Phía sau những phiên đàm phán thương mại Mỹ - Trung

17 Tháng Giêng 201910:09 CH(Xem: 10084)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 11 JAN 2019


Phía sau những phiên đàm phán thương mại Mỹ - Trung


image010

Đào Như


image009

Hai phái đoàn Mỹ - Hoa trong bàn đàm phán thương mại tại Bắc Kinh hôm 7/1/2019


Có nhiều người cho rằng, có quá ít thông tin và chi tiết về diễn tiến của cuộc ngưng chiến thương mại Mỹ-Trung mặc dầu đã hơn nửa đường của giai đoạn đàm phán 90 ngày mà ông Trump và ông Tập cùng đồng ý ở Argentina hôm 1/12/2018.


Ai cũng biết cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu hôm thứ Hai ngày 7 tháng 1-2019 tại Bắc Kinh trong vòng 3 ngày. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ,  Phó Đại diện Thương mại Mỹ ông Jeffrey Gerrish. Người dẫn đàu phái đoàn TQ, Phó Thủ tướng Lưu Hạc.


Đây là cuộc đàm phán “cấp phó”, chỉ là sơ bộ, để chuẩn bị cho lần đàm phán tiếp theo ở cấp bộ trưởng cũng có thể ở cấp cao hơn. Lần tới sẽ diễn ra tai Washington vào cuối tháng này. Hy vọng ông Lưu Hạc sẽ tiếp tục đai diện TQ bước vào vòng đàm phán lần 2 tại Washington với ông Robert Lighthizer, người đại diện thương mại Mỹ và Bộ trưởng Kinh tế-Tài chánh Mỹ ông Steve Mnuchin. http://nghiencuuquocte.org/2019/01/13/thuong-chien-my-trung-va-tranh-chap-bien-dong/


Theo VOA hôm 12/1, hội nghi sơ bộ cấp thứ trưởng diễn ra tại Bắc Kinh dưới sức ép  của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đe dọa sẽ áp đặt 200 Tỷ USD vào ngày 2/3 trên những mặt hằng nhập cảng vào Hoa Kỳ từ TQ, nếu Bắc Kinh không có những bước đi tôn trong:


- Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


- Chấm dứt yêu sách ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ cho những đối tác TQ


- Cho phép doanh nghiệp Mỹ được quyền tiếp cận thị trường TQ nhiều hơn


- Giảm bớt các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ…


Hôm 9/1 đại diện văn phòng thương mại Mỹ cho biết: hai phía Mỹ và TQ tai buổi họp Bắc Kinh đã rốt rác bàn sâu vào sự cân bằng trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung: TQ cam kết mua thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và chế tạo cùng các sản phẩm và dịch vụ khác của Mỹ. Trong thực tế, đầu tháng 1-2019 TQ đã cắt giảm thuế quan cho xe hơi Mỹ, và yêu cầu các nhà lọc dầu trong nước mua thêm nhiều dầu hỏa của Mỹ. Để giảm bớt sức ép của Washington, TQ cũng vừa phê chuẩn viêc nhập khẩu 5 loại nông sản biến đổi gien (gêne),và tăng thêm nhập khẩu ngũ cốc của Mỹ nhất là đậu nành.


       Cuộc đàm phán cũng tâp trung và vào việc kiểm chứng TQ có thực tâm thi hành những cam kết  vừa đưa ra với Mỹ? https://www.voatiengviet.com/a/dam-phan-thuong-mai-my-trung-tien-trien-toi-dau-/4739592.html


     Trong đàm phán thương mại tại Bắc Kinh xem chừng TQ nhượng bộ Mỹ khá nhiều. Không biết những gì sẽ xảy trong cuộc đàm phán Mỹ-Trung sắp tới tai Washington?  


  Để thử độ bền nhượng bộ của TQ, hôm 7 tháng 1 ngay buổi đầu đàm phán thương mại Mỹ Trung đang khai diễn ra tai Bắc Kinh, Tư Lịnh Ham đội Thái Bình Dương của Mỹ điều tàu USS McCampbell tuần tra FONOP sát sườn quần đảo Hoàng Sa, trong khu vực 12 hải lý của những đảo “cây” (Tree Island), đảo Lincoln và đảo Phú Lâm (Woody Island). Như thể chứng tỏ chiến thuật vừa đánh vừa đàm và “nền ngoại giao pháo hạm” của Mỹ. 


