"Đạo đức với Trung Quốc ở Biển Đông là ngây thơ chiến lược"

26 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 19165)

“NHÂTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ HAI 27 OCT 2014

biendong_oc_27_2014-1

Đảo cứ điểm Len Đao.

+++++++++++++++++++++++++++++++++

"Đạo đức với Trung Quốc ở Biển Đông là ngây thơ chiến lược"

Hồng Thủy

23/10/14

(GDVN) - Để giải quyết khủng hoảng giàn khoan 981 gần đây, Việt Nam đã thực hiện một chiến lược ngoại giao năng động, Heydarian bình luận.

biendong_oc_27_2014-2

Chiến hạm Trung Quốc rình rập trên Biển Đông.

Richard Javad Heydarian, một trợ lý giáo sư trong các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị đại học De La Salle, cố vấn chính sách của quốc hội Philippines ngày 23/10 có bài phân tích trên tờ National Interest bình luận, việc Philippines quyết định dừng cải tạo sân bay trên đảo Thị Tứ, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để giữ gìn đạo đức trong vụ khởi kiện đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là một sự ngây thơ chiến lược.

Trong nhiều năm qua Philippines đã không có một máy bay chiến đấu hiện đại mới nào được bổ sung, trong khi lực lượng tàu hải quân cũ kĩ được tăng cường rất hạn chế. Heydarian cho rằng, nhờ Tổng thống độc tài Ferrdiand Marcos, Philippines mới xây dựng được các cấu trúc phòng thủ vĩnh viễn (bất hợp pháp) trên một số đảo ở Trường Sa để "quản lý" vùng biển Manila yêu sách chủ quyền "một cách hiệu quả và liên tục", nhưng ưu thế này đang đần mất đi.

Manila đã cố gắng biện minh cho việc ngừng cải tạo sân bay trên đảo Thị Tứ bằng cách nhấn mạnh phải giữ gìn đạo đức trong bối cảnh đơn kiện đường lưỡi bò đang được thụ lý tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Tóm lại theo Heydarian, Philippines đã dành ưu tiên cho một động cơ pháp lý vốn đã không chắc chắn trong khi nếu đầu tư vào các cơ chế hữu hình, nó có thể thực sự giúp Manila kiểm soát các vùng biển yêu sách.

Hơn nữa Manila và Washington đang phải đối mặt với trở ngại pháp lý và đổi mới chính trị mới có thể thực hiện hiệp định nâng cấp quan hệ quốc phòng (EDCA) trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bành trướng ở Biển Đông. Những bên yêu sách khác như Đài Loan hay Việt Nam đang đẩy nhanh nỗ lực củng cố phòng thủ ở Trường Sa. Ngay cả quốc gia tuyên bố không có tranh chấp ở Biển Đông như Indonesia cũng còn phải tăng cường binh hỏa lực phòng thủ để đối phó với mối đe dọa thực sự từ Trung Quốc với vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Jay Batongbacal, một chuyên gia hàng hải hàng đầu của Philippines cho rằng, Trung Quốc đã liên tục từ chối công nhận thẩm quyền của bất kỳ cơ quan tài phán quốc tế nào đối với vấn đề phân định lãnh thổ và liên quan đến chủ quyền. Bắc Kinh đã từ chối toàn bộ quá trình trọng tài, lại còn vu cáo Philippines khiêu khích, tạo ra khủng hoảng quốc tế hóa vì Biển Đông là vấn đề "song phương" cần được giải quyết tay đôi với Bắc Kinh.

Trung Nam Hải vẫn tiếp tục tẩy chay các cơ quan tài phán, từ chối làm rõ đường lưỡi bò, nên ngay cả khi Philippines giành chiến thắng trong vụ kiện thì Trung Quốc vẫn có thể bỏ qua phán quyết, tòa án thì không có cơ chế nào để buộc Bắc Kinh thi hành. Kết quả nhiều nhất từ phiên tòa chỉ giúp Philippines nâng cao đạo đức để chống lại sức mạnh hàng hải đang ngày càng bành trướng của Trung Quốc.

biendong_oc_27_2014-3

Học giả Richard Javad Heydarian.

Theo Heydarian, chiến lược pháp lý của Philippines có ý nghĩa, miễn là nó phải là một phần nằm trong chiến lược rộng lớn hơn để bảo vệ yêu sách của mình trước Trung Quốc đang ngày đêm thay đổi thực trạng ở Trường Sa. Nhưng Manila trong một thời gian dài đã không tập trung vào việc nâng cao năng lực phòng thủ, các lực lượng vũ trang chú trọng an ninh đối nội hơn là phòng thủ trên biển. Khi Trung Quốc đưa máy bay không kích, đánh chiếm đá Vành Khăn, Trường Sa năm 1990, 1995 Philippines lại mời quân đội Mỹ về nước.

