Vài hình ảnh về đảo Trường Sa Lớn do Văn Hóa thực hiện

18 Tháng Hai 20151:44 SA(Xem: 31113)
BIỂN ĐÔNG - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFONIA" THỨ NĂM 19 FEB MÙNG 1 TẾT  2015

Vài hình ảnh về đảo Trường Sa Lớn do Văn Hóa thực hiện
bd-001
Đảo Trường Sa Lớn cách Sàigon khảng 700km.
bd-002

Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông

bd-003
Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. 

bd-004
Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm.
bd-005
Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan.
bd-006
Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
bd-007
Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài quả Bàng vuông 4 cạnh. Quả Bàng vuông khi đến mùa Xuân nở hoa sắc hương mầu nhớ, đẹp rực rỡ, lạ thường; đặc biệt hoa chỉ nở về đêm thơm ngát biển trời.
bd-008
Cây Bàng vuông chăm chút từ nhỏ trên đảo Trường Sa, trải qua bao nhiêu năm phong ba bão táp mới nở ra loài hoa lạ thường.
bd-009
Chỉ có ở Trường Sa mới có loại Ốc càng đẹp, lạ. 
bd-010
Tìm đến lô cốt chiến đấu từ hai thập niên 1955-1975 Hải quân Việt Nam Cộng Hòa xây dựng giữ đảo Trường Sa Lớn. Gần đó là cột mốc xác định chủ quyền biển đảo do VN lập sau năm 1975. Trường Sa Lớn nổi lên ở vị trí tối quan trọng, nằm ở cực nam vùng biển quần đảo Trường Sa. Đảo cách Sàigon độ 600km. So với tầm bắn của tên lửa hiện đại, khoảng cách này chẳng thấm vào đâu. Trường Sa lớn vừa là vị trí tiến tiêu của bỏ biển phái nam VN, vừa là tai mắt nhìn về mũi Cà Mau, mũi Singapore và eo biển Malacca. Ngược lên phía bắc độ hơn trăm cây số, Trường Sa Lớn là căn cứ hỏa lực khống chế bãi đá Chữ Thập của VN. Hiện nay Trung cộng hiện đang nạo vét mở rộng xây dựng cứ điểm quân sự phục vụ cho hải không quân. Chứ Thập cách Sàigon độ 600km, cách Cam Ranh độ 700km. (VH)
bd-011
Một phút "thân tâm an lạc" viếng cảnh chùa cảnh Phật Trường Sa Lớn "an nhiên tự tại".
bd-012
Trường Sa Lớn là một trong 29 đảo VN đang kiểm soát hiện nay có vị trí trọng yếu trong số hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 1956,  Hải quân VNCH đã dựng cột mốc chủ quyền và lập căn cứ quân sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tháng Tư năm 2014, trong chuyến đi thăm Trường Sa (HQ-571), bổn báo Văn Hóa tận mắt thấy  phi đạo Trường Sa Lớn đang được gia cố bê tông, tu bổ hoàn chỉnh, khang trang, tương lai gần, hàng không dân sự có thể lên xuống đưa đón khách du lịch. 
bd-013
Trực thăng của Bộ Tư lệnh Hải quân VN từ Cam Ranh ra đảo kiểm tra phi đạo Trường Sa Lớn.

Việt Nam mở đường bay ra Trường Sa?

Trên đảo Trường Sa Lớn đã có đường băng và sân bay cấp ba.

Báo Việt Nam cho biết Bộ Giao thông-Vận tải đang tiến hành đề án tổng thể về đầu tư hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.

Công việc này, theo báo VnEconomy, được thực hiện trong năm 2015.

Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực tiếp xây dựng đề án đường bay này.

Theo VnEconomy, Cục Hàng không "cũng sẽ phối hợp với Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không-Không quân xây dựng một bản quy chế bay trong khu vực sân bay Trường Sa".

Được biết công việc khảo sát đã được Cục Hàng không tiến hành từ cuối năm 2013.

Đảo Trường Sa, hay còn gọi là Trường Sa Lớn, là đảo lớn nhất trong số các đảo thuộc Trường Sa mà Việt Nam kiểm soát.

Đảo này có diện tích khoảng 0,13 km và có dân cư cũng như cơ sở hạ tầng.

Chính phủ Việt Nam đã cho xây dựng đường băng trên đảo Trường Sa từ năm 1976-1977 và cải tạo thành sân bay năm 2000 nhưng đây mới chỉ là sân bay cấp ba, dành cho các loại máy bay cánh bằng chở khách.

Nếu lập đường bay mới, chắc chắn Việt Nam sẽ gặp phản ứng của Trung Quốc tuy Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo mà Trung Quốc kiểm soát đồng thời phát triển đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Tới tháng 1/2015, Trung Quốc đã hoàn tất 50% đường băng trên đá Chữ Thập.

Nước này còn đang có kế hoạch xây đường băng trên đảo Gạc Ma mà họ chiếm sau trận hải chiến đẫm máu ngày 14/3/1988. Trong trận đó, Việt Nam nói 64 lính hải quân của mình đã hy sinh./

theo BBC 16/2/2015

++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Bờ biển Việt Nam thực tế dài bao nhiêu km?

BienDong.Net: Theo cách tính của Viện Tài nguyên thế giới (Word Resources Institute) và Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc, bờ biển Việt Nam dài 11.409,1km, gấp 3,5 lần so với chiều dài được công bố chính thức theo phương thức đo đạc cổ điển.

