Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?

15 Tháng Mười Một 20186:56 CH(Xem: 9991)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 16 NOV 2018


Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?


Posted on 14/11/2018 by The Observer


image007

Nguồn: Ngaire Woods, “Why a Sino-American Cold War Won’t Happen”, Project Syndicate, 22/10/2018.


Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump.


Nhưng bất chấp sự thổi phồng rùm beng của phương tiện truyền thông , một cuộc chiến tranh lạnh mới không phải là không thể tránh khỏi – thậm chí là khó có thể xảy ra. Do lo sợ tình trạng bất ổn và bất kỳ sự suy yếu nào trong tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn quyết tâm ngăn chặn Hoa Kì gây sức ép nhằm thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi các cải cách theo nhịp độ và chủ trương  của riêng mình. Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ưu tiên hàng đầu là nhất thể hóa bộ máy Đảng với bộ máy chính quyền để hạn chế tham nhũng và đánh bóng lí tưởng ý thực hệ của nhà nước. Bất kỳ nỗ lực nào can thiệp vào tiến trình này đều được coi là vi phạm chỉ giới đỏ.


May mắn thay cho Tập, Trump không quan tâm đến việc “dân chủ hóa” các quốc gia khác, và ông dường như không bị chi phối bởi những gã khổng lồ trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và công nghệ của Mỹ vốn mong muốn chính quyền của ông gây sức ép với Trung Quốc nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nền kinh tế nước này.


Rõ ràng là việc Hoa Kỳ đe dọa áp thuế đã ảnh hưởng đến 18% số hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ mỗi năm. Nhưng chính quyền Trump có những ưu tiên cấp bách hơn là thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc, bất chấp luận điệu nảy lửa của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng Peter Navarro. Trump có tham vọng đầy táo bạo về việc củng cố ngành chế tạo của Mỹ bằng cách đưa về nước các chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn hoặc cắt giảm nhập khẩu. “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” thực tế là đưa ngành chế tạo quay trở lại Mỹ.


Tuy nhiên, ngay cả khi cuộc đối đầu Mỹ-Trung ngày nay không phát triển thành một cuộc chiến tranh lạnh mới, nó có thể làm suy yếu cả hai quốc gia và mở ra một thế giới đa cực hơn. Tại Trung Quốc, các luận điệu về thuế quan và các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể tạo uy thế cho các nhà phê bình chỉ trích Tập. Hơn nữa, Trung Quốc hiện chỉ có những lựa chọn hạn chế để trả đũa Mỹ. Đúng là nước này có thể bắt đầu bán tháo một phần trong số 1 nghìn tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó sẽ làm suy giảm giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ mà nước này đang nắm giữ.


Tại Hoa Kỳ, quyết định của Trump về áp thuế nhập khẩu trên diện rộng đã được một đại diện trong ngành công nghiệp mô tả là “hành động thương mại tự hủy diệt rõ nhất mà tôi từng thấy.” Và việc chính quyền Trump đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ – bao gồm một điều khoản ngăn chặn Canada hoặc Mexico đàm phán với Trung Quốc – đã gặp phải thái độ khinh thị tương tự. Chính sách như vậy của Mỹ đã đe dọa hủy hoại công ăn việc làm trong nước và khiến các đồng minh của nước này xa lánh, và nhiều nước cũng đã tìm cách rời xa Mỹ.


Thật vậy, lập trường “nước Mỹ trên hết” của chính quyền Trump ngày càng được hiểu thành “nước Mỹ đơn độc.” Giờ đây Hoa Kỳ trở thành tiếng nói lẻ loi trong G7, G20 và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Sau khi Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các bên còn lại vẫn tự mình hướng về phía trước. Thay vì thiết lập các điều khoản trong cuộc tranh luận về các vấn đề quốc tế, chính quyền Trump đã “thuyết phục” các nước khác giảm sự phụ thuộc  vào vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.


Sự lãng tránh Hoa Kỳ trên diện rộng sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của một trật tự đa cực mới. Chẳng hạn, bằng cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Trump đã thực sự khuyến khích Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga, và Liên minh châu Âu chối bỏ các đặc quyền của Mỹ.


Hiện tại, các nước phụ thuộc vào dầu của Iran có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc nghe theo Mỹ. Giống như hầu hết các mặt hàng được giao dịch, xuất khẩu dầu được thanh toán bằng đồng đô la – chủ yếu thông qua Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) ở Bỉ – và Hoa Kỳ có quyền đóng cửa các giao dịch đó. Hầu hết các công ty và quốc gia đã kết luận rằng vì kinh doanh với Iran mà đánh mất quyền thâm nhập vào thị trường Mỹ và hệ thống thanh toán quốc tế bằng đồng đô la là một điều không đáng.


Nhưng trong tương lai, những nước này có thể không còn phải đưa ra những nhượng bộ như vậy nữa. Vào ngày 21 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã thúc giục châu Âu thiết lập các kênh thanh toán độc lập với Hoa Kỳ. Và tháng tiếp theo, ủy viên phụ trách chính sách đối ngoại của EU đã công bố kế hoạch hình thành một “công cụ chuyên dụng” để “hỗ trợ và trấn an các doanh nghiệp theo đuổi việc kinh doanh hợp pháp với Iran.”


Trong khi đó, Nga nói rằng họ đang phát triển một hệ thống riêng của mình trong giao dịch tài chính để bảo vệ bản thân khỏi bị loại khỏi hệ thống SWIFT trong trường hợp các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt  của Hoa Kỳ được đưa ra. Và ít nhất kể từ năm 2015, Trung Quốc cũng theo đuổi một dự án tương tự khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống để tạo thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ.


Không có hệ thống thay thế nào trong số này cạnh trạnh được với sự tiện lợi của SWIFT và hệ thống đồng đô la. Nhưng nếu một hệ thống mới được duy trì, nó có thể nhanh chóng làm quyền lực của Mỹ suy yếu.


Thay vì hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh, thế giới có thể đang hướng đến một hệ thống quốc tế do bốn cường quốc lãnh đạo, với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga và Đức thống trị các khu vực riêng của mình và tìm cách đạt được ưu thế thông qua các cuộc đàm phán quốc tế. Kịch bản như vậy gợi nhớ đến tầm nhìn thời Thế chiến II của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, người đã đề xuất rằng bốn đồng minh chiến thắng – Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô – đóng vai trò là “Bốn cảnh sát viên”, mỗi bên giám sát vùng ảnh hưởng của mình và đàm phán với nhau nhằm duy trì hòa bình thế giới.


Ngày nay, gần như bốn cường quốc tương tự lại một lần nữa đứng mũi chịu sào, chỉ có điều giờ đây chúng ta có những thể chế mạnh mẽ hơn giúp gìn giữ hòa bình. Liệu hòa bình có kéo dài hay không phụ thuộc vào sự sẵn lòng của bốn cường quốc trong việc sử dụng và điều chỉnh các thể chế này cho phù hợp với hệ thống quốc tế mới đang hình thành.


Ngaire Woods là Hiệu trưởng sáng lập Trường quản trị chính quyền Blavatnik tại Đại học Oxford.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19249)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24349)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.