Hoa Kỳ đã giảm thiểu đáng kể sự hiện diện quân sự của họ ở Philippines năm 1991, Trung Quốc lập tức không lãng phí thời gian khai thác khoảng trống quyền lực tạm thời do Mỹ rút quân khỏi các căn cứ Subic và Clark gây ra. Ngày nay chính quyền Obama lại liên tục từ chối làm rõ liệu Washington có cứu Manila nếu nổ ra chiến tranh với Trung Quốc trên Biển Đông hay không.

Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.

Mặt khác, các bên liên quan ở Biển Đông đều duy trì đối thoại cấp cao mạnh mẽ với Bắc Kinh, chỉ duy nhất Manila không có điều này. Tập Cận Bình vẫn từ chối 1 cuộc đối thoại chính thức với người đồng cấp Philippines Bernigno Aquino, người đang ở năm cuối của nhiệm kỳ Tổng thống. Trong khi đó, Nhật Bản - đối tác chiến lược chính của Philippines đang có dấu hiệu nhượng bộ Bắc Kinh để thu xếp một cuộc gặp giữa Shinzo Abe với Tập Cận Bình.

Để giải quyết khủng hoảng giàn khoan 981 gần đây, Việt Nam đã thực hiện một chiến lược ngoại giao năng động, Heydarian bình luận. Đỉnh điểm là cuộc viếng thăm Bắc Kinh của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cuối tháng 8, kể từ đó căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông đã giảm bớt, 2 nước đang tăng cường tìm cách quản lý khủng hoảng hiện tại, tránh lặp lại một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Rõ ràng là Việt Nam sẽ sử dụng mọi công cụ ngoại giao có thể để tránh một cuộc đối đầu lớn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng với hoạt động ngoại giao, Việt Nam đã nhanh chóng củng cố tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe tối thiểu trên biển cho mình. Với việc mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga chế tạo cộng với việc hoan nghênh quyết định nới lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển khả năng thực thi pháp luật trên biển. Do tính chất bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và các cuộc tập trận quân sự, Indonesia cũng phải tăng tốc các nỗ lực chi tiêu quốc phòng, công khai chỉ trích đường lưỡi bò...

Nhìn chung, rõ ràng các đối thủ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông đã tự bảo vệ yêu sách của mình bằng cách nhanh chóng phát triển năng lực hàng hải trong khi vẫn duy trì các kênh ngoại giao quan trọng với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Trong khi đó Philippines dường như đã bỏ tất cả số trứng mình có vào một giỏ không có gì chắc chắn./

XEM THÊM:

Nguyễn Thanh Giang - Truất phế ngay Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh

Nguyễn Thanh Giang

Buồn và lo vì có vị Bộ trưởng Quốc phòng quá dớ dẩn

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quanh Thanh vừa dẫn đầu một đoàn 13 tướng lĩnh sang phụng bái Bắc Triều từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 10 năm 2014. Đoàn gồm các ông: Trung tướng Bế Xuân Trường – Phó tổng Tham mưu trưởng;Trung tướng Lương Cường – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Dương Đức Hòa – Tư lệnh Quân khu 2; Trung tướng Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Trung tướng Võ Trọng Việt – Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Trung tướng Phạm Hồng Hương – Tư lệnh Quân khu 3; Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam – Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Phan Văn Tường – Phó tư lệnh Quân khu 1; Trung tướng Vũ Văn Hiển –Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng;Thiếu tướng Vũ Anh Văn – Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc; Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng – Cục trưởng Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Ngô Quang Liên – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng.

Thực tế không biết họ đã bàn thảo với nhau những gì nhưng qua lời khai báo của Phùng Quang Thanh trong bài trả lời phỏng vấn các nhà báo bên lề cuộc họp Quốc hội hôm 20 tháng 10 năm 2014 thì không người Việt Nam nào không khỏi buồn lo, căm tức.

Nhà báo Vũ Đông Hà nhận xét:

Phùng Quang Thanh đã chính thức hùa theo Bắc Kinh để xem những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông không còn là của Việt Nam nữa mà là khu vực chung của các quốc gia cùng khai thác. Ông ta "mượn" Đài Loan, Philippines, Malaysia để biện hộ cho những hành vi xâm lược của Bắc Kinh trên biển Đông. Phùng Quang Thanh đã trở thành người phát ngôn Việt Nam tích cực nhất cho chủ trương tằm ăn dâu của Bắc Kinh: "biến vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của Trung Quốc, và sau cùng biến vùng khai thác chính thức thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc"”.

Mở đầu buổi phỏng vấn, Phùng Quang Thanh tí tởn khoe: “Chúng tôi sang thăm và làm việc thì bạn đón tiếp rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị”.