Theo tiến sĩ Bùi Quốc Nghĩa, chuyên gia kinh tế biển, đồng tác giả các dự án cảng nước sâu Dung Quất (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), Chân Mây (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế), Nhơn Hội (tỉnh Bình Định), có hơn một phương pháp để xác định chiều dài bờ biển của một quốc gia, song thông thường có hai phương pháp.

 

Thứ nhất là đo thủ công bằng thước thẳng trên bản đồ, chiều dài đoạn đo càng nhỏ thì độ chính xác càng lớn- đây là phương pháp truyền thống.

Thứ hai là đo bằng công cụ GIS (hệ thống thông tin địa lý) với bản đồ kỹ thuật số được lập với độ chính xác rất cao và đã tính đến độ cong của bề mặt trái đất.

Với công nghệ và các công cụ tính toán hiện nay, việc xác lập chính xác chiều bờ biển thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là điều hoàn toàn khả thi.

Hiện nay chiều dài bờ biển Việt Nam được công bố trên website của Bộ Khoa học – Công nghệ là 3.350km được tính bằng tổng chiều dài bờ biển của các tỉnh ven biển ... Một số tổ chức nước ngoài, như CIA World Factbook tại website http:www.cia.gov công bố chiều dài bờ biển Việt nam là 3.444km chưa tính chiều dài bờ biển đảo, đồng thời xếp hạng Việt Nam đứng thứ 32 về chiều dài bờ biển trong tổng số 156 nước có biển ( theo đó, nước có bờ biển dài nhất là Canada -202.080km- nước có bờ biển ngắn nhất là Monaco -4km ).

Riêng Viện Tài nguyên thế giới và Tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc xác định bờ biển Việt Nam dài 11.409,1km.

Theo định nghĩa cổ điển, bờ biển là nơi hướng ra biển khơi và chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển khơi, bao gồm cả vịnh và eo biển, nhưng không bao gồm các đường bờ nước ngọt. Theo định nghĩa này thì chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.444km như CIA World Factbook xác lập.

Nhưng theo “định nghĩa” của ngành địa lý hiện đại, bờ biển bao gồm cả bờ biển ngoài (theo định nghĩa cổ điển cộng với bờ đảo biển) và bờ biển trong bao gồm đầm phá và các cửa sông chịu tác động mạnh của thuỷ triều thì chiều dài bờ biển Việt Nam là 11.409,1km.

Với định nghĩa của địa lý hiện đại về bờ biển, số liệu về chiều dài bờ biển Việt Nam cần có cần được điều chỉnh? Các bờ đảo như ở vùng vịnh Hạ Long, vùng biển Kiên Giang, các đầm phá như Tam Giang-Cầu Hau, đầm Lập An (tỉnh Thừa Thiên-Huế), đầm Thị Nại, đầm Nước Ngọt (tỉnh Bình Định), các cửa sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều ở Đồng bằng sông Cửu long, ở miền Trung, các bờ đảo biển Trường Sa... có được tính vào chiều dài bờ biển Việt Nam?

Từ cơ sở dữ liệu về chiều dài bờ biển ở từng địa phương như Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Trà Vinh, Sóc Trăng... cả nước sẽ có sự thay đổi về chiều dài bờ biển. Theo đó, việc đánh giá các chỉ tiêu kinh tế biển liên quan đến chiều dài bờ biển cũng cần phải được thay đổi, các nhận định về kinh tế biển sẽ có sự điều chỉnh.

Chiều dài bờ biển là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định một quốc gia có biển hay không có biển.

Không chỉ bờ biển mà cả biển và vùng ven biển có ý nghĩa rất quan trọng về chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng, pháp luật và kinh tế...

Nhiều chỉ tiêu về kinh tế biển theo chuẩn mực chung của thế giới được xây dựng căn cứ theo chiều dài bờ biển. Những thông tin quốc tế xác nhận bờ biển Việt Nam có chiều rộng đến 100km tính từ ven biển vào đất liền, theo đó, có tới 83% dân số Việt Nam sống trong vùng duyên hải.

Trong khi đó, bình quân chung thế giới chỉ có khoảng 39% dân số sống trong vùng duyên hải.

bd-014

Coastal Statistics, 2000 Viet Nam

Asia (excl.

Middle East) World

Length of coastline {a} (km) 11,409 288,459 1,634,701

Percent of population within 100 km

of the coast 83% X 39%

Area of continental shelf (km2) {b} 352,420 5,514,288 24,285,959

Territorial sea (up to 12 nautical miles) (km2) 158,569 5,730,868 18,816,919

Claimed Exclusive Economic Zone (km2) 237,800 11,844,193 102,108,403

© EarthTrends 2003

Các chuyên gia cho rằng cần xây dựng các dữ liệu biển, tính toán thiết lập các luận cứ khoa học, các tiêu chí và chỉ tiêu liên quan đến biển để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế–xã hội, chiến lược biển và chính sách hội nhập quốc tế của đất nước.

Bạch Đằng

( tổng hợp theo http://bientoancanh.vn/Bo-bien-Viet-Nam-dai-bao-nhieu_C25_D1178.htmhttp://earthtrends.wri.org/pdf_library/country_profiles/coa_cou_704.pdf )

03 Tháng Năm 2015(Xem: 13118)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14722)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18489)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17952)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14986)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17007)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15615)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18052)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14773)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14393)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14782)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21643)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16365)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16546)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.