Người phát ngôn Hạm Đội Thái BInh Dương của Mỹ tuyên bố:”Mỹ đang thực hiện tự do hàng hải”  


Người phát ngôn bộ ngoại giao TQ thì cho rằng đây là việc Mỹ khiêu khích TQ và Mỹ đă nghiêm trọng vi phạm luật TQ và Quốc tế. Nhưng lần này TQ chỉ cảnh cáo chớ không điều chiến hạm đến chận đầu như hồi tàu USS Decatour hôm 30-9-2018. Điều đó chứng tỏ Bắc KInh không muốn gây sức ép với Washington trong lúc này.  Có phải chỉ vì điều khoản 200 tỷ Mỹ Kim mà Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp đặt lên các mặt hàng nhập khẩu từ TQ mà chính phủ Bắc Kinh phải xuống thang tại các buổi đàm phán thương mai với Mỹ?. Hy vong đó không phải là lý do chính để Bắc Kinh nhượng bộ, và tầm nhìn của Tập Cậ Binh xa hơn, và có thể xa hơn cả cuộc thương chiến Mỹ Trung.


        Trong tình hình hiên tại, TQ xem chừng không từ bỏ lập trường trên những vấn dể mà họ xem là cốt lõi: Bắc Kinh luôn hạ thắp tầm quan trọng về việc Mỹ tố cáo Bắc Kinh ăn cắp sở hữu trí tuệ. Đồng thời bác bỏ cáo buộc công ty nước ngoài bị ép buộc chuyển giao công nghệ cho TQ.


Ai cũng biết Sở hữu trí tuệ và bí mật công nghệ là cặp song sinh trong việc phát triển “Giấc mơ Trung Hoa”: “Made in China-2025”, nghĩa là đến năm 2025 TQ cần phải có trí tuệ và nắm vững công nghệ chế tao những bộ phận chủ chốt trong các xí nghiệp công nghệ cao như nhũng con “chip” trong hệ thống điện thoại di động ZTE, Huawei…của TQ và Samsung của Nam Hàn v.v.v…Điều đó cho thấy rằng sau hơn 30 năm phát triển thương mại, kinh tế và công nghệ TQ vẫn là một cơ xưởng ráp nối. Những sản phẩm công nghệ cao sản xuát từ Trung Quốc, xuất khẩu ra nước ngoài vẫn mang nhãn hiệu “Sáng chế tại Mỹ, Nam Hàn, Nhật Bổn…ráp nối tại TQ”. Ông Tập Cận Bình cũng như một số lớn người TQ rất xốn xang với loại nhãn hiệu này. Kinh tế TQ  hiện tại phát triển cao là nhờ chinh phủ CSTQ biết cách bốc lột sức lao động rẽ mạt của hơn 1 tỷ người TQ nghèo khó trong suốt hơn 30 năm qua. Đó là điều mà đảng công sản TQ và Tập Cận Bình cần xét lai khả năng lãnh đao phát triển kinh tế đất nước Trung Hoa của họ. Bây giờ ông Tập Cận Bình mới ngộ ra rằng thu nhập sản phẩm nội địa (GDP) cao chưa chắc là tốt nó phải đi kèm với lợi nhuận trí tuệ. Điên thoại di động Huawei mang nhãn hiêu Made in China, nhưng thục chất TQ sáng chế phần nhiều bộ phận của máy Huawei, ngoại trừ con “chip” phải nhập cảng từ nhiều công ty của Mỹ nhất là công ty Qualcomm của Mỹ. 


