Đừng khóc cho Việt Nam, hỡi Argentina!

11 Tháng Mười Một 201810:04 CH(Xem: 9949)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI 12 NOV 2018


Đừng khóc cho Việt Nam, hỡi Argentina!


TS Đinh Hoàng Thắng Gửi tới BBC từ Hà Nội 9/11/2018

image013

Bản quyền hình ảnh EITAN ABRAMOVICH/Getty Images Image caption Ngoại trưởng các nước Argentina, Đức, Trung Quốc và Úc tại cuộc gặp ngoại trưởng G20 tại Buenos Aires hồi tháng 5/2018.


Cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung tới đây sẽ diễn ra bên lề Hội nghị G20 tại Buenos Aires. Bất giác, địa danh cuộc gặp làm tôi chợt nhớ tới câu chuyện "nàng lọ lem" Evita từ góc nhìn không mấy lạ lẫm.


Thánh nữ Evita là một chứng nhân, một bài học cho thấy cuộc sống luôn dành cho ta cơ hội, giúp làm nên những điều kỳ vĩ lớn lao với điều kiện ta "cần phải thay đổi, không thể để cho cuộc đời này trôi nổi trên những lối mòn" như chính ca khúc trong chủ đề trung tâm "Don't cry for me, Argentina!" của vở nhạc kịch "Evita" nổi tiếng.


"Rút củi dưới đáy nồi!"


Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương VN mấy ngày qua đã cùng với phía Đức tìm mọi cách để khôi phục toàn diện quan hệ "đối tác chiến lược" giữa hai nước. Nhật báo của Đức rò rỉ tin tức về các cuộc thương lượng gần đây nhất được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Phái đoàn VN tham gia đàm phán tại Bộ Ngoại giao Đức hôm 1/11 do một thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu. Theo tin giờ chót, "khủng hoảng ngoại giao lớn nhất" giữa VN với Đức và một vài nước châu Âu có hướng đang đi dần vào hồi kết.


Khác với xi-căng-đan nói trên, việc kỷ luật GS. Chu Hảo tiếp tục khuấy đảo cộng đồng dân cư mạng từ hôm 25/10 đến nay, lại là một vụ "gậy ông đập lưng ông (boomerang). Nếu như biết trước, trong chưa đầy một phút, Google đã cho hàng chục triệu kết quả về chuyện này thì liệu UBKTTW có đi tới cái quyết định như vừa qua? "Món quà" đầu tiên gửi đến trí thức, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp (proxy), ngay sau dịp Chủ tịch nước nhậm chức quả là đắt giá. Nhưng mấy ai tính được những thiệt hại trong cả nội trị lẫn ngoại giao do vụ quyết định kỷ luật ấy mang lại?


image014

Bản quyền hình ảnh Facebook German Embassy Hanoi Image caption Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis trong cuộc gặp ngày 1/11/2018


Cộng đồng mạng vừa qua đã góp phần dẹp "dự luật đặc khu", nhất là đánh trúng gót chân achilles (a-sin) của nó, ở chỗ dự luật được thiết kế cho "quốc gia láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh". "Chở thuyền là dân…" Mà người dân thường chỉ hỏi một cách đơn giản, dự luật ấy được làm ra để cho ai? Nước nào "mót" mấy cái đặc khu ấy nhất? Cũng thật may, nhờ dân mà đến giờ chót, Quốc hội hiểu ra vấn đề, biết lắng nghe và biết dừng tay bấm nút.


Cộng đồng mạng hiện cũng đã và đang góp phần bảo vệ GS. Chu Hảo, nhưng dịp này có cả tiếng "chửi thề" đối với đảng, thậm chí đối với cả Chu Hảo. Bên cạnh những người tử tế, vẫn biết xã hội là đa nguyên, từ kẻ chọc gậy bánh xe, đến các vị "dư luận viên", từ cái nhìn bất mãn đến những nghĩ suy lệch lạc… Chừng ấy lý cớ đủ để tất cả mọi ý kiến "bị quy" về một mớ hỗn tạp. "Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau!"


