Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài

12 Tháng Bảy 20188:26 CH(Xem: 11216)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 13 JULY 2018


Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài


Nhà thơ Lưu Hà đến Đức


image001Bà Lưu Hà khi tới sân bay quốc tế Helsinki, Phần Lan, trước khi tới Đức, ngày 10/07/2018.Lehtikuva/Jussi Nukari REUTERS


Nhà thơ Lưu Hà đã tới Đức ngày 10/07/2018, tìm được tự do sau 8 năm bị Bắc Kinh quản thúc mà không được cho biết phạm tội gì. Máy bay chở người vợ góa của nhà ly khai quá cố, Nobel Hòa Bình 2010, đáp xuống phi trường Berlin lúc 15 giờ, giờ quốc tế. Trong số những người bạn ra đón có nhà văn tị nạn Lưu Diệc Vũ và Nobel Văn Học Herta Muller.


Vì sao Trung Quốc thả Lưu Hà, từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut giải thích :


Với nụ cười rạng rỡ, Lưu Hà đặt chân xuống phi trường Berlin sau khi quá cảnh ở Hensinki. Người vợ góa của nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba không đưa ra một lời tuyên bố nào và đã lập tức lên xe cùng với những người đón tiếp chạy về thành phố. Nhà văn Trung Quốc ly khai Lưu Diệt Vũ, tị nạn tại Berlin, muốn cho Lưu Hà tạm trú. Ông cho biết rất vui mừng khi được tin Lưu Hà được tự do.


Theo thông cáo của bộ ngoại giao Trung Quốc, vợ góa của khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, qua đời cách nay gần đúng một năm, sang Đức « theo nguyện vọng của bà ». Bắc Kinh cho biết Lưu Hà muốn được chăm sóc sức khỏe.


Sau 8 năm bị giam lỏng, Lưu Hà có triệu chứng trầm cảm. Bắc Kinh khẳng định là sự kiện nhà thơ Lưu Hà rời Trung Quốc không có liên hệ gì với chuyến thăm Đức của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc cùng ngày.


Tuy nhiên, bối cảnh thương mại quốc tế căng thẳng và mưu tính của Trung Quốc muốn được Đức ủng hộ chống áp lực của Mỹ giải thích vì sao Bắc Kinh phải thả Lưu Hà. Một người bạn thân của nhà thơ cho biết chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 của thủ tướng Angela Merkel đã đóng vai trò quyết định.


Phản ứng của Mỹ


Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Heather Nauert, hôm qua đã chào mừng Lưu Hà được tự do và kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả tất cả tù nhân bị kết án vì bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền tự do và nhân quyền.


Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi Lưu Hà lên máy bay, Trung Quốc tuyên án 13 năm tù nhà hoạt động dân chủ Tần Vĩnh Mẫn với tội danh « tụ tập đông người bất hợp pháp ». Tần Vĩnh Mẫn đã trải qua 22 năm tù sau khi nộp đơn xin lập đảng Dân Chủ vào năm 1998, nhân một chuyến viếng thăm của tổng thống Bill Clinton./( Tú Anh 11-07-2018)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc ‘cho phép vợ Lưu Hiểu Ba đi Đức’


image002Bản quyền hình ảnh Handout/AFP Image caption Ông Lưu Hiểu Ba và vợ, Lưu Hà - ảnh chụp tháng 10/2002


Người vợ góa của Lưu Hiểu Ba, nhà đối kháng Trung Quốc được giải Nobel Hòa bình, được cho phép rời Trung Quốc để sang Đức.


Bà Lưu Hà đã bị quản thúc từ khi chồng bà được giải Nobel năm 2010.


Ông Lưu Hiểu Ba, một giáo sư đại học chuyển sang hoạt động nhân quyền, bị giam năm 2009 và qua đời vì ung thư năm 2017.


Nhà thơ Lưu Hà chưa từng bị khởi tố, nhưng hồi tháng Năm, bà nói sẵn sàng chết để phản đối việc bị quản thúc.


Theo một người bạn cho báo chí hay, bà đã lên chuyến bay Finnair từ Bắc Kinh sang Berlin hôm thứ Ba.


image003

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Bà Lưu Hà cầm chân dung Lưu Hiểu Ba hồi tháng Bảy 2017


Đức đã kêu gọi Trung Quốc cho phép bà Lưu Hà ra đi.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Đức tuần này.


Hồi tháng Năm, bà Lưu Hà nói với một người bạn Liêu Diệc Vũ qua điện thoại rằng "chết dễ hơn sống".


"Nếu tôi không thể ra đi, tôi sẽ chết trong nhà mình," bà được dẫn lời.


Chính phủ Trung Quốc tuyên bố bà Lưu Hà là công dân tự do, nhưng bà đã bị hạn chế đi lại.


Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi Trung Quốc ngừng quấy nhiễu những người thân của bà Lưu Hà còn ở Trung Quốc./( BBC 10/7/2018)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức


image004

Bản quyền hình ảnh Hoi Anh Em Dan Chu Image caption Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà bị giới chức bắt hồi 12/2015


Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà đêm 7/06 được đưa ra khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam.


Cùng đi với hai tù nhân vừa được thả là vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh.


Từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của bà Thu Hà, cho BBC biết vợ chồng luật sư Đài và bà Hà đã lên chuyến bay mang số hiệu VN037 rời Hà Nội.


Ba người đáp xuống phi trường Frankfurt vào đầu giờ sáng thứ Sáu, 8/06.


Bà Hoàng Thị Bình Minh vừa từ Hà Nội quay về Quảng Trị hôm 6/06, ngay sau hôm kết thúc phiên xử phúc thẩm vụ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.


Bà nói bà không được biết trước về việc con gái bà được thả, cũng không biết kế hoạch sắp tới của con gái bà tại Đức là gì.


"Nếu mà biết thì tôi cũng cố chờ, cho dù có thể vẫn không được cho gặp."


Xác định tin luật sư Đài được trả tự do, một quan chức của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, từ chối nêu tên, cho Reuters biết trong một tin nhắn "trên máy bay đến Đức", khi được hỏi về nơi ở của ông Đài.


Tại Đức một báo ở thành phố Cologne (KSTA.De) sáng thứ Sáu cũng đăng lại tin của DPA nói ông Đài được thả để sau đó sang Đức.


image005

Bản quyền hình ảnh Brotherhood For Democracy Image caption Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị


Luật sư Đài cùng trợ lý Lê Thu Hà và bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, trong phiên xử sơ thẩm 5/04 đã bị trao các mức án tù nặng.


image006

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Luật sư Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với thượng nghị sĩ Mỹ John McCain


Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.


Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.


Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.


Ban đầu, họ bị cáo buộc tội 'tuyên truyền chống nhà nước', nhưng sau bị đổi thành tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'.


Bốn người còn lại đệ đơn kháng cáo nhưng không được tòa phúc thẩm giảm án, gồm các ông Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.


Họ cùng bị bắt hồi tháng Bảy năm ngoái./( BBC 8/6/2018)


- Phim "Mẹ vắng nhà"-Mẹ Nấm-người được đề cử giải Nobel Hòa Bình lại bị cấm
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18614)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20045)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21131)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19526)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18321)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22290)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18622)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20660)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19905)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25200)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20132)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18507)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17695)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20359)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17692)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20298)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20785)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22093)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18752)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…