Những con chip điên tử là sáng chế quan trọng hàng đầu thế giới hiện tại. Những con chip giúp cho nhân loại: sử dụng điên thoại di động, lái xe hơi, máy bay, tiền chuyển từ ngân hàng này qua ngân hàng khác, thanh toán hóa đơn giữa các xí nghiệp, vận hành các hệ thống viễn thông, và điều khiển các hỏa tiễn quân sự…Thế giới hôm nay cần nhiều con chip hơn cần dầu lửa. Số tiền TQ chi ra mua con chip từ hãng Qualcomm của Mỹ cao hơn số tiền họ mua dầu lửa. Các cường quốc chip hiên nay là Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhât Bản, Nam Hàn, Đài Loan…Họ xây dựng những quan hệ với nhau mật thiết một cách chặt chẽ. https://www.diendantheky.net/2018/12/ngo-nhan-dung-tran-chien-my-trung-tren.html


Nếu bây giờ giả thử, Mỹ và các cường quốc về chip  đều đồng loạt ngưng bán những con chip điện tử cho TQ cùng một lúc, thì chắc chắn những xí nghiêp công nghệ cao của TQ phải hoạt động chậm lại hoặc ngưng sản xuất. Từ lâu giới lãnh đạo Bắc Kinh đã nhìn thấy nhược điểm của họ khi Tổng thổng Obama ra lịnh truy tố hãng điên thoại di đông của TQ, ZTE về tội bán hàng cho Iran trong đó có nhiều bộ phận mua từ nước Mỹ, trong đó có những con chip của Intel. Sau đó, đến lúc chinh phủ Trump ra lệnh các công ty Mỹ không được bán con chip cho ZTE, công ty sản xuất điên thoại di động hạng thứ hai của TQ sau công ty Huawei,  ZTE đang đứng trước một tương lai xấu có thể phải ngưng hoạt động vì không có con chip thi không làm gì được. Sau ZTE sẽ là số phận của Huawei nếu ngày nào đó chính phủ Trump ra lệnh Qualcomm không bán con chip cho Huawei.


 Sau sự kiện ZTE và bà Mạnh Vãn Chu bị bắt, Chủ tịch Tập Cận Bình phải có môt nhận đinh rất sáng suốt về vai trò cường quốc kinh tế của Trung Quốc rât mong manh.         


   Chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung chỉ là điểm khởi đầu của chiến dịch chống lại sự trổi dậy hung hăng của Trung Quốc do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đề xuất. Do đó Tập Cận Bình hay bất cứ ai, khi xem xét và lý giải cuộc đàm phán thương mại Mỹ Trung trong bối cảnh lịch sử thế giới hiên tại, cần phải lưu ý những sự kiện sau đây:


1- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nên xem xét và lý giải nó trên toàn diện của tảng băng, nghĩa là trên một bối cảnh lịch sử hiện tại rộng lớn hơn.


2- Xung đột thương mại Mỹ-Trung thực chất là xung đột về cơ cấu và hệ thống, nên khó hóa giải chỉ trong vài ba tháng


3- Xung đột thương mại gắn liền xung đột về lợi ích chiến lược tại Biển Đông và tầm nhìn mới Indo-Pacific


4- Tuy hịên tình nước Mỹ bị chia rẽ, bị phân hóa sâu sắc nhưng hầu như tất cả Cộng Hòa cũng như Dân Chủ và toàn thể dân chúng Mỹ đều đồng thuận về việc Tổng thống Donald Trump phát khởi chiến dịch chống TQ toàn diện.


 Đó là lý do tại sao TQ đã khá nhún nhường tại các phiên đàm phán thương mại với Mỹ. Nhưng dường như TQ không từ bỏ lập trường trên những quan điểm mà họ cho là cốt lõi: Bắc Kinh luôn hạ thấp tầm quan trọng về việc Mỹ tố cáo họ ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời bác bỏ cáo buộc công ty nước ngoài bị ép buộc chuyển giao công nghệ cho TQ. Mặc dầu hai sự kiện này là sự thật!


Chủ tịch Tập Cận Bình đang âm thầm đầu tư $150 tỷ giúp các xí nghiệp công nghệ cao của TQ chạy đua với Mỹ và các đồng minh của Mỹ về công nghệ chế tạo những con chip điện tử. Mục đích không phải để san bằng khoảng cách giữa Mỹ và TQ, mà là sáng chế số lượng chip đầy đủ về phẩm cũng như về lượng để cho các xí nghiệp công nghệ cao của TQ điều hành tốt và độc lập với các cường quốc về con chip và cũng để chống lưng cho “giấc mộng Trung Hoa”: “Made in China-2025”.../.


Đào Như


Thetrongdao2000@yahoo.com


Chicago


Jan-17-2019
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20389)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.