Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?

15 Tháng Mười Một 20186:56 CH(Xem: 10075)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 16 NOV 2018


Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?


Posted on 14/11/2018 by The Observer


image007

Nguồn: Ngaire Woods, “Why a Sino-American Cold War Won’t Happen”, Project Syndicate, 22/10/2018.


Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump.


Nhưng bất chấp sự thổi phồng rùm beng của phương tiện truyền thông , một cuộc chiến tranh lạnh mới không phải là không thể tránh khỏi – thậm chí là khó có thể xảy ra. Do lo sợ tình trạng bất ổn và bất kỳ sự suy yếu nào trong tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn quyết tâm ngăn chặn Hoa Kì gây sức ép nhằm thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi các cải cách theo nhịp độ và chủ trương  của riêng mình. Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ưu tiên hàng đầu là nhất thể hóa bộ máy Đảng với bộ máy chính quyền để hạn chế tham nhũng và đánh bóng lí tưởng ý thực hệ của nhà nước. Bất kỳ nỗ lực nào can thiệp vào tiến trình này đều được coi là vi phạm chỉ giới đỏ.


May mắn thay cho Tập, Trump không quan tâm đến việc “dân chủ hóa” các quốc gia khác, và ông dường như không bị chi phối bởi những gã khổng lồ trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và công nghệ của Mỹ vốn mong muốn chính quyền của ông gây sức ép với Trung Quốc nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nền kinh tế nước này.


Rõ ràng là việc Hoa Kỳ đe dọa áp thuế đã ảnh hưởng đến 18% số hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ mỗi năm. Nhưng chính quyền Trump có những ưu tiên cấp bách hơn là thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc, bất chấp luận điệu nảy lửa của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng Peter Navarro. Trump có tham vọng đầy táo bạo về việc củng cố ngành chế tạo của Mỹ bằng cách đưa về nước các chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn hoặc cắt giảm nhập khẩu. “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” thực tế là đưa ngành chế tạo quay trở lại Mỹ.


Tuy nhiên, ngay cả khi cuộc đối đầu Mỹ-Trung ngày nay không phát triển thành một cuộc chiến tranh lạnh mới, nó có thể làm suy yếu cả hai quốc gia và mở ra một thế giới đa cực hơn. Tại Trung Quốc, các luận điệu về thuế quan và các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể tạo uy thế cho các nhà phê bình chỉ trích Tập. Hơn nữa, Trung Quốc hiện chỉ có những lựa chọn hạn chế để trả đũa Mỹ. Đúng là nước này có thể bắt đầu bán tháo một phần trong số 1 nghìn tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó sẽ làm suy giảm giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ mà nước này đang nắm giữ.


Tại Hoa Kỳ, quyết định của Trump về áp thuế nhập khẩu trên diện rộng đã được một đại diện trong ngành công nghiệp mô tả là “hành động thương mại tự hủy diệt rõ nhất mà tôi từng thấy.” Và việc chính quyền Trump đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ – bao gồm một điều khoản ngăn chặn Canada hoặc Mexico đàm phán với Trung Quốc – đã gặp phải thái độ khinh thị tương tự. Chính sách như vậy của Mỹ đã đe dọa hủy hoại công ăn việc làm trong nước và khiến các đồng minh của nước này xa lánh, và nhiều nước cũng đã tìm cách rời xa Mỹ.


Thật vậy, lập trường “nước Mỹ trên hết” của chính quyền Trump ngày càng được hiểu thành “nước Mỹ đơn độc.” Giờ đây Hoa Kỳ trở thành tiếng nói lẻ loi trong G7, G20 và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Sau khi Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các bên còn lại vẫn tự mình hướng về phía trước. Thay vì thiết lập các điều khoản trong cuộc tranh luận về các vấn đề quốc tế, chính quyền Trump đã “thuyết phục” các nước khác giảm sự phụ thuộc  vào vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.


Sự lãng tránh Hoa Kỳ trên diện rộng sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của một trật tự đa cực mới. Chẳng hạn, bằng cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Trump đã thực sự khuyến khích Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga, và Liên minh châu Âu chối bỏ các đặc quyền của Mỹ.


