11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam

22 Tháng Hai 20217:44 SA(Xem: 9378)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 22 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam

image035

TTO - Nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An đã thực hiện được ước mơ của anh khi ghi vào ống kính của mình đủ 11 điểm định vị lãnh hải Việt Nam. Tuổi Trẻ Xuân Tân Sửu giới thiệu bộ ảnh.


"Sau 11 năm, tôi hoàn thành được mục tiêu đặt chân đến 11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam". (Ngô Trần Hải An)


Chạm vào biên giới, biên cương, hải đảo lãnh thổ của Tổ quốc luôn luôn là một cảm xúc rất đặc biệt. Tôi nhen nhóm mục tiêu của mình vào một đêm không ngủ dưới bầu trời đầy sao Đại Lãnh và quyết tâm khi được chứng kiến khoảnh khắc một tia sáng chớp lên từ phía chân trời, mặt trời vụt lên trên mặt biển như một đường lửa. Cực đông của Việt Nam trên đất liền - điểm A8 đường định vị lãnh hải - là đây.


Sự kỳ vĩ của thiên nhiên, lời lẽ và kể cả những tấm ảnh cũng khó lòng nói hết được. Ngoài đam mê khám phá, tôi thật sự muốn những hình ảnh, câu chuyện của mình sẽ góp phần lan tỏa đến những người con đất Việt niềm tự hào về biên cương lãnh thổ, biên giới hải đảo của chúng ta.


Chương II, điều 8, Luật biển Việt Nam: Đường cơ sở


“Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.


Theo đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12-11-1982. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Châu và đảo Poulo Wai đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.


  Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể sau:


  • Hòn Nhạn - A1
  • Hòn Đá Lẻ - A2
  • Côn Đảo & A3, A4, A5
  • Hòn Hải - A6
  • Hòn Đôi - A7
  • Mũi Đại Lãnh - A8
  • Hòn Ông Căn - A9
  • Lý Sơn - A10
  • Cồn Cỏ - A11


Hòn Nhạn A1
đi từ Thổ Chu (Kiên Giang), xung quanh là đá ngầm khiến việc cập bờ vô cùng khó khăn.


Hòn Đá Lẻ - A2 từ Hòn Khoai (Cà Mau). phải sắp xếp, tham khảo kỹ lưỡng thời tiết tới lần thứ hai mới thực hiện được.


Ba điểm A3 - hòn Tài Lớn, A4 - hòn Bông Lan, A5 - hòn Bảy Cạnh ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) tưởng gần, ngỡ dễ nhưng lại rất khó khăn vì phải đi xa, chi phí thuê tàu cao, sóng gió khiến thuyền khó cập vào dễ xảy ra tai nạn, phụ thuộc vào thời tiết và thủy triều...


Điểm A6 - hòn Hải (Bình Thuận), tôi phải xin phép và chờ đợi hơn một năm trời mới có được cơ hội lên chuyến tàu tiếp tế của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung Bộ để vượt 150 hải lý từ Nha Trang. Tàu rời bến được hai giờ đồng hồ thì mưa dông trắng xóa, sóng lớn nhồi giật tung tàu lên cao mấy mét rồi rơi tự do xuống mặt biển. Chúng tôi phải neo tạm ở Mũi Dinh tránh bão, rồi hôm sau tiếp tục neo ở đảo Phú Quý để chờ sóng yên biển lặng. Sau hai ngày đêm, trước mắt tôi là một khối đá sừng sững hiện ra trên biển trong ánh bình minh: hòn Hải.


Hòn Đôi (Khánh Hòa) - A7, hòn Ông Căn (Khánh Hòa).


Điểm A9, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).


Điểm A10, chờ đợi qua những cơn bão số 7, số 8, số 9, số 10 của năm 2020.


Điểm A11 - đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).


image036image037image038image039image040image041image042image043image044image045image046

01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15465)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13136)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11727)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12724)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14288)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13667)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12921)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17192)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14692)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17942)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 15014)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16144)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14394)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"