11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam

22 Tháng Hai 20217:44 SA(Xem: 9389)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 22 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam

image035

TTO - Nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An đã thực hiện được ước mơ của anh khi ghi vào ống kính của mình đủ 11 điểm định vị lãnh hải Việt Nam. Tuổi Trẻ Xuân Tân Sửu giới thiệu bộ ảnh.


"Sau 11 năm, tôi hoàn thành được mục tiêu đặt chân đến 11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam". (Ngô Trần Hải An)


Chạm vào biên giới, biên cương, hải đảo lãnh thổ của Tổ quốc luôn luôn là một cảm xúc rất đặc biệt. Tôi nhen nhóm mục tiêu của mình vào một đêm không ngủ dưới bầu trời đầy sao Đại Lãnh và quyết tâm khi được chứng kiến khoảnh khắc một tia sáng chớp lên từ phía chân trời, mặt trời vụt lên trên mặt biển như một đường lửa. Cực đông của Việt Nam trên đất liền - điểm A8 đường định vị lãnh hải - là đây.


Sự kỳ vĩ của thiên nhiên, lời lẽ và kể cả những tấm ảnh cũng khó lòng nói hết được. Ngoài đam mê khám phá, tôi thật sự muốn những hình ảnh, câu chuyện của mình sẽ góp phần lan tỏa đến những người con đất Việt niềm tự hào về biên cương lãnh thổ, biên giới hải đảo của chúng ta.


Chương II, điều 8, Luật biển Việt Nam: Đường cơ sở


“Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.


Theo đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12-11-1982. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Châu và đảo Poulo Wai đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.


  Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể sau:


  • Hòn Nhạn - A1
  • Hòn Đá Lẻ - A2
  • Côn Đảo & A3, A4, A5
  • Hòn Hải - A6
  • Hòn Đôi - A7
  • Mũi Đại Lãnh - A8
  • Hòn Ông Căn - A9
  • Lý Sơn - A10
  • Cồn Cỏ - A11


Hòn Nhạn A1
đi từ Thổ Chu (Kiên Giang), xung quanh là đá ngầm khiến việc cập bờ vô cùng khó khăn.


Hòn Đá Lẻ - A2 từ Hòn Khoai (Cà Mau). phải sắp xếp, tham khảo kỹ lưỡng thời tiết tới lần thứ hai mới thực hiện được.


Ba điểm A3 - hòn Tài Lớn, A4 - hòn Bông Lan, A5 - hòn Bảy Cạnh ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) tưởng gần, ngỡ dễ nhưng lại rất khó khăn vì phải đi xa, chi phí thuê tàu cao, sóng gió khiến thuyền khó cập vào dễ xảy ra tai nạn, phụ thuộc vào thời tiết và thủy triều...


Điểm A6 - hòn Hải (Bình Thuận), tôi phải xin phép và chờ đợi hơn một năm trời mới có được cơ hội lên chuyến tàu tiếp tế của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung Bộ để vượt 150 hải lý từ Nha Trang. Tàu rời bến được hai giờ đồng hồ thì mưa dông trắng xóa, sóng lớn nhồi giật tung tàu lên cao mấy mét rồi rơi tự do xuống mặt biển. Chúng tôi phải neo tạm ở Mũi Dinh tránh bão, rồi hôm sau tiếp tục neo ở đảo Phú Quý để chờ sóng yên biển lặng. Sau hai ngày đêm, trước mắt tôi là một khối đá sừng sững hiện ra trên biển trong ánh bình minh: hòn Hải.


Hòn Đôi (Khánh Hòa) - A7, hòn Ông Căn (Khánh Hòa).


Điểm A9, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).


Điểm A10, chờ đợi qua những cơn bão số 7, số 8, số 9, số 10 của năm 2020.


Điểm A11 - đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).


image036image037image038image039image040image041image042image043image044image045image046

27 Tháng Tám 2015(Xem: 13886)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13453)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14623)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14252)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15820)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14843)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14747)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15544)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19788)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14507)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18097)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.