Hiện tại, các nước phụ thuộc vào dầu của Iran có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc nghe theo Mỹ. Giống như hầu hết các mặt hàng được giao dịch, xuất khẩu dầu được thanh toán bằng đồng đô la – chủ yếu thông qua Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) ở Bỉ – và Hoa Kỳ có quyền đóng cửa các giao dịch đó. Hầu hết các công ty và quốc gia đã kết luận rằng vì kinh doanh với Iran mà đánh mất quyền thâm nhập vào thị trường Mỹ và hệ thống thanh toán quốc tế bằng đồng đô la là một điều không đáng.


Nhưng trong tương lai, những nước này có thể không còn phải đưa ra những nhượng bộ như vậy nữa. Vào ngày 21 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã thúc giục châu Âu thiết lập các kênh thanh toán độc lập với Hoa Kỳ. Và tháng tiếp theo, ủy viên phụ trách chính sách đối ngoại của EU đã công bố kế hoạch hình thành một “công cụ chuyên dụng” để “hỗ trợ và trấn an các doanh nghiệp theo đuổi việc kinh doanh hợp pháp với Iran.”


Trong khi đó, Nga nói rằng họ đang phát triển một hệ thống riêng của mình trong giao dịch tài chính để bảo vệ bản thân khỏi bị loại khỏi hệ thống SWIFT trong trường hợp các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt  của Hoa Kỳ được đưa ra. Và ít nhất kể từ năm 2015, Trung Quốc cũng theo đuổi một dự án tương tự khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống để tạo thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ.


Không có hệ thống thay thế nào trong số này cạnh trạnh được với sự tiện lợi của SWIFT và hệ thống đồng đô la. Nhưng nếu một hệ thống mới được duy trì, nó có thể nhanh chóng làm quyền lực của Mỹ suy yếu.


Thay vì hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh, thế giới có thể đang hướng đến một hệ thống quốc tế do bốn cường quốc lãnh đạo, với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga và Đức thống trị các khu vực riêng của mình và tìm cách đạt được ưu thế thông qua các cuộc đàm phán quốc tế. Kịch bản như vậy gợi nhớ đến tầm nhìn thời Thế chiến II của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, người đã đề xuất rằng bốn đồng minh chiến thắng – Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô – đóng vai trò là “Bốn cảnh sát viên”, mỗi bên giám sát vùng ảnh hưởng của mình và đàm phán với nhau nhằm duy trì hòa bình thế giới.


Ngày nay, gần như bốn cường quốc tương tự lại một lần nữa đứng mũi chịu sào, chỉ có điều giờ đây chúng ta có những thể chế mạnh mẽ hơn giúp gìn giữ hòa bình. Liệu hòa bình có kéo dài hay không phụ thuộc vào sự sẵn lòng của bốn cường quốc trong việc sử dụng và điều chỉnh các thể chế này cho phù hợp với hệ thống quốc tế mới đang hình thành.


Ngaire Woods là Hiệu trưởng sáng lập Trường quản trị chính quyền Blavatnik tại Đại học Oxford.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39631)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21527)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20790)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31174)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22316)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17306)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17668)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17912)
Ngày 03/5 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày tự do về truyền thông trên toàn thế giới. Tự do tự do báo chí, truyền thông và tự do tư tưởng xét đến cuối cùng về mặt nguyên tắc đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội kể cả cho nhà nước, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu xã hội từ Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17855)
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói: "Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17987)
“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18220)
Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người hiện đang rất yếu do ung thư dạ dày giai đoạn 4, vừa nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước. Gia Minh hỏi chuyện bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng Định về lệnh đó cũng như tình hình của ông này hiện nay.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 47606)
Sáng 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 18175)
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này. Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 16396)
Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. Đây là một nhận xét rất gây tranh cãi và cuộc phỏng vấn đặc biệt do Mặc Lâm thực hiện hoàn toàn không nói lên quan điểm của người phỏng vấn cũng như Đài Á châu Tự do, mời quý vị theo dõi:
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16694)
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 15761)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
23 Tháng Hai 2014(Xem: 16826)
Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16273)
Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: « Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu ».
16 Tháng Hai 2014(Xem: 18501)
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17229)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.