Cái hoạt cảnh “nhử kẹo” này Thanh chẳng cần khoe thì tướng Nguyễn Trọng Vình, đại sứ lâu năm ở Trung Quốc cũng đã phác họa tử trước: “Chắc hẳn đoàn Bộ trưởng được đón tiếp trọng thị, khoản đãi hậu tình, có quà cáp đáng giá và được nghe những lời đường mật giả dối”.

Trả lời câu hỏi: “Thưa ông, trong các cuộc làm việc, hai bên có bàn về việc phía Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như chuyện giàn khoan đã xảy ra ít tháng trước không?” Thanh nói:

Chúng tôi có trao đổi là bây giờ phải giữ nguyên hiện trạng trên biển Đông và phải thực hiện cho đầy đủ DOC. Tinh thần, quan điểm chung là không mở rộng tranh chấp, không cắm mới vào những nơi mà các bên chưa cắm”.

Chết rồi! Ai đã cử Thanh sang Trung Quốc để lạy lục, cầu xin bọn chúng “giữ nguyên hiện trạng” chiếm biển, chiếm đảo của mình?

Chẳng nhẽ Thanh đành cúi đầu dâng bái trước cái hiện trạng biển đảo của ta đã bị xâm lăng, chiếm đoạt rất đau lòng ư?

Chẳng nhẽ Thanh không biết rằng chúng đã chiếm Hoàng Sa và đang tiếp tục lấn chiếm Trường Sa của ta ư?

Từ cuối năm ngoái, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng và cải tạo đất trên nhiều rạn san hô và đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa. Hình ảnh mà vệ tinh Mỹ thu được gần đây cho thấy các hoạt động của Trung Quốc đã làm tăng diện tích Đá Chữ Thập hơn 11 lần, từ 0,08 km vuông thành 0,96 km vuông. Đá Chữ Thập của ta bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp từ năm 1988 giờ đã trở thành đảo lớn thứ 5 ở Biển Đông sau đảo Phú Lâm, đảo Đông Sa, đảo Linh Côn và đảo Tri Tôn. Trên Đá Chữ Thập Trung Quốc đã xây dựng bãi đậu trực thăng, bến cảng, một tòa nhà hai tầng và một nhà kính 500 mét vuông. Hai trăm binh sĩ Trung Quốc đang đồn trú tại đó. Sau sân bay trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc sẽ xây sân bay Đá Chữ Thập. Đá Chữ Thập được coi có vị trí chiến lược quan trọng ở Biển Đông, cách đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam khoảng 110 km.

Nhẽ ra khi đàm phán Thanh phải nói: tạm thời giữ nguyên hiện trạng, không mở rộng tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình, Thế cũng đã là nhún lắm rồi. Nhún tạm thời nhưng nhất định sẽ chờ thời cơ đòi lại chủ quyền toàn vẹn.

Trả lời câu hỏi: “Vậy Trung Quốc có đưa ra cam kết hay lời hứa nào về việc giữ nguyên hiện trạng không, thưa ông?” Thanh cho biết:

Hứa thì bạn không hứa nhưng nói chung hai bên đều thống nhất phải thực hiện DOC - nghĩa là không mở rộng, làm phức tạp thêm tranh chấp. Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng và Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng. Đều là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo”.

Sao lại lập lờ đánh lận con đen như vậy được? Sao lại hùm bà làng địch ta như vậy được! Tất cả như nhau ư? Tất cả đều được quyền tôn tạo để “tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo” ư? Nhân dân nào? Nhân dân hay thực dân? Lực lượng đóng quân nào? Đóng quân để giữ chủ quyền hay để xâm lăng?

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, đại biểu Quốc hội tỏ ra tỉnh táo khi ông nói:

Theo tôi, việc Trung Quốc cơi nới các đảo, xây dựng các công trình ở Trường Sa vừa rồi không phải vì mục đích kinh tế, cũng không phải vì mục đích nhân đạo, mà họ phục vụ mục đích và ý đồ độc chiếm biển Đông”.

Khi phóng viên bầy tỏ mối quan ngại sâu sắc qua câu hỏi: “Nhiều chuyên gia nêu ý lo ngại hướng xây dựng của Trung Quốc là để hình hành một căn cứ quân sự tấn công. Điều đó đe dọa mối an ninh hàng hải trong khu vực. Cảnh báo đó có đáng suy nghĩ, lo ngại?” thì Thanh lại cố tình bình thường hóa vấn đề: “Đó là các nhà nghiên cứu dự báo. Đương nhiên bên nào mà tiến hành xây dựng thì đó cũng là một căn cứ quân sự cả”.

Đó là dự báo của các nhà nghiên cứu, còn Thanh thì sao? Có đáng suy nghĩ, lo ngại? hay Thanh cho rằng địch xây căn cứ quân sự trên lảnh thổ mình là chuyện đương nhiên?