GS. Chu Hảo là một loại củi mới, củi "chuyển hoá" và "tự chuyển hoá" chưa có trong "bộ sưu tập" của tân Chủ tịch nước. Hẳn nhiên không thể cho vào "một bó" với Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn. "Củi Chu Hảo" mà đem đốt, nó chỉ thắp sáng. Nhưng vượt lên tất cả, "rút củi dưới đáy nồi" vẫn là một trong những giải pháp thông minh nên lựa chọn.


image015

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước hôm 23/10


Còn nhiều việc phải tính


Chẳng phải ngẫu nhiên, tại một diễn đàn quan trọng như Hội nghị Ngoại giao cứ hai năm nhóm họp một lần, ngày 13/8/2018, TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các chuyên gia ngoại giao "phải phân tích, dự báo được những biến động về địa-chiến lược toàn cầu, khu vực liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh của ta". TBT Trọng cũng chất vấn: "Trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn ta đã theo kịp những chuyển biến mau lẹ, phức tạp của tình hình, nhất là sự điều chỉnh chiến lược và quan hệ của các nước lớn hay chưa?"


Thì đây, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ, chúng ta chứng kiến hai nước lớn đã đi bài "tăng-gô" chóng mặt đến như thế nào. Tổng thống Trump hôm 2/11 tuyên bố có thể sẽ kí một thỏa thuận với Trung Quốc về thương mại (sau đó hình như lại cho cải chính) và nói thêm, có rất nhiều tiến bộ đạt được để giải quyết những khác biệt giữa hai nước. Đài Truyền hình TWTQ (CCTV) cũng đưa tin, ông Tập và ông Trump đã điện đàm. Ông Tập cho biết, ông rất vui mừng khi một lần nữa trao đổi qua điện thoại với ông Trump và hy vọng sẽ đạt được nhận thức chung, thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ phát triển ổn định.


Nên nhớ, trong cuộc chiến tổng lực hiện nay, Mỹ có quá nhiều loại vũ khí nên có thể mở cùng lúc nhiều mặt trận, làm cho TQ phân tán lực lượng, chẳng mấy chốc đã có biểu hiện "hoang mang và hụt hơi". Đúng là TQ nắm giữ 1.200 tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ thật đấy. Nhưng gọi nó là "quả bom nợ" thì hơi quá.


Nhưng liệu Trump đã đạt được "điểm tới hạn của TQ" trên tất cả các vấn đề hay chưa và rồi ra Bắc Kinh có chịu "xuống nước" hay không? Sau 29/11 chúng ta hy vọng sẽ có câu trả lời, nhưng ngay bây giờ có thể nhận ra thái độ tự tin của Trump khi ông tuyên bố "TQ đang rất muốn đạt được một thỏa thuận".


Tuy nhiên, các ông trùm cũng chỉ mới nói tới các thoả thuận về thương mại, về Bắc Triều Tiên, mà chưa thấy đả động gì đến vấn đề sát sườn của Việt Nam và các nước ASEAN đang tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.


image012

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Trump dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 bên lề hội nghị G20


Trách nhiệm đè hai vai


Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng hôm nhậm chức đáng được chia sẻ. "Tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được".


Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước buộc phải tìm cách đối phó với mọi đe doạ và thách thức đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Thiên thời giờ đây là, không ở đâu ta thấy bóng dáng của Việt Nam rõ rệt như trong "Luật về chính sách quốc phòng của Mỹ" (NDAA) vừa được thông qua. Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á có thể được hưởng lợi từ NDAA 2019. Về phần mình, trước sau, VN cần bày tỏ thái độ đối với "sự xoay trục" của các cường quốc, kiến tạo nên một "Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" (FOIP) nhằm đối trọng lại OBOR (Nhất đới nhất lộ).


Chấp thuận quy chế "đối tác mới nổi", Việt Nam hiểu rõ luật chơi "chia sẻ gánh nặng với bạn cũng là tự giúp mình". Yêu cầu của thời đại mới là đất nước phải vươn lên trở thành một quốc gia có bản lĩnh! Phải hiểu rõ giá trị của chữ "tín" trong việc thực hiện các cam kết đối với hội nhập quốc tế. Bởi vì trong quan hệ giữa nhà nước với nhà nước, giữa quốc gia với quốc gia, nếu mất chữ "tín" là mất hết. "Một sự bất tín, vạn sự mất tin". Trong khi đang nỗ lực kiến tạo các quan hệ mang tính chiến lược lâu bền, không được làm tổn thương thêm các "đối tác chiến lược" mà ta đã từng dày công xây dựng.


