệ và các công cụ tính toán hiện nay, việc xác lập chính xác chiều bờ biển thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là điều hoàn toàn khả thi.

Hiện nay chiều dài bờ biển Việt Nam được công bố trên website của Bộ Khoa học – Công nghệ là 3.350km được tính bằng tổng chiều dài bờ biển của các tỉnh ven biển ... Một số tổ chức nước ngoài, như CIA World Factbook tại website http:www.cia.gov công bố chiều dài bờ biển Việt nam là 3.444km chưa tính chiều dài bờ biển đảo, đồng thời xếp hạng Việt Nam đứng thứ 32 về chiều dài bờ biển trong tổng số 156 nước có biển ( theo đó, nước có bờ biển dài nhất là Canada -202.080km- nước có bờ biển ngắn nhất là Monaco -4km ).

Riêng Viện Tài nguyên thế giới và Tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc xác định bờ biển Việt Nam dài 11.409,1km.

Theo định nghĩa cổ điển, bờ biển là nơi hướng ra biển khơi và chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển khơi, bao gồm cả vịnh và eo biển, nhưng không bao gồm các đường bờ nước ngọt. Theo định nghĩa này thì chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.444km như CIA World Factbook xác lập.

Nhưng theo “định nghĩa” của ngành địa lý hiện đại, bờ biển bao gồm cả bờ biển ngoài (theo định nghĩa cổ điển cộng với bờ đảo biển) và bờ biển trong bao gồm đầm phá và các cửa sông chịu tác động mạnh của thuỷ triều thì chiều dài bờ biển Việt Nam là 11.409,1km.

Với định nghĩa của địa lý hiện đại về bờ biển, số liệu về chiều dài bờ biển Việt Nam cần có cần được điều chỉnh? Các bờ đảo như ở vùng vịnh Hạ Long, vùng biển Kiên Giang, các đầm phá như Tam Giang-Cầu Hau, đầm Lập An (tỉnh Thừa Thiên-Huế), đầm Thị Nại, đầm Nước Ngọt (tỉnh Bình Định), các cửa sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều ở Đồng bằng sông Cửu long, ở miền Trung, các bờ đảo biển Trường Sa... có được tính vào chiều dài bờ biển Việt Nam?

Từ cơ sở dữ liệu về chiều dài bờ biển ở từng địa phương như Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Trà Vinh, Sóc Trăng... cả nước sẽ có sự thay đổi về chiều dài bờ biển. Theo đó, việc đánh giá các chỉ tiêu kinh tế biển liên quan đến chiều dài bờ biển cũng cần phải được thay đổi, các nhận định về kinh tế biển sẽ có sự điều chỉnh.

Chiều dài bờ biển là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định một quốc gia có biển hay không có biển.

Không chỉ bờ biển mà cả biển và vùng ven biển có ý nghĩa rất quan trọng về chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng, pháp luật và kinh tế...

Nhiều chỉ tiêu về kinh tế biển theo chuẩn mực chung của thế giới được xây dựng căn cứ theo chiều dài bờ biển. Những thông tin quốc tế xác nhận bờ biển Việt Nam có chiều rộng đến 100km tính từ ven biển vào đất liền, theo đó, có tới 83% dân số Việt Nam sống trong vùng duyên hải.

Trong khi đó, bình quân chung thế giới chỉ có khoảng 39% dân số sống trong vùng duyên hải.

bd-014

Coastal Statistics, 2000 Viet Nam

Asia (excl.

Middle East) World

Length of coastline {a} (km) 11,409 288,459 1,634,701

Percent of population within 100 km

of the coast 83% X 39%

Area of continental shelf (km2) {b} 352,420 5,514,288 24,285,959

Territorial sea (up to 12 nautical miles) (km2) 158,569 5,730,868 18,816,919

Claimed Exclusive Economic Zone (km2) 237,800 11,844,193 102,108,403

© EarthTrends 2003

Các chuyên gia cho rằng cần xây dựng các dữ liệu biển, tính toán thiết lập các luận cứ khoa học, các tiêu chí và chỉ tiêu liên quan đến biển để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế–xã hội, chiến lược biển và chính sách hội nhập quốc tế của đất nước.

Bạch Đằng

( tổng hợp theo http://bientoancanh.vn/Bo-bien-Viet-Nam-dai-bao-nhieu_C25_D1178.htmhttp://earthtrends.wri.org/pdf_library/country_profiles/coa_cou_704.pdf )

18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16588)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18128)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16674)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17381)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17021)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17650)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17209)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17795)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17554)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17440)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16897)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19374)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23805)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19323)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 18131)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24869)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18899)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18494)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 25086)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18391)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.