Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài

12 Tháng Bảy 20188:26 CH(Xem: 11178)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 13 JULY 2018


Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài


Nhà thơ Lưu Hà đến Đức


image001Bà Lưu Hà khi tới sân bay quốc tế Helsinki, Phần Lan, trước khi tới Đức, ngày 10/07/2018.Lehtikuva/Jussi Nukari REUTERS


Nhà thơ Lưu Hà đã tới Đức ngày 10/07/2018, tìm được tự do sau 8 năm bị Bắc Kinh quản thúc mà không được cho biết phạm tội gì. Máy bay chở người vợ góa của nhà ly khai quá cố, Nobel Hòa Bình 2010, đáp xuống phi trường Berlin lúc 15 giờ, giờ quốc tế. Trong số những người bạn ra đón có nhà văn tị nạn Lưu Diệc Vũ và Nobel Văn Học Herta Muller.


Vì sao Trung Quốc thả Lưu Hà, từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut giải thích :


Với nụ cười rạng rỡ, Lưu Hà đặt chân xuống phi trường Berlin sau khi quá cảnh ở Hensinki. Người vợ góa của nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba không đưa ra một lời tuyên bố nào và đã lập tức lên xe cùng với những người đón tiếp chạy về thành phố. Nhà văn Trung Quốc ly khai Lưu Diệt Vũ, tị nạn tại Berlin, muốn cho Lưu Hà tạm trú. Ông cho biết rất vui mừng khi được tin Lưu Hà được tự do.


Theo thông cáo của bộ ngoại giao Trung Quốc, vợ góa của khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, qua đời cách nay gần đúng một năm, sang Đức « theo nguyện vọng của bà ». Bắc Kinh cho biết Lưu Hà muốn được chăm sóc sức khỏe.


Sau 8 năm bị giam lỏng, Lưu Hà có triệu chứng trầm cảm. Bắc Kinh khẳng định là sự kiện nhà thơ Lưu Hà rời Trung Quốc không có liên hệ gì với chuyến thăm Đức của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc cùng ngày.


Tuy nhiên, bối cảnh thương mại quốc tế căng thẳng và mưu tính của Trung Quốc muốn được Đức ủng hộ chống áp lực của Mỹ giải thích vì sao Bắc Kinh phải thả Lưu Hà. Một người bạn thân của nhà thơ cho biết chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 của thủ tướng Angela Merkel đã đóng vai trò quyết định.


Phản ứng của Mỹ


Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Heather Nauert, hôm qua đã chào mừng Lưu Hà được tự do và kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả tất cả tù nhân bị kết án vì bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền tự do và nhân quyền.


Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi Lưu Hà lên máy bay, Trung Quốc tuyên án 13 năm tù nhà hoạt động dân chủ Tần Vĩnh Mẫn với tội danh « tụ tập đông người bất hợp pháp ». Tần Vĩnh Mẫn đã trải qua 22 năm tù sau khi nộp đơn xin lập đảng Dân Chủ vào năm 1998, nhân một chuyến viếng thăm của tổng thống Bill Clinton./( Tú Anh 11-07-2018)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc ‘cho phép vợ Lưu Hiểu Ba đi Đức’


image002Bản quyền hình ảnh Handout/AFP Image caption Ông Lưu Hiểu Ba và vợ, Lưu Hà - ảnh chụp tháng 10/2002


Người vợ góa của Lưu Hiểu Ba, nhà đối kháng Trung Quốc được giải Nobel Hòa bình, được cho phép rời Trung Quốc để sang Đức.


Bà Lưu Hà đã bị quản thúc từ khi chồng bà được giải Nobel năm 2010.


Ông Lưu Hiểu Ba, một giáo sư đại học chuyển sang hoạt động nhân quyền, bị giam năm 2009 và qua đời vì ung thư năm 2017.


Nhà thơ Lưu Hà chưa từng bị khởi tố, nhưng hồi tháng Năm, bà nói sẵn sàng chết để phản đối việc bị quản thúc.


Theo một người bạn cho báo chí hay, bà đã lên chuyến bay Finnair từ Bắc Kinh sang Berlin hôm thứ Ba.


image003

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Bà Lưu Hà cầm chân dung Lưu Hiểu Ba hồi tháng Bảy 2017


Đức đã kêu gọi Trung Quốc cho phép bà Lưu Hà ra đi.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Đức tuần này.


Hồi tháng Năm, bà Lưu Hà nói với một người bạn Liêu Diệc Vũ qua điện thoại rằng "chết dễ hơn sống".


"Nếu tôi không thể ra đi, tôi sẽ chết trong nhà mình," bà được dẫn lời.


Chính phủ Trung Quốc tuyên bố bà Lưu Hà là công dân tự do, nhưng bà đã bị hạn chế đi lại.


Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi Trung Quốc ngừng quấy nhiễu những người thân của bà Lưu Hà còn ở Trung Quốc./( BBC 10/7/2018)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức


image004

Bản quyền hình ảnh Hoi Anh Em Dan Chu Image caption Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà bị giới chức bắt hồi 12/2015


Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà đêm 7/06 được đưa ra khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam.


Cùng đi với hai tù nhân vừa được thả là vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh.


Từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của bà Thu Hà, cho BBC biết vợ chồng luật sư Đài và bà Hà đã lên chuyến bay mang số hiệu VN037 rời Hà Nội.


Ba người đáp xuống phi trường Frankfurt vào đầu giờ sáng thứ Sáu, 8/06.


Bà Hoàng Thị Bình Minh vừa từ Hà Nội quay về Quảng Trị hôm 6/06, ngay sau hôm kết thúc phiên xử phúc thẩm vụ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.


Bà nói bà không được biết trước về việc con gái bà được thả, cũng không biết kế hoạch sắp tới của con gái bà tại Đức là gì.


"Nếu mà biết thì tôi cũng cố chờ, cho dù có thể vẫn không được cho gặp."


Xác định tin luật sư Đài được trả tự do, một quan chức của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, từ chối nêu tên, cho Reuters biết trong một tin nhắn "trên máy bay đến Đức", khi được hỏi về nơi ở của ông Đài.


Tại Đức một báo ở thành phố Cologne (KSTA.De) sáng thứ Sáu cũng đăng lại tin của DPA nói ông Đài được thả để sau đó sang Đức.


image005

Bản quyền hình ảnh Brotherhood For Democracy Image caption Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị


Luật sư Đài cùng trợ lý Lê Thu Hà và bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, trong phiên xử sơ thẩm 5/04 đã bị trao các mức án tù nặng.


image006

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Luật sư Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với thượng nghị sĩ Mỹ John McCain


Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.


Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.


Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.


Ban đầu, họ bị cáo buộc tội 'tuyên truyền chống nhà nước', nhưng sau bị đổi thành tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'.


Bốn người còn lại đệ đơn kháng cáo nhưng không được tòa phúc thẩm giảm án, gồm các ông Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.


Họ cùng bị bắt hồi tháng Bảy năm ngoái./( BBC 8/6/2018)


- Phim "Mẹ vắng nhà"-Mẹ Nấm-người được đề cử giải Nobel Hòa Bình lại bị cấm
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19652)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20688)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17813)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18211)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 19047)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18421)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17873)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21834)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18201)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19166)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18092)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20170)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18454)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16856)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16530)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16208)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20917)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18666)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39593)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21504)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.