Trong vòng chưa đầy 9 tháng, cả bộ trưởng lẫn thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đã sang VN năm lần cả thảy, chắc chắn không phải chỉ để "ngắm hoàng hôn" trên Cảng Cam Ranh và sân bay Biên Hoà (những căn cứ đồn trú của Không lực Hoa Kỳ một thời). Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, mẫu hạm Carl Vinson ghé vào Vịnh Cam Ranh chắc cũng không phải là một tour du lịch sinh thái. Đấy là chưa nói về các quan hệ "ngoại giao quốc phòng" khác giữa VN với các thành viên trong và ngoài "Bộ Tứ" làm nền tảng cho "chiến lược Ấn Thái Dương" (IPS) để tạo ra một khu vực an ninh và thịnh vượng tự do và rộng mở (FOIP).


image016

Bản quyền hình ảnh KHAM/Getty Images Image caption Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch ở TP HCM hôm 17/10/2018


Trong bối cảnh "Vành đai con đường" (BRI) chọi nhau với "Chiến lược Ấn Thái Dương (IPS), tức cũng là OBOR đối lại FOIP, dư luận đang đón đợi hai chuyến công du trước sau cũng sẽ diễn ra, đó là chuyến thăm Bắc Kinh và cuộc vượt đại dương, trực chỉ bay sang Washington DC của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước.


Nội dung cuộc gặp Nguyễn Phú Trọng - Tập Cận Bình ngay từ bây giờ đã có thể hình dung được những điểm cốt yếu, từ khẳng định "đại cục" đến các khẩu hiệu "bốn tốt", từ bảo tồn các di sản "truyền thống" đến triển khai "đối tác chiến lược toàn diện"… Hy vọng, một vấn đề cốt tử khác sẽ được giải mã nhân dịp ấy, tức là VN sẽ phải chấp nhận vị trí nào trong BRI vốn đang gây khá nhiều tai tiếng?


Trái lại, cuộc "tái ngộ" Trọng - Trump sẽ hé mở nhiều hứa hẹn, không chỉ cho VN mà còn cho cả cho toàn vùng. Tại một khu vực Washington nói rõ là "không gợi ý bất kỳ nước nào phải chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc… Mỹ chỉ đề nghị mối quan hệ 'đối tác chiến lược', chứ không phải lệ thuộc về chiến lược". Và Hoa Kỳ tin rằng: "Chỉ khi các quốc gia trở nên độc lập, không bị chi phối và trở nên vững mạnh thì mới giúp đỡ được các nước khác, mới hỗ trợ được các quốc gia khác".


Đối với Việt Nam, thứ trưởng Quốc phòng Schriver tuyên bố công khai tại Hà Nội, Mỹ muốn nâng quan hệ với VN lên "đối tác chiến lược". Tuy nhiên, quy mô cũng như tiến độ của quá trình này giờ đây hoàn toàn tuỳ thuộc phía VN. Nói một cách khác "quả bóng" đang ở trong chân chúng ta!


image017

Bản quyền hình ảnh Keystone-France/Getty Images Image caption Bà Eva Peron, hay Evita, phát biểu tại một buổi vận động tranh cử cùng chồng là Tổng thống Juan Peron ở Buenos Aires năm 1951


Những tuần lễ tới đây, Buenos Aires — quê hương của đệ nhất phu nhân María Eva Duarte, nàng Evita của người dân Argentina — sẽ còn được nhắc tới nhiều nhờ cuộc gặp Trump - Tập. Trên mộ nàng, ta đọc thấy lời bài hát nổi tiếng: "Don't cry for me Argentina / The truth is I never left you" (Đừng khóc vì tôi, hỡi đất nước Argentina / Sự thật là tôi không bao giờ rời xa các bạn!)


* Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm riêng của tác giả, từ viện Nghiên cứu Phát triển VDIS, Hà Nội.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19251)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24352)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.