Nhảm nhí đến thế là cùng! Mù mờ đến thế là cùng!

Các hãng tin Trung Quốc thì tiết lộ:

Ngày 17/10, tại Bắc Kinh, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã cho biết: Hai bên đã đạt được ba nhân thức chung nguyên tắc về tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quân đội. Một là, thể theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, từng bước khôi phục và thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội phát triển lành mạnh. Hai là, tăng cường đoàn kết giữa hai quân đội, cung cấp sự bảo đảm vững chắc cho củng cố vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản ở hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ba là, tuân thủ các nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước Trung-Việt, phát huy vai trò tích cực vì xử lý thoả đáng vấn đề trên biển, giữ gìn cục diện hoà bình và ổn định”.

Thì ra, họ đến vời nhau chủ yếu là để: “tăng cường đoàn kết giữa hai quân đội, cung cấp sự bảo đảm vững chắc cho củng cố vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản ở hai nước”,

Đến nước này thì không thể còn nén chịu mà phải chửi thẳng vào mặt họ: “Chúng mày là lũ gian tặc, là tội đồ dân tộc, nếu chưa treo cổ ngay chúng mày lên được thì nhân dân cũng sẽ đời đời nguyền rủa chúng mày”.

Nếu Thường Vạn Toàn nói sai sự thật thỉ Phùng Quang Thanh phải nghiêm túc cải chính ngay để không bị dư luận khẳng định là thằng phản bội tổ quốc.

Cách đây mấy năm Nguyễn Phú Trọng đã chính thức ngỏ lời mời công an Trung Quốc sang đàn áp nhân dân ta, khi cần (Tìm đọc “Mấy nghi vấn đối với tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết” trong thư viện online “www.nguyenthanhgiang.com”). Có phải nay anh ta, với cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, lại cử Phó Bí thư Quân ủy TW Phùng Quang Thanh mời Trung Quốc chuẩn bị sang chiến đấu với nhân dân Việt Nam để bảo vệ Đảng Cộng Sản Việt Nam!

Rõ ràng họ đang dụ voi về giầy mả tổ, chuẩn bị dâng giang sơn gấm vóc ta cho Tầu. Họ sẵn sàng lấy máu xương nhân dân ta chêm vững ngai vàng thống trị của họ (mà họ nhân danh Đảng).

Báo Quân đội Nhân dân thì đưa tin:

Chuyến thăm này (của Phùng Quang Thanh) nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và Quân đội hai nước”.

Sao Phùng Quang Thanh lại ngồi với Thường Vạn Toàn để bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương? Có phải Quân đội Trung Quốc sẽ sung sướng được “quốc phòng” Việt Nam và quân đội Việt Nam sẽ phải đổ máu ra mà quốc phòng cho Trung Quốc?

Cầu hòa, cầu thân thì phải cử lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Ngoại giao… đi đàm phán chứ sao lại cử quân đội đi tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên. Ôm chặt lấy nhau thì còn tay nào cầm súng khi cần thiết.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh dạy rằng: “Sinh ra bộ Quốc phòng là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Lẽ ra ông Bộ trưởng phải phân biệt rõ bạn, thù, ra sức tăng cường lực lượng quốc phòng về mọi mặt, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình hình xấu nhất theo tinh thần “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” như dân tộc ta đã thực hiện”.

Không biết do phản bội tổ quốc hay vì quá non kém, ngu xuẩn mà Nguyễn Phú Trọng lại xuất tướng trong trường hợp này.

Nói về thao lược thì một người đàn bà Việt Nam làm thơ cũng biết khi bí phải ghểnh sỹ, còn tốt đầu phải để dành mà dú dí vô cung.

(Thơ Hồ Xuân Hương: “Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sỹ/ Chàng lừa thiếp đang khi thất ý/ Đem tốt đầu dú dí vô cung”).

Đằng nay, họ thấp cơ thua trí đàn bà thế này thì đúng như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lo ngại: “Có một ông Bộ trưởng Quốc phòng như thế thì việc mất biển, đảo và mất nước là khó tránh khỏi”.

Từ nay đến Đại hội ĐCSVN thứ XII còn những hơn một năm nữa. Trong khoảng thời gian này không biết cái cặp đôi Nguyễn Phú Trọng – Phùng Quang Thanh sẽ còn gây biết bao nguy hại cho đất nước.

Chúng tôi khẩn thiết kiến nghị: “Truất phế ngay Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh”.

Hà Nội 24 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6, ngõ 235, đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17168)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16808)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17438)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16981)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17594)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17352)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17268)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16711)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19185)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23612)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17940)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24617)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18708)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18294)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24915)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18226)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18928)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19728)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20274)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18084)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».